Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.42 KB, 8 trang )

Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Mở bài:
Kim Lân là nhà văn có cái tài năng đặc biệt. Ông không chọn những nhân vật hay
đề tài lớn lao để viết. Ông thích viết về những gì nhỏ bé, đáng thương và tìm kếm
trong đó những giá trị tốt đẹp để nâng niu, để trân trọng. Điều đó thể hiện rất rõ
ràng trong việc xây dựng hình ảnh các nhân vật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – một
truyện ngắn xuất sắc của ông trước 1945.

Thân bài:
Hình ảnh nhân vật Tràng
Nhân vật Tràng từ trong cuộc sống bước vào trang văn của Kim Lân chân thực gần
như không gọt giũa gì. Nhà văn giới thiệu anh là một gã trai nghèo khổ, dân cư
ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê nuôi mẹ già. Cuộc sống người dân ngụ cư vừa tủi
cực vừa khốn khó. Anh ở trong một căn nhà rách nát, tồi tàn. Anh thường bị mọi
người trêu chọc và khinh rẻ. Đến trẻ con cũng lấy anh làm trò đùa. Vì anh là dân
ngụ cư. Đó là một gốc tích không mấy sáng sủa. Nó gợi ra số phận trôi nổi, lận đận
và gian truân của lớp người vì bần cùng quá phải tha hương cầu thực, tìm kiếm
nguồn sống trong xã hội.

Không những thế, Tràng lại có một ngoại hình rất thô kệch, xấu xí. Vai anh to bè
ra. Cái lưng to rộng như lưng gấu. Dáng đi khom khom trong rất dị. Hắn vừa đi
vừa tủm tỉm cười. Hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều. Hai bên quai hàm
bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh
những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn… Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, Ngay
cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.

Hành vi của hắn lại càng thêm bí ẩn. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng
trên con đuờng khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên
trong bến. Tràng xuất hiện trước cuộc đời với những điều lạ lẫm. Rồi khi trở về,



hắn lại chìm khuất trong bóng tối, trong cái nghèo cùng kiệt, trong góc khuất của
riêng mình. Chỉ có mình hắn mới biết hắn là ai.

Thế nhưng, nhà văn đã xâm nhập vào cuộc sống của nhân vật này. Ông từng bước
làm hiện ra trước mắt người đọc cuộc sống và tính cách của nhân vật bí ẩn ấy.

Cũng giống như bao nhiều người lao động hiền lương khác, Tràng là người khá vô
tư và nông cạn. Hầu như anh không hề toan tính gì. Anh cũng không quá khổ tâm
vè hoàn cảnh khốn khó của mình. Cuộc sống của anh cứ tiếp diễn từng ngày bình
tâm và tin tưởng.

Tràng lại là người thích chơi với trẻ con. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong
xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây
lấy hắn, reo cười váng lên. Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa
cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Ban đầu anh hơi khó chịu về những hành
động ấy. Nhưng sau lâu dần anh lại thích bọn chúng. Chúng mang đến cho anh sự
rộn ràng, thoải mái sau một ngày lao động cực nhọc. Chúng khiến anh quan tâm
đến cái xóm ngụ cư vốn im lặng và lầm lũi trong đói nghèo. Anh với lũ trẻ con như
anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút.

Cái tính vô tư cảu anh thể hiện rõ nhất ở việc anh lấy vợ. Là dân ngụ cư, anh đâu
dám mong có ai đó thương và chịu làm vợ anh. Từ lâu anh đã không dám nghĩ đến
điều đó. Lại trong lúc cái đói, cái chết tung hoành, luồn lách sâu trong cuộc sống.
Nó nằm kề cận với con người đêm đêm, thủ thỉ những lời ghê rợn. Thế mà, khi
người đàn bà chỏng lỏn kia buông lời trêu ghẹo, Tràng cũng đáp lời vui đùa. Ai
ngờ, lời nói chơi lại thành thật. Trang hơi bất ngờ nhưng anh chậc lưỡi một cái và
chấp nhận luôn. Thật là xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng
như Tràng.



Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng. Trong cảnh khốn khó, nhờ có sức
khỏe, Tràng dễ dàng tìm được công việc tốt. Ngoài kia biết bao người thất nghiệp,
cù bơ cù bất, thấp thỏm đứng ngồi chờ đợi. Họ đối diện với cái đói, cái chết từng
ngày. Anh thấu hiểu điều đó. Thế nên, thấy người đàn bà đói, thân hình héo hắt,
anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng cũng vui vẻ chấp nhận. Có thể
lúc đó anh không nhận thức hết được trách nhiệm của bản thân và những khó khăn
sắp tới. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đang đói khát
hơn mình.

Sau khi người đàn bà theo Tràng về tới nhà, anh cũng có ý thức xác nhận vị trí của
người đàn bà trong gia đình và bắt tay sắm sửa chuẩn bị cho cuộc sống mới.

Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế
mà Tràng coi thường người vợ của mình. Anh tôn trọng vợ với tư cách là một con
người thực sự chứ không phải là một cái gì đó mà anh vừa nhặt được. Và để thể
hiện điều đó, anh sẵn sàng bỏ tiền mua dầu thắp sáng, mua một thứ lặt vặt cần thiết
để làm mới cuộc sống. Tràng tỏ ra trân trọng và mừng rỡ, nâng niu cái hạnh phúc
vừa chợt đến.

Cảnh sống tăm tối trước mặt bị lu mờ, không đủ sức đe dọa con người nữa. Giờ
đây, trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa gắn bó với người đàn bà trong một gia đình
ấm áp. Trên đường cùng người đàn bà trở về, dường như có một cái gì mới mẻ, lạ
lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghò khổ ấy. Nó cứ ôm ấp mơn man khắp da
thịt Tràng. Tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng.

Chính nhờ người vợ nhặt ấy đã biến Tràng từ một người đàn ông vô tư trở thành
một người sống có trách nhiệm. Anh ngoan ngoãn với mẹ hơn, tỏ ra gần gũi và
hiếu thảo. Anh tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Đối với vợ anh nhã nhặn, tôn
trọng và rất chân tình. Anh thực sự đắm mìn trong cuộc sống mới, trong hạnh phúc



mới. Buổi sớm hôm sau khi trở dậy, Tràng như vừa bước ra khỏi cơn mơ đẹp, trong
người thấy êm ái lửng lơ lạ kì.

Anh bắt đầu quan tâm đến cuộc sống xung quanh, quan tâm đến mọi người. Anh
bắt đầu biết xác định vị trí của mình trong cuộc sống và không ngừng khát vọng
đổi đời. Những biến cố xã hội lúc này tác động vào nhận thức và tâm hồn anh
mãnh liệt. Anh thấy mọi người ầm ầm đi phá kho thóc của Nhật. Anh thấy đằng
trước có lá cờ đỏ thắm.

Tất cả những hình ảnh ấy làm cho anh thấy tiếc rẻ và háo hức ở trong lòng. Từ đây,
anh bắt đầu gắn cuộc đời mình với mọi người, với cộng đồng. Từ đây, công việc và
cuộc sống của mọi người cũng là công việc của anh. Anh thấy mình cần có trách
nhiệm hơn. Tình cảm ấy âm thầm chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn người nông
dân cục mịch, thô kệch, hiền lành và làm nên sức mạnh đấu tranh của lớp người
cùng khổ sau này.

Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột
biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có
được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó
là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như
Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.

Hình ảnh nhân vật người “vợ nhặt”
Sự gắn bó giữa tràng và người đàn bà quả thật đã đem lại nhiều sự thay đỏi lớn.
Không chỉ có Tràng thay đổi mà chính vợ Tràng cũng thay đổi. Sau đêm tân hôn,
Tràng nom thị hôm nay khác lắm. Rõ ràng thị là người đàn bà hiền hậu, đúng mực.

Giờ đây ở thị không có vẻ gì là chao chát, chỏng lơn như mấy ngày trước. Thì ra
chính cái đói nó che lấp mất bản tính tốt đẹp của con người. Cái đói làm tha hóa



con người. Giờ đây, người phụ nữ ấy được yêu thương và tôn trọng. Chính điều đó
làm cho thị trở về với đúng bản tính của người phụ nữ. Nó biến chị trở thành người
vợ hiền hậu, thương yêu chồng và đúng mực.

Người “Vợ nhặt” là hiện thân cho những đau khổ và tủi cực của người dân lao
động nghèo trước Cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Kim Lân đã
không cho cô “Vợ nhặt” một danh tính, một tên gọi như bao con người khác. Mà
đây là một dụng ý của nhà văn. Dụng ý của ông là cuộc đời, số phận nhân vật này
như hòa lẫn với cuộc đời, số phận của bao người dân nghèo khổ khác lúc bấy giờ.

Hình dáng bên ngoài của thị qua sự miêu tả của nhà văn bên ngoài thật thảm hại.
Khuôn mặt gầy xọp hẳn đi vì đói, quần áo rách tả tơi,… Tình huống trớ trêu mà
nhân vật người “vợ nhặt” phải trải qua.

Chính cái đói, sự mấp mé với cái chết đã đẩy người phụ nữ vào tình huống trớ trêu.
Đó là phải chấp nhận làm người “vợ nhặt” theo không Tràng mà không hề cưới xin
ăn hỏi gì. Đây là chi tiết thể hiện rõ sự đen tối của xã hội và thân phận bèo bọt, sự
rẻ rúng của con người.

Cuộc sống khắc nghiệt đã góp phần làm biến đổi, tha hóa cô “vợ nhặt” đáng
thương ấy. Đó không chỉ là sự thay đổi khốc liệt về hình thức. Chỉ sau mấy ngày
không gặp mà thị gầy xọp lại đi. Đó còn một sự biến đổi ghê gớm về tâm tính. Bởi
vì quá đói, thị đã không còn biết xấu hổ nữa. Được mời, thị đã ăn liền một mạch
hết bốn bát bánh đúc. Lời nói thì chao chát, chỏng lỏn, không còn biết ngượng
ngùng.


Nhưng đằng sau cái vẻ bề ngoài rách rưới, ăn nói chao chát, chỏng lỏn ấy, Kim Lân

vẫn nhận ra những phẩm chất tốt đẹp, ngời sáng.

Về nhà Tràng, thị như thay đổi hẳn. Thị trở lại với bản tính một người phụ nữ. Thị
cùng với bà cụ Tứ xăm xắn quét dọn nhà cửa, vườn tược. Hai ang nước vốn khô
cong nay cũng đầy ấy nước. Không phải ai khác mà chính là cô “vợ nhặt” đã đem
đến nhà Tràng một nguồn sinh khí mới, một sức sống mới. Điều đó khiến cho các
thành viên trong gia đình điều thay đổi theo một hướng tích cực hơn.

Cũng chính cô “vợ nhặt” đã mở cho mọi người một niềm hi vọng đổi thay. Qua câu
chuyện hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và những đoàn người đi phá kho thóc Nhật dự
báo điều đó.

Hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ:
Sự thay đổi này cũng được thể hiện ở cả nhân vật bà cụ Tứ – mẹ Tràng. Lúc đầu,
bà ngỡ ngàng trước thái độ săn đón, vồn vã của Tràng. Ngạc nhiên trước việc có
người đàn bà lạ trong nhà mình ( lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế
kia,…).

Rồi sau, vì thương con, bà không khỏi cảm thấy lo lắng, băn khoăn. Khóe mắt cứ
cay cay như muốn khóc. Nhưng rồi sau đó, lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao cơ sự. Nó vừa ai oán, vừa xót thương. Ai oán cho số kiếp của mình. Lại
thương xót cho con mình và cả người phụ nữ khốn khổ kia. Bà lão nhìn người đàn
bà lòng đầy thương xót: “người ta có đói thì người ta mới lấy đến con mình, mà
con mình mới có được vợ”.

Bà cảm thấy tủi nhục cho gia cảnh nhà mình. Bà xót xa cho việc cưới vợ của Tràng
không được diễn ra như ý muốn. Bà nhớ người chồng đã quá cố. Bà nhớ về cuộc


đời dài dằng dặc, đầy những khổ đau của mình. Bà tủi hờn bởi nhà nghèo, không

có nổi dăm mâm cơm mời làng xóm láng giềng.

Bà cố gượng làm vui trước hạnh phúc mong manh của con trai. Bà ao ước mọi
người cũng có được niềm vui như mình.

Thế nhưng, chỉ sau mấy ngày nỗi buồn bỗng dưng biến mất. Sự xuất hiện của
người vợ nhặt kia đã làm thay đổi người mẹ cằn cõi ấy. Bà xăm xắn thu dọn, quét
tước nhà cửa. Cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rở hẳn lên. Bà lo lắng chuẩn bị
bữa ăn đón nàng dâu mới cho chu đáo hơn trong hoàn cảnh có thể. Trong bữa ăn,
bà toàn nói những chuyện vui vẻ, hạnh phúc về sau này.

Bà cụ Tứ là một người nhân hậu, thương mình, thương người, thậm chí thương
người còn hơn cả thương mình. Dẫu sao việc Tràng có vợ cũng làm cho bà vui
hơn. Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn hơn ngày thường. Cái mặt bủng beo u ám
của bà rạng rỡ hẳn lên.

Thế nhưng niềm vui của bà thật ngắn ngủi. Nó không sao cất cánh hẳn được. Nó
cứ bị nỗi buồn, nỗi lo âu níu kéo xuống. Mùi khói đốt đóng rơm và tiếng hờ khóc
người chết đói cứ vang lại. Tiếng trống thúc thuế lúc to lúc nhỏ như kéo mọi người
trở về với hiện tại khắc nghiệt, phuc phàng.

Có thể nói, trong hoàn cảnh đen tối, khốn cùng nhất cũng không thể làm mất đi ở
người dân lao động tình thương. Lòng nhân hậu, đạo nghĩa làm người trong họ vẫn
ấm nóng trong mọi hoàn cảnh. Họ vẫn thèm muốn tìm đến hơi ấm của hạnh phúc.
Họ khát khao được gây dựng đời sống giữa lúc khó khăn.


Dường như việc lấy vợ của Tràng đã thổi vào căn nhà u ám, nghèo nàn một luồng
gió mới làm thay đổi tất cả. Các thành viên trong gia đình này vui vẻ thu xếp nhà
cửa cho sạch sẽ, ngăn nắp hơn: “nhà cửa, sân vườn đều được quét tước, thu dọn

sạch sẽ. Hai cái áng nước vẫn cứ để khô cong nay đã đầy ăm ắp”. Họ nghĩ rằng:
“thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn
khắm khá hơn”.

Có vợ, Tràng thấy phấn chấn trong lòng và cùng với niềm hạnh phúc là ý thức
trách nhiệm đối với mọi người, với cuộc sống. Hắn thấy mình cần có trách nhiệm ,
bổn phận để chăm lo, vun vén cho cái gia đình này. Vợ Tràng cũng thấy mình phải
cố gắn làm được nhiều điều tốt đẹp để đền đáp lại tấm lòng tốt của người đàn ông
đang cưu mang che chở cho mình.

Riêng bà mẹ của Tràng thì dường như lột xác, trở thành con người khác hẳn. Bà
thấy mình khỏe ra, nhanh nhẹn hơn, thu xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. Bà còn hào
hứng vạch ra kế hoạch dự tính về công việc làm ăn cho con trai. Đầu tiên là nuôi
gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có đàn gà. Bà tin tưởng vào sự đổi đời. Bà
nói toàn chuyện vui, động viên, khích lệ đôi vợ chồng trẻ…

Kết bài:
Kim Lân đã khắc hoạ đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động và tình cảm các nhân
vật bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế vô cùng. Qua cuộc đời khốn khổ và tủi cực của
các nhân vật, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực
xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp
tâm hồn của họ. Kim Lân đã tiếp nối những trang viết giàu chất nhân bản về người
lao động bình thường của những nhà văn trước đó như Ngô Tất Tố, Thạch Lam,
Nam Cao….



×