Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DÀN ý CHUYỆN NGƯỜI CON gái NAM XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.69 KB, 4 trang )

DÀN Ý CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương của Chuyện người con gái Nam Xương.
1. Vẻ đẹp ngoại hình : được gói gọn trong 4 chữ “ tư dung tốt đẹp “ => cho thấy dung nhan phúc
hậu, dịu hiền và đức hạnh tốt đẹp.
2. Vẻ đẹp phẩm chất :
a ,Hiếu thảo :

-

Mẹ ốm : hết lời khuyên lơn, hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật.

-

Mẹ mất: lo ma chay chu tất.
 Chăm sóc yêu thương như cha mẹ đẻ.
 Mẹ chồng thấu hiểu: ... xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã
chẳng phụ mẹ.

b, Đảm đang, tháo vát:
-

Chăm lo gánh vác gia đình êm ấm, thuận hòa.
Chồng ra trận, Vũ Nương ở nhà , gánh vác mọi công việc.
Vũ Nương làm tốt với mọi vai trò: người con, người vợ, người chồng mặc
dù bên cạnh không có ai giúp đỡ sẻ chia.

c, Thủy chung, tình nghĩa:
-

-


Thủy chung:
+ Chồng ra trận khắc khoải nhớ nhung, gửi gắm thương nỗi nhớ chồng vào
chiếc bóng khi trò chuyện với con.
+ Xa chồng một lòng thủy chung chờ đợi “ Cách biệt ba năm giữ tròn một
tiết.. bén gót “
+ Sống dưới thủy cung, mặc dù cuộc sống đầy đủ, vẫn luôn hướng về
chồng, con, gia đình, quê hương. ( DC : Lời bày tỏ với Phan Lang “ Tối tất
phải tìm về có ngày “)
Tình nghĩa: Cảm tạ lòng tốt của Linh Phi cho nên có thương nhớ chồng
con, dãu có khát khao với thú vui nghi gia nghi thất vẫn thề ‘ sống chét
không bỏ “

d, Thương chồng:
- Cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của chồng đi lính mà không nghĩ đến khó
khăn, vất vả của bản thân phận gái một mình, làm trụ cột gia đình mẹ già con nhỏ.
-

Cả sự bình yên, an toàn của chồng là quan trọng nhất, không màng vinh
hiển.
Thay chồng chăm sóc mẹ chồng.
Biết chồng sẵn tính đa nghi cho nên luôn giũ gìn khuôn phép tránh để xảy
đến bất hòa.

e, Thương con: Chồng đi vắng, trút hết yêu thương giành cho con, vỗ về, bù đắp khoảng trống thiếu vắng
cha khi gửi gắm tình yêu thương, tâm sự vào chiếc bóng trên vách đá.
g, Nhân hậu, vị tha :

- Chồng đa nghi, tàn nhẫn nhưng không một lời oán trách.



-

Bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi, chỉ hét lời khóc lóc, phân trần.
Gặp Phan Lanh dưới thủy cung, nghe kể về gia đình thì rơi nước mắt.
Chồng lập đàn giải oan thì trở về cũng hông một lời oán trách mà còn ‘ đa
tạ tình chàng ‘

h, Trọng danh dự:
-

Khi bị kết tội hết lời thanh minh.
Trước khi nhảy xuống soonh Hoằng Giang, tắm gội chay sạch, ra bến
Hoằng Giang, ngửa mặt lên trời mà than “ Kẻ bạc mệnh.. phỉ nhổ “.
- Chọn cái chết để minh oan.
- Luôn ám ảnh bởi nỗi đau danh dự bị bôi nhọ nên ngay khi có cơ hội đẻ giải
oa, nàng đã không từ bỏ: nhắn Trương Sinh ‘ Nếu còn chút tình xưa nghĩa
cũ...trở về ‘.
B. Số phận bất hạnh của con người
1. Giải thích: Bi kịch :chỉ những biến cố lớn, đau đớn, mất mát, đẩy con người vào đường cùng,
gây ra tổn thương về nhiều mặt. => chuyện người con gái Nam Xương, bi kịch của người phụ
nữ được phản ánh là những thiệt thòi, những đau thương, những bất hạnh mà người phụ nữ
phải chịu đựng.
2. Số phận bất hạnh:
a, Bi kịch hôn nhân:
Hôn nhân không tình yêu, chênh lệch gia cảnh ( DC: Trương Sinh mến vì
dung hạnh nên xin mẹ 100 lạng vàng xin cưới về làm vợ) => Bị coi như
một món hàng.
- Sử dùng làm lí lẽ:
+ Ông cha ta có câu ca dao:
“ Con gái con nhà người ta

Con dâu là con của mẹ cha mua “
b, Bi kịch chiến tranh:
-

Xã hội phong kiến xưa, các chế độ phong kiến Lê- Mạc-Trịnh tranh giành
quyền lực, loạn lạc triền miên, đất nước lâm vào tình trạng loạn li suy yếu.
Bất kỳ thời nào, bất kỳ ai là nạn nhân của chiến tranh đều là bi kịch ( đều
chịu mất mát, đều chịu đau khổ ởi lẽ chiến tranh là sinh ly, là mất mát, là
đau thương, là từ biệt. Người phụ nữ và trẻ em là những người khổ thân
nhất trong chiến tranh ):
+ Bi kịch của người mẹ trông ngóng con ở phương xa ( người mẹ của
Trương Sinh ) : vì trông ngóng con mà sinh bệnh tật như thế. Thậm chí đến
lúc sắp lâm chung, vẫn chờ đợi, vì không biết con có bình yên trở về hay
không.
+ Bi kịch vợ trẻ xa chồng: Vũ Nương về nhà chồng chưa được bao lâu,
đồng nghĩa với việc cuộc sống ở nhà chồng còn nhiều bỡ ngỡ, e ngại, chồng
lại không có nhà, nàng cô đơn trong nỗi bơ vơ một mình. ( DC: Trong
Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm có câu :
“ Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”)


Vũ nương sinh con một mình, chăm sóc con một mình. Ngoài ra nàng còn
phải gánh vác giang sơn nhà chồng ( Cho nên ca dao đã có câu:
“ Còn con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh vác giang sơn nhà chồng” )
(Phân tích khái quát: Mẹ chồng sinh bệnh, mẹ chồng mất, gửi gắm tâm tư,
tình yêu thương vào chiếc bóng trên vách đá với khát khao bé Đản lớn lên
cũng có đầy đủ bố và mẹ ) => Gánh nặng từ gia đình đã bào mòn đi thanh
xuân của cô gái trẻ.

Trong gia đình, ngàng luôn phải giũ gìn khuôn phép, bởi TS vốn sẵn tính đa
nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Ngoài ra cô còn phải giữ gìn chuẩn
mực đạo đức với mẹ chồng bởi quan niệm mẹ chồng nàng dâu trong xã hội
phong kiến là quan niệm khó dung hòa nhất cũng bởi quan niệm :
“ Mất tiền mua mâm phải đâm cho thủng “
Phân tích kỹ : về mẹ chồng và Vũ Nương cũng như lời nói mẹ chồng giành
cho Vũ Nương.
c, Nỗi oan không trinh tiết:
-

-

-

Theo quan niệm Á Đông nói chung, phẩm giá của người phụ nữ vô cùng
được đề cao => trinh tiết của người phụ nữ vô cùng quan trọng => tội thất
tiết của người phụ nữ vô cùng nặng, tội sống không ra sống, chết chả ra
chết.
Cả đời nàng chỉ mong muốn, mơ ước tới 1 gia đình nhỏ, đầm ấm như nàng
đã từng phân trần với Trương Sinh. Nàng khao khát cái thú vui nghi gia
nghi thất nên gắng sức gồng mình chịu đựng, vượt qua mọi khó khăn.
Trương Sinh trở về như mong ước ngày nào của nàng, nhưng không ngờ đó
lại là lúc nàng vĩnh viễn rời khỏi gia đình.
Cái bóng từng là biểu tượng cho tình vợ chồng gắn bó, cho nỗi nhớ thương
một lòng thủy chung nhưng nó lại là bằng chứng không thể chối cãi.
 Đây cũng chính là bi kịch danh dự bị bôi nhọ.

d, Xã hội nam quyền độc đoán :
-


Xã hội nam quyền độc đoán trọng nam khinh nữ, đàn ông nắm mọi quyền
hành, thậm chí cả quyền dè bỉu, đay nghiến, hành hạ về tâm hồn và thể xác.
Vì phải chịu nỗi oan không trinh tiết ,nàng đã gieo mình xuống sông Hoằng
Giang. = > Cái bóng chính là bằng chứng buộc chặt Vũ Nương và nỗi oan
không thể nào giãi bày, Trương Sinh bỏ ngoài tai mọi lời giải thích, phân
trần. Vô học, vũ phu, sự vô nhân tính của TS đã lấn át tâm trí, tình cảm, đẩy
Vũ Nương vào cái chết mà thực chất là một sự bất tử.

e, Khao khát hạnh phúc mà không được hạnh phúc, khao khát trở về mà không được trở về:

-

Nàng không chết thực sự mà nàng bắt đầu cuộc sống thứ hai dưới thủy
cung nhờ ơn cưu mang của Linh Phi. Xuống dưới thủy cung mặc dù cuộc
sống đầy đủ , nhưng nàng không nguôi nỗi nhơ chồng, con, gia đình, quê


hương.Cho nên nàng quả quyết nói với Phan Lang rằng “ Tôi tất phải tìm
về có ngày “ = > Sự tha thiết, ước mơ sum họp luôn thường trực trong
nàng. Khi TS lập đàn giải oan, nàng chỉ trở về trong giây lát với lời nghẹn
ngào, chua xót ‘ Thiếp chẳng thể trở về được nữa’ bởi sự thật không thể
cưỡng lại: người chết không thể sống lại. Đồng thời làm rõ ý nghĩa của câu
nói “ Hạnh phúc là ảo ảnh/ Chia ly là mãi mãi” .
 VN càng hao khát hạnh phúc, trở về, VN càng bi kịch.
3. Nguyên nhân dẫn đến bất hạnh và bi kịch:
a, Chế độ phong kiến với những hủ tục hà khắc:
- Chế độ nam quyền trọng nam khinh nữ đã cho người đàn ông mọi quyền
hành cụ thể XHPK tiếp tay dung túng cho hành động mù quáng, tàn nhẫn
của TS, cho TS quyền kết tội, hành hạ, ruồng rẫy người vợ trẻ đức hạnh. Xã
hội tước đi mọi quyền cơ bản của người phụ nữ, tước đi quyền bình đẳng,

quyền sống, quyền được tôn trọng, quyền được hạnh phúc=> Họ dù đức
hạnh tốt đẹp cũng không được xã hội bênh vực.
- Hôn nhân không tình yêu, chênh lệch gia cảnh => Người phụ nữ bị coi như
một món hàng.
- Do sự vô học, vũ phu, ghen tuông mù quáng của TS. Những phẩm chất,
tính cách ấy dù ở thời đại nào, thế kỷ nào cũng đều gây ra tai họa.
- Câu nói của bé Đản cũng đã thổi bùng lên lòng ghen tuông của TS. Câu nói
tưởng là ngây thơ trong sáng, ai ngờ lại làm hệ lụy dẫn đến những hậu quả
khôn lường.
- Vũ Nương không lường trước được kết quả, chồng thì hay ghen, con nhỏ
thì còn ngây thơ, trỏ bóng bảo người. Tình thì ngay, lý thì gian, thanh minh
không được, lấy bóng làm hình, lấy giả làm thật => Bài học sâu sắc cho tất
cả mọi người.
Xã hội phong kiến tàn ác không có chỗ cho người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh
như Vũ Nương.



×