Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.1 KB, 13 trang )

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng

Mã số:

Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Lần ban hành: 01

Người viết

Người kiểm tra

Người phê duyệt

Nhóm 3

Nguyễn Thị Thu Hà

Phạm Văn Hiếu

Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt
Nam

Lần ban hành

Nội dung thay
đổi


Lần 1

Không

1. Mục đích

Ngày ban hành

Ngày có hiệu
lực

Ngày hết hiệu
lực


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 2 / 13
Lần ban hành : 01

Nhằm hoàn thiện quá trình cho vay đối với người tiêu dùng. Hạn chế, phòng
ngừa sai sót, rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Đáp ứng ngày một tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.


2. Phạm vi áp dụng
Nhân viên bộ phận tín dụng.
3. Tài liệu tham khảo
3.1. QD 1627/2001/QD-NHTM về việc ban hành quy chế cho vay
3.2. Quy trình cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Tài liệu.vn.
3.3. Giáo trình Các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
3.4. Giáo trình Quản trị tác nghiệp Ngân hàng thương mại
3.5. Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch

4. Định nghĩa
 Khái niệm ngân hàng thương mại:

Ở Việt Nam, theo điều 20 luật các tổ chức tíndụng: “Ngân hàng thương mại là
một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động khác có liên quan. Luật này cũng định nghĩa: tổ chức tín dụng là loại hình
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của
phát luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận
tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”
 Khái niệm cho vay:

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào các mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa
thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. (QĐ 1627/2001 và 127/2005/QĐ-NHNN)
 Khái niệm giải ngân:


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam


Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng

Mã số :

Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Trang : 3 / 13
Lần ban hành : 01

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng được kí kết. Đó chính là
hình thức cấp phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng đã cam kết
trong hợp đồng.
 Khái niệm quy trình cho vay đối với người tiêu dùng:

Quy trình cho vay tiêu dùng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi
tiếp nhận nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng của khách hang cho đến khi ngân hang ra
quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng vay vốn.
 Khái niệm tín dụng:

Tín dụng là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối
tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay
trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.


Khái niệm hợp đồng tín dụng:

Hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho vay

giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
5. Nội dung: Lưu đồ quá trình:
Lập hồ sơ
vay vốn

Phân tích
tín dụng

Ra quyết
định tín
dụng

Giải
ngân

Giám sát
tín dụng

Mô tả:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Lập hồ sơ xin vay được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc
với khách hàng cá nhâncó nhu cầu vay vốn. Hồ sơ gồm những thông tin sau:
• Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng
• Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng

Thanh lý hợp
đồng tín
dụng



Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 4 / 13
Lần ban hành : 01

• Thông tin về đảm bảo tín dụng
Để thu thập được những thông tin trên ngân hàng cần yêu cầu khách hàng cá nhân
phải lập và nộp cho ngân hàng những giấp tờ sau
• Giấy đề nghị vay vốn
• Giấy chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng (CMT)
• Phương án SXKD hoặc dự án đầu tư hoặc kế hoạch trả nợ
• Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay nợ
• Các giấp tờ liên quan khác...
Bước 2: Phân tích tín dụng
Quá trình phân tích tín dụng được chuyên môn hóa đến từng bộ phận cụ thể thực
hiện các khâu trong quá trình phân tích tín dụng:
• Bộ phận phân tích đảm bảo tín dụng: đánh giá các tiêu chuẩn tài sản đảm
bảo về các mặt phát lý, giá trị, thị trường, quyền sỡ hữu hợp pháp,...
• Bộ phận phỏng vấn: đánh giá các yếu tố định tính để đưa ra kết luận về thái
độ trả nợ của khách hàng. Bộ phận này thực hiện chức năng liên hệ và tiếp
xúc khách hàng trong suốt thời gian tồn tại của quan hệ tín dụng.

• Bộ phận dự báo: Thực hiện dự báo các nhân tố có ảnh hưởng đến cho vay
như lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát,...
• Bộ phận rủi ro: Thực hiện đánh giá rủi ro của món vay bằng các phương
pháp chuyên môn như chấm điểm ước lượng...
• Bộ phận tín dụng: Thực hiện đánh giá tài chính và làm tờ trình đề xuất vay
sau khi đã tham khảo ý kiến phân tích của các bộ phận chuyên môn khác gửi
về bằng văn bản.


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 5 / 13
Lần ban hành : 01

Sau khi phân tích tín dụng đối với người tiêu dùng cá nhân cần đảm bảo những nội
dung sau:
• Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi nhân sự của khách hàng khi
vay vốn và tính cách pháp lý của hồ sơ vay vốn.
• Đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.
• Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra.
• Đánh giá tài sản bảo đảm (nếu có)
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
- Ngoài nguồn thông tin thu thập được từ giai đoạn trước chuyển sang ngân

hàng còn thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ các công ty nghiên cứu thị
trương, các chính sách của ngân hàng NNVN, nguồn vốn cho vay của ngân hàng, kết
quả thẩm định việc thực hiện đảm bảo nợ vay, chữ tín của người vay trong quan hệ với
ngân sách nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Quyền quyết định thường do một hội đồng tín dụng hoặc, những người có năng
lực phân tích và phán quyết tùy theo quy mô vốn vay. Đối với các hồ sơ vay vốn có quy
mô lớn do hội đồng tín dụng, hồ sơ vay vốn có quy mô nhỏ do các nhân phụ trách.
Sau khi ra quyết định tín dụng:
 Trường hợp đồng ý cho vay.







Cán bộ trực tiêp cho vay dự thảo và trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay: hợp
đồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo
gửi khách hàng các điều kiện ràng buộc (nếu có).
Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát các công
văn giấy tờ có liên quan do cán bộ trực tiếp cho vay soạn thảo.Trình toàn bộ hồ
sơ và tài liệu đó cho cán bộ quyết điịnh cho vay ký kết.
Sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay và các văn bản khác
( nếu có) đã được ký kết giữa hai bên, cán bộ trực tiếp cho vay đóng dấu, lấy số
công văn và gửi theo quy định.
Khai báo theo quy định trên hệ thống vi tính.
Phân loại hồ sơ, lưu trữ hồ sơ.
 Trường hợp từ chối cho vay.
Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lòi từ chối khách hàng, nêu rõ lý
do từ chối cho vay.



Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 6 / 13
Lần ban hành : 01



Trình cán bộ phụ trách cho vay kiểm soát và cán bộ quyết định cho vay ký thông
báo trả lời khách hàng.



Trả lại hồ sơ xin vay vốn ( trong trường hợp phải trả lại) kèm theo thông báo từ
chối cho vay ( nếu có).



Lưu hố sơ từ chối cho vay ( tờ trình từ chối cho vay, các hồ sơ khác nếu có ) và
gửi thông báo từ chối cho vay đến các chi nhánh Agribank trên cùng địa bàn để
biết.


Ký kết hợp đồng :
Từ thời điểm ký hợp đồng tín dụng ngân hàng thành lập bộ hồ sơ tín dụng bao gồm
các giấy tờ hình thành từ giai đoạn từ giai đoạn trước cùng với bản hợp đồng mới được
ký kết
Trưởng phòng kiểm tra lại các điều khoản của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm
tiền vay theo đúng các nội dung đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
• Nếu nội dung chưa đầy đủ, chưa bảo đảm pháp lý thì yêu cầu CBTD chỉnh sửa
bổ sung.
• Nếu nội dung đầy đủ, bảo đảm pháp lý thì ký đầy đủ vào các trang của hợp
đồng tín dụng trình giám đốc ký duyệt .
Giám đốc Ngân hàng cho vay xem xét các nội dung trên các hợp đồng được trình để
phê duyệt :
• Nếu nội dung chưa đầy đủ, chưa bảo đảm pháp lý thì yêu cầu CBTD chỉnh sửa
bổ sung.
• Nếu nội dung đầy đủ, bảo đảm pháp lý thì ký duyệt vào các hợp đồng.
Sau khi giám đốc NHNo cho vay đã ký trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm
tiền vay (nếu có), CBTD yêu cầu khách hàng :
• Thực hiện chứng thực hoặc chứng nhận các hợp đồng bảo đảm
tiền vay theo quy định của NHNN VN.
• Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật.

Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng được ký.
Có 2 cách giải ngân đó là:
- Giải ngân một lần: tiền vay được phát cho khách hàng một lần vào đầu kỳ


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam


Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 7 / 13
Lần ban hành : 01

hạn vay tiền. Phương thức này áp dụng cho những món vay nhỏ, thời hạn vay
ngắn.
- Giải ngân nhiều lần: tiền vay được phát cho khách thành nhiều đợt. Áp
dụng cho món vay giái trị lớn, thời hạn vay dài hoặc việc sử dụng vốn vay của
khách hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh có tính phức tạp.
Trên cơ sở các chứng từ yêu cầu rút tiền vay của khách hàng và kết quả kiểm
tra thực tế trước đó (nếu có), cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện việc kiểm tra các
căn cứ rút tiền vay phù hợp với hợp đồng tín dụng và các điều kiện đã được cán bộ
quyết định cho vay phê duyệt, ký trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay.
Nhưng thường cho đối với tiêu dùng thường là những khoản vay nhỏ vì thế
thường là giải ngân 1 lần.
Căn cứ phát tiền vay bao gồm :
- Các giấy tờ liên quan đến việc rút vốn vay của khách hàng.
- Hợp đồng tín dụng đã ký.
- Khế ước nhân nợ.
- Thưc hiện phát tiền vay ( giải ngân)
- Cán bộ trực tiếp cho vay thông báo cho khách hàng về việc phát tiền vay
và trực tiếp giải ngân cho khách hàng hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận có liên quan
(tuỳ theo cơ cấu tổ chức của phòng tín dụng) để thực hiện giải ngân cho khách
hàng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa
hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách
hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi,
tránh gây phiền hà cho việc tiêu dùng của khách hàng.
Thông qua giải ngân ngân hàng kiểm soát được tính mục đích của việc sử dụng
vốn vay, đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước
Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của
khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để
đảm bảo khả năng thu nợ.


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 8 / 13
Lần ban hành : 01

1. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn
- Phòng phục vụ khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử
dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, theo dõi thu gốc
và lãi.
- Phòng thẩm định tài sản bảo đảm kiểm tra về tài sản bảo đảm.

- Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) và giao cho phòng kế toán nội bộ.
2. Thu hồi nợ vay
- Phòng phục vụ khách hàng cá nhân thông báo nợ đến hạn cho khách hàng
trước ngừy đến trả hạn trả nợ, rong dó nêu rõ tổng số nợ của khách hàng
phải trả ( nợ gốc và lãi ) và ngày đến hạn.
- Trường hợp do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình
gia hạn, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ. Theo quy định trong quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thời hạn gia nợ đối với
khoản vay ngắn hạn là tối đa 12 tháng, đối với cho vay trung và dài hạn tối
đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá
hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn.
- Trường hợp không có các thỏa thuận như trên thì ngân hàng có quyền phát
mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nơ vay.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng trả hết nợ bao gồm gốc và lãi, CBTD phải đối chiếu, kiểm tra giữa
chứng từ giấy và hệ thống điện toán để tất toán khoản vay.
Thanh lý hợp đồng tín dụng :


Khi khách hàng trả tất toán nợ thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực
(trừ phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng), các bên không cần lập biên
bản thanh lý hợp đồng tín dụng.



Riêng đối với phương thức cho vay hạn mức tín dụng, Khách hàng trả tất toán
nợ và hạn mức tín dụng hết thời hạn hiệu lực thì hợp đồng tín dụng đương nhiên
hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng.



Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam



Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 9 / 13
Lần ban hành : 01

Trường hợp khách hàng yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng
tín dụng trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét trước khi trình giám đốc ký biên
bản thanh lý.

6. Lưu trữ
Ngân hàng sử dụng hệ thống IPCAS tự động theo dõi thông tin KH và tài khoản,
chữ ký, hình ảnh, tính toán số tiền lãi, thời điểm KH rút và đóng tài khoản, theo dõi biến
động, đảm bảo độ chính xác và an toàn cao nhất.

7. Phụ lục

Giới thiệu về hệ thống ngân hàng Agribank.
Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc
tế là Việt Nam bank of agriculture and rural development, viết tắt là Agribank) là

ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Agribank được thành lập vào ngày 26
tháng 3 năm 1988 với tên gọi là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hoạt động theo
luật của các tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt
động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.


Ngân hàng nông nghiệp Viêt Nam là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc, tự
chủ, tự chịu về trách nhiệm hoạt động của mình. Từ năm 1996, ngân hàng hoạt
động với tên gọi là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoạt động
theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động
theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng nhà
nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng là ngân hàng thương mại, ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm
vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư
vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sỏ vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy hải sản góp phần thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn. Năm 2007, Agribank được Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP) bầu chọn là doanh nghiệp trong tốp dẫn đầu 200 doanh
nghiệp lớn nhất tại Việt Nam.


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :

Trang : 10 / 13
Lần ban hành : 01

Đến nay, Agribank là ngân hàng thương mại giữ vai trò chủ đạo và chủ lực
trong phát triển kinh tế kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như các lĩnh vực khác
trong nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả tài sản, vốn, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009:
Agribank có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn
vốn 434.331 tỷ đồng; tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên
35.135 người; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với 1.034 ngân
hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng
lựa chọn.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ
ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hệ thống
thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ. Agribank
còn là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án
nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu
(EIB)…
Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân
hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước,
chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ
mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải
pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín
dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình
sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp
ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông
thôn. Với vị thế hàng đầu Việt Nam, agribank đã và đang không ngừng nỗ lưc hết

mình và đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam



Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 11 / 13
Lần ban hành : 01

Những hoạt động của Agribank.

Xuất phát tư đặc điểm là định chế tài chính tiêu biểu của các định chế tài
chính trung gian, cho nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với quá
trình huy động nguồn vốn tiết kiệm, nhàn rỗi trong xã hội. sau đó ngân hàng sử
dụng số vốn này để cho vay lại vì mục đích lợi nhuận. ngoài ra, với chức năng
thanh toán Agribank đã đưa ra một số hoạt động kinh doanh khác nhằm phục vụ
nhu cầu xã hội ngày càng phát triển. Các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng.
Ngoài các loại hình nhận gửi với mức lãi suất linh động nhằm tạo ra nhiều gói dịch
vụ tiền gửi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, các phương thức thanh toán
cũng ngày càng trở nên đa dạng: séc, nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền,
chuyển tiền qua thẻ ATM,…, việc cấp tín dụng cũng trở nên dễ dàng với các gói vay

hấp dẫn kích thích nhu cầu sử dụng vốn cũng như đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều
chủ thể kinh doanh khác. Cụ thể như sau:
Đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình:
Tài khoản và tiền gửi: Cung cấp thông tin tài khoản, gửi nhiều nơi – rút tiền nhiều
nơi, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiền gửi có kỳ hạn
trả lãi trước toàn bộ, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi theo kỳ…
- Tiết kiệm: Tiết kiệm không kỳ han, tiết kiệm có kỳ han trả lãi sau toàn bộ, tiết
kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ…
- Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá ngắn hạn, giấy tờ có giá dài hạn, kỳ phiếu trả lãi
trước toàn bộ, kỳ phiếu trả lãi sau toàn bộ…
- Cho vay cá nhân, hộ gia đình: Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia
đình, cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân
cư, cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay bằng cầm cố các giấy
tờ có giá.


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với
người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 12 / 13
Lần ban hành : 01

- Bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh thanh toán.

- Chiết khấu, tái chiết khấu: chiết khấu, tái chiết khấu tín phiếu ngân hàng nhà
nước, chiết khấu, tái chiết khấu trái phiếu phát hành theo quy định nhà nước,
chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do tổ chức khác phát hành, chiết khấu hối
phiếu đòi nợ.
- Thanh toán trong nước: dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ thanh toán hóa
đơn, dịch vụ nhờ thu tự động, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện.
- Dịch vụ séc: cung ứng séc trong nước, thanh toán séc trong nước, thu hộ séc
trong nước, thanh toán nước ngoài.
- Dịch vụ chuyển tiền: dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài theo hệ thống ngân hàng,
dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union.
- Dịch vụ kiều hối: dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng, dịch
vụ nhận và chi trả kiều hối qua Western Union.
- Thanh toán biên mậu: chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, dịch
vụ Thư ủy thác chuyển tiền biên mậu, dịch vụ Thanh toán bằng hối phiếu biên
mậu, dịch vụ Chuyển tiền điện TTR biên mậu.
- Mua bán ngoại tệ: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao
dịch ngoại tệ quyền chọn.
- Dịch vụ thẻ: thẻ ghi nợ nội địa Success, chương trình ưu đãi và khuyến mại, thẻ
ghi nợ quốc tế Agribank Visa/MasterCard, thẻ tín dụng quốc tế Agribank
Visa/MasterCard.
- SMS banking: dịch vụ vấn tin số dư, dịch vụ sao kê 5 giao dịch gần nhất, dịch vụ
tự động th SMS Bankingông báo biến động số dư.


Ngân Hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hệ thống quản lý chất
lượng Ngân Hàng
Quy trình cho vay đối với

người tiêu dùng

Mã số :
Trang : 13 / 13
Lần ban hành : 01

- VnTopup: dịch vụ nạp tiền điện thoại di động trả trước, dịch vụ nạp tiền ví điện
tử Vnmart, dịch vụ mua thẻ Game bằng điện thoại di động, dịch vụ đại lý bán thẻ
điện thoại trả trước.
- Dịch vụ khác: Bảo hiểm Bảo an Tín dụng, bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế, dịch vụ
ngân quỹ và quản lý tiền tệ.



×