Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh bình thuận thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

VÕ THỊ TƯỜNG VINH

PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI TỈNH
BÌNH THUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

VÕ THỊ TƯỜNG VINH

PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI TỈNH
BÌNH THUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2017




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ QUANG HÙNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
26 tháng 04 năm 2017
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

PGS. TS. Võ Phước Tấn

Phản biện 1

3


TS. Nguyễn Thành Long

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên

5

TS. Lại Tiến Dĩnh

Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: VÕ THỊ TƯỜNG VINH

Ngày, tháng, năm sinh : 27-01-1990
Chuyên ngành

: Quản Trị Kinh Doanh

Giới tính : Nữ
Nơi sinh

: Bình Thuận

MSHV

: 1541820148

I- Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI TỈNH BÌNH THUẬN THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển khách du lịch nội địa.
- Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.
- Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển khách du
lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận
nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch nội địa.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/09/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. LÊ QUANG HÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. LÊ QUANG HÙNG

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Võ Thị Tường Vinh - tác giả luận văn cao học này. Tôi xin cam
đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

VÕ THỊ TƯỜNG VINH


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ

Tp. HCM đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Quang Hùng đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể
lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn này
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,
luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các chuyên gia
trong ngành, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Tp.HCM, tháng 04 năm 2017
Tác giả

Võ Thị Tường Vinh


iii

TÓM TẮT
Ngày nay tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó nhu cầu đi du lịch để tham
quan giải trí, khám phá được quan tâm ngày càng nhiều. Cũng chính vì thế mà rất
nhiều trung tâm du lịch, cũng như các công ty dịch vụ du lịch luôn nghiên cứu nâng
cao chất lượng dịch vụ cũng như sự mới lạ và đa dạng để thu hút lượng khách du
lịch.
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau: Hệ thống cơ sở lý
luận về phát triển khách du lịch nội địa. Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa
tại tỉnh Bình Thuận. Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển
khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận. Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình

hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch
nội địa.
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, dự báo, mô tả, diễn giải, quy
nạp, mô hình hóa trên nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn. Luận văn chủ yếu sử
dụng phương pháp định tính, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của nghiên
cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống kê, Sở văn hóa, thể thao và
du lịch và các cơ quan khác. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, lấy ý kiến
chuyên gia. Sau đó sử dụng phương pháp so sánh, mô tả và phân tích. Kết cấu đề tài
gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của sự phát triển khách du lịch nội địa.
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa tỉnh Bình Thuận
Luận văn là cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch tại Bình Thuận hiểu rõ được các
thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa. Nghiên cứu đã xác định
các thành phần và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến sự hài lòng của du
khách nội địa một cách đầy đủ và chính xác hơn. Việc phân tích các thành phần liên
quan đến mức độ hài lòng của khách hàng, sẽ giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo
của các công ty du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách nội địa cũng như chất
lượng dịch vụ mà Công ty đã và đang cung cấp.


iv

ABSTRACT
Today the economic situation development, material life, the spirit of the
people is increasingly high. Besides the need to travel to visit entertainment,
discovering more and more attention. And that's why a lot of the tourist center, as
well as travel services company is always researching improve service quality as
well as the novelty and diversity to attract tourists.
This thesis is based on the following objectives: Systems theoretical basis for
the development of domestic tourists. Assessment of the status of domestic tourists

in Binh Thuan Province. Find out the achievements, constraints and causes for the
development of domestic tourists in Binh Thuan Province. Recommended solutions
fit the actual situation in Binh Thuan province to more complete development of
domestic tourists.
This thesis is used statistical methods, forecasting, description, interpretation,
inductive, modeled on the principles of practical reason with. Thesis mainly use
qualitative methods, secondary data were collected from the literature of previous
studies, documents and reports of the Bureau of Statistics, Department of Culture,
Sports and Tourism and the other agencies. Primary data was collected through
surveys, and expert opinions. Then use the comparative method, described and
analyzed. Project structure includes 3 chapters: Chapter 1: Rationale of the
development of domestic tourists. Chapter 2: The actual situation of domestic
development of tourism in Binh Thuan Province. Chapter 3: Propose solutions
developed domestic tourists Binh Thuan Province.
Thesis is a platform to help travel managers in Binh Thuan understand the
components that affect the satisfaction of domestic tourists. Researchers have
identified the components and the degree of influence of each ingredient to the
satisfaction of domestic tourists fully and more accurately. The analysis of the
components related to the level of customer satisfaction, will help managers,
executives of travel companies better understand the needs of domestic tourists as
well as quality of service that the company has been provided.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv

MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 2
5. Tổng quan đề tài ...................................................................................................... 3
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 6
7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 7
1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch ......................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch ............................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 7
1.1.2.2. Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển .................................... 7
1.1.3. Các điểm đến du lịch và marketing trong du lịch ............................................. 8
1.1.3.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 8
1.1.3.2. Sản phẩm của điểm đến du lịch ..................................................................... 8
1.1.3.3. Marketing trong du lịch ................................................................................ 10
1.2. Một số khái niệm và khái quát về tình tình du lịch Thế giới và Việt Nam ........ 12
1.2.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................ 12
1.2.2. Khái niệm về khách du lịch ............................................................................. 13
1.2.3. Phân loại về du khách ..................................................................................... 14


vi
1.2.4. Tình hình du lịch trong nước và thế giới ........................................................ 15

1.2.4.1. Tình hình du lịch trên thế giới ...................................................................... 15
1.2.4.2. Tình hình du lịch tại Việt Nam .................................................................... 17
1.3. Điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của du lịch nội địa.................... 18
1.3.1. Điều kiện chung .............................................................................................. 19
1.3.1.1. An ninh trật tự .............................................................................................. 19
1.3.1.2. Kinh tế - Giao thông vận tải ......................................................................... 20
1.3.1.3. Văn hóa – con người .................................................................................... 22
1.3.2. Điều kiện riêng ................................................................................................ 22
1.3.2.1. Tài nguyên du lịch – Địa điểm du lịch ......................................................... 22
1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN . 30
2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận........................................................... 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Thuận ......................................................... 30
2.1.1.1. Khí hậu, thời tiết........................................................................................... 30
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ................................................................................... 30
2.1.1.3. Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn ........................................................... 31
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Thuận ............................................... 34
2.1.2.1. Kinh tế ( GDP của tỉnh Bình Thuận) ........................................................... 34
2.1.2.2. Kinh tế của tỉnh Bình Thuận ........................................................................ 35
2.2. Thực trạng về ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ................................................... 36
2.2.1. Tổng quan về ngành du lịch tại tỉnh Bình Thuận ............................................ 36
2.2.2. Giới thiệu hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận .......................................... 37
2.2.2.1. Danh lam thắng cảnh .................................................................................... 38
2.2.2.2. Lễ hội văn hóa .............................................................................................. 39
2.2.3. Tình hình phát triển khách du lịch nội địa tại Bình Thuận ............................. 41
2.2.3.1.Tình hình khai thác khách ............................................................................. 46
2.2.3.2.Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch ................................................... 48
2.2.3.3.Các khu vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng .......................................................... 50



vii
2.2.3.4.Doanh thu từ khách du lịch ........................................................................... 51
2.3. Nhận xét ............................................................................................................. 53
2.3.1. Phân tích môi trường bên trong....................................................................... 53
2.3.1.1. Những điểm mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa ....... 53
2.3.1.2. Những điểm yếu ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội địa .......... 55
2.3.1.3. Những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch nội
địa .............................................................................................................................. 56
2.3.1.4. Những khó khăn và tồn tại trong phát triển khách du lịch nội địa trong thời
gian qua ..................................................................................................................... 58
2.3.2. Sự biến động lượng khách du lịch nội địa đến trong 2 năm qua .................... 61
2.4. Ý kiến chuyên gia về dự báo tốc độ phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình
Thuận ......................................................................................................................... 62
2.4.1. Tính giá trị điểm trung bình của từng yếu tố để thấy được mức độ quan trọng
của các yếu tố ............................................................................................................ 63
2.4.2. Hệ số nhất trí chung ........................................................................................ 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TỈNH BÌNH THUẬN ............................................................................................... 67
3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển và dự báo phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh
Bình Thuận ................................................................................................................ 67
3.1.1. Mục tiêu phát triển khách du lịch nội địa Tỉnh Bình Thuận ........................... 67
3.1.2. Dự báo nhu cầu phát triển khách du lịch nội địa trong thời gian tới .............. 67
3.1.3. Định hướng phát triển khách du lịch nội địa................................................... 68
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa............................................. 69
3.2.1. Giải pháp tổng thể phối hợp với các ban ngành khác để nâng cao chất lượng
phục vụ khách du lịch nội địa ................................................................................... 69
3.2.2. Giải pháp của chính quyền địa phương nơi có địa điểm du lịch để thu hút

khách du lịch nội địa ................................................................................................. 71
3.2.3. Giải pháp cơ sở và kết cấu hạ tầng phục vụ khách du lịch nội địa ................. 72
3.2.4. Giải pháp quảng bá du lịch để nâng cao lượng khách đến.............................. 73


viii
3.2.5. Giải pháp công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hỗ trợ
phục vụ khách du lịch nội địa ................................................................................... 75
3.2.6.Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa
phương về du lịch ...................................................................................................... 76
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 78
3.3.1. Kiến nghị đối với Tổng Cục Du Lịch ............................................................. 78
3.3.2. Kiến nghị Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận ............................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLCT
GDP
TNCSHCM
KH
NHKS
KDL

Năng lực cạnh tranh
Tổng sản phẩm quốc nội
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Khách hàng
Nhà hàng khách sạn
Khách du lịch

TB

Trung bình

VH

Văn hóa

DL

Du lịch

CLSP

Chất lượng sản phẩm

CLPV

Chất lượng phục vụ

MT

Môi trường

CT


Chương trình

TC

Tiêu chuẩn

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê phân loại nhóm đất tỉnh Bình Thuận ........................................ 31
Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 ........................ 34
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012-2015 ........................................ 34
Bảng2.4 : Số lượt khách đến Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 ............................... 46
................................................................................................................................... 46
Bảng 2.5: Khách đi theo Tour và tự tổ chức giai đoạn 2012 - 2015 ......................... 47
Bảng 2.6 : Số cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2015 ................................................... 49
Bảng 2.7 : Số đơn vị dịch vụ lữ hành giai đoạn 2010 – 2015 ................................... 50
Bảng 2.8 : Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu tại Bình Thuận .............. 50
Bảng 2.9 : Doanh thu khách du lịch giai đoạn 2011-2015 ........................................ 52
Bảng 2.10: Bảng điểm đánh giá của các chuyên gia cho từng nhân tố ..................... 63
Bảng 2.11: Hệ số nhất trí chung ................................................................................ 64


xi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang của
du khách ...................................................................................................................... 3
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du
lịch ở Kiên Giang ........................................................................................................ 4
Hình 1.3: Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối
với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang........................................................................ 5
Hình 1.4: Khách du lịch .............................................................................................. 7
Hình 2.1: Đồi Hồng Mũi Né ..................................................................................... 31
Hình 2.2: Thắng cảnh Bàu Trắng .............................................................................. 32
Hình 2.3: Thác bà Tánh Linh .................................................................................... 32
Hình 2.4: Bãi Rạng .................................................................................................... 33
Hình 2.5: biểu đồ ngành du lịch của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2008-2015 ....... 34
Hình 2.6: Du lịch Bàu Trắng ..................................................................................... 38
Hình 2.7: Chùa Núi Tà Cú ........................................................................................ 39
Hình 2.8: Suối tiên Mũi Né ....................................................................................... 39
Hình 2.9: Hải đăng Kê Gà ......................................................................................... 39
Hình 2.10: Lễ hội Kate của người Chăm .................................................................. 40
Hình 2.11: Rước đèn trung thu.................................................................................. 41
Hình 2.12:Lễ hội đua thuyền mùng 2 tết trên sông Càty .......................................... 41
Hình 2.13:Lễ hội nghinh ông .................................................................................... 41
Hình 2.14 : Lượt khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 .................. 46


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay tình hình kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó nhu cầu đi du lịch để tham quan giải trí,

khám phá được quan tâm ngày càng nhiều.
Cũng chính vì thế mà rất nhiều trung tâm du lịch, cũng như các công ty dịch
vụ du lịch luôn nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự mới lạ và đa
dạng để thu hút lượng khách du lịch.
Tuy nhiên để thu hút được nhiều khách du lịch thì các nhà đầu tư phát triển
nên không ngừng tìm giải pháp để nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng
dịch vụ du lịch của công ty. Thực tế cho thấy ngành du lịch hiện nay trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển. Các trung tâm du lịch
không ngừng tìm cách đổi mới và nâng cấp để thu hút khách du lịch đến với trung
tâm du lịch tại địa phương.
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành
công nghiệp không khói nhưng lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn. Du lịch
đóng góp vào doanh thu đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là
phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mãnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hóa tại
chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hiện nay Việt Nam đang chú trọng vào việc phát
triển của đất nước, trong đó Bình Thuận nằm trong khu vực được đầu tư trọng
điểm. Trong thời gian qua, tỉnh Bình Thuận là một điểm đến mới, được khách du
lịch nội địa quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến du lịch, thể hiện qua số
lượng lượt khách du lịch nội địa đến Bình Thuận ngày càng gia tăng, đóng góp lớn
vào doanh thu của ngành du lịch và các ngành liên quan khác.
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Phát Triển Khách Du Lịch Nội Địa Tại
Tỉnh Bình Thuận: Thực Trạng Và Giải Pháp” làm đề tài nghiên cứu với mục
đích sẽ tìm hiểu thực trạng khách du lịch nội địa trong thời gian qua, từ đó có thể
tìm ra một số giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, mảnh đất Bình Thuận còn chính là quê hương của em. Với
lòng yêu quê hương tha thiết, em hy vọng đề tài nghiên cứu: “Phát triển khách du
lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận: thực trạng và giải pháp” sẽ đóng góp một phần


2


nhỏ nhoi của mình giúp cho du lịch của tỉnh Bình Thuận phát triển đúng tiềm năng
và đáp ứng được nhu cầu du lịch của thời đại.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển khách du lịch nội địa.
- Đánh giá thực trạng khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.
- Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để phát triển khách du
lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Bình Thuận
nhằm hoàn thiện hơn sự phát triển khách du lịch nội địa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển du khách nội địa sau khi đã và đang
du lịch tại Bình Thuận.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vào các đối tượng khách du lịch nội địa đến
tham quan, du lịch và lưu trú tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn Bình Thuận
như: núi Tà Cú, dinh Thầy Thím, chùa Cổ Thạch, khu di tích Dục Thanh, biển Đồi
Dương, đền Vạn Thủy Tú, biển Mũi Né, đảo Phú Quý, biển Kê Gà, lâu đài rượu
vang Sealink, …
Không gian nghiên cứu: trong phạm vi tỉnh Bình Thuận.
Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, dự báo, mô tả, diễn giải, quy
nạp, mô hình hóa trên nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn.
Nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các Sở,
Ban, Ngành trong tỉnh, các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước về du lịch và số liệu được công bố trên Interrnet.

Phương pháp nghiên cứu


3

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, dữ liệu thứ cấp được thu
thập từ tài liệu của nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống
kê, Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các cơ quan khác. Dữ liệu sơ cấp được thu
thập qua điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia. Sau đó sử dụng phương pháp so
sánh, mô tả và phân tích.
5. Tổng quan đề tài
- Đề tài: “Giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang, Việt
Nam của du khách” (Explaining tourists satisfaction and intention to revisit
Nha Trang, Viet Nam)
Tác giả Trần Thị Ái Cẩm (2011) nghiên cứu về sự hài lòng, ý định quay trở
lại hoặc giới thiệu du lịch Nha Trang cho những người khác đã đề xuất mô hình như
sau:
Môi trường

Cơ sở vật chất và
khả năng tiếp cận
Văn hóa – Xã hội

Hoạt động tham
quan, giải trí
Ẩm thực địa
phương

Nhiều tìm
kiếm


Sự hài lòng

Đặc điểm
nhân khẩu
học

Mong muốn
quay trở lại
Lòng trung
thành
Mong muốn
giới thiệu

Hình 1.1: Mô hình giải thích sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang
của du khách
Kết quả khảo sát cho thấy có ba trên năm yếu tố của mô hình ảnh hưởng đến
sự hài lòng và mong muốn quay trở lại Nha Trang của du khách; cụ thể, yếu tố
“Môi trường” có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách (Hệ số chuẩn
hóa β = 0,321), tiếp đến yếu tố “Văn hóa – xã hội” (Hệ số chuẩn hóa β = 0,165) và
cuối cùng là yếu tố “Ẩm thực địa phương” (Hệ số chuẩn hóa β = 0,164). Kết quả


4

phân tích số liệu, có 40% số du khách được khảo sát cảm thấy hài lòng khi đến Nha
Trang du lịch.
- Đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi
đến du lịch ở Kiên Giang”
Mục tiêu nghiên cứu của hai tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng

Giang (2011) là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về
chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang đã đưa ra phương trình nhân tố “sự hài
lòng của du khách”:

Phong cảnh du lịch

H1

Hạ tầng kỹ thuật

H2

Phƣơng tiện vận chuyển

H3

Hƣớng dẫn viên du lịch

H4

Sự hài lòng của du khách
khi đến du lịch ở
Kiên Giang

H5

Cơ sở lưu trú

Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến
du lịch ở Kiên Giang

F HLDK = 0,273 x54 + 0,306 x56 + 0,267 x57 + 0,342 x58 + 0,294 x59
Kết quả nghiên cứu thu thập dựa trên cuộc khảo sát 295 du khách cho thấy
có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách sắp xếp theo mức độ
giảm dần đó là: “Cơ sở lưu trú” (0,342); “Phương tiện vận chuyển” (0,306); “Hài
lòng về chuyến đi” (0,294); “Phong cảnh du lịch” (0,273) và “Hướng dẫn viên”
(0,267).
- Đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với
du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang”
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bé Trúc (2014) đã đề xuất 5 biến độc lập
là: (1) Tài nguyên thiên nhiên, (2) Nhân viên phục vụ du lịch, (3) An toàn và vệ
sinh, (4) Giá cả cảm nhận, và (5) Cơ sở hạ tầng đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến du lịch tại tỉnh Tiền Giang.


5

Kết quả nghiên cứu định lượng khẳng định mức độ ảnh hưởng cùng chiều
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố khác nhau, cụ thể từ mạnh tới yếu là:
- Yếu tố “Giá cả cảm nhận”, có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách
du lịch với hệ số chuẩn hóa β = 0,249;
- Yếu tố “Cơ sở hạ tầng” (hệ số chuẩn hóa β = 0,248)
- Yếu tố “An toàn và vệ sinh” (hệ số chuẩn hóa β = 0,228)
- Yếu tố “Tài nguyên du lịch” (hệ số chuẩn hóa β = 0,136)
- Yếu tố “Nhân viên phục vụ du lịch” (hệ số chuẩn hóa β = 0,094)
Tài nguyên thiên nhiên

Nhân viên phục vụ du lịch

An toàn và vệ sinh


Sự hài lòng của
khách du lịch

Giá cả cảm nhận

Cơ sở hạ tầng
Hình 1.3: Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch
đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang
-Đề tài: “Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du
lịch của Tổng Công ty Du lịch Saigon (Saigontourist) đến năm 2020”.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu
thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành
Phố Hồ Chí Minh, từ các tạp chí du lịch, các tài liệu khác đã công bố tại những hệ
thống khác nhau, hệ thống mạng internet cùng các nghiên cứu liên quan và thông qua
việc phỏng vấn du khách của Saigontourist bằng bảng câu hỏi khảo sát. Từ đó tác giả
thống kê và phân tích số liệu thu thập được


6

Với mong muốn của tác giả là góp phần cùng Saigontourist nâng cao sự hài
lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch của Tổng Công ty Du lịch Saigon ngày
càng tốt hơn, xây dựng Saigontourist có uy tín thương hiệu du lịch trong nước, các
nước khu vực và thế giới trong lĩnh vực du lịch lữ hành.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kiều Phương. Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ
thống hóa cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng, từ đó làm cơ sở để phân
tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của Saigontourist, sau đó
đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng
sử dụng dịch vụ du lịch của Saigontourist trong ngành du lịch hiện nay.

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn là cơ sở giúp các nhà quản lý du lịch tại Bình Thuận hiểu rõ được
các thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa. Nghiên cứu đã xác
định các thành phần và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến sự hài lòng của
du khách nội địa một cách đầy đủ và chính xác hơn. Việc phân tích các thành phần
liên quan đến mức độ hài lòng của khách hàng, sẽ giúp các nhà quản lý, ban lãnh
đạo của các công ty du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách nội địa cũng như
chất lượng dịch vụ mà Công ty đã và đang cung cấp. Từ đó, các nhà quản lý du lịch,
ban lãnh đạo của các công ty lữ hành có cách nhìn thấu đáo, đưa ra các chính sách
tốt hơn trong công tác thu hút và đáp ứng phục vụ nhu cầu của du khách tốt hơn.
Đồng thời, có những cải tiến thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mình
và giúp cho du khách nội địa luôn cảm thấy hài lòng mỗi khi đến với điểm đến Bình
Thuận. Trên cơ sở nghiên cứu phát triển du khách nội địa đối với điểm đến du lịch
Bình Thuận trong thời gian qua, cá nhân tôi sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng
cao sự hài lòng của du khách nội địa.
7. Kết cấu đề tài
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của sự phát triển khách du lịch nội địa
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển khách du lịch nội địa tỉnh Bình
Thuận


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo luật Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu
như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của

mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian
nhất định”.
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Theo Luật du lịch (ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005): “ Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. (điều 4, Luật du lịch, 2005)
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (điều 34, Luật du lịch,
2005)
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch. (điều 34, Luật du lịch, 2005)

Hình 1.4: Khách du lịch
1.1.2.2. Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
- Loại du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên của du khách với điểm đến du
lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và các nhận


8

định khác của du khách. Bởi lẽ, khi khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí
hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục, tập quán, tính cách, dân tộc,… sẽ càng lớn
- Thu nhập của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Thu nhập của du khách liên quan đến sự phát triển của họ khi đi du lịch.
Theo John Maynard Keynew thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên
hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc

độ của tăng thu nhập. Nhìn chung phần đông du khách có thu nhập cao sẽ chi cho
các dịch vụ nhiều hơn. Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có
chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kỳ vọng, và như vậy sự
phát triển sẽ khó đạt được hơn.
- Tuổi của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Mỗi một lứa tuổi mang một tâm lý đặc trưng, tức là tâm lý ở các nhóm tuổi
khác nhau là khác nhau
- Giới tính của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển
Riêng đối với yếu tố “ giới tính ”, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng
minh được sự khác biệt trong quá trình cảm nhận chất lượng dịch vụ giữa hai giới
nam và nữ.
1.1.3. Các điểm đến du lịch và marketing trong du lịch
1.1.3.1. Định nghĩa
Theo nghĩa chung nhất thì điểm đến du lịch là những nơi khách du lịch hướng
đến thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí và lưu trú qua đêm. Điểm đến du lịch
là nơi tập trung nhiều điểm du lịch và hệ thống lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ
du lịch khác nhau, là nơi có xảy ra các hoạt động kinh tế - xã hội do du lịch gây ra.
(Tourism: Principle and practise). Vì vậy, điểm đến du lịch là quốc gia, vùng, thành
phố lớn.
1.1.3.2. Sản phẩm của điểm đến du lịch
Sản phẩm du lịch – Sản phẩm văn hóa
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và
làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch
phục vụ du khách. Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trong quá


9

trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ

thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các
nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng
tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức
cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc.
Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến
cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái
bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch.
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm
du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do
các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của
các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo
thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp
ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và
địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”.
Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các
quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách
du lịch. Không tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, không phục vụ các nhu
cầu của khách du lịch, không thể coi là sản phẩm du lịch. Tùy thuộc vào chất lượng,
giá trị của sản phẩm du lịch và cách thức, biện pháp kinh doanh mà sản phẩm du
lịch có giá cả khác nhau. Không phải bao giờ giá cả và giá trị của một sản phẩm du
lịch cũng tương đồng. Trong kinh doanh du lịch, những người tổ chức, kinh doanh
và quản lý du lịch vừa trực tiếp sản xuất – kinh doanh, vừa đứng vai trò trung gian
định hướng, tổ chức cho du khách tiếp cận với các sản phẩm văn hóa. Sự phát triển
của du lịch Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy: Mỗi địa phương cần căn cứ
vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục
vụ du khách. Tính hấp dẫn của du lịch trên một địa bàn nào đó phụ thuộc vào các
sản phẩm du lịch được xây dựng và đưa ra phục vụ du khách.



10

1.1.3.3. Marketing trong du lịch
 Sự quan hệ giữa bản chất dịch vụ và du lịch
Ta đã đề cập rằng: bản chất và nội dung của Marketing du lịch cũng là dựa
trên nguyên lý bản chất, nội dung của Marketing dịch vụ đồng thời kết hợp với
những đặc điểm riêng của du lịch mà xây dựng nên.
Vậy giữa du lịch và dịch vụ có những cái gì chung, có những gì khác biệt. Ta
có thể nêu ra dưới đây:
- Bản chất vô hình của dịch vụ: dịch vụ không thể kiểm tra qua các giác quan
mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữa các khách du
lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp
thị...
- Phương thức sản xuất: đối với du lịch cũng là ngành dịch vụ tại chỗ: sản
xuất và tiêu thụ tại chỗ. Dịch vụ không được sản xuất hàng loạt (vì đối tượngkhách
du lịch, mục đích của khách du lịch ngay trong cùng một tour du lịch, một khách
sạn cũng không giống nhau ...
Kiểm tra chất lượng dịch vụ rất khó vì có yếu tố con người nên: khó định
lượng được, khó đồng đều, nếu giám sát chặt chẽ trở nên cứng nhắc, máy móc và sẽ
làm mất đi tính dịch vụ.
Khách du lịch có thể trực tiếp đến “quá trình sản xuất” của dịch vụ (tức trong
tour du lịch ...) nên hành vi của khách du lịch này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hành
vi của khách du lịch khác trong dịch vụ (trong quá trình tham quan, trong khách sạn
... ) nên ảnh hưởng đến việc thu lại về thời gian và tình cảm trong dịch vụ của công
ty đối với khách du lịch và ngược lại.
- Khả năng tự tiêu hao: dịch vụ không thể lưu kho, dịch vụ tự tiêu hao theo
thời gian. Một địa điểm du lịch, một tour du lịch sẽ lỗi thời, sẽ nhàm chán đối với
khách du lịch theo thời gian. Trang thiết bị du lịch cũng sẽ lạc hậu dù có dùng hay
không cũng lạc hậu với thời gian do sự phát triển khoa học kỹ thuật và cạnh tranh.

Dịch vụ nếu không bán được như nước chảy lãng phí ra ngoài.
- Các kênh phân phối: ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật chất
như các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có thể vận chuyển hàng hoá du
lịch đến các nơi. nên ngành du lịch phải có rất nhiều trung gian, môi giới trong lữ


×