Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc tự động nước thải cho các nguồn thải lớn trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU XÂY
DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG NƯỚC
THẢI CHO CÁC NGUỒN THẢI LỚN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU XÂY
DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG NƯỚC
THẢI CHO CÁC NGUỒN THẢI LỚN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường


Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. THÁI VĂN NAM

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Nam

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 13 tháng 03 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn

Chủ tịch

2

PGS.TS. Huỳnh Phú


Phản biện 1

3

TS. Thái Vũ Bình

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Mạnh Tân

5

TS. Nguyễn Thị Hai

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên

: Nguyễn Thị Hồng Nhung

Ngày, tháng, năm sinh : 24/08/1984
Chuyên ngành

I.

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Tây Ninh

: Kỹ thuật môi trường

MSHV:1641810006

Tên đề tài:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại

Thành phố Hồ Chí Minh
II.

Nhiệm vụ và nội dung:
Tổng hợp các tài liệu liên quan đến hiện trạng nước thải trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh; ánh giá hiện trạng các nguồn thải lớn và hoạt động của các trạm

quan trắc nước thải tự động trên địa bàn thành phố; Xây dựng và Quản lý hệ thống
quan trắc tự động nước thải cho các nguồn thải lớn trên địa bàn Thành phố.
III.
IV.
V.

Ngày giao nhiệm vụ
Ngày hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ hướng dẫn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS.Thái Văn Nam

: 13/10/2017
: 25/02/2018
: PGS.TS.Thái Văn Nam

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS.Thái Văn Nam


I

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nhung


II

LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS.Thái Văn Nam, đến nay, luận
văn tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc tự
động nước thải cho các nguồn thải lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” đã
được hoàn thành. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Thái Văn Nam
và các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ trong thời gian qua.
Qua quá trình học tập, nhờ sự giúp đỡ của phòng Quản lý khoa học và Đào
tạo sau đại học, Trường Đại học Kỹ thuật TP.HCM, cùng với sự dạy bảo tận tình
của các thầy cô giáo, luận văn tốt nghiệp này là sự đúc kết các bải giảng mà tác giả
đã tiếp thu được từ kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm của các thầy cô giáo. Tác giả
xin chuyển tới các thầy cô giáo lời biết ơn cao quý nhất.
Được tạo mọi điều kiện về thời gian, tinh thần cũng như các tài liệu, thông
tin của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự giúp đỡ
của Lãnh đạo Chi cục cùng các anh chị em đồng nghiệp đã đóng góp, chia sẻ, động
viên cho tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Tác giả xin trân trọng cám ơn
toàn thể anh chị em trong cơ quan, bạn bè cùng khóa học đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình học tập cũng như trong quá trình công tác.
Xin cám ơn các cơ quan, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học là tác giả của
các tài liệu quá giá mà bản thân tác giả đã được tham khảo.
Và cuốn luận văn này chính là tấm lòng chân thành của tác giả dành cho cha
mẹ, các anh chị em trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ về vật chất, tinh thần và

thời gian, thúc đẩy tác giả phấn đấu hoàn thành khóa học.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018
Học viên kính lời


III

TÓM TẮT
Trong quản lý xả thải hiện nay: việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát và quản lý
xả thải ở Việt Nam không rõ ràng, thiếu tính nhất quán. Ví dụ, các chức năng và
nhiệm vụ của cơ quan từ cấp phép cho kiểm tra, giám sát, chồng chéo xử lý, cũng
như thiếu nguồn lực và hỗ trợ công nghệ. Ngoài ra, việc thiếu sự phối hợp với chính
quyền địa phương, đặc biệt là người dân trong việc phát hiện kịp thời các hành vi
gây ô nhiễm từ các khu công nghiệp lớn và các khu kinh tế duyên hải, đã dẫn đến sự
không hiệu quả trong kiểm soát cũng như khắc phục. Trường hợp của Formosa gần
đây đã cho thấy những điểm yếu của vấn đề quản lý này
Đề Tài"Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu xây dựng mạng lưới giám sát tự
động nước thải cho các nguồn lớn ở thành phố Hồ Chí Minh" tập trung vào 2 mục
tiêu:
(1) Điều tra và đánh giá hệ thống quan trắc nước thải của các nguồn lớn hiện
có; (2) Nghiên cứu xây dựng mạng lưới giám sát tự động nước thải cho các nguồn
rác thải lớn trên 1000 m3/ ngày tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với việc áp dụng các phương pháp là phương pháp phân tích dữ liệu; phương
pháp khảo sát, phương pháp thu thập thống kê và phương pháp chuyên gia, luận văn
đã thu được những kết quả sau:
- Có 46 nguồn thải từ 1000 đến 16.000 m3/ngày, xác định các đặc tính và phân
loại các nguồn thải chính như nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế vào các con
sông, kênh rạch của thành phố.
- Hiện trạng thu gom và xử lý các nguồn thải chính của thành phố chưa hoàn
chỉnh (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp của các cơ sở hoạt động trong

khu công nghiệp); trừ 16 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Thông qua việc lựa chọn các thông số quan trắc nước thải, chúng tôi đã đề
xuất phát triển một mạng lưới giám sát nước thải tự động và đề xuất các giải pháp
giám sát hệ thống quản lý tự động cho các nguồn nước thải chính. Từ kết quả của
luận văn, tác giả đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước tại nguồn trước khi thải ra sông, kênh rạch ở khu vực ngoại ô;


IV
các biện pháp nâng cao nhận thức của công chúng về bảo vệ môi trường và trách
nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, định hướng chính sách và dễ sử dụng cho các nhà hoạch định chính sách
(như nội dung theo dõi định kỳ, đẩy mạnh dự án nước thải đô thị tập trung các nhà
máy xử lý để giảm ô nhiễm trong nội thành, tạo điều kiện cho việc thực hiện
chương trình giám sát, phân công đơn vị tiếp nhận, cập nhật thường xuyên dữ liệu
theo dõi và dựa trên dữ liệu quan sát để thực hiện mô hình dự báo và đánh giá chất
lượng môi trường trong tương lai


V
ASBTRACT
In the management of waste discharge today: the monitoring, inspection,
control and management of discharge of our country is not clear, lack of
consistency. For example, the functions and tasks of the agency from licensing to
inspection, supervision, overlapping treatment, as well as the lack of resources and
technology support. In addition, the lack of coordination with local authorities,
especially the people in timely detection of polluting behaviors from large industrial
parks and coastal economic zones, has resulted in the ineffectiveness of control as
well as remediation. The case of Formosa has recently revealed the weaknesses of
this management problem

The topic of “Evaluate in of the current status and research to build a network of
wastewater automatic monitoring for large sources in Ho Chi Minh City” aims to 02
objectives:
(1)To survey and evaluate the wastewater monitoring systems of existing
large sources; and (2) study and build a network of wastewater automatic
monitoring for wastewater large sources of 1000 m3/day in Ho Chi Minh City.
With the application of methods such as data analysis, surveying data
collection,statistics and expertise experiences, the thesis has achieved the following
results:

- There are 46 sources of waste from 1000 to 16,000 m3/day, which
determine the characteristics and classify the main sources of waste such as
domestic, industrial and medical waste water into the city's rivers and canals.
- Current situation of collection and treatment of main sources of waste
in the city is not complete (domestic wastewater, industrial waste water from
establishments operating in industrial complexes); except for 16 industrial
parks, export processing zones and hi-tech parks.
- Through the selection of wastewater monitoring parameters, we will
develop an automated wastewater monitoring network and propose automated
management system monitoring solutions for major wastewater sources.


VI
From the results of the dissertation, the author suggested measures to improve
efficiency in controlling water pollution at source before discharging into rivers
and canals in suburban areas; measures to raise public awareness on environmental
protection and responsibility to keep environmental sanitation and sense of
observance of the law on environmental protection and policy direction and ease of
use for policymakers (like, monitored content periodically, to speed up the project
of centralized urban waste water treatment plants to reduce pollution in the inner

city, facilitate the implementation of the monitoring program, assignment units
receive, regularly update the monitoring data and based on observation data to
perform modeling for forecasting and evaluating environmental quality in the
future).


VII

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ASBTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 5
4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 6
5.1 Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................... 6
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 7
6. Tính mới, tính khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 10
1.1 Tổng quan về hệ thống quan trắc môi trường ................................................. 10
1.1.1 Một số khái niệm...................................................................................... 10

1.1.2 Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc và phân tích
môi trường ......................................................................................................... 10
1.2 Tình hình nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc nước thải trong và ngoài
nước ....................................................................................................................... 15
1.2.1 Hiện trạng quan trắc môi trường tại một số nước .................................... 15
1.2.2 Hiện trạng quan trắc môi trường tại Việt Nam ........................................ 19
b. Hiện trạng quan trắc nước thải tự động tại một số tỉnh phía Nam Việt Nam ................ 22

1.3 Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng môi
trường tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 24
1.3.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 24


VIII
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 28
1.3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại thành phố...................... 33
1.3.3.1 Nước mặt lục địa ....................................................................................... 33

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XẢ THẢI, CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CÁC
NGUỒN THẢI LỚN TR N Đ A BÀN THÀNH PH HỒ CH MINH ................. 42
2.1 Hiện trạng xả thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 42
2.1.1 Hiện trạng xả thải, thu gom, xử lý ........................................................... 42
2.1.2 Các vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các nguồn thải lớn trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 43
2.2 Hiện trạng hoạt động các nguồn thải lớn trên địa bàn thành phố ................... 49
2.2.1 Nước thải từ các Khu chế xuất, khu công nghiệp, Khu công nghệ cao ... 49
2.2.2 Nước thải từ các cụm công nghiệp........................................................... 51
2.2.3 Nước thải từ các các cơ sở sản xuất ngoài KCX - KCN; nước thải y tế .. 53
2.2.3.1 Nhà máy Bình Hưng .................................................................................. 59

2.2.3.2 Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa ........................................................... 60
2.2.3.3 Trạm xử lý nước thải Tân Quy Đông ............................................................ 62

2.3 Đánh giá và dự báo mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải lớn theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố ...................................................... 72
2.4 Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống quan trắc tự động nước thải trên địa
bàn thành phố ........................................................................................................ 77
CHƯƠNG 3: NGHI N CỨU XÂY DỰNG HỆ TH NG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG
NƯỚC THẢI CHO CÁC NGUỒN THẢI LỚN TR N Đ A BÀN THÀNH PH
HỒ CH MINH VÀ ĐỀ X ẤT GIẢI PHÁP Q ẢN L ......................................... 91
3.1 Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động .................... 91
3.2 Cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động ...................... 91
3.3 Cơ sở lựa chọn các thông số quan trắc tự động chất lượng nước thải ............ 92
3.4 Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động cho các nguồn
phát sinh nước thải lớn trên địa bàn thành phố ..................................................... 93
3.4.1 Yêu cầu chung đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục ... 93
3.4.2 Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật và tính năng của hệ thống quan trắc nước


IX
thải tự động, liên tục.......................................................................................... 97
3.4.3 Bảo đảm và kiểm soát chất lượng của hệ thống quan trắc nước thải tự
động, liên tục ................................................................................................... 102
3.4.3.1 Bảo đảm chất lượng của Hệ thống .............................................................. 102
3.4.3.2 Việc kiểm soát chất lượng của Hệ thống phải được thực hiện trước khi Hệ thống đi
vào vận hành chính thức và định kỳ 1 lần/năm bởi một bên thứ ba để bảo đảm tính độc lập,
khách quan và được thực hiện theo quy trình như sau:.............................................. 103

3.5 Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống quan trắc tự động đối với các nguồn thải
lớn trên địa bàn thành phố ................................................................................... 105

3.5.1 Nguyên tắc phối hợp .............................................................................. 105
3.5.2 Nguyên tắc hoạt động chung của Hệ thống quan trắc ........................... 106
3.5.3 Nguyên tắc xử lý sự cố vượt Quy chuẩn cho phép ................................ 106
KẾT LUẬN - KIẾN NGH ..................................................................................... 109
1. Kết luận ........................................................................................................... 109
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 112
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


X

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Biochemical oxygen Demand (Nhu cầu oxi sinh hóa)

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

CCME

: Canadian Council of Ministers of the Environment

CCN


: Cụm công nghiệp

COD

: Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxi hóa học)

CN

: Công nghiệp

DO

: Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)

GIS

: Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

GTTB

: Giá trị trung bình

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải


HEPZA

: Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KCNC

: Khu công nghệ cao

KHCN

: Khoa học công nghệ

KTTĐPN

: Kinh tế trọng điểm phía Nam

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

NMXLNT


: Nhà máy xử lý nước thải

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLĐTXDCT

: Quản lý đầu tư xây dựng công trình

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TM – DV

: Thương mại - Dịch vụ

YT

: Y tế



XI

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:Thống kê diện tích lấp đầy của các KCN, KCX VÀ KCNC ···················· 19
Bảng 1.2: Tổng hợp tình hình phát sinh nước thải của các khu công nghiệp ·········· 21
Bảng 1.3: Các kết quả kinh tế đạt được so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2011 – 2015 ·· 28

Bảng 1. 4: So sánh tỷ trọng và tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 ············································································ 30
Bảng 1. 5: Kết quả quan trắc chất lượng nước ở vị trí quan trắc Sông Đồng Nai sử
dụng cho mục đích cấp nước của thành phố (2011 – 2015) ···································· 34
Bảng 1. 6: Giá trị các chỉ tiêu chất lượng nước khu vực cấp nước trên sông Sài Gòn
(2011 – 2015) ········································································································ 36
Bảng 1. 7 : Giá trị các thông số chất lượng nước mặt tại các khu vực sử dụng cho
mục đích khác trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 ································· 38
Bảng 2. 1: Lượng nước sử dụng và nước thải đo thị qua từng năm thống kê ·········· 42
Bảng 2. 2: Tần suất phân phối các nguốn thải lớn tập trung ··································· 48
Bảng 2. 3: Bảng thống kê tình hình thu gom, xử lý nước thải từ các khu chế xuấtcông nghiệp ··········································································································· 50
Bảng 2. 4: Bảng thống kê tình hình thu gom, xử lý nước thải từ các cụm công
nghiệp đã đi vào hoạt động ···················································································· 52
Bảng 2. 5: Tình hình thu gom xử lý nước thải công nghiệp ngoài khu chế xuất công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố ··········································· 54
Bảng 2. 6: Tình hình thu gom xử lý nước thải y tế trên địa bàn thành phố ············· 55
Bảng 2. 7: Nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đến năm 2025 ······················· 58
Bảng 2. 8: Tình hình thu gom xử lý nước thải từ hoạt động thương mại - dịch vụ
trên địa bàn thành phố ··························································································· 65
Bảng 2. 9: Tình hình thu gom nước thải các khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn
thành phố ··············································································································· 67
Bảng 2. 10: Dự báo lưu lượng nước thải công nghiệp đến năm 2020 ····················· 72

Bảng 2. 11: Dự báo tải lượng ô nhiễm đến năm 2020 ············································ 72
Bảng 2. 12: Dự báo tổng lưu lượng nước thải đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh đến năm
2020 ······················································································································ 73


XII
Bảng 2. 13 : Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường
(nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) ······································································ 74
Bảng 2. 14: Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đô thị Tp. Hồ
Chí Minh đến năm 2020 ························································································ 74
Bảng 2. 15: Ước tính lưu lượng nước thải y tế của TP.HCM năm 2015 ················ 76
Bảng 2. 16: Tải lượng trung bình các thông số trong nước thải y tế ······················· 76
Bảng 2. 17: Ước tính tải lượng chất thải trong nước thải y tế đến năm 2020 ·········· 76
Bảng 2. 18: Vị trí các trạm quan trắc nước thải tự động tại các KCN, KCX, KCNC77
Bảng 2. 19: Tình trạng hoạt động của các trạm quan trắc nước thải tại 16 Khu công
nghiệp ··················································································································· 80
Bảng 2. 20: Tình hình sự cố phát sinh và biện pháp khắc phục đã được áp dụng···· 88
Bảng 3. 1: Các thông số đặc trung của các nguồn thải lớn ····································· 97
Bảng 3. 2: Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc tự động, liên tục ·············· 100
Bảng 3. 3: Giới hạn cho phép của RA ·································································· 104


XIII

DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .................................................................. 7
Hình 1.1: Các bước chủ yếu trong quan trắc và phân tích môi trường ..................... 11
Hình 2.1 Tỷ lệ % các ngành nghề của các nguồn thải lớn ........................................ 43
Hình 2.2 Vị trí 46 nguồn thải lớn trên địa bàn Thành phố ........................................ 47
Hình 2.3 Biểu đồ tần suất phân phối các nguồn thải lớn .......................................... 48

Hình 2.4. Trạm xử lý nước thải tại KCX Linh Trung 1 ............................................ 49
Hình 2.5. Hệ thống Quan trắc nước thải tự động tại KCN An Hạ và Lê Minh Xuân50
Hình 2.6: Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải đô thị thành phố Hồ Chí Minh ............... 57
Hình 2.7: Bản đồ quy hoạch thoát nước thành phố đến năm 2025 ........................... 57
Hình 2.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy Bình Hưng ..................... 60
Hình 2.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Trạm Bình Hưng Hòa .................... 62
Hình 2.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Trạm Tân Quy Đông ................... 63
Hình 2.11: Trạm xử lý nước thải khu đô thị Phú Mỹ Hưng ..................................... 71
Hình 2.12: Bản đồ vị trí các trạm quan trắc nước thải tự động sau xử lý ................. 78
Hình 2.13: nguyên lý hoạt động của trạm quan trắc nước thải tự động .................... 84
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (phương án trực tiếp) . 93

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (phương án gián tiếp:
đầu đo lưu lượng, pH, nhiệt độ, TDS/EC....) ............................................................ 94
Hình 3.3: Nguyên tắc phối hợp trong công tác quản lý .......................................... 105


1

MỞ ĐẦU
1. Sự c n thi t của đề tài
Ngày 29/01/2007, Chính phủ đã ký Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia
đến năm 2020” [1]. Theo đó, mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2006-2010 là
hoàn thiện và hiện đại hoá mạng lưới các trạm quan trắc môi trường, trong đó có
việc tăng cường đầu tư các thiết bị tự động quan trắc môi trường không khí và
nước mặt tự động, cố định tại các thành phố lớn, các đô thị trọng điểm của đất
nước và các lưu vực sông…, nhằm đưa mạng lưới quan trắc quốc gia hội nhập với
hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu, trước mắt là trong khu vực ASEAN. Theo
điều 94 Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 quy

định về hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi
thông qua các chương trình: quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; Quan trắc
hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quan trắc các tác
động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; Quan trắc các tác động
môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Có thể nói rằng, đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc, làm nền tảng cho
việc phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng của các hoạt động quan trắc môi
trường nói chung và mạng lưới tự động quan trắc môi trường nói riêng.
Việc phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng đã làm nảy sinh và
xuất hiện nhiều vấn đề môi trường bức xúc, nhiều “điểm nóng” về ô nhiễm môi
trường. Trong khi đó, do thiếu kinh phí nên việc quan trắc môi trường theo phương
pháp bán tự động (manual monitoring) với tần suất quan trắc 6 lần/1 năm là chưa
quan trắc thường xuyên các nguồn thải mà chủ yếu là quan trắc nguồn tiếp nhận
như sông, suối và hồ nên không đáp ứng nhu cầu phát hiện và cảnh báo sớm các
vấn đề môi trường.
Bên cạnh đó, việc thiếu các số liệu quan trắc tức thời của môi trường nước
(nước mặt và nước thải) liên tục 24/24h đã làm cho công tác đánh giá hiện trạng,
xu thế và diễn biến chất lượng nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại và đôi khi là
không thể thực hiện được.


2
Vì vậy, bên cạnh việc duy trì hoạt động quan trắc bán tự động, nhu cầu tăng
cường đầu tư một cách đồng bộ các thiết bị quan trắc tự động tiên tiến và hiện đại
để giám sát chất lượng môi trường tại những nơi, những vùng chịu tác động mạnh
mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cấp thiết.
Hơn nữa, việc tăng cường năng lực quan trắc môi trường tự động trong giai
đoạn hiện nay bằng cách thiết lập và vận hành mạng lưới các trạm quan trắc tự
động, cố định (fixed-automatic stations) hoàn toàn phù hợp, hỗ trợ đắc lực cho

công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước, đưa công tác quan trắc môi trường của Thành phố sớm hội
nhập với hệ thống quan trắc môi trường trong khu vực và toàn cầu.
Ngày nay sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa
trên khắp đất nước đã gây ra áp lực rất lớn đến môi trường và tài nguyên nước ở
Việt Nam. Dân số tăng đồng nghĩa với lượng chất thải và nước thải cũng tăng,
công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng cũng đồng thời với tăng lượng chất thải và ô
nhiễm môi trường tăng. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm đến mức báo động nhưng
dường như việc giảm thiểu ô nhiễm, khôi phục dòng sông hoặc đoạn sông diễn ra
rất chậm, chậm đến mức người ta không nhận ra sự thay đổi. Có lẽ vấn đề ô nhiễm
nguồn nước và ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối nhất, bức xúc nhất đòi hỏi
phải được ưu tiên giải quyết sớm [2].
Về quản lý xả thải: hiện tại việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, quản lý xả thải
của nước ta còn chưa rõ ràng, thiếu sự thống nhất. Các chức năng và trách nhiệm
trong việc giám sát và quản lý xả thải từ khâu cấp phép đến khâu thanh tra, giám
sát, và xử lý hậu quả còn rất lúng túng, thiếu nguồn lực, thiếu công nghệ và thiếu
sự phối hợp với địa phương và đặc biệt thiếu sự tham gia của người dân nên không
phát hiện kịp thời các sự kiện, không kiểm soát kịp thời chất thải và công nghệ thải
nên việc xử lý hậu quả kém hiệu quả. Đặc biệt đối với các khu công nghiệp lớn và
khu kinh tế ven biển – như vụ Formosa gần đây đã bộc lộ rõ các điểm yếu của vấn
đề quản lý này.
Điển hình là vụ xả nước thải không qua xử lý, gây ô nhiễm nước sông Thị
Vải của Công ty Vedan. Năm 2008, Công ty Vedan bị các cơ quan chức năng phát
hiện hành vi xả nước thải chưa xử lý vào sông Thị Vải. Theo Kết quả quan trắc từ


3
nhiều chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục Môi trường và của các địa
phương giai đoạn 1999 – 2008, toàn bộ chiều dài dòng chính sông Thị Vải khoảng
31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km

đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Phạm vi
ảnh hưởng ô nhiễm còn lan rộng sang phía sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi
lưu khác của sông Thị Vải. Hậu quả Hơn 2.600 ha diện tích nuôi trồng bị ảnh
hưởng, trong đó tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại nặng trên 1.700 ha và 56,54 ha bị ảnh
hưởng nhẹ; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 326,28 ha bị ảnh hưởng nặng; thành phố Hồ
Chí Minh có hơn 1.180 hộ thuộc xã Thạnh An, xã Long Hòa, xã Cần Thạnh, huyện
Cần Giờ bị thiệt hại với tổng mức thiệt hại ước tính lên đến 567 tỷ đồng [3].
Gần đây nhất là vụ xả nước thải không qua xử lý của Công ty Formosa tại
Khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tỉnh. Theo thống kê, đối với Hà Tĩnh, sự cố
môi trường đã ảnh hưởng tới 22.780 hộ gia đình và 65 xã; Tổng cộng có 24.449
người mất việc và không có việc làm ổn định, trong đó trực tiếp trong lĩnh vực
đánh bắt thủy sản là 14.770 nghìn người; Số lượng người thất nghiệp trong ngành
kinh doanh thủy sản tăng 5.736 người, ngành dịch vụ hậu cần tăng 1.015 người,
ngành nuôi trồng thủy sản tăng thêm 823 người. Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ
khách sạn nhà hàng, số người thất nghiệp tăng lên 692, còn trong lĩnh vực sản xuất
muối là 428 người. Trong khi đó, sau sự cố môi trường, tỷ lệ thất nghiệp tại Quảng
Bình tăng 1,1%; Thừa Thiên Huế thì có khoảng 30.376 người bị ảnh hưởng trực
tiếp vì tình trạng cá chết. Thiệt hại về môi trường, theo báo cáo có khoảng 115 tấn
cá chết dạt vào bờ (Hà Tĩnh 15 tấn, Quảng Bình 100 tấn), số chìm dưới đáy chưa
thống kê được; khoảng 450 ha rạn san hô bị tác động trực tiếp, trong đó có đến 4060% rạn san hô bị phá hủy.
Các sự cố môi trường xảy ra cho thấy vấn đề tăng cường kiểm soát ô nhiễm
môi trường do hoạt động xả thải ra môi trường là một vấn đề cấp nên hàng loạt các
văn bản đã được ban hành, cụ thể Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày31/08/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường [4];
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu [5]; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm
2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu


4

công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao [6]; quy định:
+ Tất cả các khu kinh tế (KKT), khu công nghệ cao (KCNC), khu công
nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) và Nhà máy nằm ngoài KCN xả
thải trực tiếp ra Môi trường (có công suất xả thải trên 1.000 m3/ngày đêm)
phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động.
+ Các trạm quan trắc nước thải tự động phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường khi cơ quan này yêu cầu.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, đặc biệt của
Việt Nam tại đây diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội, đem đến nhiều
nguồn lợi và hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi
trường nói chung và môi trường nước tại các lưu vực sông, kênh, rạch nói riêng.
Hiện trạng môi trường nước mặt đang diễn biến ngày càng phức tạp và xấu
đi. Chất lượng nước tại các lưu vực sông đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt ở
các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề.
Công tác quan trắc môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh còn mỏng,
chưa đồng bộ, chủ yếu chỉ tập trung quan trắc chất lượng môi trường nước mặt và
nước ngầm. Các chương trình quan trắc chất lượng nước thải chưa được thực hiện
đầy đủ, toàn diện và liên tục. Do đó khó phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề
ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng.
Ngoài ra, trang thiết bị để thực hiện quan trắc môi trường nước còn rất hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, việc thiếu các số liệu quan trắc tức thời và liên tục 24/24h làm cho
công tác đánh giá hiện trạng, xu thế và diễn biến chất lượng nước gặp nhiều khó
khăn.
Do đó, đề tài Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu xây dựng mạng lưới
quan trắc tự động nước thải cho các nguồn thải lớn trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh là phù hợp, cần thiết với tình hình hiện tại.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng phát thải và hoạt động quan trắc tự động của các


5
nguồn thải lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu, xây dựng mạng lưới quan trắc nước thải tự động cho các
nguồn thải lớn nhằm bảo đảm cung cấp chuỗi số liệu tin cậy, tức thời và liên tục
làm cơ sở cho việc phát hiện và cảnh báo sớm các vấn đề môi trường, đánh giá hiện
trạng, xu thế và diễn biến môi trường phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường
và hoạch định chính sách.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là là các cơ sở phát sinh nước thải có công
suất từ 1000 m3 trở lên với phạm vi nghiên cứu là Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự
động nước thải cho các nguồn thải lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ tập
trung nghiên cứu các nội dung sau:
Nội dung 1: Tổng hợp các tài liệu liên quan đến hiện trạng nước thải trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tổng hợp số liệu từ Báo cáo giám sát định kỳ của các nguồn thải lớn trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan về quan trắc nước thải tự
động.
Nội dung 2: Khảo sát hiện trạng các nguồn thải lớn và công tác quản lý
+ Khảo sát điều tra thực địa loại hình ngành nghề, lưu lượng công nghệ xử
lý và công tác quan trắc.
+ Kiểm tra công tác thu nhận truyền phát và lưu trữ dữ liệu quan trắc.
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng các nguồn thải lớn và hoạt động của các
trạm quan trắc nước thải tự động trên địa bàn thành phố
+ Phân loại các nguồn thải theo ngành nghề (sinh hoạt, y tế, công nghiệp).

+ Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ảnh hưởng
của các nguồn thải lớn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Nội dung 4: Xây dựng và Quản lý hệ thống quan trắc tự động nước thải cho
các nguồn thải lớn trên địa bàn Thành phố.


6
+ Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động.
+ Cơ sở lựa chọn các thông số quan trắc tự động chất lượng nước thải.
+ Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc nước thải tự động cho các
nguồn phát sinh nước thải lớn trên địa bàn thành phố.
+ Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống quan trắc tự động đối với các nguồn
thải lớn trên địa bàn thành phố.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Sơ đồ nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo sơ đồ phương pháp nghiên cứu như sau:


7

Phương pháp thu
thập tài liệu

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp thu

Điều kiện tự nhiên, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội và hiện trạng
môi trường tại Thành phố


Phương pháp
khảo sát thực
địa, điều tra xã
hội học
Phương pháp
phân tích số liệu

Đánh giá hiện trạng các nguồn
phát sinh nước thải lớn và hiện
trạng hệ thống quan trắc tự động
nước thải tại Thành phố

Nghiên cứu cơ sở khoa học
cho việc xây dựng hệ thống
quan trắc tự động nước thải
cho các nguồn phát sinh nước
thải lớn trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh

Phương pháp
toán học tính
toán chi phí đầu
tư các hạng mục

Phân tích các văn bản pháp luật và
các nghiên cứu liên quan

Phương pháp
so sánh

Phương pháp
phân tích hệ thống

Phương pháp
chuyên gia

Cơ sở khoa học xây dựng hệ
thống quan trắc nước thải tự động

Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống quan trắc tự
động đối với các nguồn thải lớn trên địa bàn TP
Hình 0.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, những phương pháp được thực hiện bao
gồm:
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
 Phương pháp thu thập tài liệu
- Tham khảo các Luật, Thông tư, Nghị Định của Nhà nước liên quan đến
quan trắc tự động.
- Tham khảo các báo cáo, dự án trong và ngoài nước có liên quan đến quan
trắc tự động nước thải.


8
- Thu thập các số liệu từ các cơ quan có liên quan đến chất lượng nước thải
của các nguồn thải lớn.
- Thu thập số liệu liên quan đến các hệ thống quan trắc nước thải hiện hữu.
 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý cũng như đánh giá số liệu như
các thuật toán trong phần mềm Excel.
 Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống

So sánh kết quả phân tích mẫu nước thải của các nguồn thải có lưu lượng
trên 1.000 m3/ngày với các quy chuẩn phù hợp đối với các lĩnh vực chính: công
nghiệp, y tế, sinh hoạt.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN
14:2008/BTNMT.
 Phương pháp chuyên gia
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài được góp ý và bổ sung
chỉnh sửa nhiều lần thông qua những chuyên gia trong lĩnh vực môi trường để đề
xuất xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc tự động nước thải của các nguồn thải
lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu trong đề tài được xây dựng
theo 3 mức: quan niệm, logic và vật lý.
- Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin được áp dụng trong việc
thiết kế hệ thống và xây dựng hệ thống quan trắc tự động các nguồn thải lớn. Tiến
trình thực hiện được phân chia thành 3 giai đoạn: khảo sát, phân tích, đánh giá và đề
xuất hệ thống.
6. Tính mới, tính khoa học và thực tiễn của đề tài
 Tính mới của đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu thiết lập, nâng cao năng lực mạng
lưới quan trắc môi trường cho các tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên, đây là lần đầu


×