Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÁCH SỬ DỤNG Ham excel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.52 KB, 6 trang )

I. Một số hàm toán học
I.1Hàm MDETERM
Tính định thức của ma trận vuông.
MDETERM(array)
array: vùng lu giá trị các phần tử của ma trận.
Ví dụ:
Cho ma trận
2 3 4 5
8 3 6 1

A=
1 2 1 1


7 3 1 2
các phần tử của ma trận này đợc lu ở vùng A1 đến D4. Khi đó
MDETERM(A1:D4) -> 224.

I.2Hàm MINVERSE
Tính giá trị ma trận nghịch đảo của một ma trận vuông.
MINVERSE(array)
array: vùng lu giá trị các phần tử của ma trận cần tính ma trận
nghịch đảo.
Ví dụ:
Để tính giá trị của ma trận nghịch đảo của ma trận ở ví dụ phần 1.1
ta làm nh sau:
- Chọn (đánh dấu) một vùng có 4 dòng, 4 cột (vừa bằng số dòng và số
cột của ma trận A),ví dụ, A6:D9;
- Gõ hàm =MINVERSE(A1:D4) hoặc chọn hàm MINVERSE rồi quét
vùng A1:D4;
- Nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl+Shift+Enter. Ta đợc ma trận nghịch đảo


của ma trân A (sau khi đã làm tròn số đến 2 chữ số thập phân:
0.018 0.027 0.241 0.152
0.143 0.036 0.821 0.036

1

A =
0.054
0.170 0.027 0.205


0.250 0.125 0.375 0.125

I.3 Hàm MMULT
Tính tích của 2 ma trận C=A x B (A(m,k), B(k,n))
MMULT(array1,array2)
array1: vùng giá trị của ma trận A;
array2: vùng giá trị của ma trận B.
Ví dụ:
Cho 2 ma trận A (ở vùng A1:D3) và ma trận B (ở vùng F1:G4).


2 3 4 5
A = 8 3 6 3
1 2 1 1

3
1
B=
3


5

1
2
4

1

Để tính ma trận C ta làm nh sau:
- Chọn vùng có 3 hàng (bằng số hàng của ma trận A) và 2 cột (bằng số
cột của ma trận B), ví dụ A5:B7;
- Gõ hàm =MMULT(A1:D3,F1:G4) hoặc chọn hàm MMULT rồi quét 2
vùng trên;
- Nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl+Shift+Enter. Ta đợc ma trận
46 29
C = A x B = 60 41
13 10

Bài tập: áp dụng các hàm 1.1-1.3 để giải hệ phơng trình tuyến
tính sau:
2x1 + 3x2 + 4x3 + 5x4 = 24
6x1 + x2 + 3x3 + 2x4 = 15
x1 + 2x2 + x3 + x4 = 10
x1 + 3x2 + x3 + 2x4 = 14
Đáp số: x1 = 0.538, x2 = 3.154, x3 = 2.308, x4 = 0.846.

II. Tính khấu hao tài sản
2.1 Hàm DB (Declining Balance)
Tính khấu hao của một tài sản theo phơng pháp kết số giảm

đều theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác
định.
DB(cost, salvage,life,period,month)
Cost: gía trị gốc của tài sản
Salvage: giá trị còn lại của tài sản
Life: tổng số chu kỳ sử dụng tài sản
Period: chu kỳ mà ta muốn tính khấu hao (phải cùng đơn vị
với Life).
Ví dụ:
Đầu tháng 4 năm 1990 nhà máy Z mua một máy bào với giá 2400$. Sau 10
năm sử dụng bán lại đợc 300$. Tính khấu hao cho năm thứ nhất, thứ ba
của chiếc máy bào đó.
DB(2400,300,10,1,9)
-> 338.4 DB(2400,300,10,3,9) -> 314.72

2.2 Hàm DDB (Double-Declining Balance)
Tính khấu hao của một tài sản theo phơng pháp kết số giảm
nhanh kép (suất khấu hao là 200%) hoặc 1 số tỷ suất khác trong
một khoảng thời gian xác định.


DDB(Cost, Salvage,Life,Period,Factor)
Cost: gía trị gốc của tài sản
Salvage: giá trị còn lại của tài sản
Life: tổng số chu kỳ sử dụng tài sản
Period: chu kỳ mà ta muốn tính khấu hao (phải cùng đơn vị
với Life).
Factor: hệ số giảm kết toán. Nếu không ghi thì ngầm định
là 2.
Ví dụ:

Năm 1991 anh Bình mua một máy vi tính với giá 2600$. Sau 4 năm sử
dụng bán lại đợc 500$. Hãy tính khấu hao của ngày đầu tiên, tháng đầu
tiên, năm đầu tiên.
DDB(2600,500,4*365,1) -> 3.56
DDB(2600,500,4*12,1) ->
108.33
DDB(2600,500,4,1) -> 1300.00

2.3 Hàm SYD (Sum-of-Years Digits Depreciation)
Tính khấu hao một tài sản cố định trong một khoảng thời gian
xác định.
SYD(cost,salvage,life,per)
Cost: gía trị gốc của tài sản
Salvage: giá trị còn lại của tài sản
Life: tổng số chu kỳ sử dụng tài sản
Period: chu kỳ mà ta muốn tính khấu hao
Ví dụ:
Năm 1996 anh Minh mua một TV 24 inch với giá 6800000 VND. Sau 5
năm anh bán lại đợc 1200000VND. Hãy sử dụng hàm SYD để tính khấu
hao cho tháng thứ nhất, năm thứ hai.
SYD(6800000,1200000,5*12,1) -> 183606.5574
SYD(6800000,1200000,5,2)
-> 1943333.33

2.4 Hàm SLN (Straight-line)
Tính khấu hao tài sản theo tỷ lệ khấu hao trải đều trong một
khoảng thời gian xác định.
SLN(cost,salvage,life)
Cost: gía trị gốc của tài sản
Salvage: giá trị còn lại của tài sản

Life: tổng số chu kỳ sử dụng tài sản
Ví dụ:
Công ty CMT mua một xe ô tô với giá 20000$, sau 10 năm bán đợc
4500$. Tính khấu hao đều cho mỗi năm của chiếc xe ô tô đó.
SLN(20000,4500,10) -> 1550

2.5 Hàm VDB (variable declining balance)
Tính khấu hao tài sản cho bất kỳ chu kỳ nào mà ta chỉ định, kể cả


từng phần của chu kỳ dùng phơng pháp kết toán kép hay phơng
pháp nào mà ta chỉ định.
VDB(cost,salvage,life,start_per,end_per,factor,no_switch)
Cost: gía trị gốc của tài sản
Salvage: giá trị còn lại của tài sản
Life: tổng số chu kỳ sử dụng tài sản
start_per: chu kỳ bắt đầu tính khấu hao
end_per: chu kỳ kết thúc tính khấu hao
factor: giá trị suất khấu hao
No_switch: là giá trị logic chỉ định có chuyển sang khấu hao
đều hay không khi khấu hao lớn hơn kết quả tính theo DB.
Nếu là .T. thì không, .F. thì có.
Ví dụ:
Xí nghiệp Z12 mua một máy bào với giá 4500$, sau 10 năm sử dụng
bán lại đợc 250$. Tính khấu hao của ngày đầu tiên, tháng đầu tiên,
giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 18 theo phơng pháp kết toán kép. Tính
khấu hao giữa tháng thứ 8 và tháng thứ 20 theo suất khấu hao 150%.
VDB(4500,250,10*365,0,1) -> 2.4658
VDB(4500,250,10*12,0,1)
-> 75

VDB(4500,250,10*12,6,18) -> 743.07
VDB(4500,250,10*12,8,20,1.5)

III. tính hiệu quả vốn đầu t
3.1 Hàm FV (Future Value)
Tính giá trị tơng lai của một khoản đầu t.
FV(rate,nper,pmt,pv,type)
rate: lãi suất mỗi chu kỳ
nper: tổng số chu kỳ phải trả tiền
pmt: số tiền phải nộp trong mỗi chu kỳ (dấu âm)
pv: giá trị hiện tại (dấu âm)
type: bằng 0 nếu trả cuối kỳ, 1 - đầu kỳ
Ví dụ:
Anh An có 1000$ gửi tiết kiệm với lãi suất 12% năm. Đầu mỗi tháng tiếp
theo anh lại gửi thêm vào 100$ trong vòng 5 năm. Hỏi sau 5 năm anh An có
bao nhiêu tiền?
FV(12%/12,5*12,-100,-1000,1)
-> 10065.33$

3.2 Hàm FVSCHEDULE
Tính giá trị tơng lai của một vốn đầu t với dẫy lãi suất thay đổi.
FVSCHEDULE(principal,schedule)
principal: Giá trị hiện tại
schedule: dẫy các lãi suất đợc áp dụng
schedule là dãy các lãi suất rate1,rate2,...,rate n
FVSCHEDULE=Principal*(1+rate1)*(1+ rate2)*...* (1+rate n)
Ví dụ:


Chị Hoa có 1000$ gửi vào tiết kiệm với lãi suất trong 5 năm tơng ứng là

3%, 2.5%, 2.7%, 2.8%,2.4%. Sau 5 năm chị Hoa có bao nhiêu tiền.
FVSCHEDULE(1000,{0.03,0.025,0.027,0.028,0.024}) -> 1141.365

3.3 Hàm NPV (Net Present Value)
Tính giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu t.
NPV(rate,value1,value2,...)
rate: tỷ lệ chiết khấu trong giai đoạn đầu t
value1: giá trị của vốn đầu t (dấu âm)
value2, value3,... : giá trị các khoản thu (dấu dơng) hoặc
chi (dấu âm).
Ví dụ:
Công ty CDC có khoản tiền 160000$ muốn đầu t vào một trong 2 dự án
trong vòng 5 năm. Dự án xây khách sạn cho thuê dự kiến sẽ thu về số tiền
hàng năm là 5400$, 23400$, 43200$, 54300$, 85400$ với tỷ lệ chiết khấu
là 6.5% trong suốt thời gian đó. Dự án nuôi cá lồng dự kiến sẽ thu đợc
5600$, 23100$, 37400$, 46800$, 97300$ với tỷ lệ chiết khấu là 6.9%. Bạn
hãy khuyên công ty CDC nên đầu t vào dự án nào.
Khách sạn:
NPV(0.065,-160000,5400,23400,43200,54300,85400) ->
5638.31
Cá lồng:
NPV(0.069,-160000,5600,23100,37400,46800,97300) ->
3739.18
Công ty CDC nên chọn dự án xây khách sạn vì có NPV lớn hơn.

3.4 Hàm IRR (Interal Rate of Return)
Tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của một dự án đầu t (tỷ lệ mà tại đó
NPV=0).
IRR(Value,Guess)
Value: Dãy dòng tiền tơng ứng với bảng thu (dấu dơng) chi

(dấu âm)
Guess: là một số mà ta dự đoán gần với kết quả của hàm IRR.
Trong nhiều trờng hợp ta không cần cho giá trị của Guess, khi
đó nó đợc mặc định là 10%.
Ví dụ:
IRR({-160000,5400,23400,43200,54300,85400}) -> 7.53%.
IRR({-160000,5600,23100,37400,46800,97300}) -> 7.17%

3.5 Hàm NPER (Number of Period)
Tính tổng số chu kỳ cho một đầu t dựa trên lãi suất, giá trị hiện
tại, giá trị tơng lai và số tiền thanh toán cố định cho mỗi chu kỳ.
NPER(rate,pmt,pv,fv,type)
rate: lãi suất trên chu kỳ
pmt: số tiền thanh toán cố định cho mỗi chu kỳ, không thay
đổi trong năm.
pv: giá trị hiện tại
fv: giá trị tơng lai


type: bằng 0 trả cuối kỳ, bằng 1 trả đầu kỳ.
Ví dụ:
Anh Hoàng mua một xe máy trả góp giá 14 triệu đồng với lãi suất 6% năm.
Đầu mỗi thánganh Hoàng phải trả 354136.44 đồng. Hỏi anh Hoàng phải
trả bao nhiêu tháng mới hết?
NPER(0.06/12,354136.44,14000000,0,1) -> 36 tháng

3.6 Hàm PMT
Tính tiền trả định kỳ cho một khoản trợ cấp dựa trên tiền trả cố
định và lãi suất cố định.
PMT(rate,nper,pv,fv,type)

rate: lãi suất trên một chu kỳ
nper: tổng số lần trả tiền
pv: giá trị hiện tại
fv: giá trị tơng lai. Nếu để trống thì ngầm định là 0
type: bằng 0 trả cuối kỳ, bằng 1 trả đầu kỳ.
Ví dụ:
Anh Bình muốn có số tiền 50000$ sau 18 năm tiết kiệm. Biết lãi suất tiết
kiệm là 6% năm. Hỏi cuối mỗi tháng anh Bình phải gửi vào tiết kiệm bao
nhiêu tiền?
PMT(6%/12,18*12,0,50000) -> -129.08



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×