BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGÔ LÝ HUỲNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGÔ LÝ HUỲNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƢƠNG CAO THÁI NGUYÊN
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Dƣơng Cao Thái Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
2
3
4
5
Họ và tên
GS.TS. Võ Thanh Thu
TS. Lê Quang Hùng
PGS.TS. Hoàng Đức
TS. Phạm Phi Yên
TS. Phan Thị Minh Châu
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
GS.TS. Võ Thanh Thu
TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÕNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2017.
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGÔ LÝ HUỲNH
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 19/05/1986
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Nơi sinh: Hà Nam
MSHV: 1541820058
I- Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG
TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG ACC
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ của luận văn:
Xác định mô hình các yếu tố cấu thành NLCT trong lĩnh vực xây dựng công
trình kiến tr c hạ tầng sân bay.
Phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của Tổng công ty ACC so với các
đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trƣờng.
Đề xuất một số giải pháp chính để nâng cao NLCT của công ty Tổng công ty
ACC.
Nội dung của luận văn:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu NLCT.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng NLCT của Tổng công ty ACC.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Tổng công ty ACC.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/03/2017
V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Dƣơng Cao Thái Nguyên
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự gi p đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGÔ LÝ HUỲNH
ii
LỜI CÁM ƠN
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trƣờng Đại học Công nghệ Tp.
HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời
gian tôi học tại trƣờng, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Dƣơng Cao Thái
Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy
mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp
lớp 15SQT12 đã luôn gi p đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn
tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hƣớng dẫn và bạn bè cũng nhƣ các anh chị trong
Tổng Công ty xây dựng công trình hàng không ACC, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy,
cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Tp.HCM, tháng 05 năm 2017
Tác giả
Ngô Lý Huỳnh
iii
TÓM TẮT
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng luôn diễn ra mạnh mẽ. Một
công ty sở hữu NLCL sẽ gi p công ty vƣợt trội hơn đối thủ trong một số yếu tố
quan trọng nhƣ hiệu quả, chất lƣợng, cải tiến và đáp ứng khách hàng.
Nghiên cứu trong luận văn này cho thấy NLCT là một khái niệm đa hƣớng và
có mối quan hệ chặt chẽ với LTCT. Nghiên cứu cũng đề xuất mô hình NLCT của
doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng Sân bay và thang đo các khái
niệm trong mô hình. Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 5 thành phần và 21 biến
quan sát cấu thành NLCT của ngành gồm yếu tố khả năng tài chính, khả năng quản
trị, khả năng nguồn nhân lực, năng lực vận hành, khả năng khoa học công nghệ.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Tổng công ty ACC đã đƣợc xây dựng thông
qua nghiên cứu chính thức với kích thƣớc mẫu n=112, đối tƣợng trong nghiên cứu
chính thức là các chuyên gia và khách hàng. Nghiên cứu cho thấy Tổng công ty
ACC có NLCT cao hơn công ty Cenco6 nhƣng thấp hơn công ty Cenco4. Nghiên
cứu cũng đóng góp ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện yếu tố có đóng góp
quan trọng đối với NLCT của doanh nghiệp trong ngành và đề xuất một số giải
pháp nâng cao NLCT cho Tổng công ty ACC.
iv
ABSTRACT
Competition among enterprises in the market is always happening strongly. A
company that owns competitive capability will help the company outperform its
rivals in a number of important aspects such as efficiency, quality, innovation and
customer satisfaction.
Research in this essay shows that competitive capability is a multidirectional
concept and closely related to competitive advantage. The study also proposed the
competitive capability model of enterprises in the airport infrastructure construction
industry and concepts' scale in the model. The results of this research have
identified 5 components and 21 observation variables that make up the competitive
capability of the industry, including financial capacity, management capacity,
human resource capacity, operational capacity, technological capacity.
The competitive profile matrix of ACC Airport Construction Corporation was
developed through formal study with the sample size of n = 112, subjects in the
formal study were experts and clients. The study showed that ACC Airport
Construction Corporation had higher competitive capability than Cenco6 but lower
than Cenco4. Research also makes important contributions to identifying important
contributing factors for enterprise payrolls in the sector and to propose some
solutions to enhance competitive capability of ACC Airport Construction
Corporation.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ...................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.
Giới thiệu ................................................................................................................ 1
1.1.
Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2.
Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2.
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 3
3.
Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 4
3.1.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4
3.2.
Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu........................................................ 4
3.3.
Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.
Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................... 5
5.
Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC
CẠNH TRANH ............................................................................................................... 6
1.1. Khái quát về cạnh tranh .......................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ........................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại cạnh tranh ............................................................................................. 7
1.2. Tổng quan về NLCT............................................................................................... 8
1.2.1. Một số khái niệm NLCT ...................................................................................... 8
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản NLCT của doanh nghiệp ............................................... 9
1.2.3. Khung phân tích NLCT của doanh nghiệp ........................................................ 10
vi
1.3. Tổng quan về LTCT và LTCT bền vững ............................................................. 14
1.4. Khái quát về NLCL .............................................................................................. 18
1.4.1. Một số khái niệm về NLCL ............................................................................... 18
1.4.2. Các nguồn lực và khả năng tiềm tàng ................................................................ 19
1.4.3. Cách thức xây dựng NLCL ................................................................................ 23
1.5. Công cụ đánh giá NLCT của doanh nghiệp ......................................................... 31
1.6. Mô hình nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp ..................................................... 32
1.7. Tóm tắt chƣơng 1 ................................................................................................. 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG
TY ACC ........................................................................................................................ 35
2.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty ACC ........................................................ 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 35
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu ....................................................................... 38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ACC.............................................................. 39
2.1.4. Các dự án điển hình đã thực hiện giai đoạn 2000-2015 ..................................... 40
2.1.5. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty ACC giai đoạn 2011-2016 .................... 40
2.2. Phân tích các hoạt động chuỗi giá trị cấu thành NLCT của Tổng công ty
ACC 41
2.2.1. Các hoạt động chính ........................................................................................... 41
2.2.1.1. Hoạt động đầu vào ......................................................................................... 41
2.2.1.2. Hoạt động sản xuât/ vận hành ........................................................................ 41
2.2.1.3. Hoạt động đầu ra ............................................................................................ 42
2.2.1.4. Hoạt động Marketing và bán hàng ................................................................. 42
2.2.1.5. Hoạt động dịch vụ khách hàng ...................................................................... 43
2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ .......................................................................................... 43
2.2.2.1. Hoạt động quản trị tổng quát ......................................................................... 43
2.2.2.2. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực ............................................................... 44
2.2.2.3. Hoạt động phát triển công nghệ ..................................................................... 45
2.2.2.4. Hoạt động mua sắm ....................................................................................... 45
vii
2.3. Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Tổng công ty ACC ...................... 46
2.4. Thiết kế nghiên đánh giá NLCT của Tổng công ty ACC..................................... 50
2.4.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 50
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 51
2.4.3. Thang đo sơ bộ các yếu tố cấu thành NLCT ...................................................... 51
2.4.4. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................. 53
2.4.4.1.
Mô hình NLCT của ngành xây dựng công trình hạ tầng Sân bay ............... 53
2.4.4.2.
Thang đo chính thức NLCT ngành xây dựng công trình hạ tầng Sân bay... 53
2.4.5. Nghiên cứu định lƣợng chính thức ..................................................................... 54
2.4.5.1.
Mẫu nghiên cứu chính thức .......................................................................... 54
2.4.5.2.
Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................ 55
2.4.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Tổng công ty ACC ........................................ 55
2.5. Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................. 57
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ACC ....................................................................... 59
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu và quan điểm phát triển của Tổng công ty ACC ......... 59
3.1.1. Phƣơng hƣớng và quan điểm phát triển của Tổng công ty ACC ....................... 59
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty ACC ....................................................... 60
3.2. Một số giải pháp nâng cao NLCT của Tổng công ty ACC .................................. 61
3.2.1. Giải pháp về tài chính......................................................................................... 61
3.2.2. Giải pháp về quản trị .......................................................................................... 63
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực.............................................................................. 67
3.2.4. Giải pháp về vận hành ........................................................................................ 69
3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 79
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT
CIEM
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ƣơng
LTCT
Lợi thế Cạnh tranh
NLCL
Năng lực cốt lõi
NLCT
Năng lực cạnh tranh
Tổng công ty ACC
UNDP
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông ACC
United Nations Development Progamme
(Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc)
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn lực hữu hình của công ty ........................................................ 20
Bảng 1.2: Các nguồn lực vô hình của công ty .......................................................... 20
Bảng 1.3: Minh họa các khả năng của công ty ......................................................... 22
Bảng 1.4: Bốn tiêu chuẩn của LTCT bền vững ........................................................ 23
Bảng 1.5: Các kết quả từ sự kết hợp các tiêu chuẩn LTCT bền vững ..................... 25
Bảng 1.6: Đánh giá các hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp .... 28
Bảng 1.7. Đánh giá các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp ....... 30
Bảng 1.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh minh họa của một công ty mẫu .................. 32
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty ACC .................................. 40
Bảng 2.2: Thang đo các yếu tố cấu thành NLCT tổng quát ...................................... 52
Bảng 2.3: Thang đo chính thức NLCT ngành xây dựng công trình hạ tầng Sân
bay ..................................................................................................................... 54
Bảng 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Tổng công ty ACC ............................... 56
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Khung phân tích NLCT quốc gia .............................................................. 11
Hình 1.2: Khung phân tích NLCT địa phƣơng ......................................................... 11
Hình 1.3: Mô tả các khối cơ bản tạo ra LTCT .......................................................... 15
Hình 1.4: Chuỗi giá trị tổng quát doanh nghiệp ........................................................ 26
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu tổng quát NLCT....................................................... 33
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty ACC ...................................................... 39
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đánh giá NLCT của Tổng công ty ACC ................ 50
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu NLCT ngành xây dựng công trình hạ tầng sân bay. 53
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến và quyết liệt, một vấn
đề sống còn đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao NLCT. Tuy nhiên
NLCT là gì, thƣớc đo NLCT nhƣ thế nào thì đến nay vẫn chƣa có câu trả lời thống
nhất. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, để tồn
tại và đứng vững các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia. Đối với các doanh
nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lƣỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các
doanh nghiệp không đủ NLCT để đứng vững trên thị trƣờng. Mặc khác, cạnh tranh
buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất
kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
cuộc các mạng khoa học công nghệ đang phát triển nhanh, nhiều công trình kho học
công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng mọi mặt của con ngƣời.
Khách hàng ngày càng hỏi hỏi cao về sản phẩm và đang chờ các doanh nghiệp tìm
ra và thỏa mãn. Do đó, các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu, phát hiện những
nhu cầu mới và đề ra những phƣơng án lựa chọn phù hợp với năng lực của doanh
nghiệp. Chính vì vậy nâng cao NLCT của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc hay có vốn góp của nhà nƣớc
thƣờng nhận đƣợc sự bảo vệ từ các chính sách của chính phủ. Thực tế này vẫn còn
tiếp diễn nhƣng đang có những thay đổi mạnh mẽ theo hƣớng hội nhập cạnh tranh
toàn cầu, tức là nhà nƣớc đã cho phép sự tham gia của các doanh nghiệp khác có thể
là tƣ nhân, nhà nƣớc, hoặc nƣớc ngoài tham gia cạnh tranh lẫn nhau. Sự thay đổi
trong cấu tr c cạnh tranh dẫn đến áp lực cạnh tranh ngày càng cao, buộc các doanh
nghiệp trong các ngành kinh doanh hiện hữu phải nâng cao sức cạnh tranh để đối
2
phó với các áp lực từ các lực lƣợng nhƣ đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm ẩn,
khách hàng, nhà cung ứng và các sản phẩm/dịch vụ thay thế.
Tổng công ty ACC tiền thân là Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình
Hàng không ACC đƣợc thành lập ngày 06/11/1990, ACC là Công ty Nhà nƣớc với
100% thuộc Bộ Quốc Phòng hoạt động với nhiệm vụ: xây dựng nhà ga, sân bay,
thiết kế bản vẽ thi công, xây dựng các công trình giao thông chủ yếu dựa trên lĩnh
vực hàng không và công việc đƣợc giao kế hoạch hàng năm. Công ty hiện nay hoạt
động chủ yếu dựa trên lĩnh vực xây dựng công trình sân bay, bến cảng, đƣờng bộ,
công trình công ích, thiết bị địa kỹ thuật phục vụ công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông; kiểm định chất lƣợng vật liệu, sản phẩm và công trình xây
dựng, tƣ vấn đánh giá chất lƣợng công trình, xử lý nền móng, nén tỉnh cọc, tƣ vấn
khảo sát, thiết kế, giám sát, kiểm tra, thẩm định hồ sơ kiểm sát, tƣ vấn thiết kế, tƣ
vấn quản lý dự án công trình; xuất nhập khẩu vật tƣ thiết bị xây dựng; trang thiết bị,
khí tài, phụ tùng, xăng dầu, vật tƣ kỹ thuật; dịch vụ đảm bảo bay.
Doanh thu của công ty trong 6 năm qua đạt đỉnh cao là năm 2016 ƣớt đạt
4,632 tỷ đồng, tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận trong khoảng thời gian này luôn
biến động theo chiều hƣớng không ổn định. Cụ thể, doanh thu năm 2011 đạt 1,563
tỷ đồng, năm 2012 có tăng mạnh 3,363 tỷ đồng, năm 2013 doanh thu có giảm mạnh
so với năm 2012 còn 2,622 tỷ đồng, năm 2014 tăng trƣởng trở lại 4,329 tỷ đồng tiếp
tục tăng những năm sau đó. Lợi nhuận của công ty cũng đạt đỉnh cao năm 2012 với
124 tỷ đồng và sụt giảm mạnh năm 2013 còn 54 tỷ đồng, tăng lại nhẹ năm 2014 lên
84 tỷ đồng và đạt 101 tỷ vào năm 2016. Hiện nay, công ty đang trong quá trình
hoàn thiện các thủ tục pháp lý để cổ phần hóa theo tiến trình mà Thủ tƣớng Chính
phủ đã chỉ đạo theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100%
vốn nhà nƣớc thành công ty cổ phần.
Những lĩnh vực doanh nghiệp gia nhập hoạt động trƣớc đây đƣợc sự ƣu tiên
cao từ các dự án nhà nƣớc và ít cạnh tranh do chƣa có nhiều doanh nghiệp tham gia
thị trƣờng. Một điểm đặc trƣng trong thị trƣờng này là khách hàng có số lƣợng nhỏ,
chủ yếu là khách hàng có sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc nên tính chất cạnh tranh
3
cũng có những đặc thù riêng. Thị trƣờng có ít khách hàng nếu có nhiều đối thủ thì
sức ép cạnh tranh sẽ tăng lên rất cao vì nếu thiếu NLCT doanh nghiệp sẽ bị đối thủ
vƣợt qua và dành cơ hội đáp ứng khách hàng, kết quả của việc này sẽ dẫn đến sự
thất bại trong kế hoạch kinh doanh và thu hẹp hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế
cạnh tranh trong thị trƣờng này đang diễn ra rất khắc nghiệt khi doanh nghiệp đối
thủ tham gia thị trƣờng ngày càng nhiều, đối thủ gia nhập thị trƣờng có những công
ty tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh cao trong môi trƣờng đa ngành
nghề. Trong điều kiện nhƣ vậy, Tổng công ty ACC cần phải nhanh chóng nâng cao
NLCT của mình để bảo vệ và phát triển thị phần đảm bảo sự tồn tại lâu dài trên thị
trƣờng và mang lại sức sinh lời cao.
Trong vai trò là một thành viên làm việc lâu năm tại doanh nghiệp và có sự
hiểu biết sâu rộng về tình hình nội tại doanh nghiệp, tác giả chọn đề tài “Một số giải
pháp nâng cao NLCT của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông ACC”
để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này là một cơ hội để tác giả vận dụng phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học trong môi trƣờng học thuật và kinh nghiệm thực tế nhằm
đề xuất các giải pháp mang tính cụ thể, khả thi qua đó gi p công ty của mình nâng
cao đƣợc NLCT trên thƣơng trƣờng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu tác giả lựa chọn là một dạng nghiên cứu ứng dụng. Các kết
quả nghiên cứu tại các tổ chức khác nhau có thể không thể giống nhau, do đó không
thể sử dụng các nghiên cứu khác để áp dụng hoàn toàn vào việc đề ra chính sách,
giải pháp cho doanh nghiệp của mình mà cần phải có nghiên cứu lại để điều chỉnh
phù hợp.
Nghiên cứu về NLCT đƣợc tiến hành rất nhiều ở các cấp độ khác nhau từ quốc
gia (Báo cáo NLCT Việt Nam hàng năm, cụ thể 2010) đến cấp cấp độ doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về NLCT trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể là xây
dựng công trình kiến tr c hạ tầng sân bay thì càng hạn chế hơn. Qua khảo lƣợc sơ
bộ của tác giả thì hiện tại chƣa có đề tài nào nghiên cứu về NLCT của Tổng công ty
ACC vì vậy nghiên cứu trong luận văn tác giả sử dụng hoàn toàn mang tính mới
4
cho Tổng công ty ACC xét về kết quả và các giải pháp đề xuất từ căn cứ kết quả
nghiên cứu này.
3. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu của luận văn:
Xác định mô hình các yếu tố cấu thành NLCT trong lĩnh vực xây dựng công
trình kiến tr c hạ tầng sân bay.
Phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của Tổng công ty ACC so với các
đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trƣờng.
Đề xuất một số giải pháp chính để nâng cao NLCT của Tổng công ty ACC.
3.2. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là NLCT của Tổng công ty ACC.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích và đánh giá các lực lƣợng
cạnh tranh, các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT của Tổng công ty ACC tại Việt
Nam trong ngành xây dựng công trình kiến tr c hạ tầng sân bay.
Số liệu, thông tin thu thập phục vụ cho nghiên cứu từ 2011-2016.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tiếp cận suy diễn đƣợc sử dụng để khái quát cơ sở lý luận về
NLCT và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến NLCT.
Bƣớc tiếp sau đó là thu thập dữ liệu và số liệu quan sát để điều chỉnh mô
hình nghiên cứu và đánh giá NLCT của Tổng công ty ACC trên thị trƣờng,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của công ty.
Kết hợp với cách tiếp cận suy diễn, phƣơng pháp nghiên cứu định tính và
định lƣợng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này, cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính gi p xác định các yếu tố cấu thành
NLCT và thang đo. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên lý thuyết các
yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế tại
5
doanh nghiệp để đề xuất các yếu tố cấu thành NLCT trong lĩnh vực xây
dựng công trình kiến tr c hạ tầng sân bay. Sau đó, tác giả tiến hành thảo
luận nhóm với 5 chuyên gia để hiệu chỉnh các yếu tố cấu thành NLCT và
thang đo để đảm bảo đầy đủ, phù hợp. Đây là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi
để phục vụ nghiên cứu định lƣợng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử
dụng để phân tích thực trạng NLCT của Tổng công ty ACC. Phƣơng pháp
thống kê sử dụng là thống kê mô tả, thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi
đánh giá mức độ quan trọng và phân loại của từng yếu tố trong mô hình
NLCT là thang đo Likert với 5 mức độ. Phiếu khảo sát đƣợc phát trực tiếp
tới 2 nhóm đối tƣợng: Nhóm đối tƣợng chuyên gia và nhóm đối tƣợng
khách hàng.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề xuất đƣợc mô hình và các yếu tố thành công quản trọng trong ma trận hình
ảnh cạnh tranh đến NLCT của các doanh nghiệp trong ngành.
Phân tích và đánh giá khoa học về NLCT của Tổng công ty ACC trên thị
trƣờng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của Tổng công ty ACC.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn có 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu NLCT
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng NLCT của Tổng công ty ACC
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Tổng công ty ACC.
6
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH
TRANH
1.1.
Khái quát về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu về cạnh tranh
ở các phạm vi từ quốc gia tới doanh nghiệp, đồng thời họ cũng đƣa ra nhiều định
nghĩa, khái niệm về cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh là một khái niệm phức tạp và
để có sự thống nhất chung về khái niệm không phải là dễ dàng.
Từ điển r t gọn về kinh doanh (2017) đƣa ra định nghĩa "Cạnh tranh là sự
ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm giành cùng một
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Theo định
nghĩa này, cạnh tranh là nâng cao vị thế của ngƣời này và giảm vị thế của ngƣời
khác. Đƣa ra định nghĩa cạnh tranh của các đối tƣợng cụ thể hơn, trong khi Từ điển
Bách khoa toàn thƣ mở (2016) định nghĩa "Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ
thể kinh tế (nhƣ nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, ngƣời tiêu dùng, thƣơng nhân
v.v…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tƣơng đối trong sản xuất, tiêu
thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi thế kinh tế, thƣơng mại khác để thu
đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình". Trong một phạm vi hẹp hơn là sự cạnh tranh
giữa các chủ thể trong cùng ngành, Đại Từ điển tiếng Việt (2013) định nghĩa "cạnh
tranh là tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng nhƣ nhau nhằm dành
phần hơn, phần thắng về mình".
Hội đồng Trung ƣơng (2013) biên soạn Giáo trình kinh tế học chính trị Mác –
Lênin đƣa ra định nghĩa "cạnh tranh sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể
trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho
mình". Ngô Kim Thanh (2013) cho rằng, "cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh
nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần
7
hay nguồn lực của các doanh nghiệp". Một góc nhìn khá tƣơng đồng khác, Đoàn
Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2011) cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua giữa
các cá nhân, tổ chức, cùng hoạt động trong một lĩnh vực để dành phần hơn (về thị
trƣờng, khách hàng, lợi nhuận v.v…), phần thắng về mình.
Một trong những nhà chiến lƣợc hàng đầu thế giới, Porter (1998) cho rằng
cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi
nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang
có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo
chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Porter (1998), trong
cuốn sách LTCT, cũng cho rằng "cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh cũng xác định tính phù hợp của
các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến kết quả sau cùng, chẳng hạn nhƣ cải
tiến, liên kết văn hóa hoặc sự thực thi đ ng đắn".
Tóm lại, có thể hiểu cạnh tranh là sự tranh đua của các chủ thể trên thị
trường nhằm tạo dựng vị thế cạnh tranh cho mình để thu được nhiều lợi ích
nhất. Các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, sáng tạo tìm ra những giải pháp
mang tính khoa học để tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường kinh doanh
khắc nghiệt.
1.1.2. Phân loại cạnh tranh
Có nhiều cách phân loại cạnh tranh khác nhau để phục vụ cho nhiệm vụ
nghiên cứu hoặc cho công tác xây dựng chính sách cạnh tranh (Lê Danh Vĩnh et al.,
2010). Dƣới đây là một số cách phân loại:
Dựa vào vai trò điều tiết của Nhà nƣớc, cạnh tranh đƣợc chia thành hai loại: cạnh
tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nƣớc.
Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện, cạnh tranh đƣợc chia thành cạnh tranh
hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền.
Dựa vào tính lành mạnh và sự tác động của hành vi đối với thị trƣờng, các hành
vi cạnh tranh đƣợc chia làm 3 loại là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không
lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
8
1.2.
Tổng quan về NLCT
1.2.1. Một số khái niệm NLCT
NLCT là cách thức các nƣớc tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi
trƣờng cho phát triển kinh tế. Nó đo lƣờng những gì hình thành nên sự phát triển
này, những thứ nhƣ chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất. Nói đơn
giản, NLCT theo dõi những yếu tố quan trọng gi p một nền kinh tế có năng suất lao
động cao và so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực thế giới (Nguyễn
Xuân Thành, 2014). NLCT, khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh là những khái
niệm có cùng nội dung, thuật ngữ NLCT có liên quan mật thiết đến cạnh tranh và
ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣng hiện nay vẫn chƣa có sự thống nhất
(Nguyễn Viết Lâm, 2014). Trên góc độ tổng quát lấy con ngƣời làm trung tâm, khái
niệm NLCT đƣợc diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) quan niệm, đối với doanh
nghiệp, khả năng cạnh tranh có nghĩa là tạo ra những lựa chọn tăng trƣởng mới,
mang lại giá trị cho các cổ đông. Đối với xã hội, nâng cao NLCT là tạo ra việc làm
mới và điều kiện sống tốt hơn (Schwab and Savier, 2015).
Ba cấp độ phổ biến nhất thƣờng đƣợc xem xét, phân biệt và đánh giá là NLCT
cấp quốc gia, NLCT cấp doanh nghiệp và NLCT cấp sản phẩm/dịch vụ. NLCT ở
mỗi cấp độ hoặc phạm vi nhƣ vậy đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và cũng có
nhiều quan niệm khác nhau. Để tìm hiểu rõ NLCT của doanh nghiệp, thì cần phân
biệt đƣợc NLCT quốc giá và NLCT sản phẩm/dịch vụ (Nguyễn Viết Lâm, 2014).
NLCT quốc gia là khả năng của quốc gia để sản xuất, phân phối và phục vụ hàng
hóa trong nền kinh tế quốc tế cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nƣớc
khác và làm nhƣ vậy theo một cách thức nhằm nâng cao mức sống (Scott and
Lodge, 1985, đƣợc trích dẫn trong Verner, 2011). Hoặc một cách cụ thể hơn, NLCT
quốc gia đƣợc quan niệm là năng lực của nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền
vững, thu h t đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của
ngƣời dân, chủ yếu nhờ khả năng cung cấp công nghệ hoặc bằng cách tự sáng tạo
hoặc tiếp thu nhanh chóng và tích cực công nghệ từ nƣớc khác (Đinh Văn Ân, 2003,
đƣợc trích dẫn trong Nguyễn Viết Lâm, 2014). Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
9
cho rằng "NLCT quốc gia là năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì đƣợc mức
tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tƣơng đối và các đặc
trƣng kinh tế khác" (đƣợc trích dẫn trong Nguyễn Viết Lâm, 2014). Trong khi đó,
NLCT của sản phẩm hay dịch vụ là khả năng trao đổi sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. NLCT của sản phẩm
hay dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của nó, trong khi đó lợi thế so sánh lại
đƣợc đánh giá theo nhiều tiêu thức khác nhau (Nguyễn Viết Lâm, 2014). Theo
Porter (1990), NLCT của sản phẩm là sự vƣợt trội của nó so với các sản phẩm cùng
loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trƣờng. NLCT của doanh
nghiệp là khả năng có thể đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh, mở rộng thị phần,
tăng lợi nhuận thông qua một số chỉ tiêu nhƣ năng suất, chất lƣợng, công nghệ, sự
khác biệt về hàng hóa dịch vụ đƣợc cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất; là
khả năng doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt đƣợc
mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận (Porter, 1998).
Từ các quan điểm nêu trên, một cách tổng quan nhất có thể định nghĩa NLCT
của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu khách
hàng vƣợt trội hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc khai thác các lợi thế bên trong
và tận dụng các cơ hội bên ngoài nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. Nâng cao NLCT
nghĩa là nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu
khách hàng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh so với khả năng hiện tại thông qua
cải thiện hoặc tăng cường hiệu quả của các yếu tố cấu thành NLCT của doanh
nghiệp.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản NLCT của doanh nghiệp
Theo Nguyễn Viết Lâm (2014), mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về
NLCT nhƣng nếu xét về bản chất thì có thể có các đặc trƣng cơ bản sau đây: Thứ
nhất, NLCT của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp; Thứ hai, NLCT của doanh nghiệp không phải đƣợc xác định một
cách biệt lập, riêng rẻ mà là sự đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt
động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trƣờng; Thứ ba, những thực lực và lợi
10
thế quyết định NLCT phải hƣớng đến thỏa mãn khách hàng để đạt đƣợc mục tiêu
kinh doanh tốt nhất, trong đó có lợi nhuận (Porter, 1998). Thứ tư, NLCT của doanh
nghiệp có thể đƣợc phản ánh qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, gồm một số chỉ tiêu tổng
hợp phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh (doanh số, lợi nhuận, thị phần)
và các chỉ tiêu phản ảnh thực lực, lợi thế kinh doanh nhƣ công nghệ, tài chính, nhân
sự, sản phẩm/dịch vụ v.v.
1.2.3. Khung phân tích NLCT của doanh nghiệp
Porter (1998) cho rằng yếu tố trung tâm cốt lõi của khung phân tích NLCT là
khái niệm năng suất - đƣợc định nghĩa là khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ
có giá trị thông qua thông qua việc sử dụng các nguồn lực con ngƣời, vốn và nguồn
lực tự nhiên của một quốc gia, và năng suất là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh
vƣợng bền vững. Năng suất phụ thuộc cả vào giá trị của hàng hóa và dịch vụ đƣợc
sản xuất ra cũng nhƣ hiệu quả của quá trình sản xuất. Do đó, NLCT cao phản ánh
qua mức năng suất cao.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ƣơng (CIEM) phối hợp thực hiện Báo cáo
NLCT, theo đó năng suất đƣợc xem là kết quả của một tập hợp các nhân tố đƣợc
hình thành dƣới tác động của những thành viên tham gia trong nền kinh tế. Một số
nhân tố đƣợc nhóm vào NLCT vĩ mô, nhóm nhân tố này xác định môi trƣờng hay
bối cảnh chung mà trong đó các công ty hoạt động. Các nhân tố này bao gồm chất
lƣợng của hạ tầng xã hội và thể chế chính trị cũng nhƣ các chính sách kinh tế vĩ mô.
Nhóm nhân tố này không tác động trực tiếp lên năng suất nhƣng tạo ra cơ hội cho
các yếu tố th c đẩy năng suất đƣợc phát huy. Một nhóm nhân tố khác, đƣợc gọi là
NLCT vi mô, mô tả cách thức các công ty hoạt động và các yếu tố bên ngoài có tác
động trực tiếp lên kết quả hoạt động của các công ty. Nhóm nhân tố này bao gồm sự
tinh thông của doanh nghiệp, trình độ phát triển các cụm ngành và chất lƣợng của
môi trƣờng kinh doanh. Tất cả các yếu tố này có tác động trực tiếp lên năng suất.
Các nhân tố này cũng tạo ra một môi trƣờng tổng thể mà trong đó một nền kinh tế
và vị thế tƣơng đối của nó so với các nền kinh tế khác đƣợc xác định (Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ Việt Nam, 2010).
11
Các
nền
tảng
của
năng
lực
Năng lực cạnh tranh Vi mô
Mức độ tinh thông
trong chiến lƣợc & hoạt
động công ty
Trình độ phát
triển cụm
ngành
Chất lƣợng môi
trƣờng kinh doanh
quốc gia
Năng lực cạnh tranh Vĩ mô
Hạ tầng xã hội và thể chế
chính trị
Chất lƣợng chính sách vĩ
mô
cạnh
Các lợi thế tự nhiên
tranh
Vị trí địa lý
Tài nguyên thiên
nhiên
Quy mô
Nguồn: Báo cáo NLCT Việt Nam (2010)
Hình 1.1: Khung phân tích NLCT quốc gia
Khi đi hẹp vào NLCT của vùng hoặc địa phƣơng thì việc điều chỉnh một số
nhân tố theo hƣớng chi tiết để thuận lợi cho công tác phân tích, đo lƣờng và đánh
giá. Vũ Thành Tự Anh (2013) đã dựa vào các nghiên cứu của Porter (1998, 2008)
để điều chỉnh thành khung phân tích NLCT địa phƣơng.
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2013)
Hình 1.2: Khung phân tích NLCT địa phƣơng