Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình phước guyễn thị hải; trần văn tùng (hướng dẫn khoa học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 167 trang )

NGUYỄN THỊ HẢI

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƢỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

04 năm 2017


NGUYỄN THỊ HẢI

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƢỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN TÙNG

04 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Tùng



Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
24 tháng 12 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS Võ Văn Nhị

2

PGS.TS Huỳnh Đức Lộng

Phản biện 1

3

TS. Hà Văn Dũng

Phản biện 2

4

TS. Phạm Ngọc Toàn


5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày… tháng….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : NGUYỄN THỊ HẢI

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 12/02/1979


Nơi sinh: Nghệ An

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 154180010

I- Tên đề tài:
Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
2. Nghiên cứu lý luận, đo lƣờng, đƣa ra giả thuyết và xây dựng mô hình các nhân tố
tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Bình Phƣớc
3. Đề xuất một số giải pháp và hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn
III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/10/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/03/2017
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS TRẦN VĂN TÙNG
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố tác động đến công tác lập dự
toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Bình Phước” là công trình của
việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Kết quả nghiên cứu

trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cảm ơn và tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng nhƣ tham chiếu đều đƣợc
trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã
đƣợc tham khảo.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Chắc chắn rằng luận văn của tác giả sẽ không hoàn thành nếu không nhận đƣợc
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên khuyến khích của thầy cô, gia đình, bạn bè
và các anh chị, các cô chú ở các doanh nghiệp khảo sát vì những đóng góp to lớn
của họ trong nhiều cách khác nhau trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trƣớc hết, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến TS Trần Văn
Tùng, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn. Tiếp đến tác giả xin cảm ơn thầy PGS.TS Trần Phƣớc, Thầy Lê Quang
Hùng và quý thầy cô của trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM đã đóng góp nhiều ý
kiến, chia sẽ các kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn quý báu để tác giả hoàn thành
luận văn này.
Song song đó tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các bạn bè các lớp sau đại học
ngành kế toán trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM, cũng nhƣ các anh chị, các cô
chú ở các doanh nghiệp khảo sát đã dành thời gian quý báu của mình để cung cấp
cho tác giả tất cả các thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả muốn cảm ơn tới gia đình tôi vì những hỗ trợ tuyệt vời và
những lời động viên để tôi có đủ tinh thần, nghị lực để thực hiện luận văn.

Mặc dù, luận văn đã đƣợc hoàn thành trong khả năng của tác giả. Tuy nhiên, do
hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có ít nhiều
sai sót. Kính mong nhận đƣợc sự cảm thông và những lời chỉ bảo tận tình của thầy
cô và các bạn.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Hải


iii

TÓM TẮT
Để có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trƣờng, đòi hỏi các DN phải có kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi tiêu tài chính phù
hợp. Để có thể làm đƣợc nhƣ vậy, các DN phải có các công cụ quản lý khoa học
nhằm giúp các nhà quản trị phát huy mặt tích cực, hạn chế hoặc giảm thiểu mặt tiêu
cực và tận dụng các nguồn lực sẳn có một cách có hiệu quả. Trong đó, dự toán ngân
sách (DTNS) là một công cụ quản lý khoa học hữu ích. DTNS giúp các DN kiểm
soát chi phí và định hƣớng đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo mục
tiêu đã định một cách dễ dàng hơn trong tƣơng lai.
Việc vận dụng đƣợc DTNS sẽ giúp các DN nhìn thấy đƣợc những mục tiêu cần
đạt đƣợc, đồng thời DTNS còn chỉ ra cách thức huy động mọi nguồn lực để thực
hiện mục tiêu mà DN đặt ra. Việc vận dụng DTNS vào các DN sẽ giúp các DN xác
định đƣợc hiệu quả hoạt động một cách rõ nét nhất qua từng chu kỳ kinh doanh nhất
định nhất là đối với các DNNVV.
Kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trƣớc đây và đặc điểm các DNNVV, tác giả
xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác lập dự toán ngân sách gồm6 yếu tố
ảnh hƣởng đến công tác lập dự toán ngân sách các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Bình Phƣớc: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tổ chức công tác kế toán, quy trình dự
toán, chế độ chính sách nhà nƣớc, đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó thì

nhân tố Chế độ chính sách nhà nƣớc ảnh hƣởng mạnh nhất đến việc lập dự toán
ngân sách với Beta = 0,420; nhân tố Cơ sở vật chất ảnh hƣởng mạnh thứ hai với hệ
số Beta = 0.330; nhân tố Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hƣởng mạnh thứ
ba với hệ số Beta = 0.291; nhân tố tiếp theo Tổ chức công tác kế toán ảnh hƣởng
thứ tƣ với hệ số Beta = 0.267; nhân tố Nguồn nhân lực ảnh hƣởng thứ năm với hệ
số Beta = 0,205; nhân tố Quy trình dự toán ảnh hƣởng thấp nhất với hệ số Beta =
0,108.Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Bình Phƣớc.


iv

ABSTRACT
In order to be able to stand up and improve competitiveness in a market
economy, enterprises have designed properly production plans and financial
expenditure plans. So, enterprises must have scientific management tools to help
managers promote positive aspects, minimize or minimize negative aspects as well
as use effectively the available resources. In particular, the budget estimate (DTNS)
is a useful scientific management tool. DTNS helps businesses control costs and
orient their business and production activities, that is according to the intended goal,
more easily in the future.
The use of DTNS will help businesses to see the goals to achieve, and DTNS
also shows how to mobilize all resources to achieve the goals set by enterprises. The
use of DTNS in enterprises will help businesses determine the most effective
performance in each period, especially for SMEs.
Inheriting the results from previous studies and characteristics of SMEs, the author
identifies the factors influencing budget estimation, that are the six factors
affectingSMEs‟ the budget estimation in Binh Phuoc:human resources, facilities,
organization of accounting work, estimation process, state policy regime,
characteristics of SMEs. Of which, the factor of State Policy Regime influenced the

strongest to budget estimation with Beta = 0.420; The second factor was facilities with
Beta = 0.330; SMEs was the third strong factor with Beta = 0.291; The fourth strong
factor was the accounting organization with the Beta = 0.267; Human factor influenced
the fitth with Beta = 0.205; and the final impacted factor was the estimation process
with Beta = 0.108. From the above results, the author has proposed some solutions to
improve the estimation of budget for SMEs inBinh Phuoc


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT

: Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

: Báo cáo kết quả kinh doanh

CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp

CP SXC

: Chi phí sản xuất chung

CP BH


: Chi phí bán hàng

CP QLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp

DTNS

: Dự toán ngân sách

DN

: Doanh nghiệp

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GVHB

: Giá vốn hàng bán

Tp. HCM/

: Thành phố Hồ Chí Minh:


vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ v
MỤC LỤC ...............................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................... 1
1.2.Tính cấp thiết đề tài .......................................................................................... 3
1.3.Mục tiêu, câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu................................................. 4
1. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 4
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4
1.4.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................. 5
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
1.5.Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................... 5
1.6.Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 6
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................................. 6
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................ 15
1.3 Các nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ............................................. 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 24
2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................................... 24
2.1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 24
2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .................................. 25
2.1.3 Đặc điểm hoạt động và quản lý của DNNVV ở Việt Nam....................... 26



vii
2.2 Dự toán ngân sách .......................................................................................... 28
2.2.1 Khái niệm dự toán ngân sách ................................................................... 28
2.2.2 Mục đích, chức năng và lợi ích của việc lập dự toán ngân sách............... 28
2.2.2.1 Mục đích của việc lập dự toán ngân sách .......................................... 28
2.2.2.2 Chức năng của việc lập dự toán ngân sách ....................................... 28
2.2.2.3 Lợi ích của dự toán ngân sách........................................................... 30
2.2.3 Phân loại dự toán ngân sách ..................................................................... 32
2.2.4 Quy trình lập dự toán ngân sách .............................................................. 34
2.2.6 Nội dung dự toán ngân sách và mối liên hệ giữa các dự toán bộ phận..... 41
2.2.6.1 Nội dung dự toán ngân sách .............................................................. 41
2.2.6.2 Mối liên hệ giữa các dự toán bộ phận ............................................... 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 45
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 47
3.1.Thiết kế nghiên cứu........................................................................................ 47
3.1.1.Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 47
3.1.1.1 Nghiên cứu định tính ......................................................................... 47
3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 53
3.1.2.Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 54
3.1.3.Thiết kế câu hỏi ....................................................................................... 55
3.2. Xây dựng thang đo ........................................................................................ 56
3.2.1 Thang đo lƣờng nhân tố nguồn nhân lực thực hiện dự toán ngân sách .... 56
3.2.2 Thang đo nhân tố cơ sở vật chất .............................................................. 56
3.2.3 Thang đo nhân tố tổ chức công tác kế toán .............................................. 57
3.2.4 Thang đo nhân tố quy trình dự toán ......................................................... 57
3.2.5 Thang đo nhân tố chế độ chính sách nhà nƣớc......................................... 57
3.2.6 Thang đo nhân tố đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................... 58
3.3. Các giả thuyết (GT) nghiên cứu ngầm kiểm định ......................................... 58
3.4. Thực hiện nghiên cứu định lƣợng ................................................................. 58

3.4.1 Phƣơng pháp chọn mẫu............................................................................ 58
3.4.2 Kích thƣớc mẫu khảo sát ......................................................................... 59


viii
3.4.3 Đối tƣợng khảo sát ................................................................................... 59
3.4.4 Phạm vi khảo sát ...................................................................................... 59
3.4.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 59
3.4.6 Phân tích và xử lý dữ liệu ........................................................................ 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 61
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 62
4.1 Kết quả khảo sát ............................................................................................. 62
4.1.1 Mô tả kết quả khảo sát thực trạng lập dự toán ngân sách tại các DNNVV
trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ............................................................................ 62
4.1.2 Đánh giá thực trạng công tác lập DTNS của các DNNVV trên địa bàn tỉnh
Bình Phƣớc ....................................................................................................... 71
4.1.2.1 Ƣu điểm ............................................................................................. 71
4.1.2.2 Khuyết điểm ....................................................................................... 72
4.2 Thống kê mô tả chung về các biến độc lập và biến phụ thuộc công tác lập dự
toán tại các DNNVV Bình Phƣớc ........................................................................ 76
4.3.1 Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha ................................................ 78
4.3.1.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố nguồn nhân lực thực hiện lập
báo cáo dự toán ngân sách của doanh nghiệp .............................................. 78
4.3.1.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất ...................... 79
4.3.1.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Tổ chức công tác kế toán ..... 79
4.3.1.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy trình dự toán ................. 80
4.3.1.5. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy trình dự toán “Chế độ
chính sách nhà nước” ................................................................................... 81
4.3.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đặc
điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa”.................................................................... 82

4.3.1.7: Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Dự toán ngân sách” ........... 82
4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) tác động đến công tác lập dự toán ngân
sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ............................................. 83
4.5. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................ 87
4.5.1 Phƣơng trình hồi quy tuyến tính .............................................................. 87


ix
4.5.2 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội................ 87
4.5.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ...................... 88
4.5.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ........................... 89
4.6Kiểm định các giả định mô hình hồi quy bội .................................................. 89
4.6.1 Kiểm định giả định phƣơng sai của sai số (phần dƣ) không đổi .............. 90
4.6.2 Kiểm tra giả định các phần dƣ có phân phối chuẩn.................................. 91
4.6.3 Kiểm tra giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập
(Hiệntƣợng đa cộng tuyến) ............................................................................... 92
4.7. Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác lập dự
toán ngân sách của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ........................... 93
4.8Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 94
4.8.1 Bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 94
4.8.2 So sánh kết quả nghiên cứu và một vài công trình nghiên cứu trƣớc ....... 96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 97
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 98
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 98
5.2 Kiến nghị........................................................................................................ 99
5.2.1 Chế độ chính sách nhà nƣớc .................................................................... 99
5.2.2 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp ........................................................... 100
5.2.3 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................... 101
5.2.4 Tổ chức công tác kế toán ....................................................................... 101
5.2.5 Nguồn nhân lực thực hiện công tác dự toán ........................................... 102

5.2.6 Quy trình dự toán ................................................................................... 103
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 109
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 112
A/ Tài liệu trong nƣớc ........................................................................................ 112
B/ Tài liệu nƣớc ngoài........................................................................................ 113
C/ Tài liệu trang web.......................................................................................... 114
PHỤ LỤC 1: BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ................................................. I


x
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN................................ V
PHỤ LỤC 3 : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .................................................... VI
PHỤ LỤC 4 : DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT ....................................... XI
PHỤ LỤC5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
BẰNG SPSS 20.0 ............................................................................................... XVI
PHỤ LỤC 6: DỰ TOÁN .................................................................................. XXX


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghị định 56/2009/NĐ-CP
................................................................................................................................ 24
Bảng 2.2: Sổ tay dự toán ........................................................................................ 43
Bảng 4.1: Thống kê số lượng đối tượng được khảo sát theo các hình thức ......... 62
Bảng 4.2: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................ 63
Bảng 4.3: Bảng kết quả khảo sát về các DNNVV ................................................. 63
Bảng 4.4: Các đốí tượng được phỏng vấn ............................................................. 63
Bảng 4.5: Loại hình doanh nghiệp khảo sát ......................................................... 64

Bảng 4.6: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ................................................. 64
Bảng 4.7: Thời gian doanh nghiệp thành lập ....................................................... 64
Bảng 4.8: Nguồn vốn doanh nghiệp ...................................................................... 65
Bảng 4.9: Số lao động tại doanh nghiệp ............................................................... 65
Bảng 4.10: Chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp ................................. 66
Bảng 4.11: Hệ thống kế toán quản trị ................................................................... 66
Bảng 4.12: Bộ phận chuyên trách về DTNS.......................................................... 67
Bảng 4.13: Báo cáo dự toán do ai thiết lập............................................................ 67
Bảng 4.14: Biểu mẫu dự toán do ai thiết lập ......................................................... 67
Bảng 4.15: Báo cáo dự toán của các DNNVV được lập vào thời điểm ................ 68
Bảng 4.16: Báo cáo dự toán được lập vào ............................................................. 68
Bảng 4.17: Mô hình thông tin DTNS tại DNNVV ................................................ 69
Bảng 4.18: Loại hình DTNS tại doanh nghiệp...................................................... 70
Bảng 4.19: Quy trình xét duyệt dự toán ngân sách ............................................... 70
Bảng 4.20 Công cụ dùng để lập DTNS .................................................................. 71
Bảng 4.21

ến độc lập............................................. 76

Bảng 4.22:

ến phụ thuộc công tác lập dự toán ngân

sách các DNNVV tỉnh Bình Phước ....................................................................... 77
Bảng 4.23: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Nguồn nhân lực ................... 78
Bảng 4.24: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất....................... 79
Bảng 4.25: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Tổ chức công tác kế toán ..... 79


xii

Bảng 4.26: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy trình dự toán ................ 80
Bảng 4.27: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố “Chế độ chính sách nhà
nước” ...................................................................................................................... 81
Bảng 4.28: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố “Đặc điểm DNNVV”............ 82
Bảng 4.29: Cronbach Alpha của thang đo biến “Dự toán ngân sách” ................ 82
Bảng 4.30: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần............................. 84
Bảng 4.31: Bảng Phương sai trích ........................................................................ 85
Bảng 4.32: Kết quả phân tích nhân tố EFA .......................................................... 86
Bảng 4.33: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ............................................. 88
Bảng 4.34: Bảng phân tích ANOVA ...................................................................... 88
Bảng 4.35: Bảng kết quả các trọng số hồi quy ...................................................... 89


xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1:Quy trình dự toán ngân ......................................................................... 35
Hình 2.2: Mô hình thông tin từ trên xuống ......................................................... 37
Hình 2.3: Mô hình thông tin phản hồi ................................................................. 38
Hình 2.4: Mô hình thông tin từ dưới lên.............................................................. 40
Hình 3.1: Mô hình lý thuyết (sau khi thảo luận nhóm) về tác động của các nhân
tố tác động/ ảnh hưởng đến công tác lập DTNS tại các DNNVV trên địa bàn
tỉnh Bình Phước ..................................................................................................... 48
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự
toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh bình phước........................... 55
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ........... 90
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ...................................... 91
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .................................. 92
Hình 5.1: Quy trình lập DTNS của DN sản xuất thương mại dịch vụ ............. 103
Hình 5.2: Quy trình lập DTNS của DN thương mại dịch vụ ............................ 104



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế Thế giới đang trên đà phục hồi, với nhiều màu sắc và
tốc độ khác nhau. Các tổ chức tài chính quốc tế cũng liên tục đƣa các các điều chỉnh
“giảm” đối với tốc độ tăng trƣởng của kinh tế Thế giới và hầu hết các nƣớc. Nền
kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số ít quốc gia có tốc độ phục hồi ấn tƣợng. Số liệu
từ Tổng cục Thống kế cho biết, Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2015 ƣớc
tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%;
quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trƣởng năm nay cao hơn mục tiêu
6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], cho thấy nền kinh tế
phục hồi rõ nét.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê đƣa ra cả nƣớc có 74.842 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm
2,7% về số doanh nghiệp nhƣng tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trƣớc. Số
lao động dự kiến đƣợc tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm
qua là hơn 1 triệu ngƣời, tăng 2,8% so với năm trƣớc. Cũng theo báo cáo, trong năm
nay, cả nƣớc có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể. Và có 9.501
doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trƣớc.
Số lƣợng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ;
58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trƣớc.
Trong đó có 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46.599
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Giải thích điều này, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trƣởng Vụ thống kê Công nghiệp
(Tổng cục Thống kê) đƣa ra 4 nguyên nhân chính: Thứ nhất, kinh tế thế giới vẫn
đang trong thời kỳ suy giảm, phục hồi chậm, trong khi kinh tế Việt Nam phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu. Kinh tế suy giảm nên khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam

cũng lâm vào tình trạng nhƣ vậy.
Thứ hai, 97,6% doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ
có vốn đầu tƣ và tay nghề thấp, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý thấp dẫn
đến năng suất lao động thấp so với nhiều nƣớc phát triển trong khu vực và thế giới.


2
Chính vì vậy, nó dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu ngay trên sân nhà và trƣờng quốc
tế nên dễ bị phá sản. Trong thời gian tới, chúng ta phải đẩy nhanh mọi mặt để tăng
trƣởng, tăng nhanh sức cạnh tranh mới giữ đƣợc thị trƣờng sản xuất.
Thứ ba, các doanh nghiệp do nhỏ bé về quy mô nên các chủ doanh nghiệp
đóng cửa để chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác dễ dàng. Ở các nƣớc khác,
doanh nghiệp của họ lớn nên khó giải thể và không dễ dàng bỏ doanh nghiệp để
kinh doanh lĩnh vực khác đƣợc. Vì giải thể một doanh nghiệp lớn vô cùng khó khăn
trong khi giải thể một doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam thì rất dễ dàng.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại
hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình
doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho
ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói
giảm nghèo.
Hoạt động của doanh nghiệp là một hoạt động có định hƣớng thông qua các
kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn nhằm thực hiện những mục
tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp nhƣ sự sống còn, thị phần, lợi nhuận lâu dài của
doanh nghiệp, sự thỏa mãn khách hàng… Các mục tiêu chiến lƣợc đƣợc thực hiện
trong các giai đoạn nối tiếp nhau thông qua kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch ngắn hạn
cụ thể hóa các mục tiêu chiến lƣợc thành các chỉ tiêu cần đạt đƣợc trong thời gian
ngắn. Để thực hiện các mục tiêu đó, cần thiết phải có có kế hoạch huy động và sử
dụng các nguồn tài chính, nghĩa là cần phải lập dự toán ngân sách hoạt động mỗi
năm. Nhƣ vậy, có thể nói DTNS hằng năm là một công cụ thiết lập mối quan hệ phù
hợp giữa các mục tiêu chiến lƣợc và mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp, xác lập

mục đích cụ thể cho các hoạt động dự kiến, đóng vai trò quan trọng trong việc thực
hiện các chức năng hoạch định và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp.
Dự toán ngân sách (DTNS) là một kế hoạch chi tiết và có định lƣợng về thu,
chi dƣới dạng tiền tệ của một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó trong một niên độ
tài chính. Một doanh nghiệp hay tổ chức nào dù lớn hay nhỏ cũng phải tính toán và
dự trù việc sử dụng ngân sách của mình. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến viêc
lập DTNS, nhằm giúp các doanh nghiệp có đƣợc hệ thống báo cáo DTNS chính


3
xác, phản ánh đúng tiềm năng thực tế, đảm bảo cho các dự toán thực sự là công cụ
hữu ích cho nhà quản trị, giúp các nhà quản trị nắm đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu
của doanh nghiệp, qua đó sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính và các nguồn
lực khác để đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra đột xuất trong tƣơng lai.
Điều này thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, để DTNS một cách chính xác, phản ánh đúng tiềm năng thực tế
của DN là công việc rất khó nó phụ thuộc vào trình độ của ngƣời lập dự toán, mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình lập dự toán, quy mô doanh
nghiệp… Theo khảo sát, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng lập DTNS
một cách có hiệu quả, số liệu dự toán thƣờng không sát với tình hình sản xuất kinh
doanh của DN nên không phát huy đƣợc hết vai trò, công dụng của nó, gây ra lãng
phí cho DN.
1.2. Tính cấp thiết đề tài
Các nghiên cứu trƣớccủa Nguyễn Thúy Hằng (2012), Nguyễn Thị Lệ Thủy
(2013), Lê Vũ Hà (2015) và một số nghiên cứu khác đã tập trung nghiên cứu
phƣơng pháp hoàn thiện dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy
nhiên giải pháp đƣa ra chỉ mang tính tổng quát, gợi mở suy nghĩ cho nhà quản trị,
nhƣng chƣa đi vào xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lập dự toán ngân sách.
Để dự toán ngân sách hoạt động một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải lập
đƣợc dự toán ngân sách sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, đánh giá đƣợc

đúng thực trạng của doanh nghiệp để từ đó giúp nhà quản trị đƣa ra kế hoạch thực
hiện phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến công tác lập
dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình
Phƣớc ” thông qua việc xác lập mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lập dự toán
ngân sách làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đƣa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách để nó là công cụ hữu ích cho nhà quản
trị, góp phần nâng cao hiệu quả họat động và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp.


4
1.3 Mục tiêu, câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu
1. 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến
công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Bình Phƣớc.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây về lập dự toán ngân
sách
+ Đánh giá thực trạng về công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
+ Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến công tác lập dự
toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Bình Phƣớc. Từ đó:
- Đề xuất mô hình nghiên cứu từ đó xác định những nhân tố chính ảnh
hƣởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV
- Gợi ý những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán ngân sách
tại các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Bình Phƣớc.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên cần giải quyết các nội dung sau:
Nội dung 1: Thực trạng về việc lập dự toán ngân sách ở các DNNVV.

- Mô hình DTNS ở các doanh nghiệp đang áp dụng là gì?
- Các doanh nghiệp đã lập những DTNS nào? Ai lập những DTNS đó? Việc
thực hiện các DTNS đó nhƣ thế nào? Quy trình xét duyệt các DTNS nhƣ thế
nào?
- Những bộ phận nào tham gia vào việc lập DTNS đó?
- DN sử dụng phần mền nào để lập DTNS?
Nội dung 2: Xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến lập DTNS của các
DNNVV ở Bình Phƣớc.
- Có bao nhiêu nhân tố ảnh hƣởng đến lập DTNS?
- Tầm quan trọng của các nhân tố này với việc lập DTNS nhƣ thế nào?
- Mối tƣơng quan giữa các yếu tố này ra sao?
- Xác lập mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới việc lập DTNS?


5
Nội dung 3: Từ mô hình hồi quy định lƣợng, tác giả đƣa ra kết luận và hàm ý
quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hơn cho DTNS của các DNNVV.
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên
địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu tại các DNNVV trên
địa bàn Tỉnh Bình Phƣớc, đồng thời loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ (DN quy
mô siêu nhỏ thì việc ra quyết định các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh
doanh họ có thể thực hiện ngay mà không cần đến sử dụng DTNS).
+Thời gian thực hiện luận văn:Dữ liệu nghiên cứu (gồm dữ liệu thứ cấp và dữ
liệu sơ cấp) , khảo sát đƣợc tiến hành năm 2016.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Tổng quan những lý luận liên quan đến lập DTNS, nhƣ các

khái niệm về DTNS, các phƣơng pháp lập DTNS, mô hình lập DTNS và các
báo cáo DTNS đƣợc các DNNVV áp dụng hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng áp dụng DTNS của các DNNVV tại
Bình Phƣớc và các yếu tố tác động đến lập DTNS. Từ đó nhận diện những ƣu
điểm và khuyết điểm về áp dụng DTNS. Từ đó đƣa ra những kết luận và kiến
nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống DTNS hiện nay của các DNNVV.
1.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phục lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau của công tác lập dự toán ngân sách. Chƣơng này, sẽ thực hiện việc
hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đƣa ra các định hƣớng
nghiên cứu.
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Thứ nhất, nghiên cứu của Dušan Banovíc (2005) với đề tài “Evolution and
Critical Evaluation of Current Budgeting Practices” (Master's Thesis in Economics,
University of Ljubliana 2005) về tiến trình và đánh giá ƣớc lƣợng việc thực hiện dự
toán ngân sách hiện nay. Trong nghiên cứu này, Dušan Banovíc (2005) đã trình bày
7 yếu tố chính liên quan đến dự toán ngân sách: (1) Môi trƣờng bên ngoài, (2) Công
nghệ, (3) Cơ cấu tổ chức, (4) Quy mô DN, (5) Chiến lƣợc của DN và (6) Văn hóa

DN.
Môi trƣờng bên ngoài: Môi trƣờng bên ngoài là môi trƣờng không chắc chắn
có tác động mạnh mẽ vào việc thiết kế các hệ thống DTNS của DN. Tác động vào
hệ thống DTNS thƣờng đƣợc nhìn thấy trong các đơn vị mà luôn phải đối mặt với
một môi trƣờng không chắc chắn hoặc có những hoạt động không thể đoán trƣớc
(Waterhouse, Tiessen, 1978). Sự không chắc chắn thể hiện ở: sự bất ổn, mơ hồ (rủi
ro xảy ra không thể đoán trƣớc), sự thù địch từ đối thủ, sự đa dạng (quá nhiều sản
phẩm, nguyên liệu đầu vào, khách hàng, nhà cung cấp) và sự phát triển (công nghệ
phát triển quá nhanh và luôn luôn thay đổi). Theo Merchant (1984) còn có vị thế
cạnh tranh, sức mạnh của vị trí thị trƣờng và giai đoạn trong vòng đời sản phẩm.
Công nghệ: Công nghệ đề cập đến quy trình làm việc của tổ chức hoạt động
nhƣ thế nào. Nó bao gồm phần cứng, vật liệu, con ngƣời, phần mềm và kiến thức.
Công nghệ tƣơng quan với kích thƣớc và cấu trúc DN (Bruns & Waterhouse, 1975).
Các công ty có công nghệ sản xuất tự động hóa cao, đặt trọng tâm nhiều vào DTNS
hơn so với những công ty có công nghệ sản xuất thô sơ (Merchant, 1984).
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là chi tiết về vai trò khác nhau của các thành
viên trong tổ chức, hoặc công việc của các nhóm, để đảm bảo rằng các hoạt động


7
của tổ chức đƣợc thực hiện. Cấu trúc tổ chức có sự phân cấp thẩm quyền, cơ cấu
hoạt động, sự định hƣớng và phụ thuộc lẫn nhau về mặt hữu cơ và cơ học
(Chenhall, 2003). Theo nghiên cứu của Bruns và Waterhouse (1975) và Merchant
(1981), các công ty lớn, đa dạng, có sự phân cấp hơn, có xu hƣớng sử dụng DTNS
nhƣ một cách thức quản trị quan trọng đặt vào việc đạt đƣợc kế hoạch ngân sách, sự
tham gia nhiều hơn của các nhà quản trị cấp trung trong các hoạt động liên quan đến
ngân sách, giao tiếp truyền thông và sử dụng công nghệ hỗ trợ cho DTNS nhiều
hơn. Mặt khác, các công ty nhỏ, tập trung hơn có xu hƣớng dựa nhiều hơn vào giám
sát trực tiếp và việc tƣơng tác thƣờng xuyên giữa các cá nhân và truyền thông trong
quá trình DTNS thì ít hơn.

Quy mô: Các DN hoạt động càng lớn, các nhà quản trị thƣờng sử dụng ngân
sách định hƣớng thƣờng xuyên hơn. Các tổ chức này thƣờng thiết lập quá trình ngân
sách nhiều hơn, trong đó tầm quan trọng lớn đặt vào việc đáp ứng ngân sách, truyền
thông ngân sách và sự tham gia của các nhà quản lý trong hoạt động ngân sách cũng
lớn hơn các tổ chức nhỏ (Merchant, 1984). Về quản trị ngân sách: các tổ chức lớn,
nơi có sự đa dạng và phân cấp trong việc ra quyết định, có sự tham gia nhiều hơn
vào ngân sách và có hiệu quả cao hơn, nó trái ngƣợc với các công ty nhỏ (Merchant,
1981).
Chiến lƣợc: Chiến lƣợc là cách thức mà các nhà quản lý có thể ảnh hƣởng
đến bản chất của môi trƣờng bên ngoài, công nghệ của tổ chức, sắp xếp và cấu trúc
của tổ chức. Govindarajan (1988) và Van der Stede (2000) khám phá mối quan hệ
giữa chiến lƣợc kinh doanh khác biệt và hệ thống kiểm soát kế toán sử dụng bởi
những đơn vị kinh doanh có sử dụng chiến lƣợc kinh doanh khác biệt. Kết quả, các
đơn vị kinh doanh này đã thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn trong quá khứ, việc kiểm
soát ngân sách ít cứng nhắc và có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến kết quả lâu
dài của mình (Van der Stede, 2000). Trong nghiên cứu của Simons (1987), hiệu quả
cao đi kèm với dữ liệu dự toán rất quan trọng trong các hệ thống điều khiển, thiết
lập mục tiêu ngân sách chặt chẽ, kết quả giám sát cẩn thận, nhấn mạnh báo cáo
thƣờng xuyên, và sử dụng hệ thống kiểm soát thống nhất. Nếu ngân sách đƣợc sử
dụng để hoạch định nguồn lực và tích hợp trợ giúp việc đƣa các ý tƣởng vào đổi


8
mới có hiệu quả, có thể dẫn đến tăng hiệu quả trong các tổ chức kinh doanh, đặc
biệt là nếu kết hợp với quy trình hữu cơ nhƣ sự tham gia và chia sẻ thông tin
(Chenhall & Morris, 1995).
Văn hóa: Nghiên cứu về văn hóa thƣờng có phần thăm dò và thƣờng đƣợc sử
dụng là biến khoảng cách quyền lực (phân phối bất bình đẳng về quyền lực) và chủ
nghĩa cá nhân (đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích nhóm) để kiểm tra tác động khái quát
của xuyên văn hóa hoặc xuyên quốc gia với sự tham gia vào ngân sách và nhấn

mạnh ngân sách có liên quan đến thái độ của cấp dƣới với công việc" (O'Conner,
1995).Hành vi và thái độ sẽ khác nhau chủ yếu là do sự khác biệt văn hóa, đặc biệt
khi các nhà quản lý với chủ nghĩa cá nhân thấp, khoảng cách quyền lực lớn và định
hƣớng văn hóa lâu đời (nhƣ Trung Quốc hoặc Singapore) [Khoảng cách quyền lực
liên quan đến việc quyền lực đƣợc phân phối giữa các thành viên của tổ chức ở các
cấp bậc, trong các xã hội khác nhau. Trong một số nền văn hóa, quyền lực đƣợc
phân phối không đồng đều, những ngƣời đứng đầu làm tất cả các quyết định và
những ngƣời ở các cấp thấp hơn chỉ đơn giản là thực hiện theo. Trong các xã hội
khác, quyền lực đƣợc phân bố đều hơn giữa các thành viên ở các cấp bậc khác nhau
trong hệ thống và mối quan hệ bình đẳng hơn chiếm ƣu thế (Ueno & Sekaran,
1992)] đƣợc so sánh với các nhà quản lý phƣơng Tây mà đại diện cho một nền văn
hóa chủ nghĩa cá nhân cao [Chủ nghĩa cá nhân-tập thể: đề cập đến mối quan hệ giữa
một ngƣời và nhóm. Các thành viên trong xã hội chủ nghĩa cá nhân đƣợc mô tả nhƣ
tự xem mình là trung tâm, đối đầu hơn là hợp tác, có lòng trung thành thấp cho tổ
chức mà họ làm việc, theo đuổi mục đích riêng, có nhu cầu thấp đối với sự phụ
thuộc vào những ngƣời khác và đƣợc xem là tính toán. Các thành viên của xã hội
tập thể có định hƣớng "cái chúng ta" hơn là "cái tôi", có lòng trung thành cao với tổ
chức họ làm việc, hƣớng tới mục tiêu của mình, tƣơng tác với nhau trong môi
trƣờng phụ thuộc lẫn nhau và có hành động nhƣ một nhóm, chấp nhận giá trị của
nhóm, nỗ lực chung và phần thƣởng nhóm (Ueno & Sekaran, 1992)], khoảng cách
quyền lực nhỏ và định hƣớng văn hóa ngắn hạn. Mối quan hệ giữa các hệ thống kế
toán quản trị và hiệu quả quản lý của nhóm đầu tiên của các nhà quản lý là tiêu cực
đối sự tham gia vào ngân sách với mức độ cao, nhƣng tích cực cho các nhà quản lý


×