Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG HUY

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành : 60 34 01 02

TP .HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG HUY

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành : 60 34 01 02
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN MỸ HẠNH

TP .HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân.
Nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực được đúc kết từ
kết quả học tập và nghiên cứu từ lý luận và thực tiễn của bản thân trong thời gian
qua. Toàn bộ kết quả trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu phản ánh trong Luận văn và các thông tin trích dẫn đều
được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng ./.

Học viên thực hiện Luận văn

NGUYỄN ĐĂNG HUY


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự cố gằng trong học tập, nghiên cứu của học
viên, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Vì vậy, tôi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
• Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh với đội ngũ giảng viên giàu
kinh nghiệm đã giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
• TS Phan Mỹ Hạnh, Cán bộ hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
• Các cô chú, anh chị em là cán bộ nhân viên của TPBank, đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiếp cận, cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài, đã góp
ý cho nội dung luận văn được tốt hơn.

• Các bạn đồng nghiệp và học viên cùng khóa đã giúp đỡ, góp ý và động viên
để tôi hoàn thành luận văn .
Trân trọng !

Học viên

NGUYỄN ĐĂNG HUY


iii

TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại với các hoạt động huy
động vốn, cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng đã và luôn giữ vai trò là lực
lượng chủ lực tạo dòng chảy lưu thông vốn để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Vai trò đó của ngân hàng thương mại có phát huy tốt hay không còn tùy thuộc vào
hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung
và của từng ngân hàng thương mại nói riêng. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại, nhất định sẽ mang lại kết quả tích cực cho
nền kinh tế và cho chính bản thân các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong ( TPBank) có lịch sử tồn tại và
phát triển chưa đến 10 năm, nhưng lại là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần có quy mô tầm trung ở Việt Nam. Tuy bề dày và kinh nghiệm trong quản lý và
hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa nhiều, nhưng TPBank đã có những bước phát
triển đáng khích lệ và có đóng góp tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội trong vài năm trở lại đây. Việc nghiên cứu lý luận chung về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại, soi rọi vào thực tiễn của TPBank, từ đó đưa
ra giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TPBank là rất cần
thiết, vừa có ý nghĩa to lớn về lý luận khoa học vừa có ý nghĩa về thực tiễn
Với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương

mại Cổ phần Tiên phong” luận văn chuyển tải các nội dung chủ yếu sau đây:
Chương1: Trình bày các thuật ngữ, khái niệm và các hoạt động của ngân hàng
thương mại; Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, các yếu tố, các chỉ tiêu đánh giá,
và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng
thương mại. Đây là nội dung lý luận cơ bản của luận văn, làm nền tảng để thực hiên
các nội dung trong chương 2, chương 3 của luận văn.
Chương 2 giới thiệu khái quát về NHTMCP Tiên Phong, sau đó tiến hành
phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPBank dựa
trên nguồn dữ liệu thu thập được thông qua số liệu báo cáo thống kê. Luận văn đã
phân tích lý giải về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hoạt động huy động vốn,


iv
hiệu quả trong hoạt động tín dụng , hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động
đầu tư và cuối cùng tổng hợp chỉ tiêu về hiệu quả tài chính. Để có thể đánh giá sát
thực hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPBank, luận văn đã tiến hành so
sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu của toàn hệ thống ngân hàng thương mại và của các
ngân hàng thương mại cổ phần.
Chương 3, sau khi nêu định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển đến năm
2020 của TPBank, Luận văn đã trình bày, phân tích 8 nhóm giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPBank trong thời gian tới.
Tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu, Luận văn đã có kết luận, đồng thời
nêu lên những nghiên cứu tiếp theo để góp phần gia tăng giá trị khoa học và thực
tiễn theo đề tài nghiên cứu./.


v

ABSTRACT
In a market economy, commercial banks with capital mobilization, credit and

banking services have always been and still are a key force in the flow of capital to
promote economic growth. developed society. The role that commercial banks have to
play well depends on the business performance of the whole banking system of
commerce in general and of each commercial bank in particular. Improving business
efficiency of commercial banks will definitely bring positive results to the economy
and the commercial banks themselves.
Tienphong Commercial Joint Stock Bank (TPBank) has a history of less than
10 years of existence and development but is one of the medium-sized joint stock
commercial banks in Vietnam. Despite its richness and experience in management and
banking business, TPBank has made remarkable progress and has contributed
positively to the development of the social economy for several years. Come back here
The study of the general theory of business performance of commercial banks,
illuminated the reality of TPBank, thus providing a practical solution contributing to
improve the performance of TPBank is very necessary, Both have great significance in
scientific reasoning and practical sense
Under the topic "Improving Business Performance of Tienphong Commercial
Joint Stock Bank", the dissertation transposes the following main contents:
Chapter 1: Presentation of terms, concepts and activities of commercial banks;
In terms of business performance, factors, indicators, and significance of improving
business performance in commercial banks. This is the basic content of the thesis, as
the basis for the contents of chapter 2, chapter 3 of the thesis.
Chapter2 introduces Tienphong Commercial Joint Stock Bank, then analyzes
TPBank's performance and business performance based on data collected through
statistical reporting data. The essay analyzes the business performance of capital
mobilization, efficiency in credit operations, asset use efficiency, investment efficiency
and finally aggregates indicators on financial performance. To make a more realistic
assessment of the business performance of TPBank, the dissertation has compared and


vi

compared the indicators of the commercial banking system and joint stock commercial
banks.
Chapter 3, after presenting TPBank's strategic orientation and development
goals to 2020, has analyzed and analyzed eight groups of solutions to improve
TPBank's business performance in the coming time.
Synthesizing the results of the study, the thesis concludes and concludes the
follow-up research to contribute to the increase of scientific and practical value in the
research topic.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài luận văn ( Lý do chọn đề tài) ...........................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
2.1 Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
3.Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
6. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................3
7. Những đóng góp mới của luận văn ( Ý nghĩa khoa học và thực tiễn) .................3

8.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
9.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ...................................................4
9.1. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................4
Chương 1 .....................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................8
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ..............................................8
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................8
1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................8
1.1.1Khái niệm về ngân hàng thương mại ( NHTM) ...........................................8
1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại ..................................................9
1.1.2.1Nhận tiền gửi ..........................................................................................9
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ........................................10
1.1.2.4 Các hoạt động khác ...........................................................................11


viii
1.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM .............................12
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .......................12
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại .
....................................................................................................................14
1.2.2.1 Nhóm các yếu tố chủ quan của ngân hàng thương mại ......................14
1.2.2.2 Nhóm các yếu tố khách quan ..............................................................16
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí và tài sản........................21
1.2.3.4 Lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận ....................................................22
1.2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận (Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời) ....................23
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại ........................................................................................................25
1.2.4.1 Đối với các ngân hàng thương mại .....................................................25
1.2.4.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân ....................................26
1.2.4.3 Đối với toàn hệ thống ngân hàng .......................................................26

1.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT NHTM CỔ PHẦN&
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG TIÊN PHONG ..
............................................................................................................................27
1.3.1Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTMCP(trường hợp
SacomBank) .....................................................................................................27
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với TPBank .......................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................31
Chương 2 ...................................................................................................................32
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ............................................32
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIỀN PHONG 32
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN TIÊN PHONG .............32
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời, sứ mạng, tầm nhìn và cam kết của TPBank ................32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của TPBank ......................................................................35
2.1.3 Quy mô hoạt động ngân hàng của TPBank ...............................................37
2.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG .......................40
2.2.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPBank .............................40


ix
2.2.1.1 Hiệu quả hoạt động huy động vốn ......................................................40
2.2.1.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng ...............................................................43
2.2.1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ....................................................................50
2.2.1.4 Hiệu quả hoạt động đầu tư ..................................................................51
2.2.1.5 Hiệu quả tài chính của TPBank ..........................................................54
2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPBank .............................59
2.2.2.1 Những thành công và kết quả đạt được ..............................................59
2.3.2 Những tồn tại .............................................................................................61
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
TPBANK ...............................................................................................................62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................65
Chương 3 ...................................................................................................................66
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦANGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG. ................................................66
3.1 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA
TPBANK ...............................................................................................................66
3.1.1 Định hướng kinh doanh của TPBank ........................................................66
3.1.1.1 Đối với hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng ....................66
3.1.1.2 Đối với nguồn vốn và quản lý vốn khả dụng ......................................68
3.1.1.3 Đối với công tác quản lý rủi ro, kiểm soát và kiểm toán nội bộ .........68
3.1.1.4 Đối với chính sách nhân sự .................................................................69
3.1.2 Mục tiêu chiến lược ...................................................................................69
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TPBANK ......70
3.2.1.Tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, mở rộng quy mô ..70
3.2.1.1Tăng cường năng lực tài chính.............................................................70
3.2.1.2 Phát triển mạng lưới mở rộng quy mô. ...............................................71
3.2.2 Phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao ...............................................72
3.2.3 Chuẩn hóa mô hình tổ chức và quản trị điều hành ...................................73
3.2.4 Tăng cường kiểm soát, xử lý rủi ro tín dụng .............................................74
3.2.5 Nâng cao hiệu quả huy động vốn, hoạt động tín dung và đầu tư ..............75
3.2.6 Tiếp tục đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng........76


x
3.2.7. Tăng cường kiểm soát và tiết kiệm chi phí ..............................................77
3.2.8 Đẩy mạnh và gia tăng thu nhập hoạt động dịch vụ ...................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................80
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CAR

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Captal Adequacy Ratio

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

CN

Cá nhân

CK

Chứng khoán

CSH

Chủ sở hữu

CP

Chi phí


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc oanh

DPRR

Dự phòng rủi ro

ĐT

Đầu tư



Huy động

LN

Lợi nhuận

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP


Ngân hàng thương mại cổ phần

NIM

Net Interest Margin - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
NIM
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROA

Retern On Asset - ROA

ROE

Retern On Equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
ROE

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TN

Thu nhập


TPBank

NHTM cổ phần Tiên Phong

TS

Tài sản

VAMC

Vietnam

Aseet Công ty Quản lý Tài sản.(Tên đầy đủ :

Management Company

Công ty TNHH Quản lý TS của các
TCTD VN)


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô hoạt động và tỷ lệ tăng trưởng của TPBank giai đoạn 2012 -2016
...................................................................................................................................37
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và tốc độ tăng trưởng từ năm 2012 -2016 tại
TPBank ......................................................................................................................41
Bảng 2.3Tỷ lệ chi phí huy động vốn bình quân tại TPBank 2012 -2016 Đơn vị:
Triệu VND.................................................................................................................42
Bảng 2.4 Tỷ lệ chi phí vốn biên tế và lãi suất cho vay bình quân tại TP.Đơn vị:

Triệu VND.................................................................................................................42
Bảng 2.5 Dư nợ tín dụng phân loại theo thời hạn tại TPBank từ 2012 -2016 ..........44
Bảng 2.7 Chỉ tiêu về chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn của TPBank 2012 2016 ...........................................................................................................................47
Bảng 2.8 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và tỷ lệ chi phí ngoài lãi của TPBank .48
Bảng 2.9 Thu nhập ngoài lãi cận biên giai đoạn 2012 – 2016 tại TPBank ...............50
Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng tài sản tại TPBank từ 2012 -2016. Đơn vị: Triệu VND
...................................................................................................................................50
Bảng2.11: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đầu tư của TPBank từ 2012 -2016 .............51
Bảng 2.12 Cơ cấu đầu tư tại TPBank & tốc độ tăng trưởng từ 2012 -2016 ............52
Bảng 2.13 Quy mô, tỷ trọng dư nợ tín dụng và đầu tư tại TPBank từ 2012 -2016.
Đơn vị: Triệu VND, % ..............................................................................................53
Bảng 2.14 Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính củaTPBank từ 2012-2016

Đơn vị Triệu

VND ..........................................................................................................................55
Bảng 2.15 Tỷ suất ROA, ROE từ 2011-2015 của hệ thống NHTM Việt Nam ........59


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Quy mô TS, Vốn HĐ & Dư nợ TD của TPBank từ 2012- 2016 (Triệu
VND) .........................................................................................................................39
Biều đồ 2.2: Quy mô dư nợ tín dụng, mức đầu tư và tổng tài sản ............................40
Biểu đồ 2.3: Chất lượng tín dụng tại TPBank giai đoạn 2012 -2016. (Triệu VND) 48
Biểu đồ 2.4 Tổng Tài sản và tài sản sinh lời ( TD và ĐT) của TPBank 2012 - 2016
...................................................................................................................................54



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận văn ( Lý do chọn đề tài)
Qua hơn 10 năm phát triển trong hội nhập, nền kinh tế Việt Nam nói chung
và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đã gặt hái được nhiều thành
công. Bức tranh về nền kinh tế tài chính Việt Nam trở nên rõ nét hơn, sáng sủa hơn
và dự báo những điều tốt đẹp trong tương lai. Riêng đối với hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại nói chung và của các ngân hàng thương mại nội địa nói riêng
cũng không nằm ngoài tình hình tổng quát của nền kinh tế xã hội: thành công cũng
có, trở ngại khó khăn thách thức cũng có. Điều này cho thấy nếu các ngân hàng
thương mại nội địa Việt Nam không phấn đấu vươn lên mạnh mẽ bằng chính nguồn
lực của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thì nguy cơ tụt hậu và sẽ
bị đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng thương mại có yếu tố nước ngoài đuổi kịp, và
qua mặt sẽ trở thành hiện thực. Do đó, không những các ngân hàng thương mại
trong nước cần xây dựng chiến lược và định hướng phát triển đúng, mà còn phải hết
sức chủ động và tích cực trong công tác quản trị điều hành.
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một trong những
ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vừa ở Việt Nam, tuy đã có những đóng
góp đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhưng còn phải phấn đấu nhiều hơn
nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả nói chung và hiệu quả tài chính nói
riêng trong hoạt động kinh doanh của TPBank chưa có vị trí cao trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Trong điều kiện thực tế đó, đặt vấn đề tìm giải pháp để nâng
cao hiệu quả hoạt động của TPBank là rất cần thiết.Đây cũng là một mục tiêu mà
TPBank phải đạt được để vươn lên vị trí top 15 trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Trên tinh thần đó, học viên chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong” làm luận văn tốt
nghiệp Cao học ngành QTKD, chuyên ngành Tài chính.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát

Thực hiện đề tài luận văn với mục tiêu tổng quát là nêu lên ý nghĩa và tác
dụng to lớn của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM đối với nền kinh tế
xã hội nói chung và đối với hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Qua đó khẳng


2
định việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các NHTM là yêu cầu
khách quan và rât cần thiết không những đối với các ngân hàng thương mại mà đối
với toàn bộ nền kinh tế.
2.2 Mục tiêu cụ thể
▪ Làm rõ hơn nội dung lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương
mại.
• Phản ánh trung thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Tiên phong, qua đó đánh giá những kết quả và tồn tại trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.
• Đề xuất các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong trong thời gian tới.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong
đó nghiên cứu cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng và
thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng (trường hợp cụ thể bằng số
liệu thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong).
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên
Phong giai đoạn 6 năm gần nhất; Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của TPBank trong thời gian tới
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, câu hỏi được đặt ra khi thực hiên luận án
này là:

• Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được đánh giá
dựa trên các chỉ tiêu chủ yếu gì. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
trong các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế xã hội như thế nào.
• Tác giả phản ánh và đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM cổ phần Tiên Phong trong thời gian qua.
• Cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM cổ phần Tiên Phong trong thời gian tới.


3
6. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dụng để thực hiện đề tài luận văn gồm có:
• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong: Báo cáo
thường niên 2011 – 2015; Báo cáo Tài chính 2011 – 2016.
• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo thường niên
2011 - 2015; Thống kê hoạt động Ngân hàng các năm 2011 – 2015
7. Những đóng góp mới của luận văn ( Ý nghĩa khoa học và thực tiễn)
• Góp phần bổ sung hệ thống lý luận về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
thương mại, qua đó làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lý luận liên quan đến
đề tài.
• Đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank, qua
đó giúp những nhà quản lý kinh doanh ngân hàng có cách nhìn nhận và đánh giá
những kết quả đạt được và những gì chưa đạt được trong quản trị kinh doanh ngân
hàng thương mại nói chung và NHTM cổ phần nói riêng
• Giải pháp đề xuất trong luận văn này có thể giúp hệ thống quản lý và điều
hành của ngân hàng thương mại cổ phần tiếp nhận có chọn lọc để vận dụng vào
thực tiễn với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng
8.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, là
dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng, do đó học viên lựa chọn phương pháp nghiên cứu

định tính cho phù hợp với dạng đề tài này, cụ thể là:
• Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết để hoàn thành phần lý luận của
luận văn;
• Phương pháp tập hợp dữ liệu thống kê;
▪ Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để phản ánh thực trạng và đánh giá
thực trạng theo đối tượng nghiên cứu của luận văn;
• Phương pháp tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn rút ra từ kết quả nghiên
cứu, đề xuất giải pháp thiết thực để hoàn chỉnh mục tiêunghiên cứu của đề tài luận
văn.


4
9.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
9.1. Các nghiên cứu trong nước
• Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang
Với đề tài “Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam”.Các tác giả sử dụng số liệu chạy mô hình hồi quy là số liệu
bảng thống kê về kết quả hoạt động của 08 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam
giai đoạn từ 2003 - 2008. Để thực hiện được mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là đo
lường các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của cácNHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu đi đến 2 kết luận :
Thứ nhất: Quy mô tổng tài sản, hệ số an toàn vốn CAR và chi phí có quan hệ
nghịch biến với lợi nhuận. Quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu hay thu nhập lãi
thuần có quan hệ đồng biến với lợi nhuận.
Thứ hai: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ đồng biến với
lợi nhuận hoạt động của các NHTM Việt Nam, tức cấu trúc vốn có tác động dương
và tác động tương đối mạnh đến ROA. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có quan hệ
nghịch biến với ROA, điều này cho thấy yếu tố về năng lực quản trị của các NHTM
nghiên cứu là yếu kém. Hệ số CAR có quan hệ nghịch biến với ROA.
• Nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái

Nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 – 2012. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu
được thu nhập từ các báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo thường niên của 34
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Tác giả sử dụng biến phụ thuộc ROE đo lường khả năng sinh lợi của ngân
hàng. Các biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân hàng ; đòn bẩy tài chính (tổng
nợ/tổng vốn chủ sở hữu); chất lượng tài sản có (nợ xấu/tổngdư nợ); dự phòng rủi ro
tín dụng(dự phòng rủi ro/tổng dư nợ); hiệu quả quản trị tài sản (thu nhập hoạt
động/tổng tài sản); hiệu quả chi phí hoạt động (tổng chi phí hoạt động/tổng tài
sản).
Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả năng sinh
lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Có nghĩa là tỷ lệ nợ xấu tăng
lên sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


5
bị giảm sút. Cùng kết quả với nợ xấu là các yếu tố chi phí dự phòng tổn thất, hiệu
quả quản lý chi phí hoạt động cũng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của
ngân hàng. Các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng
là quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, hiệu quả quản lý tài sản, trong khi đó yếu
tố dự phòng rủi ro tín dụng thì sự tác động không rõ ràng.
• Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trungvà Nguyễn Văn Sáng
Với đề tài“Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam”. Tác giả sử dụng số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính
của các NHTM Việt Nam gồm 05 NHTM nhà nước và 34 NHTMCP trong giai
đoạn từ năm 2005 - 2012 và sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân
tố tác động.
Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROA và ROE, các biến độc lập là loại
hình ngân hàng (OWNERNN), tỷ lệ chi phí trên doanh thu (TCTR), tỷ lệ tiền gửi so
với tiền vay (DLR), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), thị phần ngân hàng

(MARKSHARE), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ (NPL). Qua kết quả nghiên cứu, các tác giả cho rằng: Để tăng hiệu quả
tài chính của một ngân hàng cần chú ý tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản, tăng tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng cho thấy NHTM Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM
khác.Vì vậy, vấn đề tái cấu trúc ngân hàng cần phải được chú trọng đến loại hình sở
hữu của ngân hàng mới có thể tăng tính hiệu quả của từng ngân hàng cũng như toàn
hệ thống.
• Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thị Diễm Hiền
Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Thị Cành và Th.S Nguyễn Thị Diễm Hiền
(2015) áp dụng khung phân tích Camels để đánh giá thực trạng hoạt động và mức
độ lành mạnh của các NHTM Việt Nam. Các tác giả đưa ra 6 nhóm các chỉ tiêu có
tác động đến sức khỏe của các định chế tài chính, bao gồm: Đảm bảo vốn đầy đủ
hay an toàn vốn (Capital Adequacy – C);Chất lượng tài sản (Asset Quality –
A);Quản trị lành mạnh (Management Soundless – M);Thu nhập (Earnings – E);Tính
thanh khoản (Liquydity – L);Độ nhạy rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk –
S).


6
9.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
• Nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng
Vào năm 2013, Ong Tze San and Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu về đề
tài: “Những nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại
Malaysia”. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bao gồm 20 NHTM trong và ngoài nước
hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Malaysia (gồm 9 ngân hàng trong nước và
11 ngân hàng nước ngoài) trong giai đoạn từ năm 2003 – 2009. Tác giả sử dụng
biến phụ thuộc là ROA, ROE, NIM; các biến độc lập là tỷ lệ an toàn vốn, chất
lượng tài sản, hiệu quả quản lý, chất lượng thanh khoản , quy mô ngân hàng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI). .

Nghiên cứu này đưa ra kết luận sau đây: Việc tạo ra lợi nhuận của các ngân
hàng (Malaysia) chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố nội tại của chính ngân
hàng, trong khi các nhân tố vĩ mô, có tác động nhưng không đáng kể.
• Nghiên cứu của Beger. A.N và Mester L.J( 1997)“Đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại” khẳng định: Hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng thể hiệnmối quan hệ giữa doanh thu đầu ra và chi phí đầu
vào. Nói cách khác việc tạo doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị các nguồn lực đầu
vào của ngân hàng nhỏ nhất sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất. Từ
đó, hai tác giả đi đến kết luận:Ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả phải là
những ngân hàng có danh mục tài sản có sinh lời (tín dụng và đầu tư) vừa chiếm tỷ
trọng cao trong tổng tài sản, vừa có chất lượng tốt. Trong khi chi phí nguồn lực đầu
vào(chi phí huy động vốn, chi phí kinh doanh, chi phí nhân viên) phải ở mức thấp
nhất, hợp lý nhất. Muốn vậy phải có một hệ thống quản trị có hiệu quả. Muốn có
một hệ thống quản trị có hiệu quả, phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên
môn cao và trách nhiệm.
Như vậy, từ những tóm lược các nghiên cứu trên, so sánh giữa các nghiên
cứu định tính và cả các kết quả nghiên cứu định lượng tại Việt Nam và trên thế giới
đã cho thấysự tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại trong nước và trên thế giới.
KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có kết cầu 3 chương, gồm:


7
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phân tich và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.



8
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1Khái niệm về ngân hàng thương mại ( NHTM)
Khái niệm về ngân hàng thương mại được nêu dưới nhiều gốc độ khác nhau:
• Theo giáo trình Tài chính Tiền tệ của Trường đại học Kinh tế: Ngân hàng
thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử
dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và
cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
• Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 16/07/2009 về
tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, thì: “Ngân hàng thương mại là
ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức
tín dụng và các quy định khác của pháp luật”.[6]
• Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc Hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2011:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,
các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách,
ngân hàng hợp tác xã”.
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này

nhằm mục tiêu lợi nhuận”.[15]
Như vậy, có thể nói rằng, ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian
quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài
chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được


9
huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ
chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại
NHTM là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp
các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho công chúng cũng như thực hiện nhiều vai trò khác
trong nền kinh tế.Thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn
phụ thuộc vào năng lực, khả năng cung cấp dịch vụ cho công chúng theo giá cạnh
tranh trên thị trường. Các hoạt động của NHTM tương đối đa dạng, liên quan đến
nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, chủ yếu gồm ba lĩnh vực: nghiệp vụ nợ
(huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay, kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung
gian (dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, đầu tư, thuê mua, tư vấn, ủy thác, đại lý, dịch vụ
cho thuê két sắt …). Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ, thúc
đẩy nhau phát triển, tạo nên uy tín cho ngân hàng. Các hoạt động của NHTM bao
gồm:
1.1.2.1Nhận tiền gửi
Nhận tiền gửi là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của NHTM. Với hoạt động
nhận tiền gửi, các NHTM được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp
khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn
vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. NHTM nhận tiền gửi dưới
các hình thức sau đây:
• Nhận tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác) của các tổ chức kinh tế, các cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội, các
tổ chức tín dụng và các hình thức huy động khác… bằng VND và bằng ngoại tệ.

• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
trong nước và nước ngoài.
• Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
• Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn, tái chiết khấu theo quy định.
1.1.2.2 Cấp tín dụng
Cấp tín dụng của ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động cơ bản,
truyền thống và đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động tạo ra thu nhập
của NHTM (hoạt động này thường chiếm 60-80% tài sản của ngân hàng). Mặc dù,


10
hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết
định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều rủi
ro. Do đó, bên cạnh việc mở rộng hoạt động tín dụng, các ngân hàng phải có biện
pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tin dụng, bởi vì khi những rủi ro này xảy ra sẽ
gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động cấp tín dụng
cũng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM, đây là hoạt động mang lại lợi
nhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Đây là hình thức ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời gian thỏa thuận nhất định giữa ngân hàng và khách hàng
với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động cấp tín dụng bao gồm:
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để sản xuất kinh doanh đối với các
doanh nghiệp và tổ chức kinh tế; cho vay phục vụ tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia
đình, các tổ chức đoàn thể xã hội.
• Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
• Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, các hình thức bảo lãnh
khác.
• Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng.
• Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng

được phép thực hiện thanh toán quốc tế.
• Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận.
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Đây là các hoạt động dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ
nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
bao gồm các hoạt động sau:
• Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
• Cung ứng các phương tiện thanh toán.
•Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.


×