Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NHỮNG CON VẬT PHÁT SÁNG...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.44 KB, 7 trang )

Những con khỉ phát sáng đầu tiên trên thế giới
Hai nhà khoa học Nhật Bản dùng kỹ thuật cấy gene để tạo ra những con khỉ có chân tóc, da
và mạch máu phát quang màu xanh lục dưới ánh sáng đặc biệt.
> Chó phát sáng
Hai trong số 5 con khỉ lùn marmoset phát quang do hai nhà khoa học Nhật Bản
tạo ra. Ảnh: Nature.
Loài sứa có một gene giúp cơ thể sứa sản xuất protein phát quang trong các mô, nhờ đó mà
chúng phát ra ánh sáng. Erika Sasaki và Hideyuki Okano - hai nhà nghiên cứu của Đại học
Y khoa Keio (Nhật Bản) cấy gene của sứa vào cơ thể khỉ lùn marmoset. Họ sử dụng virus
để đưa gene vào phôi thai của khỉ trong ống nghiệm, sau đó đưa phôi vào tử cung của một
con khỉ cái. Con khỉ vừa sinh hạ 5 đứa con có protein phát quang trong mô.
"Sự ra đời của những con khỉ marmoset có protein phát quang là một bước tiến lớn trong
khoa học. Chúng sẽ trở thành động vật có ích trong các nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm,
các rối loạn về miễn dịch và thần kinh", tiến sĩ Gerald Schatten của Đại học Y khoa
Pittsburgh (Mỹ), nhận xét.
Hideyuki Okano cho biết, ông muốn sử dụng khỉ phát quang để tìm hiểu bệnh Parkinson
(liệt rung) và xơ cột bên teo cơ (ALS). Đây là hai bệnh thần kinh mà y học hiện đại chưa
tìm ra cách điều trị hiệu quả. Ngoài ra, những con khỉ này còn có thể giúp giới khoa học
tìm ra cách đối phó với nhiều bệnh khác. Okano chọn khỉ lùn marmoset để cấy gene vì
chúng sinh sản rất nhanh. Lũ khỉ sẽ truyền gene tạo protein sang con cháu của chúng.
Trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã tìm cách gây biến đổi gene của nhiều sinh vật
sống để chúng có thể phát quang. Chuột là loài có thể truyền đột biến gene cho các thế hệ
sau. Vì thế chúng luôn được sử dụng làm vật thí nghiệm trong những nghiên cứu về bệnh
của người. Tuy nhiên, việc sử dụng chuột gặp nhiều hạn chế. Chẳng hạn, khi nghiên cứu
bệnh Alzheimer (mất trí nhớ), các nhà khoa học không thể chụp cắt lớp não chuột ở độ
phân giải cao vì chúng quá bé.
"Do động vật linh trưởng có quan hệ gần gũi với con người so với chuột, việc tạo ra những
con khỉ marmoset phát quang sẽ giúp chúng ta có một loại động vật mới để làm thí
nghiệm", tiến sĩ Kieran Breen, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuộc Hiệp
hội bệnh Parkinson của Anh, phát biểu.
Protein phát quang được phân lập từ Aequorea victoria - loài sứa phát ra màu xanh lục khi


tiếp xúc với tia cực tím. Giới khoa học hy vọng loại protein này sẽ làm nên một cuộc cách
mạng trong lĩnh vực sinh học nói chung và công nghệ di truyền nói riêng. Những nhà khoa
học tìm ra nó đã được trao giải Nobel hóa học vào năm ngoái.
Những bức ảnh động vật kinh điển
Tạp chí National Geographic của Mỹ nổi tiếng thế giới về lĩnh vực thiên nhiên và môi trường
chọn lựa 10 bức ảnh động vật trong môi trường hoang dã được coi là những cột mốc được
đăng tải suốt một thế kỷ qua.
Bức ảnh đăng trên National Geographic số tháng 7/1906 này được coi là tác phẩm nhiếp ảnh
đầu tiên trên thế giới về thiên nhiên hoang dã. Tác phẩm của nhà bảo tồn George Shiras cũng
khởi đầu truyền thống về phóng sự ảnh thiên nhiên trên tạp chí chuyên ngành có nhiều ảnh
hưởng này.
Nhà nghiên cứu Jane Goodall đang cúi người để con tinh tinh Jou Jou chạm vào bà tại
Brazzaville, Congo. Bà tạo ra cuộc cách mạng trong ngành nghiên cứu động vật linh trưởng
bằng công trình khoa học thực hiện trong những năm 1960 tại khu bảo tồn Tanzania’s Gombe
Stream Game, nơi bà đã quan sát tinh tinh chế tác và sử dụng công cụ, một phát hiện mang
tính đột phá trong nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.
Bức ảnh của tiến sĩ George Schaller đầu những năm 1970 này là một trong những tác phẩm
tiên phong về loài báo tuyết trong môi trường hoang dã. Đây là một con cái thuộc loài Panthera
uncia đang ngồi nghỉ tại thung lũng tuyết Chitral ở Pakistan. Tạp chí National Geographic xuất
bản những bức ảnh đầu tiên về báo tuyết hoang dã trong số ra tháng 11/1971.
Bức ảnh chụp một con sói Bắc Cực đang thận trọng chạm thử mặt nước tại vùng cực bắc
Canada. Kể từ khi các cuộc thám hiểm vùng cực được hâm nóng từ đầu thế kỷ 20 với chuyến
đi Bắc Cực đầu tiên của Robert Peary và sau đó là chuyến thám hiểm Nam Cực của Roald
Amundsen, độc giả của tạp chí yêu cầu có thêm nhiều ảnh về các vùng đất và động vật mới ở
hai vùng lạnh giá này.
Bằng cách sử dụng công nghệ sinh trắc học từ xa, nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia Maurice
Hornocker cùng đồng nghiệp Howard Quigley đã vạch ra kế hoạch bảo tồn mang tính bước
ngoặt, nhằm bảo vệ loài hổ Siberia đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Trong ảnh là hai con hổ
thuộc loài quý hiếm này có tên Koucher và Niurka ở Gayvoron, Nga. Các thiết bị như GPS,
máy ảnh, máy thu phát vô tuyến đã giúp các nhà khoa học theo dõi từ xa những loài động vật

đang gặp nguy hiểm.
Một con hải cẩu Hawaii đang nằm nghỉ trên cát, dường như không biết đến thiết bị theo dõi
Crittercam gắn trên lưng. Thiết bị này được Greg Marshall thuộc tạp chí National Geographic
phát triển, gồm một hệ thống các camera thu thập hình ảnh video, âm thanh và số liệu về môi
trường, cho phép các nhà khoa học quan sát từ xa hành vi của các loài động vật.
Một chiếc camera tự động bí mật đã ghi được hình ành này về con hổ đang giải nhiệt bằng
cách đầm mình trong vũng nước ở Công viên quốc gia Bandhavgarh, Ấn Độ. Hệ thống chụp
ảnh này gồm một camera tự động bấm chụp khi tia hồng ngoại phát hiện động vật đi ngang
qua. Thiết bị này cho phép các chuyên gia về thiên nhiên hoang dã và nhiếp ảnh gia theo dõi
được số lượng các loài động vật đang gặp nguy hiểm và chụp được những bức ảnh cận cảnh
hiếm hoi về chúng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×