Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hình ảnh oai hùng trước cái chết và bức chân dung lẫm liệt của người lính tây tiến trong bài thơ tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.59 KB, 3 trang )

Hình ảnh oai hùng trước cái chết và bức chân dung lẫm liệt của người lính Tây
Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Mở bài:
Quang Dũng đã rất thành công khi khắc họa đậm nét vẻ oai hùng, lẫm liệt của
người lính Tây tiến trước cái chết. Dường như, qua những từ ngữ bay bổng, họ
không chết mà chỉ tạm thời nghỉ ngơi trên bước đường hành quân gian khổ. Họ
dừng lại khi đã kiệt sức. Thân xác ngừng lại còn tinh thần vẫn vút lên phía trước,
tiếp tục theo đuổi nhiệm vụ, cùng đồng đội chiến đấu đến cùng:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”.

Thân bài:
Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội ấy thể hiện lênh hình ảnh đoàn quân
đang miệt mài trèo đèo lội suối băng rừng. Có những người không còn đủ sức bước
nữa đã đổ xuống và trút hơi thở cuối cùng:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Hình ảnh thơ nói lên sự hi sinh mất mát lớn lao nhưng không gợi lên tình cảm bị
lụy. Người chiến binh ấy đã vượt lên bao gian khổ khó khăn, đến lúc sức tàn lực
kiệt vẫn cố gắn tiến bước cái chết đến với anh thật nhẹ nhàng thanh thản như trong
một giấc ngủ say vậy. Có cảm giác như anh chỉ nghỉ ngơi trong chốc lát để rồi lại
tiếp tục bước đường hành quân, chiến đấu của mình:


“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng.
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng


Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh”

(Trân trối – Tố Hữu)

Ấn tượng mạnh mẽ nhất trong đoạn thơ đầu chính là khung cảnh thiên nhiên miền
Tây. Cái dữ dội vốn có của nó lại càng trở nên dữ dội hơn qua cách cảm nhận của
Quang Dũng, có lúc thiên nhiên trở thành một lực lượng hung bạo đe dọa sự sống
của người chiến sĩ.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”.

Hai câu thơ gợi về một thế giới hoang sơ dữ dằn, bí ẩn nơi sơn cùng thủy tận.
Thiên nhiên ở đây không phải là đội tượng thưởng ngoạn mà là đối tượng người
lính Tây Tiến phải đương đầu thử thách. Thiên nhiên – hiện thân của uy lực hoang
sơ như muốn uy hiếp tinh thần người lính nhưng họ vẫn giám đương đầu và chế
ngự bằng ý chí quan tâm to lớn của mình. Phải chăng miêu tả thiên nhiên như vậy
của Quang Dũng muốn làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn, phi thường của người lính?

Bức chân dung lẫm liệt người lính Tây tiến được miêu tả bằng những hình ảnh so
sánh liên tưởng hết sức khác lạ và phi thường:


“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùng
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng
người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ
dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi
tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

Kết bài:
Tây Tiến có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu
sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp
bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa
hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ
giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn.



×