Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TỆP VÀ LÀM VIỆC VỚI TỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115 KB, 13 trang )

GIÁO ÁN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I. Giới thiệu chung
1. Tên hồ sơ dạy học
TỆP VÀ LÀM VIỆC VỚI TỆP
- Đối tượng: Học sinh lớp 11
Thời điểm: học kỳ 1 lớp 11
-Thời gian thực hiện: 3 tuần (hai tiết học lý thuyết và 1 tiết thực hành)
- Phương pháp dạy học: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
2. Nội dung của các môn học được tích hợp trong chủ đề.
Chủ đề “làm việc với têp” được biên soạn dựa trên kiến thức chính của Môn
Tin học lớp 11, có sự khai thác một số nội dung trong môn học, Cụ thể như sau:
- Môn Tin học 11: Trong chương trình môn Tin học 11, Chương 5: Tệp và
thao tác với tệp được biên soạn khá ngắn gọn, khái quát. Nội dung chính của
chương là thao tác với tệp và các kiến thức có liên quan. Tuy vậy đây là nội dung
khó, và có tính đa dạng, do vậy trong quá trình dạy học cần khai thác những kiến
thức có tính liên quan, bổ trợ cho các môn học khác nhằm bổ xung kiến thức cho
bài học, giúp học sinh hiểu sâu hơn về cách thao tác với tệp trong pascal
- Môn Toán học: Sử dụng kiến thức của môn Toán để tính toán đưa ra lời giải
cho các bài tập tin học ví dụ như: Giải các bài toán đố, các bài giải phương trình,
các điều kiện trong toán học để từ đó chuyển đổi từ ngôn ngữ toán học sang ngôn
ngữ tin học.
- Môn Tiếng Anh: Các câu lệnh, các khai báo, tên, chương trình, … đều sử
dụng ngôn ngữ Tiếng anh do đó cần hiểu ý nghĩa của từng câu, từng từ tiếng anh để
có thể đưa ra cách làm tổng quát và ngắn gọn nhất nhưng vẫn đầy đủ các trường
hợp của bài tập đã yêu cầu.
- Môn Vật lý: Nhằm giải quyết những bài toán Vật lý, hoặc những công thức
vật lý như bài tập ở ví dụ 2 bài 16 sách giáo khoa đưa ra.
Như vậy, có thể tích hợp các nội dung kiến thức nói trên để xây dựng một
chủ đề dạy học tích hợp liên môn và tổ chức dạy học cho học sinh. Sau khi học
xong chủ đề này học sinh sẽ có kiến thức tổng hợp. Từ đó học sinh vừa có đủ kiến
1




thức để hiểu sâu thêm về nội dung bài học vừa có điều kiện ôn lại những kiến thức
khác đã học và có liên quan đến bài.
3. Ý nghĩa của chủ đề
Tôi đã nghiên cứu chủ đề tích hợp liên môn Toán học, Vật lý, tiếng Anh vào
môn Tin học, tổ chức thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn. Tôi thấy:
Chủ đề tích hợp được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học.
+ Bảo đảm tính phức hợp đa kiến thức.
+ Bảo đảm tích hợp nội dung, phương pháp.
+ Bảo đảm gắn với thực tiễn và thiết thực với học sinh.
+ Phù hợp với năng lực, điều kiện và thời gian trong bối cảnh chung của nhà
trường hiện nay.
+ Bài học tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho học sinh học theo dự án
nhằm giúp học sinh khai thác vận dung nội dung tích hợp và phát triển một số kỹ
năng, năng lực chung.
Quy trình xây dựng chủ đề gồm các bước sau:
a) Phân tích nội dung chương trình của các môn tìm ra những nội dung chung
có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ
môn.
b) Lựa chọn nội dung các môn học có thể tích hợp trong một số chủ đề gắn
với thực tiễn đời sống của học sinh.
c) Dựa theo các nguyên tắc đã đề ra để lựa chọn chủ đề phù hợp.
Sau khi đã xây dựng được một số chủ đề tích hợp liên môn, tôi đã tổ chức
thực hiện dạy học các chủ đề theo phương pháp dạy học tích hợp liên môn tại
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc, với mục đích là tìm hiểu khả năng dạy học
các chủ đề tích hợp liên môn theo chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc. Vì đây là vấn đề mới và khó, nằm ngoài chương trình nên mỗi giáo viên chỉ
thử nghiệm với một chủ đề ở một lớp học sinh theo nhu cầu, năng lực của giáo

viên. Chúng tôi đã thống nhất các vấn đề về mục tiêu bài học, mục đích thực
nghiệm, sơ lược về tích hợp liên môn, phương pháp học và phương pháp dạy theo
chủ đề tích hợp, cũng như thống nhất về phương pháp đánh giá kết quả thực
nghiệm.
II. NỘI DUNG CHỦ ĐÊ
A. Mục tiêu dạy học
2

2


a/Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức đã học về tệp như biết các bước làm việc với tệp: gán
tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp; biết một số hàm và thủ tục chuẩn làm
việc với tệp trong bài 14, 15 của chương V thông qua ví dụ.
- Biết kiến thức Toán về cách tính khoảng cách tính độ dài giữa 2 điểm trong
mặt phẳng khi biết toạ độ của 2 điểm.
- Biết kiến thức Vật lí về các tính điện trở tương đương của các đoạn mạch.
- Biết kiến thức Tiếng Anh để hiểu nghĩa một số tên dành riêng, tên chuẩn trong
ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Ngoài ra cấn biết thêm kiến thức các môn học khác để vận dụng giải một số
bài tập.
b/Kỹ năng:
- Nhận biết được các cách hoạt động của tệp.
- Biết sử dụng các thủ tục và hàm liên quan để giải quyết bài toán.
- Nắm được chức năng của các thủ tục và hàm để thao tác với tệp.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn Toán, Vật lí,
Tiếng Anh để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
- Rèn luyện khả năng tư duy lôgíc cho học sinh.
- Phát triển tính sáng tạo, tư duy lôgíc Tin học của học sinh trong việc học

lập trình.
c/Thái độ: Thích thú học tìm hiểu và ham học hỏi các môn học tự nhiên, ham muốn
học ngôn ngữ lập trình để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
d/Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tin học
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm,
- Năng lực tạo sản phẩm và trình bày sản phẩm
- Năng lực tự nghiên cứu các vấn đề liên quan.
- Năng lực sử dụng công nghệ.
B. Nội dung
THAO TÁC VỚI TỆP
I/ Kiểu dữ liệu tệp
1. Vai trò của kiểu tệp
Tất cả các dữ liệu thuộc các kiểu dữ liệu đã xét đều được lưu trữ ở bộ nhớ
trong và do đó dữ liệu sẽ bị mất đi khi tắt máy. Với một số bài toán có dữ liệu lớn,
có yêu cầu lưu trữ để xử lý nhiều lần, cần có kiểu dữ liệu tệp.
Kiểu dữ liệu tệp có những đặc điểm sau:
3

3


- Kiểu dữ liệu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài và không bị mất đi khi
tắt điện.
- Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung
lượng đĩa.
2. Phân loại tệp và thao tác với tệp
Xét theo cách tổ chức dữ liệu, có thể phân tệp thành hai loại:
- Tệp văn bản: là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã
ASCII. Trong tệp văn bản, dãy ký tự kết thúc bởi ký tự xuống dòng hay ký tự kết

thúc tệp tạo thành một dòng.
Các dữ liệu dạng văn bản như sách, tài liệu, bài học, giáo án, các chương
trình nguồn viết bằng ngôn ngữ bậc cao, … thường được lưu trữ dưới dạng tệp văn
bản.
- Tệp có cấu trúc: là tệp mà các thành phần của nó, được tổ chức theo một
cấu trúc nhất định. Tệp nhị phân là một trường hợp riêng của tệp có cấu trúc. Dữ
liệu ảnh, âm thanh, … thường được lưu trữ dưới dạng tệp có cấu trúc.
Xét theo cách thức truy cập, có thể phân tệp thành hai loại:
- Tệp truy cập tuần tự: Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp
chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
- Tệp truy cập trực tiếp: Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng
cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.
II/ Thao tác với tệp
1.Khai báo
Khai báo biến tệp văn bản có dạng
Var <tên biến tệp>: text;
2.Thao tác với tệp
a/ Gắn tên tệp
- Mỗi tệp đều có một tên tệp để tham chiếu
- Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu.
- Để thao tác với tệp,ta phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng
thủ tục
Assign (<biến tệp>,<tên tệp>);
b/ Mở tệp
- Tệp có thể dùng để chứa kết quả ra hoặc dữ liệu vào, trước khi mở tệp, biến
tệp phải được gắn tên tệp bằng thủ tục assign.
- Câu lệnh dùng thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu có dạng:
Rewrite(<biến tệp>);
4


4


Thủ tục mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp.
c/ Đọc/ghi tệp văn bản
- Việc đọc tệp văn bản giống như nhập từ bàn phím
- Việc ghi dữ liệu ra tệp văn bản giống như ghi ra màn hình. Dữ liệu trong
tệp văn bản được chia thành các dòng.
- Câu lệnh thủ tục đọc có dạng
Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
hoặc readln(<biến tệp>,<danh sách biến>);
- Câu lệnh thủ tục ghi có dạng
write(<biến tệp>,<danh sách biến>);
hoặc writeln(<biến tệp>,<danh sách biến>);
d/ Đóng tệp
- Việc đóng tệp là đặc biệt quan trọng sau khi ghi dữ liệu, khi đó hệ thống
mới thực sự hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp.
- Câu lệnh thủ tục đóng tệp có dạng:
Close(<biến tệp>);
III. Ví dụ làm việc với tệp.
Ví dụ 1: Chương trình tính khoảng cách
-

program Khoang_cach;
var d:real;
f:text;
x,y:integer;
Begin
assign(f,'TRAI.INP');
reset(f);

while eof(f) do
begin
read(f,x,y);
d:=sqrt(x*x+y*y);
writeln('Khoang cach: ',d:10:2);
end;
close(f);
end.

Ví dụ 2: Chương trình tính tổng điện trở.
program Dientro;
var r1,r2,r3:real;
a:array[1..5] of real;
i:byte;
f1,f2:text;
Begin
assign(f1,'RESIST.DAT');
reset(f1);

5

5


assign(f2,'RESIST.EQU');
rewrite(f2);
while not eof(f1) do
begin
readln(f1,r1,r2,r3); a[1]:=r1*r2*r3/(r1*r2+r1*r3+r2*r3);
a[2]:=r1*r2/(r1+r2)+r3;

a[3]:=r1*r3/(r1+r3)+r2;
a[4]:=r2*r3/(r2+r3)+r1;
a[5]:=r1+r2+r3;
for i:=1 to 5 do write(f2,a[i]:9:3,' ');
writeln(f2);
end;
close(f1);
close(f2);
end.

5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Giáo án: Soạn trên bộ phần mềm MicroSoft Word
- Bài giảng: Soạn trên bộ phần mềm MicroSoft PowerPoint
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên theo chương trình chuẩn.
- Máy chiếu, máy tính xách tay, bảng
- Tìm hiểu kiến thức Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và tiếng Anh liên quan
đến bài dạy,…
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
a/Tiến trình bài học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: + Ôn lại kiến thức đã học ở bài 14, 15
+ Vận dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Nhắc lại kiến thức cũ.
- Gọi 1 HS nhắc lại các hàm - HS liên hệ kiến thức cũ và - Ghi lại những hàm
và thủ tục liên quan đến tệp. môn Tiếng Anh trả lời câu và thủ tục mà HS1
- Gọi HS vẽ lại sơ đồ thao hỏi.

đã nêu.
tác với tệp.
Var <tên biến tệp>:text;
Assign(<biến tệp>,tệp>);
Rewrite(<biến tệp>);
- Gọi 1 HS khác nhận xét và ...
bổ sung cho đầy đủ.
- Nhận xét và bổ sung thêm
- Nhận xét chung về ý kiến các hàm, thủ tục còn còn
6

6

- Bổ sung những
thiếu sót của HS1.
- Đánh số thứ tự trên
các hàm thủ tục đã


của 2 HS đã trình bày.
thiếu.
ghi ở bảng.
2. Giới thiệu bài mới
- HS Lắng nghe lời giảng
- Nêu lên vai trò của tệp của GV.
trong việc xử lý và lưu trữ
thông tin, áp dụng vào thực - HS hướng theo sự dẫn dắt
tế. ( Sơ lược VD1)
của GV để đi vào VD 1.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu VD1 và VD2.
- Mục tiêu : Giúp HS hiểu được nội dung chương trình, biết đầu vào, đầu ra
của chương trình.
- Nội dung: VD1 SGK, tính khoảng cách giữa trại Hiệu trưởng và trại của
từng GVCN.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động của thầy
1. Tìm hiểu VD 1.
- Gọi 1 HS đọc VD1
- Nhấn mạnh những điểm
quan trọng cần lưu ý trong
VD1.
- Gợi ý cách giải quyết bài
toán, để giải được bài bài
toán này ta cần phải nắm
được công thức tính khoảng
cách giữa 2 điểm.
- Nhắc lại công thức tính
khoảng cách giữa 2 điểm
trên mặt phẳng toạ độ.
- ? Trong VD này ta cần tổ
chức và lưu trữ dữ liệu trong
tệp ở dạng nào ?
- ? Các thao tác liên quan
đến tệp được sử dụng trong
VD này gồm những gì ?

Hoạt động của trò
- Theo dõi VD1.
- Lắng nghe hướng dẫn của

GV.

- Ghi lại công thức
- HS liên hệ kiến thức Toán tính khoảng cách
về tính khoảng cách giữa 2 giữa 2 điểm A và B
điểm trong mặt phẳng khi lên bảng để HS nắm
biết trước toạ độ 2 điểm.
rõ.
d = ( x A − xB ) 2 + ( y A − y B ) 2

Vậy công thức tính
- HS trả lời : Cần tổ chức khoảng cách từ gốc
và lưu trữ tệp ở dạng văn toạ độ O đến điểm có
bản.
toạ độ (x,y) như sau:
- HS trả lời :
Khai báo biến tệp.

7

Nội dung

7

d = x2 + y2


- ? Các hàm và thủ tục nào
sẽ sử dụng trong VD này ?


- ? Hàm Eof(<biến tệp>) có
chức năng gì ?
- ? Có thể thay thế lệnh
While..do
bằng
lệnh
For..to..do được không ?
- Kết luận lại những vấn đề
đã nêu.
- Thực hiện chạy chương
trình cho HS quan sát và
thấy được kết quả.

Gắn tên tệp.
Mở tệp để đọc dữ liệu.
Hiện kết quả ra màn
hình.
Đóng tệp.
- HS trả lời : Các hàm sẽ
sử dụng là:
Var
Assign
Reset
While..do
Eof
Read
Writeln
Close
- HS trả lời: Trả về kết quả
là True nếu con trỏ chỉ ở

cuối tệp.
- Không, vì không biết
trước số lượng phần tử của
tệp.
- Lắng nghe giải thích của
thầy.
- Theo dõi quá trình thực
hiện chương trình của GV.

2. Tìm hiểu VD2.
- Gọi HS đọc VD2.
- Nhắc lại công thức tính
địên trở tương đương của 3 - Theo dõi VD2 trong SGK.
điện trở mắc song song.
- HS lắng nghe lời giảng
8

8

Var <tên biến tệp>:
text;
Assign(<biến tệp>,
<tên tệp>);
Reset(<biến tệp>);
While…do
Eof(<biến tệp>);
Read(tệp>,<DS biến>);
Writeln(<biến tệp>);
Close(<biến tệp>);

- Chiếu nội dung
chương trình lên
bảng và thực hiện.
program
Khoang_cach;
var d:real;
f:text;
x,y:integer;
Begin
assign(f,'TRAI.INP
');
reset(f);
while eof(f)
do
begin
read(f,x,y);
d:=sqrt(x*x+y*y);
writeln('Khoang
cach: ',d:10:2);


- Gọi HS trình bày cách tính
điện trở tương đương của
các điện trở được mắc như
trong hình 1 đến 5.
- Nhận xét và sửa sai.
- Gọi HS chuyển các biểu
thức tính điện trở tương
đương trên sang dạng biểu
diễn của Pascal ?

- Cho HS đọc qua nội dung
CT của VD2.
- ? Mảng a dùng để làm gì?
- ? Dòng lệnh For..to.. do có
ý nghĩa gì?

của GV.
- HS liên hệ kiến thức Vật lí
về tính điện trở tương
đương của các đoạn mạch.

end;
close(f);
end.

- Ghi lại công thức
- HS lên bảng ghi cách tính tính điện trở tương
điện trở tương đương các đương của 3 điện trở
mạch điện.
mắc song song.
- Ghi lại kết quả điện
trở tương đương do
- HS lên bảng chuyển các HS trình bày.
biểu thức tính điện trở + Sơ đồ 1
tương đương trên sang dạng
R1 R2 R3
R=
biểu diễn trong Pascal.
R1 R2 + R1 R3 + R2 R3


+ Sơ đồ 2
-? Tại sao phải dùng 2 hàm - HS nhìn lên bảng để theo
RR
R = 1 2 + R3
Close?
dõi, sau đó đưa ra nhận xét.
R1 + R3
+ Sơ đồ 3
- Tổng kết lại CT của VD2
RR
R = 1 3 + R2
- Yêu cầu HS về tìm hiểu lại
R1 + R3
VD2 qua sự hướng dẫn trên - Theo dõi nội dung CT của + Sơ đồ 4
lớp.
VD2 trong SGK.
RR
R = 2 3 + R1
R2 + R3
- HS trả lời: Dùng để lưu
kết quả điện trở tương + Sơ đồ 5
đương của 3 điện trở được R = R1 + R2 + R3
mắc theo 5 cách như hình - Bổ sung thêm cho
- Thực hiện chạy chương vẽ.
hoàn chỉnh. .
trình cho HS quan sát và - Vì CT dùng 2 biến tệp - Chiếu nội dung
thấy được kết quả.
f1và f2 nên ta phải dùng 2 chương trình lên
hàm Close để đóng 2 tệp bảng và thực hiện.
đó.


- Theo dõi quá trình thực
hiện chương trình của GV.
9

9

program Dientro;
var r1,r2,r3:real;
a:array[1..5] of
real;
i:byte;
f1,f2:text;
Begin


assign(f1,'RESIST.DA
T');
reset(f1);
assign(f2,'RESIST.EQ
U');
rewrite(f2);
while not
eof(f1) do
begin
readln(f1,r1,r2,r3);
a[1]:=r1*r2*r3/
(r1*r2+r1*r3+r2*r3);
a[2]:=r1*r2/
(r1+r2)+r3;

a[3]:=r1*r3/
(r1+r3)+r2;
a[4]:=r2*r3/
(r2+r3)+r1;
a[5]:=r1+r2+r3;
for i:=1 to 5 do
write(f2,a[i]:9:3,'
');
writeln(f2);
end;
close(f1);
close(f2);
end.

* Hoạt động 3: Củng cố kiến thức đã học trong chương V.
- Những nội dung đã học.
+ Các thao tác xử lý tệp:
 Gán tên tệp.
 Mở tệp.
 Đọc, ghi dữ liệu vào tệp.
 Đóng tệp.
* Hoạt động 4: Dặn dò và ra bài tập về nhà.
- Cần nắm vững cách làm việc với tệp.
Bài tập đề ghị
Bài tập 1: Nhập vào 1 xâu kí tự trong tệp in.txt, đếm xem có bao nhiêu kí tự và ghi
lại kết quả vào tệp out.txt.
Bài giải:
10

10



Var f: TEXT;
x:Char;
d:Integer;
Begin
d:=0;
Assign(f,'IN.TXT');
Reset(f);
While not eof(f) do Read(f,x); d:=d+1;
Close(f);
Assign(f,'OUT.TXT');
Rewrite(f) ;
Write(f,'So kt trong tep int.txt la ',d);
Close(f);
End.
Bài tập 2:
Nhập 2 số m, n từ bàn phím, sau đó sinh ngẫu nhiên m ×n số nguyên ngẫu nhiên có
giá trị từ 15 đến 300 để ghi vào file BANG.TXT. Sau đó thực hiện các yêu cầu sau:
a) In m×n số đã sinh dạng ma trận m dòng, n cột.
b) In ra các số chính phương.
Yêu cầu: không được dùng mảng 2 chiều để lưu trữ dữ liệu.
HƯỚNG DẪN
Do yêu cầu không được dùng mảng 2 chiều để lưu trữ dữ liệu nên ta sẽ đọc file đến
đâu, xử lí đến đấy.
- Để sinh các số ngẫu nhiên từ a đến b, ta dùng biểu thức a + random(b-a+1).
- Để kiểm tra số k có phải là số chính phương không, ta lấy căn bậc 2 của k,
làm tròn rồi bình phương. Nếu kết quả bằng k thì k là số chính phương. Tức
là kiểm tra sqr(round(sqrt(k))) = k.
Bài tập 3:

Nhập một mảng 2 chiều m dòng, n cột từ file BANGSO.TXT. Cấu trúc file như
sau: dòng đầu là 2 số m và n, cách nhau bằng dấu cách, m dòng sau, mỗi dòng n số
nguyên.
a)Hãy in ra những số là số nguyên tố của mảng.
b)Tìm vị trí phần tử lớn nhất trong mảng.
c)Sắp xếp mỗi dòng của mảng tăng dần và in ra mảng dạng ma trận.
HƯỚNG DẪN
11

11


Ta khai báo một mảng 2 chiều và nhập dữ liệu từ file vào mảng. Quá trình
nhập từ file văn bản giống như nhập từ bàn phím, không cần thực hiện kiểm tra dữ
liệu.
Để sắp xếp mảng theo yêu cầu, ta thực hiện sắp xếp từng dòng của mảng
bằng cách viết một thủ tục sắp xếp (kiểu đổi chỗ cho đơn giản) coi mỗi dòng của
mảng như 1 mảng 1 chiều.
b/ Tài liệu hỗ trợ
- Các trang web và phần mềm máy tính phù hợp với năng lực của học sinh và
cung cập đầy đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện chủ đề.
- Các loại tài liệu cần thiết liên quan đến chủ đề, tài liệu về lập trình pascal.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Nội dung:
1. Về kiến thức:
Đánh giá ở 3 cấp độ:
a. Nhận biết
b. Thông hiểu
c. Vận dụng (cấp độ thấp, cấp độ cao)
2. Về kĩ năng:

Đánh giá:
- Rèn luyện năng giải bài toán bằng cách lập phương trình
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải bài toán bằng cách lập
phương trình.
3. Về thái độ:
Đánh giá thái độ học sinh:
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên
quan.
* Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh
Bảng tổng hợp kết quả của học sinh lớp 11A2 (33 Học sinh)
Đáp án A
Đáp án B
Đáp án C
Đáp án D
Câu
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
hỏi
lượng
lượng
lượng
lượng

20
25
05
25%
05
25%
05
05
25%
câu
%
12

12


- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (các nhóm, tổ)
- Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS (Phụ lục)
* Nhận xét: Sau khi áp dụng bài dạy tích hợp liên môn, tôi thấy rằng chất
lượng qua kiểm tra đã được nâng lên đáng kể. Đặc biệt là đối với học sinh trung
bình đã có những tiến bộ rõ rệt. Và một vấn đề hết sức quan trọng đó là đã kích
thích các em cố gắng học các môn học tự nhiên hơn.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Hệ thống các bước thao tác với tệp (vẽ lại sơ đồ thao tác với tệp vào giấy
A4, hs cả lớp) -> Vẽ sơ đồ tư duy.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên vào giấy A4 (theo nhóm, tổ) (Phụ lục)
- Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học sinh. (cả lớp)(Phụ lục)
- Hình ảnh về quá trình dạy học:

13


13



×