Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGÔ THỊ MINH TRIẾT

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGÔ THỊ MINH TRIẾT

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN


Mã số ngành: 60340301

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Tùng

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 3 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN VĂN TÙNG

TS. Trần Văn Tùng
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày

tháng

năm 2017

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm :
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thac sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị


Chủ tịch

2

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Uỷ viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Uỷ viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày… tháng….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên NGÔ THỊ MINH TRIẾT

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 23/07/1989

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành:

MSHV: 1541850055

Kế toán

I- Tên đề tài:
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG
KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
II- Nhiệm vụ và nội dung:

- Vận dụng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng giá trị hợp
lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kê toán quốc tế.
- Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế
toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà
nước và các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh có những chính sách phù hợp
để nâng cao việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế
toán quốc tế.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016 (QĐ 2790/QĐ-ĐKC)
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Trần Văn Tùng

TS TRẦN VĂN TÙNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sỹ kế toán “Các nhân tố tác động đến việc
vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được
trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã
được tham khảo.
Học viên thực hiện luận văn

Ngô Thị Minh Triết



LỜI CẢM ƠN
Chắc chắn rằng luận văn của tác giả sẽ không hoàn thành nếu không nhận được
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên khuyến khích của thầy cô, gia đình, bạn bè
và các anh chị, các cô chú ở các doanh nghiệp khảo sát vì những đóng góp to lớn
của họ trong nhiều cách khác nhau trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến TS Trần Văn
Tùng, người thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn. Tiếp đến tác giả xin cảm ơn thầy PGS.TS Trần Phước, thầy Ngô Đình
Thành, quý thầy cô của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM và quý thầy cô trường
Đại học Quốc Gia TP.HCM đã đóng góp nhiều ý kiến, chia sẽ các kinh nghiệm,
kiến thức chuyên môn quý báu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Song song đó tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các bạn bè các lớp sau đại học
ngành kế toán trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, cũng như các anh chị, các cô
chú ở các doanh nghiệp khảo sát đã dành thời gian quý báu của mình để cung cấp
cho tác giả tất cả các thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả muốn cảm ơn tới gia đình tôi vì những hỗ trợ tuyệt vời và
những lời động viên để tôi có đủ tinh thần, nghị lực để thực hiện luận văn.
Mặc dù, luận văn đã được hoàn thành trong khả năng của tác giả. Tuy nhiên, do
hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có ít nhiều
sai sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và những lời chỉ bảo tận tình của thầy
cô và các bạn.
Học viên thực hiện Luận văn

Ngô Thị Minh Triết


TÓM TẮT
Tuy là một thuật ngữ mới trong kế toán so với các hệ thống định giá khác, song

giá trị hợp lý đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán.
Chính vì vậy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp
lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế có ý nghĩa và vai trò
vô cùng quan trọng.
Luận văn gồm 5 chương với mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa lý luận về giá
trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Quốc tế và thực trạng áp dụng trên thế giới,
khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức về IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” tại
các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu các nhân tố tác
động đến việc việc vận dụng GTHL trong kế toán Việt Nam theo chuẩn mực kế
toán quốc tế và đề xuất giải pháp nhằm áp dụng thước đo giá trị hợp lý trong kế
toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán Quốc Tế vào các doanh nghiệp tại
TP.HCM. Về phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng 2 phương pháp chính là
phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong phương pháp định tính,
tác giả sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp phỏng vấn trực
tiếp, phương pháp phân tích và tổng hợp. Trong phương pháp định lượng, tác giả
sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện phân tích thống kê mô tả và phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả phân tích từ dữ liệu thông qua phần mềm SPSS chỉ ra rằng mô hình
khả năng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế
toán quốc tế bị phụ thuộc vào 5 yếu tố bao gồm môi trường pháp lý, môi trường
kinh doanh, môi trường văn hóa xã hội, trình độ nhân viên kế toán, vai trò tổ chức,
hội nghề nghiệp kế toán, trong đó môi trường văn hóa, xã hội là nhân tố tác động
mạnh nhất lên mô hình. Theo số liệu được phân tích từ phần mềm SPSS, mô hình
với 5 yếu tố nêu trên giải thích được 66%, phần còn lại là các yếu tố khác chưa
được khám phá.
Trong Luận văn tác giả có đề nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy năm yếu tố


trên đồng thời cũng đưa ra một số các kiến nghị dành cho Chính phủ, Quốc Hội,
Bộ Tài Chính, các Hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp

trên địa bàn tại Tp.HCM.


ABSTRACT
Even though fair value is a new term in accounting comparing to other
evaluation system, it is considered as a new way of evaluation in accounting.
Therefore, the study of factors affecting the application of fair value accounting in
Vietnam under the international accounting standards is meaningful and crucial
role.
Thesis consists of 5 chapters with the goal of research is to systematize the
theoretical fair value of the International Accounting Standards and applicable
situation in the world, the survey assessing the situation awareness of IFRS 13
"Measurement at fair value” that is conducted on companies located in Ho Chi
Minh City. Moreover, it suggests the solution of applying fair value complying with
international accounting to firms in Ho Chi Minh City. Regarding research
methodology authors uses two main methods are the qualitative and quantitative
methods. In qualitative methods, the author uses the method of comparison and
contrast, direct interviews, analysis and synthesis. In quantitative methods, the
author used SPSS software to perform descriptive statistical analysis an exploratory
factor analysis (EFA).
Results from the data analysis through SPSS software models indicate that the
ability to apply fair value accounting in Vietnam that complies with international
accounting standards which depend on 5 factors including the regulatory
environment, business environment, social and cultural environment, qualification
of an accountant, organizational roles, accounting professional associations, and
social and cultural environment is the most powerful factor to the model According
to data analysis from SPSS, models with 5 above factors explained 66%, the rest
have not been explored.
In the thesis, the author has proposed measures to promote the five factors and
also give some recommendations for the Government, Parliament, Ministry of Finance,

professional associations, institutions create and firms in Ho Chi Minh City


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
PH N M Đ U ......................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ...... 4
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 6
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài ............................................................ 6
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước ........................................................... 10
1.2.1. Các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học ......................... 10
1.2.2. Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ....................................................... 13

1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu ......... 18
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài ...................................... 18


1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 18
1.3.3. Xác định vấn đề cần nghiên cứu ............................................................ 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: CƠ S LÝ THUYẾT ......................................................................... 21
2.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 21
2.1.1. Khái niệm định giá trong kế toán ........................................................... 21
2.1.2. Các phương pháp định giá trong kế toán................................................ 21
2.1.3. Các hệ thống định giá trong kế toán và những vấn đề tồn tại ................ 22
2.1.4. Các giả định và nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến việc định giá ......... 25
2.2. Giá trị hợp lý theo chuẩn mực kế toán quốc tế .............................................. 26
2.2.1. Vài nét về Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Hoa Kỳ (FASB) và
Ủy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB) ............................................... 26
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 28
2.2.3. Giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể .................... 30
2.2.4. Khái niệm giá trị hợp lý.......................................................................... 32
2.2.5. Đo lường giá trị hợp lý theo IFRS 13 ..................................................... 33
2.2.6. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin giá trị hợp lý ............................ 40
2.3. Vận dụng giá trị hợp lý ở các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam. ....................................................................................................... 40
2.3.1. Vận dụng giá trị hợp lý ở Malaysia ........................................................ 40
2.3.2. Vận dụng giá trị hợp lý ở Trung Quốc ................................................... 41
2.3.3. Vận dụng giá trị hợp lý ở Ấn Độ ............................................................ 42
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 43
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán giá trị hợp lý theo
CMKT quốc tế. ..................................................................................................... 44
2.4.1. Yếu tố về văn hóa, xã hội ....................................................................... 44

2.4.2. Yếu tố về môi trường pháp lý và chính trị ............................................. 44
2.4.3. Yếu tố về môi trường kinh doanh........................................................... 44
2.4.4. Yếu tố về trình độ người làm nghề kế toán ............................................ 45


2.4.5. Các yếu tố khác ...................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 48
3.1. Khung nghiên cứu .......................................................................................... 48
3.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng .......................................................... 49
3.2.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 49
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 50
3.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 50
3.4. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 51
3.4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................. 52
3.4.2. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính .................. 53
3.4.3. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng ....... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 59
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 60
4.1. Thực trạng cơ sở pháp lý về giá trị hợp lý tại Việt Nam ............................... 60
4.1.1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ........................................................ 60
4.1.2. Đánh giá thực trạng ................................................................................ 65
4.2. Thực trạng vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế
toán quốc tế ........................................................................................................... 66
4.2.1. Khảo sát thực trạng vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo
chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................................................... 66
4.2.2. Đánh giá thực trạng ................................................................................ 71
4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL
trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế ................................ 71
4.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................ 72

4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha... 76
4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 80
4.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................. 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 87


CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 88
5.1. Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực
kế toán quốc tế ...................................................................................................... 88
5.1.1. Nhóm giải pháp nâng cao môi trường pháp lý ....................................... 88
5.1.2. Nhóm giải pháp nâng cao môi trường kinh doanh ................................. 93
5.1.3. Nhóm giải pháp nâng cao môi trường văn hóa, xã hội .......................... 95
5.1.4. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp ...... 95
5.1.5. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ hiểu biết của người làm nghề kế toán
về giá trị hợp lý ................................................................................................. 97
5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 98
5.2.1. Đối với Chính phủ, Quốc Hội và Bộ Tài Chính ..................................... 98
5.2.2. Đối với các Hiệp hội nghề nghiệp .......................................................... 99
5.2.3. Đối với các cơ sở đào tạo ....................................................................... 99
5.2.4. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM ................................. 100
5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................... 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................ 102
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
PHẦN TIẾNG VIỆT
BTC: Bộ Tài chính


GTHL: Giá trị hợp lý

BCTC: Báo cáo tài chính

TK: Tài khoản

CMKT: Chuẩn mực kế toán

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

CĐKT: Chế độ kế toán

TSCĐ: Tài sản cố định

CSDL: Cơ sở dữ liệu
PHẦN TIẾNG NƯỚC NGOÀI
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
CoCoA: Continuously contemporary accounting: Hệ thống kế toán điều chỉnh liên
tục theo hiện tại.
FASB: Financial Accounting Standard Board: Hội đồng CMKT tài chính Hoa Kỳ.
IAS: International Accounting Standards: CMKT quốc tế.
IASB: International Accounting Standard Board: Hội đồng CMKT quốc tế.
IFRS: International Financial Reporting Standard: Chuẩn mực BCTC quốc tế.
Ind AS: Indian Accounting Standard: Chuẩn mực kế toán Ấn Độ.
GAAP: Generally Accepted Accounting Principles: Các nguyên tắc kế toán được
chấp nhận rộng rãi.
MCA: Ministry of Corporate Affairs: Bộ Nội vụ doanh nghiệp Ấn Độ
MFRS: Malaysian Financial Reporting Standard: Chuẩn mực BCTC Malaysia.

MASB: Malaysian Accounting Standard Board: Hội đồng CMKT Malaysia.
PERS: Private Entity Reporting Standard: BCTC riêng.
VAS: Vietnamese Accounting Standard: CMKT Việt Nam.
VAA: Vietnam Association of Accountants and Auditors: Hội kế toán kiểm toán
Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sử dụng GTHL trong đo lường tài sản dài hạn ........................................31
Bảng 2.2: Sử dụng GTHL trong đo lường tài sản ngắn hạn .....................................32
Bảng 2.3: Một vài ví dụ về dữ liệu đầu vào cấp 2 ....................................................36
Bảng 2.4: Một vài ví dụ về dữ liệu đầu vào cấp 3 ....................................................37
Bảng 3.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 về các yếu tố tác động đến việc vận
dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế. ..............57
Bảng 4.1: Quy định sử dụng GTHL trong các CMKT Việt Nam.............................61
Bảng 4.2 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình .........................84
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Quy mô vốn của doanh nghiệp khảo sát...............................................72
Biểu đồ 4.2: Về vị trí công việc của người được khảo sát ........................................73
Biểu đồ 4.3: Trình độ chuyên môn của người làm công tác kế toán ........................73
Biểu đồ 4.4: Hiểu biết của đối tượng khảo sát về GTHL .........................................74
Biểu đồ 4.5: Hiểu biết của đối tượng khảo sát về quy định trong CMKT Việt Nam
...................................................................................................................................75
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp ........................................75
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn ..............................................................48
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc vận dụng GTHL tại
các doanh nghiệp Việt Nam. .....................................................................................55



HẦN M

ĐẦU

1. TÍNH CẤ THIẾT ĐỀ TÀI
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt vào những thập niên 1970 – 1980 các
nước phương Tây phải đối mặt tình trạng lạm phát nghiêm trọng khi mà hàng hóa
không định giá bằng các mô hình tính giá trước đó (điển hình là mô hình tính giá
gốc). Trước tình trạng đó đã đặc ra yêu cầu phải sử dụng mô hình tính giá khác.
Khắc phục được những hạn chế của mô hình giá gốc truyền thống và đặc ra cơ sở
cho các nghiên cứu về mô hình tính giá mới, đó là giá trị hợp lý.
Cơ sở tính giá này bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 khi Ủy
ban soạn thảo CMKT quốc tế nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi các CMKT như:
công cụ tài chính, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu,…Đến nay GTHL đã được chấp
nhận và vận dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo một điều tra được thực
hiện bởi công ty kiểm toán Deloitte (2010) với 173 quốc gia, kết quả cho thấy 123
quốc gia bắt buộc và yêu cầu áp dụng IAS/IFRS trong đó có yêu cầu vận dụng
nguyên tắc kế toán GTHL.
Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã
chứng minh rằng kế toán GTHL là một xu hướng phát triển tất yếu.

Việt Nam, từ

năm 1996 đến nay Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các
chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS, đồng thời lựa chọn các chuẩn mực có khả
năng áp dụng tại Việt Nam để nghiên cứu soạn thảo và ban hành các CMKT Việt
Nam. Đến nay Bộ Tài chính đã ban hành 5 đợt với 26 CMKT. Trong số đó có nhiều
chuẩn mực đã đề cập đến việc thực hiện đo lường theo GTHL.
Mặc dù Chế độ kế toán tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi nhằm tiến

sát với quốc tế, song rõ ràng để có thể xây dựng các điều luật phù hợp với các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế là một điều không dễ dàng, nhất là trong điều kiện Việt
Nam chưa phát triển ngang bằng với các quốc gia tiên tiến khác để có thể áp dụng
các chuẩn mực kế toán quốc tế một cách trọn vẹn. Cụ thể, tại Việt Nam phương
1


pháp giá gốc vẫn là phương pháp cốt lõi được sử dụng để định giá và đo lường các
đối tượng kế toán được trình bày trong báo cáo tài chính và chỉ có một số các quy
định nhỏ có đề cập đến khía cạnh giá trị hợp lý. Trong khi đó, giá trị hợp lý đã được
áp dụng ở khá nhiều nước trên thế giới và đã được chuẩn hóa thông qua việc ra đời
của chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13. Điều này có thể làm cho thông
tin tài chính trên báo cáo tài chính giữa Việt Nam và một số nước trên thế giới
không còn có thể đạt được yêu cầu có thể so sánh được và làm giảm tính hữu ích
của việc sử dụng các thông tin cho các đối tượng sử dụng.
Với mong muốn có thể hiểu được bản chất của vấn đề, xác định được các
nguyên nhân và qua đó đưa ra các giải pháp cho việc sử dụng kế toán GTHL tại
Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế, tác giả đã đi đến quyết định lựa chọn đề
tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại
Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận liên quan đến đánh giá
được các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam
theo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để
nâng cao việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán
quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn
mực kế toán quốc tế, sử dụng công cụ thống kế toán để đo lường mức độ tác động

của các nhân tố.
Xây dựng được mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo CMKT quốc tế.

2


Đưa ra được các giải pháp và kiến nghị giúp đo lường các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng GTHL trong kế toán Việt Nam theo CMKT quốc tế hiện nay.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam
theo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng trong kế
toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Cần có các giải pháp và kiến nghị nào giúp đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo
chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ HẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Các
nhân tố mà đề tài nghiên cứu bao gồm cả các nhân tố chủ quan lẫn khách quan như:
đặc tính văn hóa xã hội, điều kiện lịch sử, chính trị, pháp lý, trình độ người làm
công tác kế toán… có ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt
Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
4.2. hạm vi nghiên cứu
Về thời gian: các văn bản pháp lý trong và ngoài nước được tác giả sử dụng để
tham chiếu được ban hành chính thức tính đến ngày 30 tháng 7 năm 2016. Các số
liệu được tác giả thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến
tháng 6/2016.

Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu khảo sát được từ các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

3


5. HƯƠNG HÁ NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này tác giả sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính: bằng việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, lấy ý kiến
chuyên gia, thống kê mô tả để tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về kế toán GTHL, xác
định sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt
Nam hiện nay.
Nghiên cứu định lượng: khảo sát BCTC cuối năm 2015 của các doanh nghiệp
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực trạng sau đó sử dụng mô hình phân tích nhân tố
khám phá (EFA) để kiểm định mô hình, kiểm định thang đo, đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo
chuẩn mực kế toán quốc tế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp để
nâng cao việc vận dụng GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
 Về mặt khoa học:
Xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
GTHL trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế, mô hình có giá
trị tham khảo tích cực đối với các nghiên cứu định lượng về sau trong cùng chủ đề.
 Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan hữu
quan của nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và người
làm công tác kế toán để có cái nhìn bao quát và sự chuẩn bị cần thiết các điều kiện
cần cho việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam theo chuẩn mực kế

toán quốc tế.

4


7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được thực hiện bao gồm tổng cộng 103 trang (chưa kể các danh
mục, phụ lục, tài liệu tham khảo, bảng biểu, biểu đồ, và sơ đồ minh họa). Luận văn
được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: iải pháp và kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày một cách tổng quan về các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận
văn. Với sự hạn chế về thời gian và kiến thức, tác giả cố gắng thu thập, nghiên cứu
một cách tương đối đầy đủ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và
quốc tế đã thực hiện về một số nội dung có liên quan đến hướng nghiên cứu của
luận văn, qua đó xác định khe hở nghiên cứu làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung
và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Trình bày BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế IAS/IFRS nói chung hay kế
toán GTHL nói riêng đã được vận dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế,
đây là chủ đề được khá nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu. Trong số đó, phải kể đến

các nghiên cứu:
Bewley, Graham, Peng, 2013. Toward Understanding How Accounting
Principles Become Generally Accepted: The Case of Fair Value Accounting
Movement in China. In: Financial reporting and auditing as social and
organizational practice Workshop 2. London, December 16-17, 2013[32].
Nghiên cứu tìm hiểu về quá trình vận dụng CMKT quốc tế cũng như chấp
nhận kế toán GTHL ở Trung Quốc. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống
kết hợp với các phương pháp tổng hợp, so sánh về môi trường chính trị, xã hội và
kinh tế trong 2 lần đưa GTHL vào vận dụng ở Trung Quốc, tác giả muốn chỉ ra lý
do tại sao GTHL đã được chấp nhận ở Trung Quốc trong giai đoạn hai (2001-2006)
và nguyên nhân của sự thành công.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành công của “cuộc cải cách” GTHL lần thứ 2 ở
Trung Quốc là do yếu tố xã hội hơn là kinh tế. Nó là thành công của sự kết hợp ba
bên (Bộ Tài chính Trung Quốc, IASB và Ngân hàng Thế giới) trên cơ sở tôn trọng
và chia sẻ lợi ích lẫn nhau. Sự kết hợp này đã nhận được sự ủng hộ từ các chuyên

6


gia và tạo nên 1 phong trào kế toán GTHL ở Trung Quốc đưa nó đến thành công.
Pawan Jain, 2013. Fair Value Accounting: Adoptability in Indian Corporate
Financial Reporting Scenario. International Journal of Accounting, and Business
Management (IJABM), Volume 1, Issue 1[42].
Bài viết nghiên cứu về khả năng áp dụng GTHL ở Ấn Độ một phần trong tiến
trình hội tụ hoàn toàn của CMKT Ấn Độ (Ind AS) với IFRS. Tác giả sử dụng
phương pháp so sánh giữa Ind AS với IFRS.
Tác giả đã trình bày sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của GTHL ở Ấn
Độ, cách tiếp cận của Ấn Độ trong việc hội tụ với IFRS nói chung và vận dụng kế
toán GTHL nói riêng. Qua nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp vận dụng
bao gồm: cải thiện môi trường pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết về GTHL,

nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về GTHL, thiết lập phương pháp đo lường rõ
ràng.
Phan Thi Phuoc Lan, 2013. The meaning and effect of not applying all IAS /
IFRS, practical research in Vietnam. MBA thesis. The Maastricht School of
Management, Netherlands [44].
Bài nghiên cứu đã khám phá và miêu tả bối cảnh cụ thể của Việt Nam dựa trên
việc phân tích môi trường Xã hội, Chính trị, Kinh tế, Công nghệ và Pháp luật của
đất nước dẫn đến việc lựa chọn không áp dụng toàn bộ IAS/IFRS. Qua nghiên cứu
bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia là các nhà soạn thảo văn bản CMKT Việt
Nam, tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ lý do xã hội, chính trị,
kinh tế của đất nước. Trong đó, tác giả cho rằng nhân tố hệ thống pháp luật là không
có ảnh hưởng vì độc lập với hệ thống thuế, tài chính, kế toán. Nhìn chung, nghiên
cứu đã chỉ ra được những nguyên nhân căn bản vì sao Việt Nam chưa vận dụng đầy
đủ IAS/IFRS tuy nhiên việc chấp nhận hay loại bỏ các nhân tố mới dựa vào định
tính, một số điểm chưa thuyết phục cao.
Zehri & Chouaibi, 2013. Adoption determinants of the International
Accounting Standards IAS/IFRS by the developing countries. Journal of

7


Economics, Finance and Administrative Science, 18: 56-62 [47].
Nghiên cứu của 2 tác giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định đến việc vận dụng các
CMKT quốc tế IAS/IFRS ở các quốc gia đang phát triển. Tác giả đã thực nghiệm
trên mẫu 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ở 4 châu lục. Tác giả đưa ra 7 giả thuyết
nghiên cứu và sau khi kiểm định mô hình nghiên cứu kết quả chỉ ra các nhân tố: sự
tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục và hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đáng kể
trong khi đó các nhân tố: môi trường văn hóa, hệ thống chính trị, thị trường vốn lại
không ảnh hưởng nhiều.
Điểm yếu của nghiên cứu là tác giả định lượng trên nguồn dữ liệu thứ cấp là chủ

yếu, các thông tin này có thể được cung cấp không minh bạch. Bên cạnh đó, do đặc
thù hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mỗi quốc gia, mỗi khu vực khác nhau nên sử
dụng chung mô hình nghiên cứu có thể không phù hợp.
Benjamin, Niskkalan & Marathamuthu, 2012. Fair Value Accounting and the
Global Financial Crisis: The Malaysian Experience. Jamar Vol.10, 53-68 pp[31].
Bài báo nhằm nghiên cứu bản chất của việc vận dụng GTHL trong đo lường bất
động sản đầu tư trong suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính ở Malaysia (2007-2008)
của 11 công ty đầu tư bất động sản trên thị trường chứng khoán Malaysia đã nộp
BCTC. Kết quả, trong năm 2008 (trong giai đoạn khủng hoảng tài chính) có 8/11
công ty ghi tăng GTHL khoản mục bất động sản đầu tư, 3 công ty không ghi nhận
thay đổi. Trong năm 2009 (năm vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng) có
9/11 công ty vẫn ghi tăng GTHL của bất động sản đầu tư, 2 công ty không báo cáo
bất kỳ sự thay đổi nào. Điều này là trái ngược với các công ty ở châu Âu,Mỹ,
Singapore.
Kết luận tác giả cho rằng vấn đề nằm ở chỗ có sự khác nhau về việc hiểu và vận
dụng GTHL theo vị trí địa lý, sự phát triển của nền kinh tế, định hướng, văn hóa.
Và việc ghi nhận GTHL cần được làm sáng tỏ đối với các đối tượng sử dụng BCTC
khác nhau do có sự khác biệt thậm chí là đối lập về lợi ích.

8


Bên cạnh đó bài báo cũng giới thiệu một số ít các CMKT Malaysia cho phép đo
lường theo GTHL, cũng như đưa ra các tranh luận xung quanh GTHL và giá gốc.
Laux and Leuz, 2009. The crisis of fair-value accounting: Making sense of the
recent debate. Accounting, Organizations and Society, 34:826–834 [40].
Nghiên cứu chỉ ra những tranh cãi chủ yếu về GTHL như: khi các dữ liệu thị
trường không thể thu thập, việc sử dụng các thông tin chủ quan phi thị trường có thể
làm cho GTHL bị xác định sai lệch hoặc không đúng. Và vì GTHL dựa trên các mô
hình nên thiếu tính tin cậy; vấn đề ghi nhận của các tài sản trong thời kỳ khủng

hoảng; nhà quản lý có thể đối mặt với việc bị khởi kiện về GTHL cho dù nó có thể
xác định phù hợp; GTHL không phù hợp và tiềm ẩn những sai lệch đối với những
tài sản do công ty nắm giữ lâu dài.
Kế toán GTHL làm gia tăng tính chất không ổn định và gây ảnh hưởng xấu đến
thị trường. Xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhiều quan điểm
cho rằng GTHL làm trầm trọng cuộc khủng hoảng bởi việc bắt buộc ghi giảm giá trị
các tài sản “tốt” do sự giảm giá của thị trường.
Họ cũng chỉ ra những khó khăn do thông tin bất cân xứng, người quản lý có
thông tin tốt hơn nhân viên kiểm toán và Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Do đó các
cơ quan quản lý không biết khi nào cần và không cần đưa ra các phản ứng.
Tác giả cũng cho rằng ưu điểm của GTHL là phản ánh điều kiện thị trường hiện
tại, cung cấp thông tin không bị lỗi thời, tăng cường tính minh bạch và khuyến
khích các nhà quản lý điều chỉnh hành vi thích hợp.
Vera Palea (2013). Fair value accounting and its usefulness to financial
statement users. The Department of Economics and Statistics “Cognetti deMartiis”,
27/13 [46].
Nghiên cứu của tác giả chỉ ra lý do tại sao lại sử dụng GTHL, các khái niệm
xung quanh GTHL, cơ sở hình thành cũng như cơ sở đo lường GTHL theo IFRS 13
và FAS 157.

9


Tác giả đã tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm về tính hữu ích của GTHL
cho công cụ tài chính, tài sản phi tài chính cũng như những tranh luận xung quanh
GTHL hiện nay.
Kết luận, tác giả cho rằng giá gốc và GTHL không được xem là các đối thủ
cạnh tranh vì chúng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Giá gốc cung cấp thông
tin về chi phí khoản đầu tư trong khi GTHL đo lường cái mà nhà quản lý mong đợi
nhận lại từ khoản đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý.

Tác giả đề cho rằng cần cung cấp thông tin theo cả giá gốc và GTHL, và chỉ khi
đó các nhà đầu tư mới được cung cấp thông tin đầy đủ và hữu ích. Tác giả đề xuất
nên đưa điều này ra thảo luận và ban hành tiêu chuẩn.
PWC,2013. A Global Guide to Fair Value Measurement [45].
Nghiên cứu là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho người làm kế toán và các
bên liên quan trong việc tìm hiểu về GTHL. Nghiên cứu bao gồm 9 chương và phần
phụ lục giải thích cho các câu hỏi và kết quả trong các cuộc thảo luận, tài liệu
nghiên cứu gần như tóm lược toàn bộ những khái niệm, hướng dẫn liên quan đến sử
dụng GTHL theo CMKT Mỹ và CMKT quốc tế.
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước
Hội tụ kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế cũng như đo lường theo GTHL
hiện đang là chủ đề nóng hổi tại Việt Nam, cùng với đó Bộ Tài chính đang xây
dựng dự thảo các CMKT Việt Nam mới theo IFRS và cập nhật các chuẩn mực hiện
hành. Như để chuẩn bị cho những thay đổi tất yếu trong tương lai gần, đã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu về chủ đề trên được các nhà khoa học trong nước
công bố. Trong đó phải kể đến các nghiên cứu sau:
1.2.1. Các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học
Nguyễn Thu Hoài, 2009. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương
pháp tính giá trong kế toán. Tạp chí kiểm toán, số 1[19].

10


×