Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích cuộc chiến giữa người lái đò và dòng sông trong người lái đò sông đà của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.32 KB, 3 trang )

Phân tích cuộc chiến giữa người lái đò và dòng sông trong Người lái đò sông Đà
của Nguyễn Tuân
Mở bài:
Người lái đò sông Đà là một tập tùy bút xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân và của
nền văn học Việt Nam. Bằng những trải nghiệm thực tế, cộng với trình độ am hiểu
sâu sắc về con người và dòng sông Đà, dưới ngòi bút tài hoa, phóng túng, Nguyễn
Tuân đã dựng nên một hình tượng nghệ thuật sừng sững vừa mạnh mẽ, dữ dội, vừa
hết sức, lãng mạn.

Thân bài:
Đúng như tên gọi của đoạn trích “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã hướng
ngòi bút của mình vào khám phá, tôn vinh những vẻ đẹp của hình tượng ông lái đò
và dòng sông Đà. Để gây được ấn tượng đối với người đọc, Nguyễn Tuân đã dày
công tạo nên một bức nền lí tưởng mở đường cho sự xuất hiện của nhân vật ông lái
đò: bức tranh dòng sông Đà dữ dội. Cuộc ác chiến giữa ông lái dò và dòng sông là
một trong những đoạn viết say mê và hào hứng nhất của thiên truyện này.

Đó là bức tranh của rừng núi Tây Bắc thâm u, hiểm trở, dòng sông Đà uốn lượn,
những bãi đá nổi cao vút, bãi đá ngầm gồ ghề chứa đầy bí mật, những hẻm núi
“đúng chính ngọ mới thấy mặt trời”, những bờ đá “giữa mùa hè mà cảm thấy
lạnh”. Con sông Đà làm người ta thấy ghê rợn với những hút nước “như cửa cống
cái bị sặc”, “kêu ặc ặc như ai rót dầu sôi vào”. Và nhất là con thuyền bị nó nuốt
chửng.

Thác sông Đà hiện ra không kém phần dữ dội. Ở xa xa nghe như lúc là giọng oán
trách van xin, khi thì giọng gằn hợm hĩnh, khi thì như cười chế nhạo, khi thì nghe
như tiếng hàng trăm con bò mộng lồng lên trong rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa.
Còn lúc nhìn ở gần, thác đá lởm chởm như hàm răng sắc bén của một loài thủy
quái đáng sợ nào đó đang chờ nuốt chửng những gì đi qua. Đó nổi dội nước sôi
sùng sục, đá ngầm lặng lẽ bày binh bố trận dưới lòng sâu. Dưới ngòi bút Nguyễn



Tuân, dòng sông Đà hiện lên như một thủy quái với sức mạnh vô biên, nham hiểm,
tàn bạo và đầy tính hoang dại.

nhưng bức tranh hùng vĩ ấy cũng chỉ là cái nền cho sự xuất hiện của ông lái đò trên
sông Đà mà thôi. Bức tranh càng dự dôi, khốc liệt bao nhiêu thì hình tượng con
người càng được nâng cao bấy nhiêu. Người lái đò sông Đà xuất hiện như hình ảnh
của các nhân vật anh hùng trong sử thi kì vĩ và phi thường.

Ông lái đò được khắc họa đậm nét trong sự đối lập với dồng sông Đà, qua cuộc
chiến đầy cam go, căng thẳng để chế ngự tự nhiên. Đó là một ông lái đò lực lưỡng,
dũng cảm, mưu trí, kiên cường một mình đối mặt với trùng vi thạch trận của con
sông quái ác để xuôi ngược trên dòng.

Trùng vi một là cửa ngõ bước vào mê cung đá nước. Nước và đá hè nhau bài binh
bố trận tạo nên những dòng chảy chết người dụ dỗ các tay lái đi vào. Nước hò la áp
đảo, đánh đòn lung đòn tỉa, đòn âm và kể cả những đòn độc hiểm nhất. Dù bị nước
bắn, nước dộ thúc vào mạn sườn, vào mặt đau điếng, nhưng ông lái đò vẫn tỉnh táo
chỉ huy sáu cái mái chèo vượt qua thạch trận.

Ngọn nước cố gầm ghè trêu chọc và chế nhạo để ông mất tập trung mà phạm sai
lầm nhưng ông vẫn không hề nao núng, cứ điềm tĩnh như không có chuyện gì.
Dường như đối với ông, đó chỉ là một công việc quá dễ dàng, không có gì đáng
bận tâm. Cửa thứ nhất dù nguy hiểm và khốc liệt đến thế nhưng cũng chỉ là màn
dạo đầu trong trận chiến sinh tử giữa con người và thiên nhiên.

Đến trùng vi thứ hai, hình tượng ông lái đò mới thực sự được khắc họa tỉ mỉ. Dòng
sông vẫn mênh mông đá nước nhưng giờ đây từ thế thủ, ông lái đò chuyển sang thế
công phá. Ông lái đò nắm chắc binh pháp, nhìn rõ cửa sinh, cửa tử, lựa chọn dòng
nước mà lèo lái con thuyền đi đúng hướng. Khi thì ông lấn tới chặt đôi con nước,



khi thì bẻ lái tránh được lưỡi đá sắc nhọn. Cứ như con thuyền đang nhảy múa trước
trận đồ ma quái nào đó còn ông lái đò oai phong như một vị dũng tướng uy nghi,
lẫm liệt vô cùng.

Trùng vi thứ ba cũng là trùng vi cuối cùng. nhìn thấy cửa sinh nằm giữa hai hàng
đá hộ vệ, ông lái đò ghì lái, đưa con thuyền lao thẳng vào hướng ấy. Con thuyền
lao vút qua cánh cổng, len giữa những gờ đá sắc cạch. Hết lớp này rồi đến lớp khác
trùng trùng như trận đồ đang chuyển hóa vô lường. Ở đây, một cách quyết đoán
đầy bản lĩnh, ông lái đò đã sử dụng chiến thuật đánh áp đảo, đánh phủ đầu ngọn
sóng, ghề đá và giành chiến thắng oanh liệt. Thiên nhiên dữ tợn cũng đành phải
khuất phục, thẫn thờ và bất lực nhìn con thuyền ngạo nghễ vượt qua.

Kết bài:
Nguyễn Tuân đã rất thành công khi miêu tả cuộc ác chiến giữa ông lái đò và dòng
sông Đà hung tợn. Đó là cuộc chiến không khoan nhượng một mất một còn. Dù
biết là hiểm nguy trong mỗi chuyến đi nhưng con người chưa bao giờ chùng bước.
Cứ đều đặn mỗi tháng, con thuyền vẫn cứ đi ngược về xuôi mang theo biết bao
phẩm vật. Hình tượng người lái đò trên sông Đà đã được Nguyễn Tuân tôn vinh
như một hiệp sĩ giữa đại ngàn. Rồi sẽ đến một ngày ông sẽ từ bỏ việc này nhưng
mỗi khi đọc đến tùy bút này người đọc không khỏi thấy rạo rực, muốn được một
lần đến với dòng sông để chứng kiến cảnh sắc thiên nhiên kì vĩ và những cuộc vượt
thác nước ngoạn mục của con người.



×