Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------

CAO QUÝ KHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301

TP. HCM, tháng , Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------

CAO QUÝ KHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN VĂN TÙNG

TP. HCM, tháng , Năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN VĂN TÙNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày tháng năm
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị

Chủ tịch


2

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 1

3

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh

5

TS. Phạm Ngọc Toàn

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày tháng năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: CAO QUÝ KHƯƠNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/09/1977.

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: Kế toán.

MSHV: 1641850011

I - Tên đề tài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các
đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
II - Nhiệm vụ và nội dung:
1– Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tổng quan về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị hành
chính sự nghiệp; từ đó xác định các nhân tố tác động đến tổ chức hệ thống thông
tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; và đưa ra
một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại
các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2 – Nội dung: Kết cấu Luận văn gồm 5 chương: Bao gồm
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN TÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc
của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa
từng được công bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn
gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
TP. Hồ Ch Minh, ngày tháng năm 2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

CAO QUÝ KHƯƠNG


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng;
Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ
Tp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. TRẦN VĂN TÙNG đã tận tâm hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng
dẫn tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh
nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. Hồ Ch Minh, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Cao Quý Khương


TÓM TẮT
Kể từ tháng 8 năm 2012, Kho bạc Nhà nước Bình Thuận đã chính thức
tham gia vào hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo
chương trình hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính. TABMIS với mục
tiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin
quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc
Nhà nước. Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan
tài chính các cấp. Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử
dụng ngân sách, tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích
hợp với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung,
cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Kiến trúc TABMIS dựa

trên khuôn mẫu quản lý tài chính và ngân sách đã được kiểm chứng thực tế và tuân
thủ theo các chuẩn mực Kế toán quốc tế.
Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán có tác động lớn đến thông tin trên
các báo cáo tài chính có tác dụng trong việc quản lý và điều hành vĩ mô Ngân sách
của Nhà nước. Vì vậy việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán là một yếu tố rất quan trọng cần được
nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố có sự ảnh hưởng đến việc
công tác tổ chức kế toán tại tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận, trong các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức Hệ thống thông tin kế toán tại các
đơn vị Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Phần mềm
kế toán (β = 0.437). Tiếp theo là các nhân tố Hệ thống thông tin (β = 0.285), nhân
tố Hệ thống văn bản pháp lý (β = 0.260), nhân tố Hoạt động kiểm tra giám sát (β =
0.199), nhân tố Trình độ của kế toán (β = 0.182) và nhân tố Nhận thức của lãnh
đạo (β = 0.179). Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc
nhà nước tỉnh Bình Thuận, nhằm giúp các đơn vị kho bạc nhà nước tỉnh Bình
Thuận đạt được mục tiêu của mình.


ABSTRACT
Since August 2012, the State Treasury of Binh Thuan has
officially joined the Treasury and Budget Management Information
System (TABMIS) under the State Treasury modernization program of
the Ministry of Finance. TABMIS with specific objectives within this
project is: Develop and implement the Treasury and Budget
Management Information System integrated with effectiveness in the
whole system of State Treasury. To connect with the Ministry of
Planning and Investment, the ministries using the budget and the
finance agencies at all levels. In the future, TABMIS will be linked to

budget-using units, enabling them to maximize the effectiveness of an
integrated

management

system

with

self-contained,

automated

budgeting and management information systems. Focusing, providing
full, comprehensive, timely and transparent reports. TABMIS
architecture is based on proven financial and budget management
templates and is compliant with international accounting standards.
The organization of the accounting information system has a
great impact on the information on the financial statements that are
effective in managing and operating the macro budget of the State.
Therefore, it is important to study the influence of factors influencing
the organization of the accounting information system.
The results of the study identified 6 factors affecting the
organization of accounting at state treasury units in Binh Thuan
province, among factors affecting the organization of the system.
accounting information in the units of State Treasury of Binh Thuan, the
most influential factor is accounting software (β = 0.437). The
information system elements (β = 0.285), Factor of legal document



system (β = 0.260), factor of monitoring activity (β = 0.199), factor of
succession math (β = 0.182) and the cognitive factor of the leader (β =
0.179). Through the research results, the author proposes some
recommendations to improve the quality of accounting information
system organization at state treasury units in Binh Thuan province to
help provincial state treasury units Binh Thuan has achieved its goal.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...................................................... x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................xii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Ðặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Muc tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
3.1.Mục tiêu chung .................................................................................................. 3
3.2.Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
5.1 Ðối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
5.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 4

7.1.Về khía cạnh khoa học ....................................................................................... 4
7.2.Về khía cạnh thực tiễn ....................................................................................... 4
8. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................................... 5
1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài .............................................................. 5
1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước............................................................... 8
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ..................................................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 20


2.1. Khái quát về khu vực công và kho bạc nhà nước ........................................... 20
2.1.1 Khái niệm khu vực công ............................................................................ 20
2.1.2 Các đặc điểm của đơn vị khu vực công ..................................................... 22
2.1.3 Quản trị tài chính trong khu vực công ....................................................... 23
2.1.3.1. Phương pháp quản lý tài chính trong các đơn vị công lập .................. 23
2.1.3.2. Quy trình quản lý tài chính trong các đơn vị công lập ........................ 24
2.2. Khái quát về hệ thống thông tin kế toán ......................................................... 27
2.2.1. Thông tin kế toán ...................................................................................... 27
2.2.1.1 Khái niệm và chất lượng thông tin kế toán .......................................... 27
2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán ........................................................................ 30
2.2.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin kế toán .................................................. 30
2.2.2.2 Các yếu tố cấu thành của HTTTKT ..................................................... 31
2.3 Các quy định về tổ chức công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập ...... 32
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN ............... 34
2.4.1 Phần mềm kế toán...................................................................................... 34
2.4.2 Hệ thống thông tin ..................................................................................... 36
2.4.3 Hệ thống văn bản pháp lý .......................................................................... 36
2.4.4 Trình độ của kế toán .................................................................................. 37
2.4.5 Nhận thức của lãnh đạo ............................................................................. 39

2.4.6 Hoạt động kiểm tra, giám sát ..................................................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 42
3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 42
3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................................. 43
3.3. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 44
3.4 Thang đo ......................................................................................................... 46
3.5 Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 48
3.5.1 Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu ............................................................... 48
3.5.2 Phân tích dữ liệu ........................................................................................ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................... 55


4.1 Tổng quan về các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ..... 55
4.1.1.Giới thiệu tổng quan về các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 55
4.1.2. Khái quát về thực tế tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận .................................................................................................. 56
4.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 60
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu .................................................................................. 60
4.2.2 Đánh giá thang đo ...................................................................................... 60
4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo. ........................................................ 60
4.2.3.2 Đánh giá giá trị thang đo. ..................................................................... 63
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................... 68
4.2.4.1 Mô hình hồi quy tổng thể. .................................................................... 68
4.2.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................. 68
4.2.4.3 Kiểm định trọng số hồi quy .................................................................. 69
4.2.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. .................................................. 70
4.2.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư. .............................. 70
4.2.4.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư. ....................................... 71

4.2.4.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ......... 72
4.2.4.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. .................................................. 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 78
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 78
5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thông tin kế toán trong các
đơn vị Kho bạc Nhà nước Bình Thuận .................................................................. 78
5.2. l Hoàn thiện các vấn đề thuộc nhân tố phần mềm kế toán ......................... 78
5.2.2 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố hệ thống thông tin ...................... 80
5.2.3 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố hệ thống văn bản pháp lý ........... 81
5.2.4 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố trình độ kế toán .......................... 83
5.2.5 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố nhận thức của lãnh đạo .............. 84
5.2.6 Hoàn thiện các vấn đề thuộc về nhân tố hoạt động kiểm tra, giám sát ..... 85
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................... 89


KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 91
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BCTC

: Báo cáo tài chính

CL

: Chất lượng


CLTTKT

: Chất lượng thông tin kế toán

CP

: Chính Phủ

DN

: Doanh nghiệp

GD

: Giáo dục

GT

: Giả thuyết

HTTTKT

: Hệ thống thông tin kế toán

KBNN : Kho bạc Nhà nước
KT

: Kinh tế


NSNN

: Ngân sách Nhà nước

PL

: Pháp lý

TTKT

: Thông tin kế toán

VH

: Văn hóa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
IASB

: International Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế)

IPSAS : International Public Sector Accounting Standards (chuẩn mực kế toán
công quốc tế)
IPSASB: International Public Sector Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn
mực kế toán công quốc tế)
FASB : Financial Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài
chính)
VAS


: Viet Namese Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp nội dung các nghiên cứu trước ................................................. 10
Bảng 2.1: Đặc tính chất lượng thông tin theo tổng hợp của Knight & Burn (2005) 28
Bảng 3.1: Thang đo các thành phần tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn
vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ................................................... 46
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu theo số năm kinh nghiệm........................................ 60
Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu theo giới tính ........................................................... 60
Bảng 4.3: Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập. ............... 61
Bảng 4.4: Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc ........... 63
Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập. ................... 64
Bảng 4.6: Bảng phương sai trích cho thang đo biến độc lập. ................................... 64
Bảng 4.7: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................ 65
Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc. ..................... 67
Bảng 4.9: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ................................ 67
Bảng 4.10: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc .............................................................. 68
Bảng 4.11: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy ................................................................ 69
Bảng 4.12: Bảng ANOVA ......................................................................................... 69
Bảng 4.13: Bảng trọng số hồi quy............................................................................. 70


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Komala.............................................................. 7
Sơ đồ 2.1. Mô hình lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ ........................................... 25
Sơ đồ 2.2. Mô hình lập dự toán cấp không ............................................................... 26
Sơ đồ 2.3: Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán ..................................... 32
Sơ đồ 3.1: Lưu đồ thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 42

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông
tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ............... 43
Hình 4.1: Tổ chức nhân sự của KBNN ..................................................................... 56
Sơ đồ 4.1: Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập tại kho bạc nhà nước ....................................................................... 59
Hình 4.2 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa ............................................. 71
Hình 4.3 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa ................................................. 72
Hình 4.4 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ...................... 73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ðặt vấn đề
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các đơn vị hành
chính, sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào phát triển ổn
định và vững chắc góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội của
đất nước. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính, sự nghiệp dưới sự
quản lý của Ðảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh Luật
Ngân sách Nhà nước, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp được ban hành. Ðiều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh
tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý
tài sản công, nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị
hành chính, sự nghiêp.
Trong quá trình phát triển của đất nước thì hiện đại hóa quản lý tài chính
công cũng là một nhiệm vụ cấp thiết trong lộ trình cải cách toàn diện nền kinh tế.
Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu
là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh
phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại
vật tư tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn

định mức của Nhà nước, đơn vị. Ðồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức
năng thông tin mọi họat động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngân
sách Nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một
công cụ sắc bén trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc
sử dụng hiệu quả Ngân sách Nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.
Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán có tác động lớn đến thông tin trên
các báo cáo tài chính có tác dụng trong việc quản lý và điều hành vĩ mô Ngân sách
của Nhà nước. Vì vậy việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến việc tổ chức HTTTKT là một yếu tố rất quan trọng cần được nghiên cứu.
Kể từ tháng 8 năm 2012, Kho bạc Nhà nước Bình Thuận đã chính thức
tham gia vào hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) theo
chương trình hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính. TABMIS với mục
tiêu cụ thể trong phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin
quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc


2
Nhà nước. Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan
tài chính các cấp. Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử
dụng ngân sách, tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích
hợp với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung,
cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Kiến trúc TABMIS dựa
trên khuôn mẫu quản lý tài chính và ngân sách đã được kiểm chứng thực tế và tuân
thủ theo các chuẩn mực Kế toán quốc tế.
Trong quá trình triển khai thực hiện TABMIS phát sinh một số tồn tại,
vướng mắc liên quan đến công tác kế toán nói chung và tổ chức thông tin toán kế
toán nói riêng tại KBNN Bình Thuận. Tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện sử
dụng TABMIS có những đặc điểm khác so với thời kỳ trước đây, một số vấn đề đặt
ra khi sử dụng TABMIS, làm thế nào để khắc phục các bất cập do TABMIS gây ra
nhằm giúp làm tốt hơn công tác kế toán… Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị
kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ.
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN chưa thật
sự là tối ưu để mang lại lợi ích và hiệu quả cao để quản lý, kiểm soát nguồn tài
chính công, Ngân sách Nhà nước và chưa cung cấp đủ thông tin hữu ích đòi hỏi kế
toán Kho bạc Nhà nước phải có những cải cách tích cực. Bên cạnh đó là quá trình
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã hình thành các mối quan hệ quốc tế. Viêt Nam
đã gia nhập các hiệp ước quốc tế, trở thành thành viên của các tổ chức tài chính
WB, IMF, ADB, thành viên ASEAN, tham gia AFTA, CEPT, APEC. . . năm 2007
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong những cam kết đa phương mà Việt Nam đã ký kết và phải tuân thủ theo quá
trình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa thông tin kế toán, đặc biệt là minh
bạch các thông tin kế toán khu vực công đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi cung cấp thông
tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận.
Để đáp ứng được những đòi hỏi đó thì việc nghiên cứu tổ chức HTTTKT
của các đơn vị KBNN nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng là việc
làm cấp thiết và rất hữu ích trong giai đoạn hiện nay.


3
3. Muc tiêu nghiên cứu
3.1.Mục tiêu chung
Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại
các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhận diện các yếu tố
chính tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng
cao tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.

3.2.Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị
KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
 Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến việc tổ chức HTTTKT
tại các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
 Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức HTTTKT tại
các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài hướng đến tìm hiểu ba câu hỏi
nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tổ chức HTTTKT tại các
đơn vị KBNN tỉnh Bình Thuận?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc tổ chức HTTTKT
tại các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như thế nào?
Câu hỏi 3: Những kiến nghị nào nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
HTTTKT tại các đơn vị KBNN tỉnh Bình Thuận?
5. Ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1 Ðối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức HTTTKT tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu gắn với các đơn vị kho bạc nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.


4
Về mặt thời gian: Thời gian dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành
từ tháng 07 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: định tính và
định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để mô tả các lý thuyết về
việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị trong khu vực công, các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị đó. Phương pháp nghiên cứu
định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị KBNN, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của việc tổ chức HTTTKT tại các đơn vị
KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1.Về kh a cạnh khoa học
Xây dựng được mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức HTTTKT tại các đơn vị thuộc khu vực công mà cụ thể là tại các đơn vị
KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
7.2.Về kh a cạnh thực tiễn
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến tổ chức
HTTTKT tại các đơn vị KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và đưa ra
các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT cho các đơn vị.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần tài liệu tham khảo, phụ lục thì bố cục luận văn này được chia
thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
[1] Nghiên cứu Thong và Yap (1995) có tên “CEO Characteristics,
Organizational Characteristics, and Information Technology Adoption in Small
Businesses” về sự phù hợp về công nghệ thông tin trong tổ chức HTTTKT tại các
doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu này kiểm tra tác động của ba đặc điểm của giám
đốc điều hành (sự đổi mới, thái độ đối với việc áp dụng công nghệ thông tin, và
kiến thức về công nghệ thông tin) và ba đặc điểm của tồ chức (quy mô kinh doanh,
sức cạnh tranh cùa môi trường và cường độ thông tin) đến sự phù hợp về công
nghệ thông tin trong việc tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp nhỏ. Sáu giả
thuyết đã được nhóm tác giả xây dựng và kiểm định bằng cách sử dụng dữ liệu thu
thập từ một mẫu của 166 doanh nghiệp nhỏ ở Singapore. Kết quả cho thấy rằng bất
kế quy mô kinh doanh, các đặc điểm của CEO là những nhân tố quan trọng ảnh
hướng đến sự phù hợp của công nghệ thông tin trong việc tổ chức HTTTKT tại các
doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng để áp dụng công nghệ
thông tin khi CEO sáng tạo hơn, có một thái độ tích cực đối với việc áp của công
nghệ thông tin, và có kiến thức công nghệ thông tin lớn.
[2] Nghiên cứu của Jong Min Choe (1996) có tên “The Relationships
among Performance of Accounting Information Systems, Influence Factors, and
Evolution Level of Information Systems”, tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa
hiệu suất của HTTTKT, các nhân tố ảnh huởng, và đánh giá cấp độ của hệ thống
thông tin. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân
tố ảnh huởng và hiệu suất của HTTTKT, và xác định tác động điều tiết của việc
đánh giá cấp độ của hệ thống thông tin đến mối quan hệ này. Sự hài lòng của nguời
sử dùng và sử dụng hệ thống đuợc xem là các thang đo đại diện cho hiệu suất của
HTTTKT. Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất tám nhân tố ảnh huởng là: (1)
sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, (2) năng lực kỹ thuật của nhân viên hệ thống
thông tin, (3) sự tham gia của nguời dùng, (4) giáo dục và huấn luyện nguời dùng,
(5) sự tồn tại của Ban lãnh đạo, (6) vị trí của bộ phận hệ thống thông tin, (7) hình
thức hóa phát triển hệ thống, (8) quy mô công ty. Tác giả sử dụng phuơng pháp
nghiên cứu định luợng, 100 tổ chức đuợc chọn lựa ngẫu nhiên từ 417 công ty ở



6
Hàn Quốc thông qua thiết bị xử lý trung tâm. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng
câu hỏi khảo sát được gửi đến cho 450 người dùng hệ thống ở 107 đơn vị cấp dưới
sử dụng hệ thống thông tin kế toán, chẳng hạn như bộ phận kế toán, tài chính, thuế.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương quan thuận giữa hiệu suất
của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng là: sự tham gia của người
dùng, năng lực của nhân viên hệ thống thông tin và quy mô công ty. Nghiên cứu
cũng chứng tỏ mối quan hệ giữa hiệu suất của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng
bị ảnh hưởng đáng kế bởi việc đánh giá cấp độ của hệ thống thông tin. Do đó, đối
với sự thành công của HTTTKT thì mỗi nhân tố ảnh hưởng nên được xem xét khác
nhau trong một tầm quan trọng theo cấp độ của việc đánh giá hệ thống thông tin.
[3] Trong nghiên cứu “Factors Influencing AIS Effectiveness among
Manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia” của Ismail (2007) cho rằng kiến
thức của nhà quản lý có ảnh hưởng đến HTTTKT trong nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa:
nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia. Nghiên cứu này kiểm tra sự phù hợp của
HTTTKT và các nhân tố hữu hiệu trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa ở Malaysia. Mục đích cùa nghiên cứu là nhằm xác định các mức độ khác nhau
của sự phù hợp của HTTTKT tại các công ty Malaysia và sau đó điều tra các nhân
tố có ảnh hưởng đến sự phù hợp này. Tác giả sử dụng một bảng câu hỏi khảo sát,
dữ liệu thu thập từ 214 công ty. Tác giả áp dụng phân tích cụm để phân loại các
công ty thành hai nhóm là phù hợp nhiều và phù hợp ít. Nghiên cứu này sau đó
điều tra một số nhân tố có thể liên quan đến sự phù hợp của HTTTKT. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của HTTTKT có mối quan hệ với độ phức tạp của
công nghệ thông tin, kiến thức kế toán và kiến thức công nghệ thông tin của nhà
quản lý; sử dụng các chuyên gia bên ngoài của HTTTKT; và tồn tại nhân viên công
nghệ thông tin nội bộ.
[4] Tác giả Komala (2012) với đề tài “The influence of the accounting

managers’knowledge and the top managements’support on the accounting
information sytem and its impact on the quality of accounting information: A case


7
of zakat institutions in Bandung “. Trong đề tài này tác giả nghiên cứu sự tác động
của yếu tố trình độ hiểu biết của kế toán trưởng (Accounting Manager Knowledge)
và yếu tố hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (Top management support) đến chất lượng
TTKT gián tiếp thông qua nhân tố HTTTKT.
Qua tổng hợp lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, tác giả đã làm rõ các
khái niệm và thang đo về: Hiểu biết của kế toán trưởng, hỗ trợ của ban quản trị cấp
cao, HTTTKT, chất lượng TTKT, từ đó đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Hiểu biết của giám
đốc tài chính

Hỗ trợ của ban
quản trị cấp cao

Hệ thống

Chất lượng

thông tin

thông tin

kế toán

kế toán


Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Komala

Nghiên cứu thực nghiệm tại 31 cơ quan tại Zakat, Indonesia với đối tượng
khảo sát là các nhà lãnh đạo của các cơ quan này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
sự hiểu biết của kế toán trưởng và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao ảnh hưởng đáng
kể (63%) đến HTTTKT. HTTTKT có ảnh hưởng (77.9%) đến chất lượng TTKT.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố sự hiểu biết của kế toán trưởng và hỗ
trợ của ban quản trị cấp cao tác động đáng kể đến chất lượng TTKT gián tiếp thông
qua HTTTKT với mức ảnh hưởng lần lượt là 45.3% và 31.0%.
[5]

Nghiên cứu của Ahmad Al — Hiyari và cộng sự (2013) trong đề tài

“The factors affecting the implementation of accounting information systems and
accounting information quality: A Survey police at the university Utara Malaysia”
đã công bố trong công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT và
chất lượng TTKT cho rằng: chất lượng của HTTTKT phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Nhân sự
+ Cam kết quản lý, trong đó cam kết quản lý được hiểu là một cam kết tổng
thể mà theo đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên trao quyền


8
mà còn để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và nối giữa các nhóm, nhằm
thực hiện thông tin liên lạc thông suốt trong toàn bộ tổ chức.
+ Hê thống thông tin (IT)
+ Chất lượng dữ liệu.
Tuy nhiên, kết qủa nghiên cứu chỉ ra nhân tố chất lượng dữ liệu không có
ảnh hưởng đáng kể.

[6] Nghiên cứu “Influence Organizational Commitment on The Quality of
Accounting Information System” của Syaifulla (2014) thông qua phương pháp
nghiên cứu định lượng một lần nữa đã kiểm định rằng yếu tố cam kết của ban quản
trị có ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT. Ngoài ra, còn bổ sung thêm yếu tố
cam kết của nhân viên kế toán cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT.
1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
[1] Bùi Văn Mai (2007) trong Tài liệu Hội thảo về định hướng và lộ trình
áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam, dựa trên quan điểm của
một nhà ban hành chính sách, tác giả khẳng định Việt Nam sẽ vận dụng IPSAS để
ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công. Theo tác giả để chuẩn bị cho việc ban
hành chuẩn mực kế toán khu vực công Việt Nam, thực hiện cải cách kế toán khu
vực công Việt Nam trên cơ sở dồn tích tuân thủ theo IPSAS thì Việt Nam cần phải
hội đủ ba điều kiện: Điều liện về pháp lý, điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ, điểu
kiện về tổ chức thực hiện. Trong đó, điều kiện về pháp lý cụ thể là cần sửa đổi luật
NSNN, chính sách tài chính. Điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể là cần phân
biệt các yêu cầu, cơ sở của việc lập BCTC và báo cáo quyết toán thu chi ngân sách
và cần xây dựng mô hình tổng kế toán nhà nước. Điều kiện tổ chức thực hiện cụ
thể là tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhân sự kế toán trong khu vực công, thành lập
các ban soạn thảo CMKT, tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức tài chính, tổ chức nghề
nghiệp quốc tế.
[2] Phạm Quang Huy (2014), Trong luận án tiến sĩ có tên “Hoàn thiện hệ
thống kế toán thu chi ngân sách nhà nước”, tác giả cho rằng đến năm 2020 Việt
Nam tạo ra hành lang pháp lý vững chắc trong quá trình chuẩn bị cho nền kế toán
công của quốc gia, hoàn thiện hệ thống quản lý ngân sách nhà nước theo mô hình
TABMIS và tiếp tục hoàn thiện mục lục ngân sách nhà nước, thực hiện tạo lập mô
hình kế toán tập trung của tất cả các lĩnh vực để tạo ra sự kết nối thông tin giữa các


×