Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích a phủ trong truyện ngắn vợ chồng a phủ của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.44 KB, 5 trang )

Phân tích A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Mở bài
Cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc đã khơi nguồn cảm hứng sáng
tạo để Tô Hoài hình thành Truyện Tây Bắc trong đó có Vợ chồng A Phủ. Vợ Chồng
A Phủ đã đặt ra vấn đề về số phận con người, những con người bị bóc lột cả về thể
xác lẫn tâm hồn. Một trong những số phận đầy bất hạnh đó chính là nhân vật A
Phủ.

Thân bài
A Phủ có một cuộc đời đầy khổ đau tủi nhục. Ngay từ nhỏ A Phủ đểu mồ côi cha
mẹ. Năm đó, làng Háng -Bla phải một trận bệnh đậu mùa. Anh của A Phủ, em A
Phủ chết, bố mẹ A Phủ cũng chết. Chỉ còn sót lại có một mình A Phủ. Cuộc đời A
Phủ từ đó bơ vơ vất vưởng.

Cũng chỉ vì cái đói, vì miếng ăn mà A Phủ bị người ta bắt đem đổi lấy thóc. Có
một người trong làng vì đói quá đã nhẫn tâm bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy cắp
của người Thái dưới cánh đồng. Nhưng với bản tính ngang bướng, A Phủ tìm cách
trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ đó A Phủ sống một cuộc sống phiêu bạt.
Cuộc đời anh không nhà cửa, không ruộng nương, phải đi làm thuê hết nhà này đến
nhà khác.

Năm tháng qua đi, chẳng bao lâu A Phủ đã biết hết các công việc. Cuộc sống đã
rèn luyện A Phủ thành một con người vững chãi. A Phủ biết đúc lưỡi cày, lưỡi
cuốc, lại cày giỏi và săn bò tót rất bạo. A Phủ lại rất khỏe, chạy nhanh như ngựa,
con gái trong làng nhiều người mê. Có người còn khen rằng: “đứa nào được A Phủ
cũng bằng con trâu tốt trong làng”.

Tuy nghèo khó, khổ cực nhưng A Phủ cũng sống đầy khát khao. Ngày Tết đến, A
Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng



vía lằn trên cổ, A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, con quay và quả pao,
quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng. Anh ung dung tự tại giữa cuộc
sống đầy khắc nghiệt chốn Hồng Ngài.

Thế nhưng, vận rủi đã đến với anh và chuyển hướng cuộc đời anh đến chỗ thảm
khốc. Vì xích mích với đám trai làng trong lúc đi chơi, A Phủ đã đánh A Sử, con
trai thống lí Pá Tra đến chảy máu. Hành động bột phát ấy đã mang tai họa đến với
A Phủ. Anh bị đám trai làng bắt trói và đưa về nhà thống lí để chịu tội.

Từ một thanh niên tự do bỗng dưng A Phủ trở thành nô lệ. Cuộc đời nhân vật A
Phủ là điển hình của cảnh áp bức bóc lột ở chốn Hồng Ngài. Bọn thống trị dựa vào
đầu óc mê tín của người dân, lợi dụng cường quyền và thần quyền để áp bức, bóc
lột sức lao động của họ.

Qua cảnh sử kiện tại nhà thống lý, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được bộ mặt dã
man tàn bạo của bọn thống trị miền núi. Bọn thống trị bằng sức mạnh của mình đã
chà đạp lên quyền sống của con người, tước đoạt ở họ quyền làm người tự do.
Không những thế, chúng còn hành hạ thân xác con người tàn tệ như đối xử với thú
vật.

A Phủ bị bắt khiêng về ném xuống nhà như một con vật. Thế rồi suốt từ trưa đến
chiều, thâu đêm đến sáng hôm sau, bọn chức dịch lợi dụng việc sự kiện kéo đến ăn
cỗ và thi nhau hút thuốc phiện. Còn A Phủ suốt đêm đó phải quỳ giữa nhà chịu
đòn. Cứ sau một đợt hút thuốc phiện lại một lần A Phủ bị đánh. Mặt A Phủ sưng
lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. A Phủ đau lắm nhưng không biết kêu ai. Anh
chỉ có một mình, còn bọn chúng thì quá đông. Anh là kẻ có tội, còn bọn chúng dựa
vào cả cường quyền, lẫn thần quyền để khuất phục, chế ngự và hành hạ anh. Mọi
người biết nhưng không ai nói gì, làm gì. Vì họ cũng tin vào thứ cường quyền và
thần quyền ấy.



Cuối cùng A Phủ bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng. A Phủ không có tiền nộp nên
phải ở làm kẻ lao động trừ nợ cho nhà thống lí. bản án ấy được khẳng định qua lời
của tên thống lí: “bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt
mày ở lại làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao
cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”.

Đau đớn hơn đó là khi A Phủ phải đứng lên cầm con dao, ra chọc tiết, làm thịt lợn
để làm cỗ hầu chính những kẻ đã biết anh thành nô lệ. Như vậy, sống trong hoàn
cảnh mà mọi quyền lực đều nằm trong tay giai cấp thống trị, số phận của những
người dân nghèo thật bi thảm. Họ có thể bị đánh đập dã man, bị chết bất cứ lúc
nào.

Cuộc đời A Phủ từ đây rơi vào bóng tối cùng cực. A Phủ chính thức trở thành nô lệ,
là công cụ lao động trong nhà thống lý Pá Tra. Quanh năm suốt tháng anh chỉ làm
việc quần quật chỉ một thân một mình. A Phủ hết đốt rừng, cuốc nương rồi lại săn
bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa. Quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò,
ngoài rừng. Anh chìm ngập trong cả núi công việc, không bao giờ ngơi tay. Cả
ngày mữa lẫn ngày nắng người ta thấy lúc nào A Phủ cũng phải làm việc. Lâu dần
anh quên cả ý nghĩa của sự tồn tại bản thân, quên hẳn những khát khao của tuổi trẻ.

Tưởng chừng số phận đã an bài số phận A Phủ sẽ là người nô lệ suốt đời suốt kiếp.
Rồi anh sẽ chết khi không còn sức lực để làm việc nữa. Thân xác anh sẽ trở về với
đất. Cái tên A Phủ sẽ không còn ai nhắc đến. Thế nhưng, một sự việc xảy đến, một
lần nữa, cuộc đời A Phủ lại chuyển hướng. Bánh xe số phận lại gập ghềnh.

Lần đó, chỉ do mãi mê bẫy dím mà anh để hổ bắt mất bò. Mất một con bò khiến
cho thống lý Pá Tra vô cùng giận dữ. Nó trói đứng A Phủ vào cột suốt mấy ngày
mấy đêm phải chịu đói, chịu rét cho đến khi A Sử và bọn trai làng giết được con hổ
ấy thì chúng mới tha cho anh. Với sức của A Sử và bọn trai làng nghiện hút, A Phủ

không tin chúng sẽ bắt được con hổ. A xin đi bắt hổ nhưng chúng không chịu.


Chúng lo sợ anh sẽ bỏ trốn. Và thiếu chút nữa A Phủ đã phải trả giá bằng cả tính
mạng của mình nếu không được Mị giải thoát.

Thông qua biểu phản ánh số phận đầy đau thương của nhân vật A Phủ, nhà văn tố
cáo mạnh mẽ giai cấp thống trị độc ác đồng thời bày tỏ niềm đồng cảm sâu sắc đối
với người dân nghèo. Trong con người của A Phủ, người đọc còn cảm nhận được ở
anh những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự ý thức của A Phủ về quyền làm người.
Ngay từ nhỏ A Phủ đã thể hiện sự dũng cảm của mình. A Phủ không chấp nhận
sống dưới cánh đồng thấp nên đã trốn lên núi cao. Còn khi bị bọn A Sử phá đám
trong buổi chơi tết, A Phủ để xông ra đánh A Sử mà không hề nghĩ rằng đó là con
quan: “A Phủ sốc tới, nắm có vòng cổ (dấu hiệu con nhà quan) kéo dập đầu xuống,
xé vai áo,đánh tời tấp”.

Khi bị bắt, bị đánh đập, A Phủ không hề kêu van. Anh không hề van xin mà lì như
tượng đá. Ngay cả khi làm mất bò, A Phủ thản nhiên vác nữa con bò còn lại về ném
xuống gốc đào trước cửa. Anh không chấp nhận chịu trói mà đòi lấy súng để đi bắn
hổ. Anh nói dõng dạc: “cho tôi đi. Được con hổ ấy còn nhiều hơn con bò, cho tôi
khỏi tội”. Đó là anh tự tin vào bản thân. Bị thống lý trói đúng vào cột, đến đêm A
Phủ tìm cách nhay đứt hai vòng dây. Phải chăng, đó chính là ý thức của sự phản
kháng trong con người A Phủ.

Khi được Mị giải thoát, dù chân khụy xuống, không bước đổi nhưng đứng giữa
ranh giới của sự sống và cái chết A Phủ đã quật sức vùng lên chạy. Anh còn cứu
thoát cả cuộc đời nô lệ của Mị. Sự vùng lên tự giải thoát cho chính mình của A Phủ
(và Mị) tiêu biểu cho sự vươn lên của đồng bào dân tộc miền núi. Cho dù đó chỉ là
sự tự phát nhưng đó là tiền đề cho sự vươn tới ánh sáng của Đảng ở chặng đời sau
này của A Phủ.


Mặc dù không được Tô Hoài dành cho nhiều trang viết nhưng nhân vật A Phủ cũng
thể hiện sự thành công của nhà văn trong bút pháp khắc họa nhân vật. Thông qua


việc phản ánh số phận của A Phủ, nhà văn còn lên tiếng tố cáo tội ác của giai cấp
thống trị phong kiến miền núi đồng thời bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của
mình.

Qua cuộc đời và số phận của nhân vật A Phủ, truyện thể hiện lòng yêu thương, sự
đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi. Nhà
văn trực tiếp phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người. Truyện khẳng
định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy
bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng
không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc.

Kết bài:
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đặt ra vấn đề số phận con người, những con người dưới
đáy xã hội, những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị
xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Thông qua cuộc đời đầy khổ đau, tủi nhục và sức
mạnh vươn lên của nhân vật A Phủ và nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã đã chỉ ra
con đường giải thoát cho người dân tộc miền núi. Muốn vượt lên sức mạnh của
cường quyền và thần quyền chỉ có một cách là tìm đến ánh sáng của cách mạng,
làm cách mạng và tự giải phóng mình ra khỏi ách thống trị, làm chủ cuộc sống của
chính mình.



×