Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường nước và không khí cho tỉnh bình phước guyễn anh tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

NGUYỄN ANH TÚ

NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI QUAN
TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
CHO TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

NGUYỄN ANH TÚ

NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI QUAN
TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
CHO TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC BÌNH



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 21 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Hoàng Hưng

Chủ tịch

2

PGS.TS. Huỳnh Phú

Phản biện 1


3

TS. Nguyễn Xuân Trường

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Hồng Nhật

Ủy viên

5

T.S. Nguyễn Thị Phương

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 21 tháng 08 năm 2015


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Anh Tú

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 08/08/1990

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

MSHV:1441810010

I- Tên đề tài:
“Nghiên cứu thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường nước và không khí cho tỉnh Bình
Phước”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Tổng quan, thu thập số liệu, tổng về điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã

hội và xu hướng phát của tỉnh Bình Phước.
-

Tổng quan hiện trạng hoạt động quan trắc và phân tích môi trường tại Việt Nam

và trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
-


Tổng quan các phương pháp xây dựng hệ thống quan trắc và phân tích môi

trường. Đề xuất mạng lưới quan trắc môi trường cho tỉnh Bình Phước.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/8/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/12/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Quốc Bình
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Nguyễn Anh Tú


ii

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, với tất cả chân thành, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy

Cô, Gia đình, Đồng nghiệp và các Bạn bè đã giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô khoa Công nghệ
Sinh học - Thực phẩm - Môi trường trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã dày
công truyền đạt kiến thức cũng như hỗ trợ trong suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến TS Nguyễn Quốc Bình, người Thầy
đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức cần thiết và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để em hoàn thành luận văn.
Trân trọng!
Nguyễn Anh Tú


iii

TÓM TẮT
Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, Bình Phước đang đứng trước những nguy cơ về ô nhiễm môi
trường. Yêu cầu đặt ra là phải giám sát, theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường
nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác hiện trạng và diễn thế của môi trường,
giúp những nhà quản lý hoạch định chiến lược lâu dài và chính xác.
Thông qua việc tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, xu
hướng phát triển của tỉnh Bình Phước cũng như hiện trạng quan trắc, phân tích môi
trường tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bình Phước nói riêng. Luận văn “Nghiên
cứu thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường nước và không khí cho tỉnh Bình
Phước” đã đưa ra đề xuất thiết lập hệ thống quan trắc và phân tích môi trường phù
hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Phước.
Dựa trên hiện trạng quan trắc quốc gia và chương trình quan trắc tại địa
phương, luận văn đã đề xuất thêm các thông số quan trắc cũng như tăng thêm tần
suất và các vị trí quan trắc mới cho mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường
nước và không khí được quy hoạch theo các chuyên ngành: Môi trường nền và môi

trường tác động, cụ thể:
Mạng lưới quan trắc không khí: Tổng cộng 144 điểm quan trắc: Vùng đô thị
có 39 điểm quan trắc; Các khu công nghiệp/khu chế xuất có 41 điểm quan trắc; Bãi
chôn lấp & xử lý rác có 18 điểm quan trắc; Giao thông vận tải có 29 điểm quan trắc,
Khu du lịch có 10 điểm quan trắc; Điểm nền có 7 điểm quan trắc.
Mạng lưới quan trắc nước: Nước mặt lục địa gồm các sông, suối, hồ… trên
địa bàn tỉnh có 75 điểm quan trắc; Nước dưới đất gồm nước giếng khoan và nước
giếng đào có 164 điểm quan trắc; Nước thải có 53 điểm quan trắc.


iv

ABSTRACT
Binh Phuoc is located in the Southern key economic. Along with economic
development - social, Binh Phuoc is facing the risk of environmental pollution. The
requirement is set to monitoring, regular monitoring of environmental quality in order
to make a comment, accurate assessment of the status and that of the environment, help
the managers long-term strategic planning and the verified.
Through an overview of natural conditions, economic situation - social,
development trends of Binh Phuoc province, as well as the current status of
monitoring, environmental analysis in Vietnam in general and in particular in the
province of Binh Phuoc. Thesis "Research to set up environmental monitoring network
of water and air for Binh Phuoc province" issued proposals establishing monitoring
systems and environmental analysis consistent with the development of the province of
Binh Phuoc.
Based on the current state of national observation and monitoring program
locally, the thesis has proposed additional monitoring parameters, as well as increased
frequency and new positions for network monitoring environmental quality monitoring
water and air are planned according to the following specialties: environment
background and environment impact, namely:

Air monitoring network: A total of 144 monitoring sites: Metropolitan has 39
monitoring points; Industrial zones /export processing zone has 41 monitoring points;
Landfill & waste treatment system has 18 monitoring points; Transport has 29
monitoring points, resort has 10 monitoring points; Score 7 points observation
platform.
Water monitoring networks: continental surface water including rivers, streams,
lakes ... the province has 75 monitoring points; Underground water wells and water
wells drilled 164 monitoring points; Wastewater has 53 monitoring points.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................... 3
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
5.1. Phương pháp luận............................................................................................................... 3

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................................ 4
6. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 4
6.1. Tính mới của đề tài............................................................................................................. 4
6.2. Tính khoa học của đề tài .................................................................................................... 4
6.3. Tính thực tiễn của đề tài..................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG .............. 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ......................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 6
1.1.2. Các mục tiêu quan trắc môi trường ................................................................................ 6
1.1.3. Phân loại quan trắc .......................................................................................................... 7
1.1.4. Các chức năng cấu thành của một hệ thống quan trắc môi trường .............................. 8
1.1.5. Trang thiết bị quan trắc môi trường ............................................................................. 10
1.1.6. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích .......................................................................... 10
1.1.7. Chương trình phân tích ................................................................................................. 11


vi

1.1.8. Kiểm tra chất lượng trong quan trắc môi trường ........................................................ 11
1.1.9. Xử lý dữ liệu và tư liệu hóa .......................................................................................... 12
1.1.10. Ứng dụng máy tính trong quan trắc môi trường ....................................................... 12
1.1.11. Nghiên cứu, triển khai và đào tạo nhân lực cần thiết cho
quan trắc môi trường ............................................................................................................... 12
1.2. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ................................... 12
1.2.1. Tổ chức mạng lưới ........................................................................................................ 13
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm đầu mạng - Cục môi trường......................... 14
1.2.3. Tổ chức các trạm trong mạng lưới quan trắc và phân tích
môi trường Quốc gia ............................................................................................................... 14
1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của các trạm .......................................................................... 15
1.2.5. Nội dung hoạt động của mạng lưới quan trắc và phân tích

môi trường Quốc gia ............................................................................................................... 16
1.2.6. Các thông số quan trắc môi trường .............................................................................. 17
1.2.7. Kế hoạch xây dựng mạng lưới quan trắc đến 2020 .................................................... 18
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH BÌNH
PHƯỚC .................................................................................................................................... 20
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH PHƯỚC ........................................................... 20
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................... 20
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .......................................................................................... 22
2.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai ............................................................................................ 23
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................................. 25
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................ 27
2.2.1. Dân số và lực lượng lao động....................................................................................... 27
2.2.2. Nông, lâm nghiệp ......................................................................................................... 27
2.2.3. Công nghiệp .................................................................................................................. 28
2.2.4. Du lịch............................................................................................................................ 29
2.2.5. Giao thông vận tải ......................................................................................................... 29
2.2.6. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................................. 30
2.3. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025 .......................................................................................... 31


vii

2.3.1. Phát triển vùng kinh tế .................................................................................................. 31
2.3.2. Định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn .............................................. 32
2.3.3. Định hướng quy hoạch các đơn vị hành chính đến năm 2020 ................................... 32
2.4. HIỆN TRẠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH PHƯỚC ...................... 32
2.4.1. Thời gian, tần suất quan trắc ........................................................................................ 33
2.4.2. Vị trí quan trắc ............................................................................................................... 33

2.4.3. Các thông số quan trắc .................................................................................................. 34
2.4.4. Đánh giá hiện trạng công tác quan trắc môi trường nước và không khí tại tỉnh
Bình Phước .............................................................................................................................. 36
2.4.4.1. Vị trí quan trắc............................................................................................................ 36
2.4.4.2. Thông số quan trắc ..................................................................................................... 37
2.4.4.3. Thời gian và tần suất quan trắc ................................................................................. 38
CHƯƠNG III: THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ CHO TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................... 42
3.1. CĂN CỨ THỰC HIỆN ................................................................................................... 42
3.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG........................................................................................... 42
3.2.1. Quan trắc chất lượng môi trường không khí ............................................................... 42
3.2.2. Quan trắc chất lượng môi trường nước........................................................................ 47
3.3. MỤC TIÊU THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG CHO TỈNH BÌNH PHƯỚC................................................................................. 56
3.3.1. Mục tiêu ngắn hạn tới 2020 .......................................................................................... 56
3.3.1. Mục tiêu dài hạn tới 2025 ............................................................................................. 56
3.4. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHỤC VỤ MẠNG LƯỚI QUAN
TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO TỈNH BÌNH PHƯỚC .............................. 57
3.4.1. Cơ sở vật chất – Trang thiết bị phục vụ mạng lưới quan trắc môi trường ................ 57
3.4.2. Xây dựng phòng thí nghiệm phân tích môi trường ..................................................... 57
3.4.3. Thực hiện qui trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng QA/QC ................................. 58
3.4.3.1. Sự cần thiết và mục tiêu............................................................................................. 58
3.4.3.2. Nội dung thiết kế chương trình QA/QC ................................................................... 58
3.4.4. Tổ chức nhân sự phục vụ mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường..................... 61
3.4.4.1. Tổ chức ....................................................................................................................... 61


viii


3.4.4.2. Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................................. 62
3.4.4.3. Tổ chức nhân sự thực hiện ........................................................................................ 63
3.4.4.4. Xác định đơn vị thực hiện công tác quan trắc .......................................................... 63
3.4.4.5. Công tác giám sát việc thực hiện chương trình quan trắc ....................................... 64
3.4.4.6. Thu thập dữ liệu và báo cáo ...................................................................................... 64
3.4.4.7. Kinh phí thực hiện...................................................................................................... 65
3.5. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG
KHÍ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................................................................. 65
3.5.1. Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Phước ................. 65
3.5.1.1. Vùng đô thị ................................................................................................................. 66
3.5.1.2. Các khu công nghiệp/khu chế xuất ........................................................................... 66
3.5.1.3. Bãi chôn lấp & xử lý rác ............................................................................................ 67
3.5.1.4. Giao thông vận tải ...................................................................................................... 68
3.5.1.5. Khu du lịch ................................................................................................................. 68
3.5.1.6. Điểm nền .................................................................................................................... 68
3.5.1.7. Các tiêu chuẩn sử dụng để so sánh đánh giá ............................................................ 69
3.5.2. Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước tỉnh Bình Phước ......................... 80
3.5.2.1. Nước mặt lục địa ........................................................................................................ 80
3.5.2.2. Nước dưới đất............................................................................................................. 81
3.5.2.3. Nước thải .................................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 106
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
As


Asen

Asean

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOD - BOD5

Nhu cầu oxi sinh hóa - Nhu cầu oxi sinh hóa trong 5 ngày

BVMT

Bảo vệ môi trường

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

COD

Nhu cầu oxi hóa học

Cd

Cadimi

Cl-

Clorua
-


CN

Xyanua

Cr

Crom

Cu

Đồng

DO

Oxi hòa tan

EC

Độ dẫn điện

Fe

Sắt

Hg

Thủy ngân

KCN/KCX


Khu công nghiệp/Khu chế xuất

KHCN&MT

Khoa học công nghệ & Môi trường

KLN

Kim loại nặng

Mn

Mangan

N

Nitơ

P

Phospho

Pb

Chì

QTMT

Quan trắc môi trường


TBVTV

Thuốc bảo vệ thức vật

TCĐLCL

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

THC

Tổng hydrocarbon

TN&MT

Tài nguyên & Môi trường

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

TW

Trung ương

VOCs


Chất hữu cơ dễ bay hơi


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố diện tích theo các cấp độ dốc .................................................................. 23
Bảng 2: Phân bố diện tích theo các cấp độ cao ............................................................ 23
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Bình Phước .................................................... 24
Bảng 4: Thống kê số lượng vị trí, thời gian và tần suất quan trắc chất lượng môi
trường nước và không khí tại tỉnh Bình Phước từ năm 2010 – năm 2015 ................... 33
Bảng 5: Thống kê số lượng chỉ tiêu quan trắc chất lượng môi trường nước và không
khí tại tỉnh Bình Phước từ năm 2010 – năm 2015 ........................................................ 34
Bảng 6: Đánh giá công tác quan trắc môi trường tại tỉnh Bình Phước......................... 39
Bảng 7: Tiêu chí và mục đích sử dụng nước ................................................................ 50
Bảng 8: Vị trí lấy mẫu các mặt cắt sông ....................................................................... 52
Bảng 9: Lấy mẫu theo các độ sâu của mặt cắt hồ ......................................................... 53
Bảng 10: Đề xuất quy hoạch quan trắc chất lượng môi trường không khí tại tỉnh
Bình Phước .................................................................................................................... 70
Bảng 11: Đề xuất quy hoạch quan trắc chất lượng môi trường nước tại tỉnh Bình
Phước............................................................................................................................. 85


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các thông số chức năng của một hệ thống quan trắc môi trường ....................... 8
Hình 2: Các hoạt động tác nghiệp của một hệ thống quan trắc môi trường ................... 9
Hình 3: Tố chức mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường Việt Nam .................. 13

Hình 4: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước ............................................................... 21
Hình 5: Phân bố lượng mưa bình quân năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................. 22
Hình 6: Bản đồ đất tỉnh Bình Phước ............................................................................ 25
Hình 7: Sơ đồ nguyên tắc lựa chọn vị trí giám sát chất lượng nước ............................ 54


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề môi trường đang là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Sự suy thoái chất lượng môi trường
đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con người, vì vậy sự ra đời và phát
triển của những hệ thống quan trắc môi trường nhằm theo dõi thường xuyên chất
lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý để phục vụ các hoạt động
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là thực sự cần thiết.
Quan trắc và thông tin môi trường là một trong những nội dung quan trọng
của công tác bảo vệ môi trường. Chương X của Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2005 quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường trong
việc quy hoạch, tổ chức xây dựng, điều hành hệ thống quan trắc môi trường. Ngoài
ra, trong chương XII của Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm
2014 cũng quy định rõ hoạt động quan trắc môi trường, thành phần môi trường và
chất thải cần được quan trắc, chương trình cũng như hệ thống quan trắc môi trường,
nhấn mạnh trách nhiệm quan trắc môi trường. Việc xây dựng và triển khai tốt hoạt
động của mạng lưới quan trắc, cung cấp thông tin môi trường chính xác và kịp thời
sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý, bảo vệ môi trường có được
những thông tin thường xuyên, cập nhật về hiện trạng , xu thế diễn biến chất lượng
môi trường, làm cơ sở ra các quyết định quản lý, cảnh báo và phòng chống sự cố ô
nhiễm môi trường tại địa phương.
Vào ngày 29/01/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký phê duyệt Quyết

định 16/2007/QĐ-TTg về việc “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên
và môi trường Quốc gia đến năm 2020”, quyết định đầu tư 6.500 tỷ VNĐ cho việc
nâng cấp, xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia từ năm
đến năm 2020.


2

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là
6.871,5 km2. Tỉnh Bình Phước nằm ở tọa độ địa lý từ 11°45′21″ vĩ độ Bắc và
106°43′11″ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 102 km về phía Bắc.
Bình Phước giữ một vai trò chiến lược quan trọng trong nền kinh tế nồng cốt
của vùng Đông Nam bộ, là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có
khoảng 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia, tỉnh là cửa ngõ đồng thời
là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia. Trong tương lai, tuyến đường sắt
Xuyên Á đi qua Bình Phước, nối Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanma
sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp trong việc giao lưu hàng hóa không chỉ riêng cho tỉnh Bình
Phước mà còn cả khu vực miền Đông Nam bộ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Bình
Phước cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, song song với sự phát
triển đó, tỉnh Bình Phước đang đứng trước những nguy cơ về ô nhiễm môi trường, suy
thoái tài nguyên thiên nhiên…
Đứng trước những áp lực về mặt môi trường, yêu cầu đặt ra là phải giám sát,
theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá
chính xác hiện trạng và diễn thế của môi trường, giúp những nhà quản lý hoạch định
chiến lược lâu dài và chính xác.
Đề tài “Nghiên cứu thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường nước và
không khí cho tỉnh Bình Phước” nhằm đưa ra đề xuất xây dựng, quy hoạch một hệ
thống quan trắc môi trường hợp lý, phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Phước.
Điều này sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn chính xác hơn về hiện trạng môi

trường và dự báo diễn biến môi trường trong tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mở ra một hệ thống cơ sở dữ liệu tổng quát, hoàn chỉnh, bao gồm tất cả các
thông số liên quan đến môi trường không khí và nước của tỉnh Bình Phước, phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học và quản lý, bảo vệ môi trường có hiệu quả cao.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu những cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bình Phước, làm tiền đề xây
dựng mạng lưới quan trắc môi trường cho toàn tỉnh Bình Phước.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thành phần môi trường: nước mặt,
nước ngầm, không khí và tiếng ồn với phạm vi nghiên cứu là tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra, cơ sở khoa học của việc quan trắc môi trường được đề cập trong
luận văn tập trung đi sâu vào phương pháp luận xây dựng mạng lưới của các điểm
quan trắc.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
-

Tổng quan, thu thập số liệu, tổng về điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và xu hướng phát của tỉnh Bình Phước.

-

Tổng quan về hiện trạng hoạt động quan trắc và phân tích môi trường tại
Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bình Phước.


-

Cơ sở khoa học các phương pháp luận thiết lập hệ thống quan trắc và phân
tích môi trường tại tỉnh Bình Phước.

-

Đề xuất thiết kế, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí và
nước cho toàn tỉnh Bình Phước.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
Hiện nay, thống kê nguồn thải, quan trắc môi trường và mô hình hóa môi
trường là những yếu tố quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường một cách hiệu
quả. Trong đó, quan trắc môi trường là một mắt xích quan trọng nhằm mục đích
theo dõi diễn biến chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên, kịp thời cảnh


4

báo, dự báo các xu thế diễn biến bất lợi về môi trường để từ đó có được các giải
pháp hữu hiệu về kế hoạch, quy hoạch ứng phó và bảo vệ môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, những phương pháp được thực
hiện bao gồm:
-

Phương pháp hồi cứu: Thu thập tài liệu và kế thừa những kết quả từ các đề
tài đã nghiên cứu trong thời gian qua tại tỉnh Bình Phước, các tư liệu thống

kê của tỉnh, của các cơ quan chuyên ngành liên quan đến địa bàn.

-

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn tỉnh Bình
Phước.

-

Khảo sát thực địa, thu thập mẫu và phân tích mẫu theo các phương pháp đã
được các cơ quan chức năng quy định và chấp nhận.

-

Tham khảo ý kiến các bộ nghiên cứu và quản lý của các cơ quan khoa học,
Viện nghiên cứu, Cục môi trường cùng với các Sở, Ban ngành của tỉnh thông
qua họp bàn, trao đổi ý kiến.

-

Sử dụng kinh nghiêm và kiến thức chuyên gia trong việc quy hoạch và hoạch
định chiến lược môi trường.

6. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Tính mới của đề tài
Hiện nay có rất nhiều các đề tài nghiên cứu thiết lập mạng lưới quan trắc môi
trường cho các tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, việc thiết lập
mạng lưới quan trắc môi trường cho tỉnh Bình Phước được thực hiện.
6.2. Tính khoa học của đề tài
Đề tài thực hiện dựa trên các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý, từ đó xây

dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển của tỉnh Bình
Phước.


5

6.3. Tính thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội và môi trường của tỉnh Bình Phước. Từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý
cho việc thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, giúp cho việc theo dõi
diễn biến môi trường ngày một tốt hơn và hoàn thiện hơn, trợ giúp công tác quy
hoạch, hoạch định chiến lược môi trường, quản lý môi trường và ứng phó, khắc
phục hậu quả môi trường (nếu có xảy ra) một cách có hiệu quả hơn.


6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC
MÔI TRƯỜNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “quan trắc” được sử dụng theo các cách khác nhau, song nói
chung, để chỉ một qui trình lặp đi lặp lại các hoạt động quan sát và đo lường một
hay nhiều thông số chất lượng môi trường để có thể quan sát được những thay đổi
diễn ra trong một thời gian. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ được sử dụng để mô
tả hoạt động lấy mẫu, phép đo liên tục có hệ thống và phân tính các thông số lí, hóa
và sinh của môi trường theo thời gian nhất định.
Quan trắc môi trường bao gồm các nội dung đo đạc, ghi nhận, kiểm soát
nhằm theo dõi các thay đổi về chất và về lượng của các thành phần môi trường

(nước, không khí, đất, sinh vật...)
Chu trình quan trắc môi trường (có 7 bước) bao gồm tất cả các khía cạnh của
quan trắc môi trường: quản lý môi trường, nhu cầu thông tin, chiến lược quan trắc
và thiết kế, thu thập số liệu, xử lý và phân tích sô" liệu, chuyển dữ liệu thành nhu
cầu thông tin, báo cáo và phổ biến thông tin.
1.1.2. Các mục tiêu quan trắc môi trường
Quan trắc là một trong những chức năng không thể thiếu trong quản lí môi
trường nói chung, trong đó có môi trường không khí và nước nói riêng. Mục tiêu
của nó là:
- Xác định tác động ô nhiễm tới con người và môi trường sông xung quanh.
- Nghiên cứu, đánh giá quan hệ của chất ô nhiễm môi trường với các thành
phần môi trường.
- Đánh giá sự cần thiết đốì với việc kiểm soát phát thải của chất ô nhiễm và
xác định tiêu chuẩn phát thải.
- Trong vấn đề tích lũy chất ô nhiễm, quan trắc có mục tiêu hướng tới kiểm
soát các sản phẩm sinh ra ô nhiễm và tạo ra các sản phẩm sạch.


7

- Quan trắc được thực hiện để có một mốc lịch sử về chất lượng môi trường
và tạo ra cơ sở dữ liệu môi trường.
- Thiết lập các chương trình phát triển bền vững trong việc sử dụng tài
nguyên nước, đất, rừng trong phát triển kinh tế xã hội.
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô
quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng
trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.
- Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay những nguy cơ ô nhiễm,

suy thoái môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ,
cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
1.1.3. Phân loại quan trắc
 Phân loại theo chức năng:
- Trạm quan trắc môi trường nền quốc gia, khu vực, địa phương có các yêu
cầu sau: Xa các khu vực đông dân cư, vùng nông thôn; không có sự thay đổi về sử
dụng đất trong một thời gian dài (khoảng 50 năm); không chịu ô nhiễm của các
nguồn ô nhiễm hiện nay và trong tương lai.
- Trạm quan trắc môi trường nhiễm bẩn với các yêu cầu như: Khu vực có các
hoạt động kinh tế mạnh; gần các nguồn gây ô nhiễm lớn; thực hiện chức năng kiểm
soát ô nhiễm.
- Trạm tác động: Theo dõi các tác động của hoạt động công nghiệp và kinh tế
xã hội tới môi trường.
- Trạm xu hướng: Theo dõi xu hướng của các thành phần môi trường trong
phạm vi khu vực.
 Phân loại theo thành phần môi trường cần quan trắc:
- Quan trắc chất lượng không khí
- Quan trắc chất lượng nước ngầm


8

- Quan trắc chất lượng nước mặt
- Quan trắc chất lượng đất (xói mòn và suy thoái đất)
- Quan trắc sinh học
 Phân loại theo tính chất liên tục của quan trắc:
- Quan trắc gián đoạn (Trạm quan trắc gián đoạn)
- Quan trắc liên tục (Trạm quan trắc liên tục)
 Phân loại theo tính cơ động của trạm quan trắc:

- Trạm quan trắc cố định
- Trạm quan trắc lưu động
1.1.4. Các chức năng cấu thành của một hệ thống quan trắc môi trường
Một hệ thống quan trắc nói chung có nhiều thông số chức năng. Các thông số
chức năng chủ yếu tham gia trong hệ thống quan trắc được trình bày trong hình sau:
Thiết kế mạng lưới
Thu thập mẫu

PTN phân tích

Xử lý dữ liệu
Phân tích dữ liệu

Sử dụng thông tin

Ra quyết định
Hình 1: Các thông số chức năng của một hệ thống quan trắc môi trường


9

Thiết kế mạng lưới

Thu thập mẫu

PTN phân tích

Xử lý dữ liệu

Phân tích dữ liệu


Sử dụng thông tin

Xác định vị trí trạm
Lựa chọn thông số giám
sát
Tấn suất lấy mẫu
Kỹ thuật lấy mẫu
Các phép đo trên hiện
trường
Bảo quản mẫu
Điểm lấy mẫu
Vận chuyển mẫu
Các kỹ thuật phân tích
Các thủ tục tác nghiệp
Kiểm tra chất lượng
Ghi chép dữ liệu

Nhận dữ liệu hiện trường
và PTN
Sàng lọc và xác minh
Lưu giữ và tra cứu
Lập báo cáo
Số liệu thống kê tóm tắt
cơ bản
Phân tích
Các chỉ số chất lượng
Diễn giải kiểm tra chất
lượng
Các mô hình chất lượng

Các nhu cầu thông tin
Các mẫu lập báo cáo
Các thủ tục tác nghiệp
Đánh giá sử dụng

Hình 2: Các hoạt động tác nghiệp của một hệ thống quan trắc môi trường


10

1.1.5. Trang thiết bị quan trắc môi trường
Trang thiết bị đo lường sử dụng cho lấy mẫu và phân tích (cả hiện trường lẫn
phòng thí nghiệm) là một bộ phận không thể thiếu của trung tâm quan trắc và phân
tích môi trường tỉnh. Phương hướng là cố gắng trang bị các thiết bị đồng bộ với
mạng lưới quan trắc quốc gia. Các trang thiết bị được chia thành 4 nhóm loại: Thiết
bị phân tích lí học; Thiết bị phân tích hóa học; Thiết bị phân tích sinh học; Các thiết
bị xử lí dữ liệu. Một số chủng loại thiết bị là loại thủ công, trong khi đó các thiết bị
khác là loại bán tự động hoặc tự động hoàn toàn.
Lựa chọn đúng chủng loại thiết bị quan trắc giúp cho chúng ta tiến hành các
phép đo phù họp, đòi hỏi có độ nhạy, chính xác cao. Trong quá trình sử dụng các
thiết bị quan trắc môi trường cần phải lưu ý đến các vấn đề như:
- Nghiên cứu kỹ tính năng của các thiết bị đo lường.
- Dự toán kinh phí bảo dưỡng trang thiết bị.
- Tuân thủ đúng qui cách vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị.
1.1.6. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích
Lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích phải thực hiện đúng qui trình nghiêm
ngặt. Một mẫu phải được xử lí sao cho không để xảy ra các thay đổi đáng kể về
thành phần, trước khi tiến hành các thí nghiệm. Các phương pháp phân tích tốt nhất
cũng sẽ không có giá trị nếu sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu không chính xác. Các kỹ
thuật lấy mẫu rất khác nhau, tùy thuộc đối tượng giám sát cần có kỹ thuật lấy mẫu

riêng phù hợp và việc xác định đúng vị trí lấy mẫu và các thiết bị phụ trợ cũng có ý
nghĩa quan trọng.
Một số loại thiết bị phân tích thông dụng nhất:
- Phép đo trắc quang
- Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử
- Phép đo phổ phát xạ
- Plasma kép cảm ứng (ICP) và các hệ phân tích liên quan
- Chuẩn độ bằng phương pháp đo điện thế
- Các điện cực ion chọn lọc


×