Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Yeu to anh huong den ty gia hoi doai giua Dola My va VND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.39 KB, 88 trang )

1
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG.......................................................................IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................V
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU................................................................................................6
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................6
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................6
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................................6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................7
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................................................7
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................7
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................................8
1.6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................9
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU............................................................9
2.1.1 Tỷ giá hối đoái................................................................................................9
2.1.2 Căn cứ xác định tỷ giá hối đoái......................................................................9
2.1.2.1 Căn cứ giá ngang giá vàng - Chế độ bản vị vàng........................................9
2.1.2.2 Căn cứ vào giá trị đồng Bảng Anh - Chế độ bản vị đồng Bảng Anh..........10
2.1.2.3 Căn cứ vào giá trị đồng Dollar Mỹ - Chế độ tỷ giá đồng Dollar Mỹ.........10
2.1.2.4 Căn cứ vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường..............................10
2.1.2.5 Kết hợp giữa cung cầu ngoại tệ.................................................................11
2.1.3 Phương pháp yết giá tỷ giá hối đoái.............................................................11
2.1.4 Phân loại tỷ giá hối đoái...............................................................................11
2.1.4.1. Phân loại tỷ giá theo nghiệp vụ giao dịch.................................................11
2.1.4.2 Phân loại tỷ giá theo thị trường yết giá.....................................................12
2.1.4.3 Phân loại tỷ giá theo kỳ hạn......................................................................12
2.1.4.4 Phân loại tỷ giá theo mối quan hệ giữa các đồng tiền...............................12
2.1.5 Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế...............................................13


2.1.5.1 Cán cân thanh toán....................................................................................13
2.1.5.2 Lạm phát...................................................................................................13
2.1.5.3 Lãi suất......................................................................................................13
2.1.5.4 Một số nhân tố khác...................................................................................14


2
2.2 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN.........................................................................14
2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing power Parrty – PPP).................14
2.2.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity IRP)................................15
2.2.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect).................................16
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN....................................16
2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................16
2.3.2 Các nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam......................................................17
2.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT..............................................20
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...........................................................................................23
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................24
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................24
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ..........................................................................................26
3.1.1.1 Nghiên cứu định tính.................................................................................26
3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng..............................................................................27
3.1.2 Nghiên cứu chính thức..................................................................................28
3.2 Tổng thể và mẫu nghiên cứu............................................................................28
3.2.1 Tổng thể nghiên cứu.....................................................................................28
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và kích cỡ mẫu.......................................................29
3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu.............................................................................29
3.2.2.2 Cỡ mẫu......................................................................................................30
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU.......................................................................................31
3.3.1 Thiết kế thang đo..........................................................................................31
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.....................................................................34

3.4 THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..........................................................35
3.4.1 Thu thập dữ liệu............................................................................................35
3.4.2 Xử lý và phân tích số liệu..............................................................................35
3.4.2.1 Phân tích thống kê mô tả...........................................................................36
3.4.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo................................................................36
3.4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..........36
3.4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................37
3.4.2.2.3 Kiểm định hồi quy tuyến tính..................................................................38
3.4.2.2.4 Phân tích ANOVA...................................................................................40
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...........................................................................................41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................42
4.1 MÔ TẢ MẪU........................................................................................................42


3
4.1.1 Mô tả mẫu trong thang đo định tính.............................................................42
4.1.2 Mô tả mẫu trong thang đo định lượng..........................................................42
4.2 ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO.................................................................43
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.........................................43
4.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................43
4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI.....................44
4.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích hồi quy bội...................44
4.3.2 Kiểm định các giả thuyết của mô hình..........................................................45
4.4 ĐIỀU CHỈNH LẠI MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................45
4.4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh....................................................................45
TÓM TẮT CHƯƠNG 4...........................................................................................46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................47
5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................47
5.2 KẾT LUẬN.............................................................................................................48
5.2.1 Kết luận đối với yếu tố thương mại...............................................................48

5.2.2 Kết luận đối với yếu tố tài chính...................................................................49
5.2.2 Kết luận chung..............................................................................................49
5.3 KIẾN NGHỊ............................................................................................................50
5.3.1 Định hướng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam....................50
5.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam....................................................................................................................... 51
5.3.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..............................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................55
PHỤ LỤC 01 THANG ĐO DÙNG TRONG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC............57
PHỤ LỤC 02 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...........................................................60
PHỤ LỤC 03 THANG ĐO ĐỊNH TÍNH...................................................................66
PHỤ LỤC 04 THANG ĐO ĐỊNH LƯỢNG..............................................................68
PHỤ LỤC 05 THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA......................69
PHỤ LỤC 06 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA.....................................71
PHỤ LỤC 07 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY BỘI VÀ ANOVA...........74


4
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị.........................................................................20
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu có liên quan...........................................21
Bảng 2.2. Bảng các tiêu chí và biến quan sát...............................................................22
Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu....................................................................................25
Bảng 3.1. Tổng hợp các thang đo.................................................................................32
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh....................................................................46


5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu

Ý Nghĩa

1

ANOVA

Phân tích phương sai (One-way analysis of variance)

2

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

3

LP

Lạm phát

4

LS

Lãi suất

5


TN

Mức thu nhập

6

KSCP

Sự kiểm soát của chính phủ

7

KV

Tỷ giá kỳ vọng trong tương lai

8

TG

Tỷ giá hối đoái

9

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

10


NSNN

Ngân sách Nhà nước

11

Sig

Mức ý nghĩa quan sát

12

SPSS

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package
for the Social Sciences)


6

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới hiện
nay vẫn đang trên đà phục hồi một cách chậm chạp. Mặc dù suy thoái kép đã không xảy
ra như một số chuyên gia dự đoán nhưng những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô
quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng
trưởng như trước khủng hoảng vẫn còn khá xa, bất chấp những nỗ lực của các chính phủ
và tổ chức quốc tế. Đặc biệt đến năm 2014, khi các nước châu Á có nhiều bước tiến trong
tăng trưởng kinh tế thì các nước phát triển như các quốc gia trong khu vực Châu Âu,

nước Nga đang xuất hiện những dấu hiệu suy thoái, Nhật Bản và Trung Quốc tăng trưởng
chậm lại. Bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột mâu thuẫn
xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là căng thẳng trên Biển Đông đã tác động mạnh mẽ đến thị
trường ngoại hối quốc tế cũng như Việt Nam. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn
tiếp tục theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép. Vấn đề cấp
thiết được đặt ra là cần có một cái nhìn toàn diện về các yếu tố tác động đến tỷ giá hối
đoái cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới tỷ giá, thông qua đó Ngân hàng
Nhà nước có thể linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ cũng như các giải pháp
cần thiết để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề, nhóm cao học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại Học Nguyễn Tất Thành quyết định chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam đồng tại thị trường Việt
Nam” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung chủ yếu tập trung làm rõ các yếu tố và mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đó đến biến động tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2014 – 2018, từ
đó xây dựng mô hình nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện cơ
chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động
thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động đầu tư vào thị trường tiền tệ.


7
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chung trên, đề tài này nhằm tới đề tài xác định
các mục tiêu cụ thể sau:
i. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam
Đồng tại thị trường Việt Nam.
ii. Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ
và Việt Nam Đồng tại thị trường Việt Nam.
iii. Dựa trên kết quả đo lường và phân tích, đề xuất những hàm ý quản trị nhằm

nâng cao hiệu quả trong hoạt động thương mại và hoạt động đầu tư vào thị trường tiền tệ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài này hướng đến việc trả lời các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
i. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng
tại thị trường Việt Nam?
ii. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La
Mỹ và Việt Nam Đồng tại thị trường Việt Nam?
iii. Những hàm ý quản trị, khuyến nghị nào để nâng cao hiệu quả trong hoạt động
thương mại và hoạt động đầu tư vào thị trường tiền tệ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá
hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng tại thị trường Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa
Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng tại thị trường Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 09/2018
đến tháng 10/2018. Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 11/2014 đến
11/2018.
Về không gian: tại các công ty hoạt động về lĩnh vực tài chính hoặc thuộc phòng
tài chính - kế toán, tài chính công của bất kỳ công ty nào ở Thành phố Hồ Chí Minh.


8
Về nội dung: nghiên cứu diễn biến tỷ giá đề tài nghiên cứu chủ yếu về đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng tại thị trường
Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua việc tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Đô
La Mỹ và Việt Nam Đồng tại thị trường Việt Nam như thế nào qua đánh giá của các đáp

viên có kiến thức chuyên môn về tài chính đang công tác tại các công ty hoạt động về
lĩnh vực tài chính hoặc thuộc phòng tài chính - kế toán, tài chính công của bất kỳ công ty
nào thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Các yếu tố nào tác động là quan trọng và cần
thiết, từ đó có thể khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thương
mại xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động đầu tư vào thị trường tiền tệ thông qua cơ chế
điều hành tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng tại thị trường Việt Nam.
1.6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần như mục lục, danh mục các bảng biểu, danh mục các loại tài liệu
tham khảo, kết luận, nội dung chính của đề tài có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu (trình bày cơ sở hình thành đề tài, nêu lên mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn.)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu (trình bày nội dung cơ sở lý
thuyết về các khái niệm, căn cứ xác định, phương pháp yết giá và phân loại tỷ giá hối
đoái. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan và xây dựng mô hình nghiên cứu.)
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu (xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, công
cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê
được sử dụng trong đề tài này.)
Chương 4: Sơ lược về kết quả nghiên cứu (do thực hiện đề tài trong thời gian
ngắn nên tác giả xin phép được trình bày một cách sơ lược về kết quả thực hiện nghiên
cứu gồm: mô tả mẫu, đánh giá, kiểm định thang đo từ việc sử dụng phần mềm SPSS để
tính toán các dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát và đề nghị mô hình hiệu chỉnh.)


9
Chương 5: Kết luận và kiến nghị (Dựa trên kết quả thu được ở chương 4,
chương này trình bày những đóng góp, hàm ý nghiên cứu, cũng như trình bày các hạn
chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.)


10

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm trong nghiên cứu
2.1.1 Tỷ giá hối đoái
Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều có một hệ thống tiền tệ riêng. Tuy
nhiên, do nhu cầu phát triển, các nước buộc phải tham gia vào các lĩnh vực thương mại
quốc tế, đầu tư quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác; điều này dẫn đến việc các
nước phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài chính. Việc thực hiện các nghĩa vụ này đòi
hỏi cần có sự thỏa thuận giữa các bên về việc sử dụng đồng tiền của nước nào hoặc phải
sử dụng đồng tiền của bên thứ ba. Để đảm bảo lợi ích giữa các bên, cần phải dựa vào một
mức qui đổi tiền tệ xác định, hay còn gọi là dựa vào tỷ giá hối đoái. Vậy tỷ giá hối đoái là
gì?
Theo Karl Mark thì tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai
đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất, cường độ tác động của nó phụ thuộc vào
trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới. Theo
Thomas P.Fitch (1997) thì tỷ giá là giá chuyển đổi để một đồng tiền này lấy đồng tiền
khác. Theo Keith Pibean (1996) thì tỷ giá, đơn giản là giá cả của một đồng tiền được biểu
thị thông qua đồng tiền khác. Theo Mishkin (2012), tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền
nước này theo một đồng tiền nước khác.
Theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
Tóm lại, tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai
đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính
bằng một đồng tiền (quốc gia) khác.
2.1.2 Căn cứ xác định tỷ giá hối đoái
Quá trình hình thành và phát triển của tỷ giá hối đoái là một quá trình lâu dài, trải
qua nhiều chế độ khác nhau. Tuy nhiên các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của thương mại thế giới. Có thể thấy có các căn cứ xác định
tỷ giá hối đoái sau:



11
2.1.2.1 Căn cứ giá ngang giá vàng - Chế độ bản vị vàng
Chế độ tỷ giá này ra đời và tồn tại đồng thời với chế độ bản vị tiền vàng (từ 1870
đến 1914) và bắt đầu cuộc đại chiến thế giới thứ nhất chế độ này cũng chấm dứt. Trong
chế độ bản vị vàng, mỗi quốc gia sẽ xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền tệ của họ.
Từ đó, tỷ giá trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác định trên cơ sở so sánh
thông qua hàm lượng vàng mà mỗi đồng tiền chứa đựng. Chẳng hạn, những năm đầu thế
kỷ 20, đồng tiền vàng của nước Anh (đồng bảng Anh - GBP) nặng 7,31gram, đồng tiền
vàng của nước Mỹ (đôla Mỹ-USD) nặng 1,504gram. Như vậy đồng giá vàng của bảng
Anh và đôla Mỹ là: 7,31/1,504 = 4,8745. Tỷ giá hối đoái của GBP và USD là: 1GBP =
4,8745USD.
2.1.2.2 Căn cứ vào giá trị đồng Bảng Anh - Chế độ bản vị đồng Bảng Anh
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các quốc gia ở châu Âu bị kiệt quệ về kinh
tế. Nước Anh là nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh nhưng trên thế giới thì Anh vẫn
là nước mạnh.
Đặc biệt thị trường tài chính ở London đã phát triển mạnh từ trước chiến tranh thế
giới lần I, sau chiến tranh càng phát triển mạnh hơn và đồng Bảng Anh đã trở thành đồng
tiền có uy tín nhất trong khu vực.
Lợi dụng vị thế này nước Anh đã thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng Bảng
Anh làm đồng tiền chủ chốt.
2.1.2.3 Căn cứ vào giá trị đồng Dollar Mỹ - Chế độ tỷ giá đồng Dollar Mỹ
Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh đã bắt
đầu việc xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và
thương mại quốc tế. Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton
Woods (Mỹ) với sự tham gia của đại diện 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp
liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế
mới với tên gọi là hệ thống Bretton Woods.
Hệ thống tiền tệ quốc tế mới được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế hoạch do đoàn
đại biểu Mỹ đưa ra (một kế hoạch khác do Anh đưa ra đã không được chấp thuận).
Đặc điểm của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên bản vị Dollar Mỹ chính là thừa

nhận đồng Dollar Mỹ là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò quan


12
trọng trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế.
2.1.2.4 Căn cứ vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường
Hội nghị Jamaica 1976 được tổ chức xác nhận cho phép các thành viên IMF được
quyền lựa chọn và phải thông báo cho IMF biết chế độ tỷ giá của mình. Chế dộ tỷ giá này
không gắn cố định đồng tiền của mình với vàng.
Tỷ giá đồng tiền được hình thành và biến dộng tự do theo các quan hệ cung cầu về
ngoại tệ, không tác động hay can thiệp cảu chính phủ.
2.1.2.5 Kết hợp giữa cung cầu ngoại tệ
Tỷ giá đồng tiền được hình thành và biến dộng tự do theo các quan hệ thị trường.
Chế độ tỷ giá gắn với đồng tiền dự trữ.
Trong tình huống nhất định chính phủ có thể can thiệp để đảm bảo không biến
động quá mức. Việc can thiệp của chính phủ phải được hình thành dựa trên việc tham gia
mua bán ngoại tệ trên thị trường của Ngân hàng Trung Ương trong khuôn khổ chính sách
tiền tệ.
2.1.3 Phương pháp yết giá tỷ giá hối đoái
Yết tỷ giá là một bảng liệt kê các mức mua hoặc bán của các đồng tiền. Bảng yết
tỷ giá được thể hiện khác nhay tùy thuộc vào mục đích của tổ chức yết tỷ giá. Để phục vụ
cho các giao dịch tiền tệ, các hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế, yết tỷ giá thường
theo 2 phương pháp sau đây:
Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu
đơn vị nội tệ. Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là
đồng tiền định giá. Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp, trong
đó có Việt Nam.
Yết tỷ giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị nội tệ bằng bao nhiêu đơn
vị ngoại tệ. Đối với phương pháp gián tiếp thì nội tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng
tiền định giá. Một số quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp gián tiếp có thể kể đến

là GBP, AUD, NZD, EUR …...
2.1.4 Phân loại tỷ giá hối đoái
Có nhiều cách để phân loại tỷ giá cho phù hợp, thông thường tỷ giá sẽ được chia ra
dựa trên các tiêu thức: theo nghiệp vụ giao dịch, theo thị trường yết giá, theo kỳ hạn và


13
theo mối quan hệ giữa các đồng tiền.
2.1.4.1. Phân loại tỷ giá theo nghiệp vụ giao dịch
Tỷ giá mua: là mức giá chủ thể được yết giá, họ sẵn sàng trả để mua vào một đơn
vị đồng yết giá.
Tỷ giá bán: là mức giá chủ thể sẵn sàng đổi một đơn vị đồng tiền yết giá để đổi lấy
đồng tiền định giá.
Ngoài tỷ giá mua và bán còn có tỷ giá liên ngân hàng với sự tham gia của các ngân
hàng thương mại với nhau.
2.1.4.2 Phân loại tỷ giá theo thị trường yết giá
Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng Trung ương)
công bố áp dụng vào một thời kỳ nhất định.
Tỷ giá thị trường: được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường
Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và thị
trường tồn tại song hành. Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết tại
các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị trường tự
do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này.
Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn mà có sự điều tiết tỷ giá của từng quốc gia,
chẳng hạn tỷ giá chính thức có thể hoàn toàn độc lập với tỷ giá thị trường nhưng có
những lúc lại lấy tỷ giá thị trường làm tham chiếu.
2.1.4.3 Phân loại tỷ giá theo kỳ hạn
Tỷ giá giao ngay: là loại tỷ giá được áp dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại
tệ được thực hiện sau 2 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch.
Tỷ giá kỳ hạn: là loại tỷ giá được áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ

được ký kết ngày hôm nay nhưng thực hiện giao dịch lại diễn ra ở một thời điểm xác định
trong tương lai. Nếu tỷ giá thị trường biến động, đến thời điểm đáo hạn thì tỷ giá thực
hiện vẫn được giữ nguyên theo hợp đồng đã ký kết ban đầu.
2.1.4.4 Phân loại tỷ giá theo mối quan hệ giữa các đồng tiền
Đây được xem là cách phân loại chuẩn nhất và quan trọng nhất, áp dụng cho
những mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong thương mại giữa các quốc gia.
Mức tỷ giá giữa các đồng tiền là không giống nhau, vì vậy trong quá trình tìm hiểu sức


14
cạnh tranh giữa các mặt hàng hóa dịch vụ, các nhà nghiên cứu thường dùng chỉ số tỷ giá
để dễ so sánh với mục đích là quy về cùng một thời điểm gốc. Chỉ số tỷ giá bao gồm:
Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương: biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa
của 2 đồng tiền chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khác
nhau. Mức tăng hay giảm của chỉ số này không phải đánh giá vào mức độ cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
Chỉ số tỷ giá thực song phương: chính là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo
mức giá tương đối giữa 2 quốc gia. Vì thế tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá của hàng
hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài.
2.1.5 Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
2.1.5.1 Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu - chi thực tế bằng ngoại tệ của
một số nước so với các nước khác trong giao dịch quan hệ quốc tế lẫn nhau. Cán cân
thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng dư.
Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt (chi>thu) thì dự trữ ngoại hối của
quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng
lên, giá ngoại tệ tăng.
Nếu cán cân thanh toán thặng dư (thu>chi), dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung
ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm
2.1.5.2 Lạm phát

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả
chung ngày càng tăng lên. Để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, Gustav
Cassel (1772 - 1823) đã đưa ra lý thuyết ngang giá sức mua - Purchasing Power Parity
Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo và cước
phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng không. Do đó, nếu các hàng hóa đều
đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào mà giá thật sự thấp.
2.1.5.3 Lãi suất
Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các công
ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa các đồng tiền khác nhau
khi tỷ giá và lãi suất các đồng tiền này có chuyển hướng thay đổi. Vấn đề quan trọng


15
được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu nhập đầu tư từ các đồng tiền khác nhau để
có thể chắc chắn rằng họ có thể thu được kết quả đầu tư tốt nhất. Thông thường, các nhà
đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao, được thực hiện một cách khá phổ
biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đồi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó
đầu tư đồng tiền có lãi suất cao bằng nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch
suất của hai đồng tiền. Điều này sẽ tạo nên sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường,
từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá. Vì thế các nhà đầu tư ngày càng quan tâm so sánh giữa thu
nhập do chênh lệch lãi suất mang lại phải lớn hơn sự gia tăng tỷ giá trong suốt thời gian
đầu tư. Đối chiếu, so sánh lãi suất của các đồng tiền khác nhau theo phương cách như trên
là kỹ thuật quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên thị trường.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian đầu tư hay cho vay, tỷ giá biến động tăng hoặc
giảm sẽ tác động đến gia tăng thu nhập hoặc lỗ, nhà đầu tư bị rủi ro do sự gia tăng tỷ giá
lớn hơn thu nhập do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Thực tế, thông thường đồng
tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì sẽ có nhiều nhà đầu tư mua đồng tiền
có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn.
2.1.5.4 Một số nhân tố khác
Sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến

tranh , thiên tai, sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm - thất nghiệp - tăng
trưởng kinh tế. Đặc biệt là các chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá hối
đoái trên thị trường thế giới. Cụ thể là các nhân tố:
- Chỉ số thất nghiệp tăng, giảm trong tháng
- Chỉ số bán lẻ
- Kết quả các hội nghj G7, EU, Asian…
- Sản lượng công nghiệp, GDP, GNP…
Ngoài ra, khi thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi thì tỷ giá rất nhạy cảm với các sự kiện
kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh kể cả các yếu tố tâm lí…
Tóm lại, những biến động của các nhân tố nêu trên có thể tạo ra những tác động
riêng lẻ hoặc đồng thời tác động lên cung hoặc cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá.
Việc hiểu và phần tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rất quan trọng vì nó
giúp chúng ta dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó làm cơ sở ra quyết


16
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ.
2.2 Các lý thuyết có liên quan
2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing power Parrty – PPP)
Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) là một trong các lý thuyết về tỷ giá thường
được sử dụng để dự báo sự biến động của tỷ giá hối đoái. Thuyết ngang giá sức mua ban
đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo vào thế kỉ 19. Nhưng
chính Gustar Casel, một nhà kinh tế người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP
vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Ngang giá sức mua chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai
đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai nước
khác nhau được tính theo đồng tiên của hai nước. Nếu cùng một số tiền ngang nhau
người ta mua được một lượng hàng ngang nhau ở mọi nước thì như vậy mậu dịch quốc tế
sẽ không có lãi và không kích thích ngoại thương phát triển, điều đó có nghĩa là, các đồng
tiền đều ở trong tình trạng ngang nhau về sức mua. Vì vậy cần phải hiểu nền tảng của

ngang giá sức mua được thể hiện: Nếu như một mặt hàng ở trong quốc gia này rẻ hơn thì
xuất khẩu mặt hàng đó sang nước khác giá đắt hơn thì sẽ có lời hơn, và ngược lại nếu một
mặt hàng trong quốc gia sản xuất đắt hơn so với thị trường nước ngoài thì tốt hơn hết nên
nhập khẩu mặt hàng đó sẽ cólợi nhuận hơn. Vấn đề này là lý giải sự chênh lệch về giá cả
của cùng một mặt hàng ở các nước khác nhau trên thế giới, nước nào cólợi thế kinh tế tốt
hơn sẽ có điều kiện thuận lợi sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, sẽ là cơ hội để các
nước này đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại kích thích nhập khẩu khi mặt hàng đó sản
xuất trong nước giá cao hơn. Sự gia tăng thương mại mậu dịch thế giới dẫn đến thực hiện
khoản thu chi ngoại tệ, từ đó làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tác
động đến tỷ giá hối đoái.
2.2.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity IRP)
Lý thuyết ngang giá lãi suất phát biểu rằng mức tăng tỷ giá kỳ hạn (hoặc giảm) nên
bằng với mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền đang xem xét. Khi ngang bằng lãi suất
tồn tại, kinh doanh chệnh lệch lãi suất có bảo hiểm trở nên không khả thi nữa bởi vì bất
kỳ lợi thế lãi suất nào từ đồng ngoại tệ đều bị bù trừ bởi mức giảm trong tỷ giá kỳ hạn.
Lý thuyết ngang giá lãi suất có hai loại: Quan hệ ngang bằng lãi suất có bảo hiểm


17
rủi ro tỷ giá (CIP): tỷ giá kỳ hạn được thỏa thuận ngay hôm nay cho lượng ngoại tệ dự
kiến trao đổi vào thời điểm t trong tương lai. Quan hệ ngang bằng lãi suất không có bảo
hiểm rủi ro tỷ giá (UIP): sử dụng luôn tỷ giá giao ngay trong tương lai cho lượng ngoại tệ
trao đổi tại thời điểm đó.
Lý thuyết ngang giá lãi suất đóng một vai trò quan trọng trong các thị trường ngoại
hối, cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Nó giải thích vì
sao tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay và mức độ chênh lệch sẽ có. Lý thuyết này
liên quan đến một thời điểm nhất định (tỷ giá kỳ hạn), khẳng định tỷ giá hối đoái chịu ảnh
hưởng sự sai biệt trong lãi suất.
2.2.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect)
Hiệu ứng Fisher quốc tế xác định rõ mối quan hệ chính xác giữa lãi suất tương đối

giữa hai quốc gia và tỷ giá của họ. Lý thuyết này cho rằng một nhà đầu tư định kỳ đầu tư
vào các chứng khoán sinh lời nước ngoài tính trung bình sẽ đạt được suất sinh lời giống
như suất sinh lời có thể đạt được trong nước. Lý thuyết này sử dụng lãi suất thay vì lạm
phát để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Điều này hàm ý rằng tỷ
giá của quốc gia có lãi suất cao sẽ giảm giá để bù đắp lại lợi thế lãi suất đạt được do đầu
tư nước ngoài. Nhưng hiệu ứng Fisher quốc tế có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang
giá sức mua vì lãi suất thường có mối quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát. Do đó chênh
lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả chênh lệch trong lạm phát.
2.3 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu của ShabanaParveen Hazara, Abdul Qayyum Khan, Muammad Ismail
(2012): Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá ở Pakistan, tác giả
thực hiện phân tích tác động của các biến: lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu, xuất
khẩu đến sự thay đổi tỷ giá của Pakistan. Mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản với
phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) được dung để phân tích. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu, xuất khẩu
có tác động đến tỷ giá nhưng tác động của xuất khẩu và nhập khẩu là không lớn.
Nghiên cứu của Kazi Mohammed Kamal Uddin, G.M Azmal Ali Quaosar, Dulal
Chandra Nandi (2013): Tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ giá của Bangladesh


18
thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố quyết định tỷ giá giữa đồng Đô la
Mỹ và Bangladesh bằng phương pháp tiền tệ, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm 19842012 được dùng để kiểm tra biến động tỷ giá của hai đồng tiền này trong ngắn hạn và dài
hạn. Mô hình hồi quy tuyến tính với phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất được
dung để phân tích với các biến lạm phát, lãi suất, mức thu nhập, tỷ lệ lượng tiền giao dịch
của Bangladesh so với Mỹ, tỷ lệ dự trữ ngoại hối, tỷ lệ tổng nợ của Bangladesh so với Mỹ
và biến giả là sự bất ổn chính trị. Nghiên cứu cho thấy các biến kinh tế vĩ mô có tác động
đến tỷ giá của Bangladesh là: lạm phát, lãi suất, mức thu nhập. Các biến lượng tiền giao
dịch và sự gia tăng gánh nặng trả nợ làm giảm giá trị thực tế của đồng tiền, trong khi tăng

dự trữ ngoại hối làm tăng giá trị thực tế của đồng tiền. Hơn nữa sự bất ổn chính trị có tác
động tiêu cực đến giá trị của đồng nội tệ.
Nghiên cứu của Magdalena Kakol, Katarzyna Twarowska (2014): Theo tác giả đã
nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự thay đổi của tỷ giá Zloty Ba Lan và đồng Euro.
Nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố quyết định tỷ giá của Zloty của Ba Lan với
đồng Euro, số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2000-2013 và phương pháp hồi quy OLS
đã được sử dụng cụ thể với các biến là sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Ba Lan
và trong khu vực đồng Euro, sự khác biệt giữa tỷ lệ lạm phát ở Ba Lan và trong khu vực
đồng Euro, sự khác biệt giữa lãi suất tiền tệ ở Ba Lan và trong khu vực đồng Euro, số dư
tài khoản vãng lai, số dư tài khoản tài chính ở Ba Lan, sự khác biệt giữa thâm hụt ngân
sách theo % GDP ở Ba Lan và trong khu vực đồng Euro. Kết quả nghiên cứu cho thấy số
dư tài chính và tỷ lệ lạm phát là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thay đổi của
tỷ giá EUR/PLN. Trong khi sự gia tang thặng dư tài khoản tài chính của Ba Lan góp phần
vào sự đánh giá cao của đồng tiền của quốc gia, sự gia tang tỷ lệ lạm phát có tác động
tiêu cực và làm giảm giá trị của tiền tệ Ba Lan. Lãi suất thị trường, thâm hụt ngân sách
cũng là yếu tố tác động lớn đến sự thay đổi lớn của tỷ giá đồng Zloty và đồng Euro. Sự
gia tăng tương đối trong tỷ lệ lãi suất góp phần vào sự đánh giá cao của đồng tiền Ba Lan.
Các biến còn lại là tăng trưởng kinh tế và tài khoản vãng lai có ảnh hưởng nhưng không
đáng kể.
2.3.2 Các nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam
Nghiên cứu của Ngô Đức Phương (2014): sử dụng số liệu từ quý 1/2002 đến quý


19
4/2013 bằng phương pháp ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM phân tích tác
động của các yếu tố lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu.
Kết quả nghiên cứu trong dài hạn cho thấy xuất khẩu có tác động tích cực đến tỷ giá, tốc
độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tác động tiêu cực đến tỷ giá, còn lại biến nhập khẩu
thì không có ảnh hưởng đến tỷ giá.
Nghiên cứu của Hoàng Đình Minh (2014): Nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát

và tỷ giá hối đoái là rất quan trọng đối với một nền kinh tế nhỏ và mở, lấy định hướng
xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế như nền kinh tế Việt Nam. Do đó, tác giả đã
nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong giại đoạn từ năm 2000
đến năm 2014, tác động của hai biến số này đến nền kinh tế, đồng thời tác giả đã sử dụng
mô hình véc tơ tự hồi quy VAR để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối
đoái cùng với một số biến số vĩ mô quan trọng khác có quan hệ mật thiết với lạm phát và
tỷ giá hối đoái. Chuỗi số liệu được đưa vào mô hình gồm các biến lãi suất tiền gửi kỳ hạn
ba tháng, lượng dự trữ ngoại hối, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa
VND/USD theo quý trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012. Kết quả cho thấy
nhân tố tác động mạnh nhất đến tỷ giá hối đoái là lạm phát. Ổn định tỷ giá hối đoái sẽ
giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể lập và thực
hiện kế hoạch kinh doanh trong trung hạn và dài hạn của mình, qua đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lân (2014): Bài viết nghiên cứu
ảnh hưởng của lãi suất tới tỷ giá hối đoái theo mô hình của Dornbusch tại Việt Nam. Dựa
trên cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả áp dụng mô hình tự hồi quy vector cấu trúc SVAR với
các biến số là các số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2014. Kết quả
nghiên cứu cho thấy phản ứng của tỷ giá trước thay đổi của lãi suất thị trường tại Việt
Nam phù hợp với mô hình của Dornbusch. Ngoài lãi suất, tỷ giá còn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác như cung tiền, lạm phát, và bản thân sự thay đổi tỷ giá. Nhóm tác giả
cũng đưa ra khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sử dụng chính sách lãi
suất để tác động tới tỷ giá trong một số thời kỳ với điều kiện nhất định; những thay đổi
trong yếu tố tiền tệ và tâm lý có tác động rất lớn tới tỷ giá nên việc ổn định tỷ giá trong
dài hạn đòi hỏi chính sách tiền tệ phải được điều hành theo hướng nhất quán, ưu tiên ổn
định giá trị đồng nội tệ.


20
Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hoàng (2015): Tác giả đã thực hiện phân tích và đo
lường tác động của các biến số vĩ mô như: tỷ lệ lãi suất, cung tiền, vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu đến tỷ giá để đánh giá tác động
ngắn hạn, dài hạn các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ
quý 1/2001 đến quý 4/2014 và chọn mô hình ARDL để ước lượng tác động của các biến
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
cung tiền, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài và kỳ
vọng sự thay đổi tỷ giá. Qua đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hướng đến
mục tiêu ổn định tỷ giá và điều chỉnh linh hoạt như việc ổn định tỷ giá trong dài hạn đòi
hỏi chính sách tiền tệ phải được điều hành theo hướng nhất quán, ưu tiên ổn định đồng
nội tệ, lạm phát ở mức thấp và duy trì một tỷ lệ lạm phát tương ứng với lạm phát của Mỹ.
Nghiên cứu của Vũ Thùy Dâng (2017): Trên cơ sở dữ liệu theo quý từ quý 1/2000
đến quý 4/2015 của các biến nghiên cứu bao gồm: tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và
Đô la Mỹ, tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất tiền gửi để nghiên cứu tác
động của các biến kinh tế vĩ mô đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Tác giả dùng kiểm định
tính dừng của chuỗi dữ liệu theo phương pháp ADF, kết quả cho thấy các biến dừng ở bậc
1. Tiếp đó để đánh giá ảnh hưởng của các biến nghiên cứu đến tỷ giá hối đoái tác giả đã
dùng mô hình OLS để đánh giá các tác động của các biến kinh tế vĩ mô với tỷ giá hối
đoái. Kết quả cho thấy các biến nghiên cứu có tác động và có ý nghĩa thống kê về mối
quan hệ giữa biến giải thích là các biến vĩ mô và biến phụ thuộc là tỷ giá hối đoái. Đồng
thời giải thích được một cách khoa học rằng các nhân tố vĩ mô mà tác giả lựa chọn đưa
vào mô hình có tác động đến tỷ giá hối đoái trong giai đoạn nghiên cứu, mức độ tác động
của các nhân tố theo thứ tự sau: tăng trưởng kinh tế tác động mạnh nhất tỷ giá hối đoái,
lạm phát có mức độ tác động thứ hai đến tỷ giá hối đoái, biến cuối cùng tác động đến tỷ
giá hối đoái là lãi suất. Chiều hướng tác động khi chạy mô hình OLS với các biến giải
thích được thu thập ta thấy: (1) tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng cùng chiều với sự thay đổi
của tỷ giá; (2) lãi suất ảnh hưởng ngược chiều với sự thay đổi của tỷ giá, (3) chỉ số giá
tiêu dùng ảnh hưởng ngược chiều với sự thay đổi của tỷ giá. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của đề tài phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế Việt Nam, đây là những yếu tố
mà chính phủ quan tâm hàng đầu nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế, làm phong phú
thêm các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái.



21
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu có liên quan.
Tác giả

Năm

ShabanaParveen Hazara, Abdul
Qayyum Khan, Muammad
Ismail

2012

Kazi
Mohammed
Kamal
Uddin, G.M Azmal Ali
Quaosar, Dulal Chandra Nandi

2013

Magdalena Kakol, Katarzyna
Twarowska

2014

Trần Thị Thu Hoàng

2015
2014


Ngô Đức Phương
Hoàng Đình Minh

2014

Lê Thị Tuấn Nghĩa và Chu
Khánh Lân
Vũ Thùy Dâng

2014
2017

Các yếu tố
(1) Lạm phát, (2) Tốc độ tăng trưởng,
(3) Nhập khẩu, (4) Xuất khẩu
(1) Lạm phát, (2) Lãi suất, (3) Mức thu
nhập, (4) Tỷ lệ lượng tiền giao dịch, (5)
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối, (6) Tỷ lệ tổng nợ
của Bangladesh so với Mỹ, (7) Sự bất
ổn chính trị
(1) Tỷ lệ tăng trưởng GDP, (2) Tỷ lệ
lạm phát, (3) Lãi suất tiền tệ, (4) Số dư
tài khoản vãng lai, (5) Số dư tài khoản
tài chính, (6) Sự khác thâm hụt ngân
sách
(1) Tỷ lệ lãi suất, (2) Cung tiền, (3) Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, (4) Tỷ lệ
lạm phát, (5) Tỷ lệ xuất khẩu trên nhập
khẩu

(1) Lạm phát, (2) Tốc độ tăng trưởng
kinh tế, (3) Giá trị xuất khẩu, (4) Giá trị
nhập khẩu
(1) Lãi suất tiền gửi, (2) Lượng dự trữ
ngoại hối, (3) Tỷ lệ lạm phát
(1) Lãi suất, và các yếu tố khác như (2)
cung tiền, (3) Lạm phát, (4) Bản thân sự
thay đổi tỷ giá
(1) Tăng trưởng kinh tế, (2) Chỉ số giá
tiêu dùng, (3) Lãi suất tiền gửi
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2018

2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết
(-) nhóm tác giả đề xuất mô hình
Từ các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài H1
nước,
LẠM PHÁT
nghiên cứu như sau:
LÃI SUẤT
MỨC THU NHẬP
SỰ KIỂM SOÁT CỦA CHÍNH PHỦ

TỶ GIÁ KỲ VỌNG TRONG TƯƠNG LAI

H2 (+)

H3 (-)
H4 (+)

H5 (+)


TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI


22

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Các biến độc lập trong mô hình gồm 5 thành phần: (1) Lạm phát, (2) Lãi suất, (3)
Mức thu nhập, (4) Sự kiểm soát của chính phủ, (5) Tỷ giá kỳ vọng trong tương lai.
Biến phụ thuộc trong mô hình là tỷ giá hối đoái.
Giả thuyết 1 (H1): Tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát với tỷ giá hối
đoái giữa đồng Đô La Mỹ và đồng Việt Nam.
Giả thuyết 2 (H2): Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất với tỷ giá hối đoái
giữa đồng Đô La Mỹ và đồng Việt Nam .
Giả thuyết 3 (H3): Tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa mức thu nhập với tỷ giá
hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam đồng ..
Giả thuyết 4 (H4): Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa sự kiểm soát của Chính
phủ với tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô La Mỹ và đồngViệt Nam.
Giả thuyết 5 (H5): Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá kỳ vọng trong tương
lai với tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô La Mỹ và đồng Việt Nam.
Để đo lường các tiêu chí trong mô hình nghiên cứu, đề tài sử dụng thang đo Likert
Năm mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý,
(5) Rất đồng ý, cho các biến quan sát. Nhóm tác giả đã sử dụng Năm tiêu chí với Hai
mươi bốn biến quan sát.
Bảng 2.2. Bảng các tiêu chí và biến quan sát
Tiêu chí

Biến quan sát


Tiêu chí 1:

X1: Lạm phát ở VN tăng mạnh so với Mỹ, làm tăng nhu cầu
của người VN đối với hàng hóa Mỹ, làm tăng lượng cầu Đô La
Mỹ và làm giảm giá Đồng nội tệ.

LẠM PHÁT (LP)

X2: Lạm phát ở VN tăng mạnh so với Mỹ, làm giảm nhu cầu
của người Mỹ đối với hàng hóa VN, làm giảm nguồn cung Đô
La Mỹ ra thị trường và làm giảm giá Đồng nội tệ.


23
X3: Lạm phát ở Mỹ tăng mạnh so với VN, làm giảm nhu cầu
của người VN đối với hàng hóa Mỹ, làm giảm lượng cầu Đô
La Mỹ và làm tăng giá Đồng nội tệ.
X4: Lạm phát ở Mỹ tăng mạnh so với VN, làm tăng nhu cầu
của người Mỹ đối với hàng hóa VN, làm tăng nguồn cung Đô
La Mỹ ra thị trường và làm tăng giá Đồng nội tệ.
Tiêu chí 2:
LÃI SUẤT (LS)

X5: Lãi suất thực ở VN tăng đáng kể so với Mỹ, nhà đầu tư
người VN giảm cầu Đô La Mỹ để gửi tiết kiệm VND vì lãi suất
VND trở nên hấp dẫn hơn, làm tăng giá Đồng nội tệ.
X6: Lãi suất thực ở VN tăng đáng kể so với Mỹ, nhà đầu tư
người Mỹ tăng lượng cung Đô La Mỹ ra thị trường để mở tài
khoản tiền gửi tại VN, làm tăng giá Đồng nội tệ.
X7: Lãi suất thực ở VN giảm nhiều so với Mỹ, nhà đầu tư

người VN tăng cầu Đô La Mỹ để gửi tiết kiệm USD vì lãi suất
USD trở nên hấp dẫn hơn, làm giảm giá Đồng nội tệ..
X8: Lãi suất thực ở VN giảm nhiều so với Mỹ, nhà đầu tư
người Mỹ giảm lượng cung Đô La Mỹ ra thị trường để mở tài
khoản tiền gửi USD, làm giảm giá Đồng nội tệ..
X9: Lãi suất danh nghĩa cao kéo theo lạm phát cao, tạo áp lực
giảm giá Đồng nội tệ, không còn đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư
nước ngoài vào thị trường VN.
X10: Lạm phát thấp làm cho lãi suất danh nghĩa thấp, giá Đồng
nội tệ tăng, thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường VN.

Tiêu chí 3:

X11: Mức thu nhập của người VN tăng mạnh, làm tăng
MỨC THU NHẬP nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Mỹ và làm giảm giá Đồng nội
tệ.
(TN)

X12: Mức thu nhập của người VN tăng mạnh làm tăng
lượng cung Đô La Mỹ để giao dịch hàng hóa và làm giảm
giá Đồng nội tệ.

X13: Mức thu nhập của người VN giảm mạnh, làm giảm
nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Mỹ và làm tăng giá Đồng nội
tệ.
X14: Mức thu nhập của người VN giảm mạnh, làm giảm
lượng cầu Đô La Mỹ trong giao dịch hàng hóa và làm tăng
giá Đồng nội tệ.
Tiêu chí 4:


X15: Hạn chế trao đổi ngoại tệ.

SỰ KIỂM SOÁT X16: Áp đặt hàng rào ngoại thương.
CỦA CHÍNH PHỦ

X17: Can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.


24
(KSCP)

X18: Tác động đến các yếu tố vĩ mô như: lạm phát, lãi
suất, mức thu nhập.
X19: Tác động đến các yếu tố vi mô như: Tăng/giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, áp mức thuế cao lên thu nhập từ lợi nhuận
trên đầu tư nước ngoài.

Tiêu chí 5:

X20: Thị trường ngoại hối phản ứng lại với các tin tức có
TỶ GIÁ KỲ VỌNG thể gây hiệu ứng trong tương lai.
TRONG
LAI (KV)

TƯƠNG X21: Nhà đầu tư tiền tệ dựa trên dự kiến thay đổi tỷ lệ lãi suất
ở các nước khác nhau.
X22: Các tín hiệu về thay đổi lãi suất trong tương lai làm thay
đổi tỷ giá hối đoái.
X23: Các tín hiệu về tình trạng kinh tế trong tương lai làm thay
đổi nhanh chóng tỷ giá hối đoái.

X24: Đầu tư tiền tệ trên thị trường mới nổi có thể tác động
đáng kể đến tỷ giá hối đoái.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 trình bày cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng; đồng thời là cơ sở lý thuyết nền tảng để xây
dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết bao gồm các khái niệm về tỷ giá hối đoái, cách xác
định tỷ giá hối đoái, cách niêm yết tỷ giá. Dựa trên các lý thuyết liên quan như: thuyết
ngang giá sức mua, ngang giá lãi suất, hiệu ứng fisher quốc tế và từ các nghiên cứu trước
có liên quan để xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái gồm năm biến
như sau: lạm phát, lãi suất, mức thu nhập, kiểm soát chính phủ và tỷ giá kỳ vọng trong
tương lai.
Chương tiếp theo sẽ trình bày rõ về phương pháp nghiên cứu của đề tài.


25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để xác định, đo lường và mô hình hoá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này, tác
giả nêu ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và Việt
Nam Đồng tại thị trường Việt Nam, so sánh sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa Đô La Mỹ và
Đồng tiền các nước như: Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam từ 02/11/2014 đến
02/11/2018.
Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng trên cơ sở suy diễn từ các lý thuyết và
mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước có sẵn, sau đó được kiểm định thông qua
các kỹ thuật thống kê. Do vậy, phương pháp nghiên cứu định lượng áp dụng cho đề tài
này là phù hợp.

Ngoài việc áp dụng nghiên cứu định lượng làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu
thì, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đề tài còn sử dụng các kỹ thuật trong nghiên cứu
định tính là phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Nhóm chuyên gia gồm n người
(giả sử là năm người) có chuyên môn, kiến thức chuyên sâu và hiểu biết sâu rộng về lĩnh
vực kinh tế - tài chính. Các chuyên gia được hỏi về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu
đề xuất dựa trên kết quả tổng quan lý thuyết, thảo luận để hiệu chỉnh mô hình và thang đo
nghiên cứu. Quy trình thảo luận nhóm được thực hiện theo hai bước: bước một các thành
viên trong nhóm trả lời bảng câu hỏi mở như của nhóm chuyên gia, bước hai đưa ra nhận
định Đồng ý, không Đồng ý hoặc hiệu chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
giữa Đô La Mỹ và Việt Nam Đồng trên bảng khảo sát được người nghiên cứu xây dựng
trước. Tiếp theo, thang đo và bảng câu hỏi khảo sát tiếp tục được hiệu chỉnh thông qua
nghiên cứu sơ bộ định lượng. Sau giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, nhóm phụ trách/tác giả
thực hiện nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi
khảo sát đã được hiệu chỉnh gửi tới các đáp viên là những người có kiến thức chuyên
môn, sự am hiểu về tài chính, sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và đang công tác tại


×