Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Sổ tay vận hành lọc dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.69 KB, 60 trang )

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT

SỔ TAY VẬN HÀNH

PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ NƯỚC CHUA
PHÂN XƯỞNG 018


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev

:0

Chương : 0
Trang
: 2/ 62

8474-018-SP-1511-101-1

MỤC LỤC
I.CƠ SỞ THIẾT KẾ:...........................................................................................................................................................................
1.1.Nhiệm vụ của phân xưởng:..................................................................................................................................................
1.2. Đặc điểm dòng nguyên liệu:...............................................................................................................................................


1.3.Tiêu chuẩn sản phẩm:..........................................................................................................................................................
1.4.Cân bằng vật liệu:.................................................................................................................................................................
1.5. Các điều kiện biên :.............................................................................................................................................................
1.6. Đặc điểm thiết kế:...............................................................................................................................................................
1.7. Các dòng thải khí và lỏng:...................................................................................................................................................
2.MÔ TẢ CÔNG NGHỆ:..................................................................................................................................................................
2.1.Mô tả dòng công nghệ:......................................................................................................................................................
3.MÔ TẢ QUÁ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PHÂN XƯỞNG :......................................................................................................................
3.1.Mô tả điều khiển dòng :.....................................................................................................................................................
3.2.Điều kiện vận hành :...........................................................................................................................................................
3.3.Các biến công nghệ:...........................................................................................................................................................
3.4.Điều khiển liên phân xưởng:..............................................................................................................................................
3.5.Bộ cung cấp nguồn liên tục (UPS) :....................................................................................................................................
3.6.Mô tả điều khiển phức tạp:...............................................................................................................................................
4.NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHỤ TRỢ, HÓA CHẤT VÀ XÚC TÁC..........................................................................................................
4.1.Tiêu thụ phụ trợ:................................................................................................................................................................
4.2.Xúc tác và hóa chất:...........................................................................................................................................................
4.3.Sử dụng hóa chất:..............................................................................................................................................................
5.QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO VIỆC KHỞI ĐỘNG LẦN ĐẦU:.........................................................................................................
5.1.Kiểm tra tổng quát:............................................................................................................................................................
5.2.Rửa đường ống:.................................................................................................................................................................
5.3.Tuần hoàn nước:.................................................................................................................................................................
5.4.Kiểm tra rò rỉ (tại 8kg/cm2g)..............................................................................................................................................
5.5.Nạp xúc tác:........................................................................................................................................................................
5.6.Làm sạch bằng hóa chất.....................................................................................................................................................
6.Khởi động lần đầu và khởi động bình thường:........................................................................................................................
6.1.Tổng quan quá trình khởi động:.........................................................................................................................................


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev

:0

Chương : 0
Trang
: 3/ 62

6.2.Các bước chuẩn bị cuối cùng:............................................................................................................................................
6.3.Quá trình làm sạch và làm trơ hệ thống:...........................................................................................................................
6.4.Nạp liệu và khởi động (bao gồm tuần hoàn và gia nhiệt):................................................................................................
6.5.Quá trình vận hành bình thường :.....................................................................................................................................
6.6.Các chế độ vận hành :........................................................................................................................................................
7.QUÁ TRÌNH NGỪNG HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG:..................................................................................................................
7.1.Tổng quan quá trình ngừng hoạt động :............................................................................................................................
7.2.Thông báo quá trình ngừng hoạt động :............................................................................................................................
7.3.Giảm tốc độ nạp liệu :........................................................................................................................................................
7.4. Cắt dòng nạp liệu, ngừng hoạt động và cô lập phân xưởng............................................................................................
7.5.Quá trình làm sạch bằng khí và hơi nước :........................................................................................................................
7.6.Chuẩn bị cho quá trình bảo dưỡng :..................................................................................................................................
8.QUY TRÌNH NGỪNG HOẠT ĐỘNG KHẨN CẤP:..........................................................................................................................
8.1.Tổng quan quá trình ngừng hoạt động khẩn cấp:.............................................................................................................
8.2. Mất nguồn điện:................................................................................................................................................................
8.3. Mất nguồn nguyên liệu :...................................................................................................................................................

8.4.Mất nguồn hơi nước..........................................................................................................................................................
8.5. Mất khí điều khiển :..........................................................................................................................................................
8.6. Mất nguồn nước làm mát :...............................................................................................................................................
8.7. Hỏng về cơ khí :.................................................................................................................................................................
9.CÁC QUI TRÌNH VÀ THIẾT BỊ AN TOÀN:.....................................................................................................................................
9.1.Thiết bị an toàn áp suất :....................................................................................................................................................
9.2.Cài đặt hệ thống cảnh báo :...............................................................................................................................................
9.3.Cài đặt hệ thống ngừng khẩn cấp :....................................................................................................................................
9.4.Sơ đồ hệ thống ngừng khẩn cấp :......................................................................................................................................
9.5.Sơ đồ nguyên nhân và tác động:.......................................................................................................................................
9.6.Bảng dữ liệu về chất độc hại:.............................................................................................................................................
9.7.Bảng ghi nhớ về an toàn (Safegaurding memorandum):..................................................................................................
10.DỮ LIỆU THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA:..........................................................................................................................................
10.1. Van điều khiển và thiết bị đo:.........................................................................................................................................
10.2. Tấm orifice :.....................................................................................................................................................................
11. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH:..............................................................................................................................................................
11.1.Danh sách thiết bị :..........................................................................................................................................................


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev

:0


Chương : 0
Trang
: 4/ 62

11.2.Thiết bị quay lớn :.............................................................................................................................................................
11.3.Các lò đốt :........................................................................................................................................................................
12.PHÂN TÍCH :.............................................................................................................................................................................
12.1.Lịch lấy mẫu và kiểm tra :.................................................................................................................................................
12.2.Thiết bị phân tích trực tiếp (online):................................................................................................................................
13. ĐIỀU KHIỂN CÔNG NGHỆ :.....................................................................................................................................................
13.1.Hệ thống điều khiển phân tán (DCS):..............................................................................................................................
13.2.Hệ thống bảo vệ thiết bị tự động hóa (IPS) và hệ thống an toàn:..................................................................................
13.3.Phòng điều khiển:............................................................................................................................................................
14.CÁC BẢNG VẼ:..........................................................................................................................................................................
14.1.Sơ đồ mặt bằng và phân loại các vùng nguy hiểm:.........................................................................................................
14.2.Sơ đồ dòng và sơ đồ lựa chọn vật liệu:...........................................................................................................................
14.3.Sơ đồ đường ống và thiết bị điều khiển:.........................................................................................................................
14.4.Các bảng vẽ khác :............................................................................................................................................................
TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM.......................................................................................................................................................................


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA
VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev


:0

Chương : 1
Trang
: 5/ 62

I.CƠ SỞ THIẾT KẾ:
1.1.Nhiệm vụ của phân xưởng:
Phân xưởng xử lý nước chua (SWS) được thiết kế để xử lý các dòng nước chua được
phối trộn từ phân xưởng CDU, NHT, RFCC, LCODHT, hệ thống đuốc chua và CCR.
Nước đã qua xử lý được đưa đến phân xưởng CDU sử dụng để tách muối hoặc đến phân
xưởng ETP.
Phân xưởng xử lý nước chua SWS được thiết kế với lưu lượng nguyên liệu 82.91 m 3/h và
74.2m3/h tương ứng với trường hợp chạy dầu hỗn hợp và dầu Bạch Hổ. Phân xưởng này có
khả năng vận hành với công suất từ 40% đến 100% lưu lượng thiết kế.

1.2. Đặc điểm dòng nguyên liệu:
Nguyên liệu của phân xưởng SWS được kết hợp các dòng nước chua đến từ phân xưởng
CDU, NHT, RFCC, LCODHT, hệ thống đuốc chua và CCR.
Thông thường, dòng nguyên liệu đến từ hệ thống đuốc chua và CCR là không có dòng.
Nếu có thì lưu lượng ít và thành phần thay đổi. Do đó, các dòng này không được sử dụng
tính toán trong quá trình thiết kế.
a. Thành phần nguyên liệu theo thiết kế :
Thành phần nguyên liệu theo thiết kế của dòng nước chua đến phân xưởng như sau :
i.

Trường hợp chạy dầu Bạch Hổ :

Thành phần

LCOHDT

CDU

NHT

RFCC

H2S

wt.ppm

300

100

300

23900

NH3

wt.ppm

200

50

1600


29800

Phenols

wt.ppm

-

-

500

-

Cyanides

wt.ppm

-

-

20

-

CDU

NHT


RFCC

ii. Trường hợp chạy dầu hỗn hợp :
Thành phần
LCOHDT
H2S

wt.ppm

300

100

3720

26752

NH3

wt.ppm

200

50

2080

13371

Phenols


wt.ppm

-

-

500

-

Cyanides

wt.ppm

-

-

20

-


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)


Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 1
Trang
: 6/ 62

b. Công suất nguyên liệu theo thiết kế :
Tổng công suất nguyên liệu theo thiết kế đến phân xưởng SWS như sau :
Lưu lượng nguyên liệu theo thiết kế (tấn/h)
Phân xưởng
Dầu Bạch Hổ

Dầu hỗn hợp

CDU

30.0

30.0

NHT

5.0

5.0

RFCC

36.0


36.2

LCOHDT

3.2

10.4

TOTAL

74.2

81.6

1.3.Tiêu chuẩn sản phẩm:
Phân xưởng SWS được thiết kế để đạt được tiêu chuẩn của dòng nước được đề cập ở mục
1.2 sau khi được xử lý như sau :
Tính chất

Tiêu chuẩn

Hàm lượngH2S

10 wt.ppm max (ASTM D4658)

Hàm lượng NH3

50 wt.ppm max (ASTM D1426)


1.4.Cân bằng vật liệu:
Toàn bộ cân bằng vật chất của phân xưởng SWS như sau :
Trường hợp dầu Bạch Hổ :
Vận hành bình thường
T-1801

T-1802

dùng hơi trực tiếp dùng hơi trực tiếp
[kg/h]

[kg/h]

[kg/h]

74200

74200

74200

Nước làm mát bổ sung

222

222

120

Hơi trung áp cho quá trình tách


n/a

n/a

8055

Hơi thấp áp cho quá trình tách

n/a

17512

n/a

a). Các dòng đến SWS
Nước chua đến SWS

b). Các dòng ra khỏi SWS


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0

Chương : 1
Trang
: 7/ 62

Nước xử lý đến CDU

37345

37345

37345

Nước xử lý đến ETP

36747

54261

44703

Khí Off gas đến SRU Incine.

230

228

227

Khí Off gas đến SRU


100

100

100

Cho dầu hỗn hợp
Vận hành thông thường
T-1801
dùng hơi trực tiếp
[kg/h]

[kg/h]

81618

81618

n/a

17800

Nước xử lý đến CDU

40725

40725

Nước xử lý đến ETP


40073

57862

821

831

a). Các dòng đến SWS
Nước chua đến SWS
Hơi thấp áp cho quá trình tách
b). Các dòng ra khỏi SWS

Khí Off gas đến SRU (tương lai)

1.5. Các điều kiện biên :
Các điều kiện giới hạn biên cho dòng nguyên liệu và dòng sản phẩm chính cho phân xưởng
SWS như sau :
Điều kiện vận hành

Tên dòng

Áp suất,kg/cm2g

Nhiệt độ, °C

Nước chua đến SWS

3


45

Nước được xử lý đến CDU

3.5

50

Nước được xử lý đến ETP

2.5

50

Dòng khí H2S tới SRU

0.7

90

Dòng khí NH3 tới SRU Incine.

0.7

90

1.6. Đặc điểm thiết kế:
Phân xưởng SWS có đặc điểm thiết kế như sau :
1.6.1. Vận hành tháp :
Chế độ vận hành của phân xưởng SWS phụ thuộc vào loại dầu thô. Phân xưởng SWS có

hai chế độ vận hành để tách khí chua :


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

-

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 1
Trang
: 8/ 62

Chế độ vận hành 2 tháp đối với dầu Bạch Hổ :

Dòng khí chua từ đỉnh tháp tách H 2S được rửa ở lớp đệm để loại bỏ NH3 và sau đó đưa đến
phân xưởng SRU để thu hồi lưu huỳnh. Và dòng khí từ đỉnh tháp tách NH 3 được đưa đến
SRU incinerator.
-

Chế độ vận hành 1 tháp đối với dầu hỗn hợp :
Dòng khí chua từ đỉnh tháp tách NH3 được đưa tới SRU incinerator.
Chú ý: trong dự án này phân xưởng SRU được thiết kế cho dầu Bạch Hổ.
1.6.2. Quá trình đun sôi lại :


Để giảm lượng nước thải bỏ, tháp tách sử dụng quá trình đun sôi lại để tạo ra hơi nước
bằng một thiết bị đun sôi ngoài sử dụng hơi nước trung áp cho T-1801 và hơi nước cao áp
cho T-1802, nước ngưng tụ cao áp và trung áp được thu hồi ở hệ thống ngưng tụ nước
ngưng.
Trong trường hợp thiết bị đun sôi lại bị hỏng, hơi nước thấp áp sẽ đưa trực tiếp vào tháp
T-1801 và hơi nước trung áp sẽ đưa trực tiếp vào tháo T-1802.
Dòng nước xử lý tuần hoàn trở lại được thiết kế với lưu lượng đáp ứng với trường hợp
dòng hơi trực tiếp đưa vào.
1.6.3. Bơm tuần hoàn hồi lưu :
Để giảm tối thiểu hàm lượng nước chứa trong dòng off-gas, tháp T-1801 tận dụng dòng
khí làm lạnh tuần hoàn hồi lưu với toàn bộ pha lỏng. Một phần sản phẩm đỉnh được ngưng
tụ để tránh trộn lẫn tạo thành chất ăn mòn.
1.6.4. Phun hóa chất :
Hệ thống phun hóa chất thiết kế để chống lại hiện tượng tạo bọt trong tháp tách và bảo
vệ chống lại quá trình ăn mòn mạnh của cyanide.
Phun chất chống tạo bọt để làm giảm hiện tượng tạo bọt trong tháp tách ở phân xưởng
SWS và cũng như cho việc chống tạo bọt trong tháp tái sinh Amin.
Có một đường dự phòng cho việc kết nối trong tương lai để đưa dòng dung dịch kiềm vào
trong trường hợp xảy ra sự cố axit hóa các amonia.
1.6.5. Bể chứa nước chua :
Bể chứa nước chua TK-1801 cho phép sử dụng khi phân xưởng ngừng hoạt động và được
thiết kế có công suất chứa được 2 ngày. Trong quá trình vận hành bình thường, bể chứa
không được sử dụng và để trống.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)


Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 1
Trang
: 9/ 62

Để ngăn ngừa khí từ TK-1801 khi nước chua được lưu trữ, bể chứa được phủ một lớp
kerosen trên bề mặt nước lấy từ phân xưởng KTU. Có các thiết bị phụ trợ để tháo bỏ và thay
thế lớp kerosen này theo định kỳ.

1.7. Các dòng thải khí và lỏng:
Tham khảo bảng tóm tắt ở dưới đây :


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 1
Trang
: 10/ 62



TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev

:0

Chương : 1
Trang
: 11/ 62


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 2
Trang
: 12/ 62

2. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ:

2.1.Mô tả dòng công nghệ:
2.1.1 Chuẩn bị nạp liệu:
Dòng nước chua đến từ các phân xưởng CDU, NHT, RFCC, LCOHDT, hệ
thống đuốc chua và CCR được trộn lại và sau đó đưa vào bình Surge Drum D-1801
để tách khí hydrocarbon và gạt bỏ các váng dầu trên bề mặt. Những dòng nước này
có thể chứa các hydrocarbon bị cuốn theo, có thể là nguyên nhân sự cố trong quá
trình vận hành nếu không được loại bỏ. Vì thế, các pha hydrocarbon trong bình D1801 được phân tách ra khỏi nước và dầu được tách ra được đưa tới bể chứa Light
Slop Oil TK-5604 bằng bơm P-1801A/B qua bộ điều khiển mức dầu hoạt động
theo kiểu khởi động/dừng.
D -1801 gồm có bộ điều khiển áp suất phân chia khoảng để đưa N 2 vào (áp suất
thấp) hoặc đưa N2 và khí thải đến hệ thống đuốc chua khi áp suất đạt lớn hơn giá trị
cài đặt.
2.1.2 Quá trình tách H2S/NH3:
Phân xưởng SWS có hai chế độ vận hành để tách khí chua:
-

Chế độ vận hành 2 tháp đối với dầu Bạch Hổ:
Đầu tiên dòng khí chua từ đỉnh tháp tách H 2S được xử lý để loại bỏ NH3 và đưa
đến phân xưởng SRU. Và dòng khí từ đỉnh tháp tách NH 3 được đưa đến SRU
incinerator.

-

Chế độ vận hành 1 tháp đối với dầu hỗn hợp:
Dòng khí chua từ đỉnh tháp tách NH3 được đưa tới SRU incinerator.
Chú ý: trong dự án này phân xưởng SRU được thiết kế cho dầu Bạch Hổ.

2.1.3 Quá trình tách H2S/NH3 trong trường hợp vận hành 2 tháp:
Dòng nước chua từ D -1801 được bơm tới đĩa số 1 của tháp tách H 2S (T-1802)
sau khi được gia nhiệt sơ bộ tại E-1801, bằng bơm P-1802A/B thông qua điều

khiển dòng. Bộ điều khiển mức của D-1801 kích hoạt bộ điều khiển lưu lượng
dòng nguyên liệu đến T-1802 bằng cách cài đặt lại lưu lượng nguyên liệu tới T1802..


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 2
Trang
: 13/ 62

Tháp T - 1802 gồm có một lớp đệm và 24 đĩa. Áp suất vận hành ở đỉnh tháp là
6.0 kg/cm2g. Dòng khí tách ra khỏi nước chua được tiếp xúc ngược chiều với dòng
nước làm lạnh ở lớp đệm để duy trì nhiệt độ 90 0C và loại bỏ NH3 trong dòng khí đi
ra đỉnh.
Dòng nước làm mát cung cấp cho bể chứa D-1806 từ hệ thống nước làm mát
của nhà máy thông qua bộ điều khiển mức. Dòng nước làm lạnh này được đưa đến
đỉnh của lớp đệm trong tháp T-1802 bằng bơm P-1810A/B. Lưu lượng dòng nước
làm mát được cài đặt tại bộ điều khiển FIC-017 bằng cách điều chỉnh chu trình làm
việc của bơm. Bộ điều khiển nhiệt độ đỉnh của T-1802 (TIC-024) được điều khiển
cascade với bộ điều khiển lưu lượng dòng nước làm lạnh (FIC-017) để điều chỉnh
chu trình làm việc của bơm P1810A/B.
Dòng khi đi ra khỏi đỉnh T-1802 được đưa tới phân xưởng SRU thông qua bộ
điều khiển áp suất phân chia khoảng. Trong trường hợp phân xưởng SRU ngừng

hoạt động, dòng off-gas được đưa đến hệ thống đuốc chua.
Lượng nhiệt yêu cầu cho tháp tách H2S T-1802 được cung cấp bởi thiết bị đun
sôi lại E-1805. Dòng cung cấp nhiệt cho E-1805 là dòng hơi nước cao áp, dòng này
sau khi được ngưng tụ ở trong thiết bị trao đổi nhiệt, được đưa tới hệ thống thu hồi
nước ngưng tụ.
Nếu cần thiết cho việc ngừng hoạt động của E-1805 bất kì lý do nào, phân
xưởng vẫn được hoạt động liên tục bằng cách đưa trực tiếp dòng hơi trung áp vào
tháp T-1802.
Lưu lượng dòng hơi cho E-1805 hoặc đưa trực tiếp vào tháp được điều khiển
bởi bộ điều khiển tỉ lệ với giá trị cài đặt mong muốn được tính toán bằng 1 giá trị tỉ
lệ nhân với lưu lượng dòng nguyên liệu.
Dòng đáy của T-1802 được làm lạnh ở E-1801 và sau đó được nạp liệu tại đĩa số
7 của tháp tách NH3 (T-1801) thông qua bộ điều khiển mức đáy của T-1802.
Tháp tách T-1801 gồm có 37 đĩa và vận hành tại giá trị áp suất tối thiểu 1.2
kg/cm2g để đảm bảo loại bỏ được tối đa NH3 và phần H2S còn lại. Tháp tách gồm
có một dòng hồi lưu tuần hoàn để giảm tối thiểu hàm lượng H 2O trong khí off-gas
và tránh được hiện tượng ăn mòn. Có một đường dự phòng cho việc kết nối trong
tương lai để đưa dòng dung dịch kiềm vào trong trường hợp xảy ra sự cố axit hóa
amonia.
Dòng hồi lưu cạnh sườn của tháp T-1801 được rút ra tại đĩa số 6 và quay trở lại
tháp bằng bơm hồi lưu tuần hoàn P-1803A/B. Dòng hồi lưu này được phân chia


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008

Rev
:0
Chương : 2
Trang
: 14/ 62

thành 2 hai dòng. Một dòng được làm mát trong thiết bị trao đổi nhiệt bằng không
khí E-1802 như là dòng hồi lưu đỉnh và được đưa đến đĩa số 1 của T-1801 thông
qua điều khiển lưu lượng, bộ điều khiển lưu lượng này nhận tín hiệu từ bộ điều
khiển nhiệt độ của dòng khí đỉnh T-1801 để duy trì nhiệt độ đỉnh ở 90 0C. E-1802 là
thiết bị làm mát bằng không khí có thể thay đổi tốc độ của động cơ bởi tín hiệu ra
bộ điều khiển nhiệt độ (duy trì nhiệt độ dòng nước ra khỏi E-1802 ở 75 0C). Dòng
còn lại được đưa tới đĩa số 7 của T-1801 thông qua việc điều khiển lưu lượng được
xem như là dòng hồi lưu nội, bộ điều khiển này nhận tín hiệu từ bộ điều khiển mức
ở đĩa số 6 của T-1801. Trước khi đưa vào đĩa số 7 dòng này được kết hợp với dòng
nguyên liệu trước khi đưa vào tháp T-1801.
Dòng khí đỉnh từ tháp T-1801 được đưa đến Incinerator của phân xưởng SRU
thông qua bộ điều khiển áp suất phân chia khoảng. Trong trường hợp phân xưởng
thu hồi lưu huỳnh ngừng hoạt động, dòng khí này được đưa tới hệ thống đuốc chua.
Lượng nhiệt yêu cầu cho tháp tách T-1801 được cung cấp bởi thiết bị đun sôi lại
E-1803. Dòng cung cấp nhiệt cho E-1803 là dòng hơi trung áp, dòng này sau khi
được ngưng tụ trong thiết bị trao đổi nhiệt được đưa tới hệ thống thu hồi nước
ngưng tụ.
Nếu cần thiết cho việc ngừng hoạt động của E-1803 vì bất kì lý do nào, phân
xưởng vẫn được hoạt động liên tục bằng cách đưa trực tiếp dòng hơi thấp áp vào
tháp T-1801. Dòng hơi cho E-1803 hoặc đưa trực tiếp vào tháp được điều khiển bởi
bộ điều khiển tỷ lệ với giá trị cài đặt được tính toán bằng một giá trị tỷ lệ nhân với
lưu lượng dòng sản phẩm đáy của T-1801.
Dòng sản phẩm đáy của T-1801 được bơm bằng P-1804A/B và được làm lạnh
tới nhiệt độ 500C bởi E-1804 (tiêu chuẩn của dòng sản phẩm đáy là hàm lượng H 2S

<=10wt.ppm, hàm lượng NH3 <=50wt.ppm). Dòng nước đã xử lí được đưa tới phân
xưởng CDU để sử dụng cho quá trình tách muối và/hoặc đưa tới ETP để xử lý. Bộ
điều khiển mức phân chia khoảng ở đáy của T-1801 được kết nối với các van điều
khiển mức ở phân xưởng CDU thông qua bộ lựa chọn tín hiệu thấp. Bộ lựa chọn
này nhận và lựa chọn tín hiệu mức của T-1801 và mức nước yêu cầu ở bình chứa
nước dùng tách muối D-1109 để điều khiển lưu lượng dòng đến phân xưởng CDU
trong khoảng thấp của bộ điều khiển mức T-1801(tín hiệu ra 0% -50%). Trong
khoảng cao (50%-100%), bộ điều khiển mức kết nối với van điều khiển để đưa
dòng tới ETP
2.1.4 Quá trình tách H2S/NH3 trong chế độ vận hành 1 tháp:


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 2
Trang
: 15/ 62

Dòng nước chua từ D-1801 được bơm tới đĩa số 7 của tháp tách NH 3 (T-1801)
sau khi được gia nhiệt sơ bộ ở thiết bị trao đổi nhiệt E-1801 bởi bơm P-1802A/B
được điều khiển bởi bộ điều khiển dòng. Bộ điều khiển mức của D-1801 được kết
nối với bộ điều khiển lưu lượng dòng nguyên liệu đến tháp T-1801.
Tháp tách T-1801 gồm có 37 đĩa và vận hành tại giá trị áp suất tối thiểu 1.2

kg/cm2g để đảm bảo loại bỏ được tối đa NH3 và phần H2S còn lại. Tháp tách gồm
có một dòng hồi lưu tuần hoàn để giảm tối thiểu hàm lượng H 2O trong khí off-gas
và tránh được hiện tượng ăn mòn. Có một đường dự phòng cho việc kết nối trong
tương lai để đưa dòng dung dịch kiềm vào trong trường hợp xảy ra sự cố axit hóa
amonia.
Dòng hồi lưu cạnh sườn của tháp T-1801 được rút ra tại đĩa số 6 và quay trở lại
tháp bằng bơm hồi lưu tuần hoàn P-1803A/B. Dòng hồi lưu này được phân chia
thành 2 hai dòng. Một dòng được làm mát trong thiết bị trao đổi nhiệt bằng không
khí E-1802 như là dòng hồi lưu đỉnh và được đưa đến đĩa số 1 của T-1801 thông
qua việc điều khiển lưu lượng, bộ điều khiển lưu lượng này nhận tín hiệu từ bộ
điều khiển nhiệt độ của dòng khí đỉnh T-1801 để duy trì nhiệt độ đỉnh ở 90 0C. E1802 là thiết bị làm mát bằng không khí có thể được thay đổi tốc độ của động cơ
bởi tín hiệu ra bộ điều khiển nhiệt độ (duy trì nhiệt độ dòng nước ra khỏi E-1802 ở
750C). Dòng còn lại được đưa tới đĩa số 7 của T-1801 thông qua việc điều khiển
lưu lượng được xem như là dòng hồi lưu nội, bộ điều khiển này nhận tín hiệu từ bộ
điều khiển mức ở đĩa số 6 của T-1801. Trước khi đưa vào đĩa số 7 dòng này được
kết hợp với dòng nguyên liệu trước khi đưa vào tháp T-1801.
Dòng khí đỉnh từ tháp T-1801 được đưa đến Incinerator của phân xưởng SRU
thông qua bộ điều khiển áp suất phân chia khoảng. Trong trường hợp phân xưởng
thu hồi lưu huỳnh ngừng hoạt động, dòng khí này được đưa tới hệ thống đuốc chua.
Lượng nhiệt yêu cầu cho tháp tách T-1801 được cung cấp bởi thiết bị đun sôi lại
E-1803. Dòng cung cấp nhiệt cho E-1803 là dòng hơi trung áp, dòng này sau khi
được ngưng tụ trong thiết bị trao đổi nhiệt được đưa tới hệ thống thu hồi nước
ngưng tụ.
Nếu cần thiết cho việc ngừng hoạt động của E-1803 vì bất kì lý do nào, phân
xưởng vẫn được hoạt động liên tục bằng cách đưa trực tiếp dòng hơi thấp áp vào
tháp T-1801. Dòng hơi cho E-1803 hoặc đưa trực tiếp vào tháp được điều khiển bởi
bộ điều khiển tỷ lệ với giá trị cài đặt được tính toán bằng một giá trị tỷ lệ nhân với
lưu lượng dòng sản phẩm đáy của T-1801.



TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 2
Trang
: 16/ 62

Dòng sản phẩm đáy được bơm bằng P-1804A/B và được làm mát tới nhiệt độ
50 C bởi E-1804 (tiêu chuẩn của dòng sản phẩm đáy là hàm lượng H 2S
<=10wt.ppm, hàm lượng NH3 <=50wt.ppm). Dòng nước đã xử lí được đưa tới phân
xưởng CDU để sử dụng cho quá trình tách muối và/hoặc đưa tới ETP để xử lý. Bộ
điều khiển mức phân chia khoảng ở đáy của T-1801 được kết nối với các van điều
khiển mức ở phân xưởng CDU thông qua bộ lựa chọn tín hiệu thấp. Bộ lựa chọn
này nhận và lựa chọn tín hiệu mức của T-1801 và mức nước yêu cầu ở bình chứa
nước dùng tách muối D-1109 để điều khiển lưu lượng dòng đến phân xưởng CDU
trong khoảng thấp của bộ điều khiển mức T-1801 (tín hiệu ra 0% -50%). Trong
khoảng cao (50%-100%), bộ điều khiển mức kết nối với van điều khiển để đưa
dòng tới ETP
0

2.1.5 Bể chứa nước chua:
Bể chứa có mái hình côn được thiết kế cho phép sử dụng khi phân xưởng ngừng
hoạt động. Bể TK-1801 được thiết kế có công suất chứa nước chua cho 2 ngày làm
việc bình thường của phân xưởng. Trong quá trình vận hành bình thường, bể chứa

không được sử dụng và để trống. Không có khí chua được tách ra từ TK-1801.
Để ngăn ngừa khí thoát ra từ TK-1801 khi nước chua được lưu giữ, bể chứa
được phủ một lớp kerosen, lấy từ phân xưởng KTU, trên bề mặt nước chua. Có các
thiết bị phụ trợ để tháo bỏ và thay thế lớp kerosen này theo định kỳ.
Nước được chứa ở TK-1801 được đưa tới D-1801 thông qua điều khiển dòng,
bằng bơm P-1805. Trong trường hợp muốn thay thế lớp kerosen bơm P-1805 cũng
được sử dụng để bơm lớp kerosen này đến bể chứa Light Slop TK-5604 thông qua
điều khiển áp suất.
2.1.6 Hệ thống xả nước chua kín :
Hệ thống xả nước chua kín gồm có bình chứa D-1807 đặt thấp hơn mặt đất, hệ
thống đường ống và bơm P-1811. Bơm P-1811 sử dụng để bơm nước chua được
thu gom từ hệ thống xả tới D-1801.
2.1.7 Hệ thống phun hóa chất :
Hệ thống phun hóa chất thiết kế để chống lại hiện tượng tạo bọt trong tháp tách
và bảo vệ chống lại quá trình ăn mòn mạnh của cyanide. Hệ thống bơm hoá chất
(A-1801) gồm có 2 hệ thống riêng biệt cho việc phun hóa chất.
Một là, hệ thống phun hóa chất chống tạo bọt gồm có một bình chứa chất chống
tạo bọt D-1803 và bơm định lượng P-1806A/B. Việc phun chất chống tạo bọt để
làm giảm hiện tượng tạo bọt trong tháp tách ở phân xưởng SWS và cũng được


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0

Chương : 2
Trang
: 17/ 62

cung cấp cho việc chống tạo bọt trong tháp tái sinh Amin. Thông thường, hệ thống
này không được sử dụng, tuy nhiên nếu hiện tượng tạo bọt xuất hiện khi đó chất
chống tạo bọt được phun vào để xử lý sự cố. Điểm phun chất chống tạo bọt đặt ở
đầu hút của bơm P-1802A/B và dòng rich amin ra khỏi E-1901 tới T-1901.
Hai là, hệ thống phun amonium polysulphide gồm có bình chứa amonium
polysulphide D-1804 và bơm định lượng P-1807A/B. Amonium polysulphide là
một chất ức chế ăn mòn để bảo vệ thiết bị chống lại sự ăn mòn mãnh liệt của
cyanide. Thông thường, hệ thống này không được sử dụng, tuy nhiên nếu hiện
tượng ăn mòn xuất hiện lớn hơn giá trị ăn mòn cho phép khi đó chất chống ăn mòn
được phun vào để xử lý sự cố. Điểm phun amonium polysulphide đặt trên dòng
nguyên liệu đến D-1801.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 3
Trang
: 18/ 62


3. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PHÂN XƯỞNG :
3.1.Mô tả điều khiển dòng :
Tham khảo tài liệu 8474L-018-CN-0008-001

3.2.Điều kiện vận hành :
Tham khảo tài liệu 8474L-018-PFD-0010-001

3.3.Các biến công nghệ:
Hiểu rõ các biến công nghệ và ý nghĩa trong sơ đồ điều khiển là thiết yếu trong
hệ thống tách.
Để đạt được yêu cầu vận hành, điều quan trọng là cung cấp đủ nhiệt lượng cho
tháp bằng thiết bị đun sôi lại và/hoặc tăng nhiệt độ nguyên liệu, và để quá trình
phân tách các sản phẩm mong muốn, tháp vận hành ở áp suất nhất định với một
dòng làm lạnh ở trên đỉnh hoặc hệ thống thu hồi nhiệt bằng dòng hồi lưu tuần hoàn.
Những quá trình vận hành này tuân theo định luật bảo toàn nhiệt lượng và vật
chất do đó ở điều kiện vận hành ổn định không có sự tích lũy nhiệt lượng và vật
chất trong hệ thống.
3.3.1 Lưu lượng
Lưu lượng nguyên liệu đi vào tháp được điều khiển bởi bộ điều khiển mức
cascade với bộ FIC từ bình chứa để điều khiển dòng nguyên liệu được ổn định.
3.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể được sử dụng như là một thông số điều khiển.
Sự thay đổi áp suất trong vận hành tác động nhanh lên đỉnh và đáy của tháp,
do vậy gây khó cho người vận hành. Do đó, áp suất tháp nên giữ ổn định.
Bộ điều khiển nhiệt độ ở đỉnh tháp tách H 2S (T-1802) được điều khiển để tách
H2S từ đáy tháp. Chức năng điều khiển này được thực hiện bởi hệ thống làm mát ở
đỉnh (tốc độ nạp liệu của dòng nước làm mát). Lượng nhiệt yêu cầu của tháp được
cung cấp bởi thiết bị gia nhiệt E-1805 (hoặc dòng hơi nước đưa trực tiếp vào đáy)
với bộ điều khiển tỷ lệ để điều khiển dòng hơi nước vào thiết bị gia nhiệt (hoặc đưa
trực tiếp dòng hơi vào tháp), để tính toán giá trị mong muốn theo tỷ lệ dòng nguyên

liệu.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 3
Trang
: 19/ 62

Bộ điều khiển nhiệt độ ở đỉnh tháp tách NH 3 (T-1801) được điều khiển để tách
NH3 và phần H2S còn lại từ dòng sản phẩm đáy. Chức năng điều khiển này được
thực hiện bởi hệ thống hồi lưu tuần hoàn đỉnh. Lượng nhiệt yêu cầu của tháp được
cung cấp bởi thiết bị gia nhiệt đáy E-1803 (hoặc dòng hơi nước đưa trực tiếp vào
đáy) với bộ điều khiển tỷ lệ để điều khiển dòng hơi nước vào thiết bị gia nhiệt đáy
(hoặc đưa trực tiếp dòng hơi vào tháp), để tính toán giá trị mong muốn theo tỷ lệ
dòng sản phẩm đáy.
3.3.3 Áp suất:
Áp suất của tháp không phải là thông số điều khiển quá trình. Mặc dầu bất kỳ sự
thay đổi nào của áp suất vận hành đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở quá
trình vận hành bình thường, áp suất tháp được giữ không thay đổi. Tuy nhiên trong
trường hợp áp suất tháp tăng, cân bằng nhiệt động học lỏng/hơi trên các đĩa bị thay
đổi và cần nhiều nhiệt lượng hơn để xử lí tại cùng một mức độ phân tách.


3.4.Điều khiển liên phân xưởng:
Mức trong tháp tác NH3 T-1801 được điều khiển bởi bộ điều khiển tỷ lệ 018LIC-009 với 02 van điều khiển 011-LV-025A và 018-LV-009.
Trong trường hợp mức tăng, đầu tiên bộ điều khiển 018-LIC-009 sẽ mở van
011-LV-025A thông qua 018-LY-009-A và 011-LY-025-D để điều khiển lưu lượng
đến bình Desalter Water Surge D-1109 ở CDU, và sau đó 018-LIC-009 sẽ mở van
018-LV-009 để đưa đến ETP.
Cũng nên tham khảo “Inter Unit Control Narratives” 8474-0000-SP-1511-101

3.5.Bộ cung cấp nguồn liên tục (UPS) :
Bộ cung cấp nguồn UPS 230VAC yêu cầu cho thiết bị điều khiển hay viễn
thông được phân phối từ bộ phân tách Power Distributed Boads (PDB) đặt bên
cạnh tòa nhà Instrument Technical hoặc phòng điều khiển. 02 bộ UPS khác nhau
được phân phối phụ thuộc vào yêu cầu: 1/2 giờ cho quá trình công nghệ bình
thường và 4 giờ pin dự phòng cho thiết bị an toàn và viễn thông khẩn cấp.
Những tủ phân phối điện cho thiết bị tự động hóa (PDB) gồm có bộ phân phối
cho 230VAC UPS (1/2 giờ hay 4 giờ dự phòng), 230VAC Non-UPS và 230VAC
cung cấp khẩn cấp cho cả hai thiết bị tự động hóa hay viễn thông trong tòa nhà
technical và thiết bị ngoài công trường như yêu cầu.
Theo nhà cung cấp bản quyền hỗ trợ chi tiết hệ thống phân tán và tất cả các thiết
bị tiêu thụ, UPS và non-UPS.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev

:0
Chương : 3
Trang
: 20/ 62

Số bản vẽ PDB

Tên tủ PDB

Vị trí

8474L-500-A3404-1521-004-025

PDB-P6-401

PIB-6

Tủ phân phối điện không nên có điện ở tất cả các vị trí tải. Các thiết bị này cung
cấp điện cho mỗi thiết bị tiêu thụ nên được bật một cách độc lập.
3.5.1 Những bước tiếp theo nên được thực hiện trước khi khởi động của các tủ
phân phối điện:
- Chắc chắn rằng tất cả dòng đến và đi được cô lập, tức là tắt tất cả
MCBs/Isolator.
- Bật các dòng ra từng cái một ở bảng phân phối điện tại trạm điện hoặc từ thiết
bị tự động PDB từ tủ phân phối điện để nhận các dòng đến.
- Ở tủ PDB tự động hóa, bật các dòng chính của tủ phân phối điện từng cái một
và kiểm tra đồng hồ đo hiệu điện thế ở đằng trước tủ.
- Mỗi dòng đến/ MCBs cho mỗi thiết bị tự động hóa/thiết bị viễn thông nên bật
từng cái một như yêu cầu.
3.5.2 Cảnh báo đến DCS (cảnh báo cầu chì đứt):

Để bảo vệ thiết bị, mỗi một tủ phân phối điện hỗ trợ một cảnh báo chung đến
DCS, điều này sẽ tác động khi bất kì dòng điện vào có vấn đề thì cầu chì sẽ bị đứt.

3.6.Mô tả điều khiển phức tạp:
Mô tả quá trình điều khiển phức tạp sẽ được tham khảo đến “hướng dẫn điều
khiển” 8474L-018-SP-1511-101.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 4
Trang
: 21/ 62

4. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHỤ TRỢ, HÓA CHẤT VÀ XÚC TÁC
4.1.Tiêu thụ phụ trợ:
Tham khảo đến tài liệu tóm lược phụ trợ 8474L-018-CN-0003-001.

4.2.Xúc tác và hóa chất:
Tham khảo đến sơ lược các chất hóa học và xúc tác ở trang tiếp theo.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 3
Trang
: 22/ 62


Tháng 6/2008

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Rev
:0
Chương : 4
Trang
: 23/ 62

BẢNG TÓM TẮT CHẤT HÓA HỌC VÀ XÚC TÁC
Tiêu tốn hàng tháng
Số thiết bị


Mô tả

Hóa chất

Sự tập trung

Lưu lượng
trung bình

Lưu lượng
tốt đa

(100%AV)

Chú ý

Kg
A-1801
(D-1803)

A-1801
(D-1804)

Bộ bơm hóa chất
theo liều lượng

Bộ bơm hóa chất
theo liều lượng


Chống tạo bọt

Bởi
cấp

nhà

cung

Chống chống ăn mòn

Bởi
cấp

nhà

cung

(amonium polysufic)

(70%dung dịch)

5

5

3720

Đưa vào lúc ban đầu : 1000kg


5

5

5830

Đưa vào lúc ban đầu : 1100kg

REV


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 4
Trang
: 24/ 62

4.3.Sử dụng hóa chất:
Các hóa chất (chất tạo bọt, chất chống ăn mòn) sẽ được đưa đến các bể chứa
nguyên liệu chuyên dùng.
Hóa chất trong các thùng chứa sẽ được đưa đến bể chứa bằng xe cẩu hoặc xe
nâng và được đưa đến khu vực chứa hóa chất.
Các thùng hóa chất sẽ được nạp vào các bình chứa bằng bơm di động.

Các thiết bị bảo hộ cá nhân đặc biệt được yêu cầu khi lắp đặt bơm di động và
nạp hóa chất vào bể chứa.
Mỗi bể chứa được thiết kế để cung cấp hóa chất trong vòng 30 ngày.
Bể chứa sẽ được nạp lại sau 30 ngày trong điều kiện hoạt động liên tục. Tuy
nhiên, điều này sẽ thay đổi vì hóa chất thông thường không được sử dụng. Nếu xảy
ra hiện tượng tạo bọt hoặc ăn mòn thì hóa chất sẽ bơm vào hệ thống.


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
(PETROVIETNAM)
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
SỔ TAY VẬN HÀNH
PHÂN XƯỞNG ARU (018)

Tháng 6/2008
Rev
:0
Chương : 5
Trang
: 25/ 62

5. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO VIỆC KHỞI ĐỘNG LẦN ĐẦU:
5.1.Kiểm tra tổng quát:
Tham khảo tài liệu Precommissioning Manual 8474L-000-PP-903

5.2.Rửa đường ống:
Tham khảo tài liệu Precommissioning Manual 8474L-000-PP-903

5.3.Tuần hoàn nước:
Tham khảo tài liệu Precommissioning Manual 8474L-000-PP-903


5.4.Kiểm tra rò rỉ (tại 8kg/cm2g)
Tham khảo tài liệu Precommissioning Manual 8474L-000-PP-903

5.5.Nạp xúc tác:
Không có xúc tác trong phân xưởng này.

5.6.Làm sạch bằng hóa chất
Tham khảo tài liệu Precommissioning Manual 8474L-000-PP-90


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×