Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tndn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận bình thạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.14 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

BÙI TUẤN NGHĨA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THUẾ
TNDN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH THẠNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

BÙI TUẤN NGHĨA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THUẾ
TNDN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH THẠNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán


Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Đình Nguyên

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017


i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)
T
T
1 P
G
2 T
S.
3 T
S.
4 P
G
5 P

G

C
h
P
b
P
b

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


22


33

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. HCM, ngày tháng năm 20

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Bùi Tuấn Nghĩa

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1993

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV:

1541850084
I- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn quận Bình Thạnh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến thuế
TNDN.

-

Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các
DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một
số kiến nghị hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tiết kiệm được phần nào chi phí
thuế TNDN phải nộp.


III- Ngày giao nhiệm vụ: 10/03/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/07/2017
V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM (HUTECH), tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Các nhân
tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
quận Bình Thạnh” với kỳ vọng hỗ trợ được phần nào cho các DNNVV trên địa
bàn quận nói riêng và các DNNVV nói chung tiết kiệm được chi phí thuế TNDN
phải nộp, và tạo tiền đề mới cho các công trình nghiên cứu hỗ trợ DNNVV trong
tương lai. Kết quả của luận văn này được tạo lập trên cơ sở kiến thức được trang bị

tại Trường và do được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ của các giảng viên, đồng nghiệp,
bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Quý thầy, cô Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã
tận tâm truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu
tại trường làm nền tảng để nghiên cứu.
- Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Đình Nguyên, với kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, định hướng cho đề tài của tôi, và đã bỏ
nhiều thời gian đọc và chỉnh sửa từng nội chi tiết từ khi lập đề cương đến khi hoàn
thành luận văn của tôi.
Mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, tiếp thu ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp, giảng viên hướng dẫn, song chắc chắn khi viết tác giả vẫn còn thiếu
sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu từ quý thầy, cô,
đồng nghiệp và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả: Bùi Tuấn Nghĩa


TÓM TẮT
Với vai trò là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia định hướng phát
triển kinh tế đất nước và tạo ra công bằng xã hội, nguồn thu ngân sách từ thuế nói
chung và thuế TNDN nói riêng ngày cảng có ý nghĩa to lớn. Trong doanh nghiệp,
chi phí thuế cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, theo tác giả việc nghiên cứu đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh” có ý
nghĩa thiết thực trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng.
Trên cơ sở lý thuyết về gánh nặng thuế và nghiên cứu trước đây trong nước và trên
thế giới tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố tác động
đến thuế TNDN của DNNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh, các kiến nghị hoàn
thiện chính sách thuế TNDN, đưa ra các phương pháp nhằm giảm thiểu chi phí thuế
TNDN, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình

Thạnh.
Để phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu thực tế từ báo cáo tài
chính của 62 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Bình Thạnh trong giai
đoạn từ năm 2011-2015 và đưa vào phần mềm Stata 10.0 để xử lý số liệu.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu xây dựng được mô hình giả
thuyết các nhân tố tác động đến thuế TNDN của DNNVV trên địa bàn quận Bình
Thạnh gồm 06 nhân tố: quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ suất sinh lời trên vốn
(ROE), hệ số nợ (LEV), kết cấu tài sản (AS), năm tài chính (YEAR) và gánh nặng
từ thuế VAT ở khâu lưu thông hàng hóa (TTB).
Kết quả hồi quy cho thấy, trong 6 nhân tố này thì có 5 nhân tố có sự ảnh
hưởng đến thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh. Trong đó,
nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn quận
Bình Thạnh là AS (β= -0,0841), tiếp đến là nhân tố LEV (β= -0,0372), ROE (β= 0,0169), TTB (β= -0,0159), SIZE (β= 0.0098), và cuối cùng là biến giả YEAR
không có ý nghĩa thống kê.


ABSTRACT
As an important source of revenue for the national economy and to create
social equality, tax revenues in general and CIT in particular are very significant. In
the enterprise, tax expense is also one of the important factors to determine the
business results of the business. Therefore, according to the author the research
project "Factors affecting corporate income tax of SMEs in the province of Binh
Thanh district" has practical significance in economic management in general and
business management in particular. On the basis of the theory of the tax burden and
previous research in the country and the world the author modeling study to
evaluate the factors affecting CIT's DNNNVV in the province of Binh Thanh
district, these reviews Completing the CIT policy, introducing methods to reduce
CIT expenses and improve business efficiency of enterprises in Binh Thanh district.
For the study, the author collected actual data from the financial reports of 62

small and medium enterprises in Binh Thanh district for the period 2011-2015 and
included in the Stata 10.0 software. Data processing.
Synthesizing the theories, inheriting the results from the previous research
directly and indirectly related to the topic, the author initially developed the
hypothetical model factors affect the CIT of SMEs on district Binh Thanh includes
06 factors: firm size (SIZE), the profitability ratio on equity (ROE), the debt (LEV),
structural properties (AS), the financial year (YEAR) and the burden of VAT in the
circulation of goods (TTB).
Regression results show that, among these six factors, there are 5 factors
affecting CIT of SMEs in Binh Thanh District. Among them, the most powerful
factors influencing SMEs to corporate income tax in the province of Binh Thanh
District is AS (β = -0.0841), followed LEV factor (β = -0.0372), ROE (β = -0.0169),
TTB (β = -0.0159), SIZE (β = 0.0098), and finally YEAR dummy variable is not
statistically significant.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài. ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................3
6. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................6
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ...............................................................................6
1.2 Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................16
1.3 Nhận xét và điểm mới đề tài nghiên cứu .........................................................19
1.3.1 Nhận xét ....................................................................................................19

1.3.2 Điểm mới đề tài nghiên cứu ......................................................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................22
2.1. Lý luận cơ bản về thuế TNDN và doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................22
2.1.1. Lý luận về thuế TNDN .............................................................................22
2.1.1.1 Đặc điểm cơ bản của thuế TNDN .......................................................22
2.1.1.2. Các yếu tố cấu thành chi phí thuế TNDN ..........................................23
2.1.1.3 Vai trò của thuế TNDN .......................................................................26
2.1.2 Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................27
2.1.2.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................27


88

2.1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................27
2.2 Lý luận về gánh nặng từ chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..29
2.2.1 Lý thuyết về gánh nặng từ thuế TNDN .....................................................29
2.2.1.1 Lý thuyết về gánh nặng thuế thực tế ...................................................29
2.2.1.2 Các thành phần cấu thành nên gánh nặng thuế thực tế .......................31
2.2.2

Tác động của gánh nặng từ chi phí thuế TNDN tới sự phát triển của

DNNVV..............................................................................................................34
2.3 Chính sách thuế TNDN hỗ trợ DNNVV giảm gánh nặng từ chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp ................................................................................................36
2.3.1 Chính sách thuế TNDN hỗ trợ DNNVV giảm gánh nặng từ chi phí thuế
TNDN trên thế giới ............................................................................................37
2.3.2 Chính sách thuế TNDN hỗ trợ DNNVV giảm gánh nặng từ chi phí thuế
TNDN ở Việt Nam .............................................................................................39

2.3.2.1 Chính sách thuế TNDN hỗ trợ riêng cho DNNVV.............................39
2.3.2.2 Chính sách thuế TNDN hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung (trong đó
có DNNVV) ....................................................................................................40
2.4 Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu..........................................................42
2.4.1 Lý thuyết về cơ cấu vốn ...........................................................................42
2.4.2 Lý thuyết chi phí chính trị (Political cost theory) ....................................43
2.4.3 Lý thuyết quyền lực chính trị (Political power theory) ............................44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................46
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................47
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................47
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................47
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................50


99

3.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................50
3.2.1 Biến phụ thuộc...........................................................................................50
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DNNVV (Biến giải
thích) ...................................................................................................................52
3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................57
3.3 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................58
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................58
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................59
KẾT LUÂN CHƢƠNG 3........................................................................................60
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................61
4.1 Thực trạng về DNNVV ở địa bàn quận Bình Thạnh .......................................61
4.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các
DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh ................................................................63
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả ...........................................................................63

4.2.2 Phân tích ma trận hệ số tương quan ..........................................................66
4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy ..........................................................................67
4.2.3.1 Kiểm định hiện tượng Đa cộng tuyến .................................................67
4.2.3.2 Kiểm định phương sai thay đổi ...........................................................68
4.2.3.3 Kiểm định tự tương quan ....................................................................68
4.2.3.4 Kiểm định Breusch-Pagan cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động
ngẫu nhiên (Random Effect Model) và mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) .
69
4.2.3.5 Kiểm định Hausman cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động cố định
(Fixed Effect Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect
Model) .............................................................................................................70
4.2.3.6 Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) .............................71


10
10

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................76
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................77
5.1. Kết luận ...........................................................................................................77
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................78
5.2.1 Kiến nghị hỗ trợ DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh giảm gánh nặng
từ chi phí thuế TNDN
.........................................................................................78
5.2.2 Kiến nghị về việc bổ sung một số quy định trong chính sách thuế TNDN
hỗ trợ DNNVV giảm gánh nặng từ chi phí thuế TNDN. ...................................83
5.3. Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. ..................................85
5.3.1 Hạn chế đề tài ............................................................................................85
5.3.2 Đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5........................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89


11
11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ETR

Tỷ lệ thuế suất thuế TNDN thực tế

EU

Liên minh Châu Âu

GTGT

Gía trị gia tăng


GDP

Tổng sản phẩm quốc nôi

NSNN

Ngân sách nhà nước

NN

Nhà nước



Nghị định



Quyết định

TT

Thông tư

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNCN


Thu nhập cá nhân

VAT

Gía trị gia tăng


12
12

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Biểu thuế luỹ tiến thuế TNDN được áp dụng tại Bỉ ................................. 14
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam qua các thời kỳ......... 24
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ............................ 49
Bảng 4.1 Kết quả thu thuế TNDN năm 2013-2015 tại chi cục thuế Bình Thạnh.... 62
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 63
Bảng 4.3 Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến...................................... 66
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định hệ số VIF .................................................................... 67
Bảng 4.5 Kiểm định hiện tương phương sai thay đổi .............................................. 68
Bảng 4.6 Kiểm định hiện tương tự tương quan ....................................................... 68
Bảng 4.7 Kiểm định Breusch và Pagan lựa chọn giữa mô hình Pool OLS và REM
.................................................................................................................................. 69
Bảng 4.8 Kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình FEM và REM .................... 70
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) ................................... 71
Bảng 5.1 Ví dụ cơ cấu vốn của doanh nghiệp H...................................................... 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình phân tích gánh nặng thuế của tác giả Phạm Xuân Hoà (2015).. 19
Hình 2.1: Gánh nặng thuế thực tế và các thành phần tạo nên gánh nặng thuế thực tế
của doanh nghiệp..................................................................................................... 30

Hình 2.2: Phân bổ gánh nặng thuế VAT trong trường hợp độ co giãn của cầu
lớn............................................................................................................................ 32
Hình 2.3: Phân bổ gánh nặng thuế VAT trong trường hợp độ co giãn của cung
lớn............................................................................................................................ 33
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến thuế TNDN của các
DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh.................................................................. 47


1


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
toàn cầu. DNNVV chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới, góp
phần quan trọng vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân
sách… Ở Việt Nam, DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng
hơn 62% lao động, đóng góp khoảng 45% GDP và 33% nguồn thu ngân sách Nhà
nước (số liệu thống kê tại Quốc hội khoá XIV (2016)). Với vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, DNNVV luôn được chính phủ các nước quan tâm và hỗ trợ phát triển.
Các nước phát triển đã sớm có những chính sách hỗ trợ DNNVV và đã được những
thành công nhất định. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, cần phải hỗ trợ
DNNVV trên cả hai lĩnh vực: tài chính và phi tài chính.
Một mặt, với ưu điểm dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền
thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh nhưng mặt khác DNNVV lại có qui mô
nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, quản trị dòng tiền kém hiệu quả, hạn chế
trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế.
Với những hạn chế của mình, DNNVV cần được sự hỗ trợ để phát triển. Nguồn vốn

của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay. Do khó khăn trong việc tiếp
cận vốn vay nên nguồn vốn của DNNVV chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Một bộ phận
quan trọng của vốn chủ sở hữu là lợi nhuận giữ lại. Đây chính là nguồn lực tài chính
chủ yếu để tái đầu tư và phát triển của DNNVV. Tuy nhiên nguồn lực tài chính này
của doanh nghiệp chịu nhiều áp lực do nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Xét về khía cạnh vĩ mô, thuế là một khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà
nước. Doanh nghiệp nộp thuế để hình thành nên ngân sách Nhà nước. Nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp là bắt buộc. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ thuế này ảnh
hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận được giữ lại cho
việc tái đầu tư, kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp này. Điều này làm hạn
chế sự tăng trưởng của cơ sở thuế, tạo động lực trốn thuế cho doanh nghiệp và từ đó


làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách từ thuế của Nhà nước, dù thuế suất không
đổi.
Xuất phát từ lí do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến
thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh“ để nghiên cứu. Qua
nghiên cứu, tác giả xác định các nhân tố tác động đến thuế TNDN để từ đó đưa ra
các kiến nghị giúp DNNVV trong địa bàn nói riêng cũng như DNNVV nói chung
giảm được phần nào gánh nặng từ thuế TNDN, qua đó tăng lợi nhuận được giữ lại
cho tái đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, đứng trên quan điểm hỗ trợ phát triển
DNNVV, tác giả sẽ đưa ra thêm một số kiến nghị đối với Chính phủ để hoàn thiện
chính sách thuế TNDN hỗ trợ phát triển nhóm doanh nghiệp này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu thực trạng chính sách thuế hỗ trợ DNNVV giảm gánh nặng từ chi phí
thuế TNDN tại Việt Nam
+ Xác định được các nhân tố ảnh hưởng thuế TNDN của DNNVV trên địa bàn

quận Bình Thạnh.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thuế TNDN của
DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh.
+ Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tác giả đưa ra được những đề xuất,
kiến nghị có thể hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh nói chung và
DNNVV ở Việt Nam nói riêng tiết kiệm được phần nào chi phí thuế TNDN phải
nộp. Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị đến Chính phủ để hoàn thiện chính
sách thuế TNDN hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh nói riêng
cũng như DNNVV ở Việt Nam nói chung.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu này là :


1. Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DNNVV trên địa
bàn quận Bình Thạnh?
2. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại các
doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thạnh như thế nào?
3. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kiến nghị nào để giúp DNNVV ở địa
bàn quận Bình Thạnh giảm được gánh nặng từ chi phí thuế TNDN?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: là tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thuế TNDN của DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng sẽ được giới hạn trong thời kỳ từ năm
2011-2015
- Về không gian: Nghiên cứu được xác định phạm vi là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn quận Bình Thạnh.
- Về nội dung: Nghiên cứu được giới hạn trong một số vấn đề cụ thể sau
+ Vấn đề về chi phí thuế TNDN đối với các doanh nghiệp,
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa,
+ Đưa ra những đề xuất, giải pháp và những gợi ý dựa trên kết quả nghiên
cứu được nhằm giúp DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh tiết kiệm được phần
nào chi phí thuế TNDN phải nộp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng hỗn hợp kết hợp giữa phương pháp định tính với định lượng.
Để giải quyết vấn đề (1): xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các
DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, tiếp
cận hệ thống các lý thuyết nền về gánh nặng thuế TNDN và các yếu tố ảnh hưởng
đến thuế TNDN. Từ đó, áp dụng phương pháp tư duy, tổng hợp để chọn ra một
quan điểm phù hợp về các nhân tố tác động đến thuế TNDN của các DNNVV trên
địa bàn quận Bình Thạnh.


Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu suy diễn – định tính. Do
hiện nay các nghiên cứu trực tiếp về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thuế
TNDN của các DNNVV ở địa bàn quận Bình Thạnh chưa có nên luận văn phải thừa
kế những kết quả của các nghiên cứu khác trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài đồng thời tham khảo thêm từ thực tiễn các đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam để
suy diễn và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DNNVV
trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Để giải quyết vấn đề (3): Thực trạng về mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh. Luận văn
sử dụng phương pháp định lượng thu thập dữ liệu thông qua báo cáo tài chính của
các DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh, sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả
thực trạng và thực hiện các kiểm định với phần mềm Stata 10. Việc phân tích dữ
liệu được thực hiện theo trình tự sau:
- Phân tích thống kê mô tả nhằm để thấy một cách tổng quát về giá trị cực đại,
cực tiểu, giá trị trung bình, phân phối chuẩn và số quan sát của các biến số trong mô
hình nghiên cứu.

- Phân tích ma trận hệ số tương quan giúp tác giả có cái nhìn ban đầu về mối
tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện mối liên hệ
giữa các biến.
- Thực hiện các kiểm định: đa cộng tuyến (VIF), phương sai thay đổi, tự tương
quan để phát hiện các bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục (nếu có) cho mô hình
nghiên cứu.
- Thực hiện kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp nhất để phân
tích kết quả của dữ liệu bảng. Bao gồm hai kiểm định: Kiểm định Breusch-Pagan
cho việc lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) và mô
hình hồi quy gộp (Pooled OLS), Kiểm định Hausman cho việc lựa chọn giữa mô
hình tác động cố định (Fixed Effect Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên
(Random Effect Model).


- Sau khi kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp nhất, dựa vào kết quả
mô hình so sánh với các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, đưa ra các giải thích và liên
hệ ứng dụng mô hình vào thực tế.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Bình Thạnh. Từ đó, đề tài cung
cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa chi phí thuế TNDN và các nhân tố tác động
đến nó.
Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa cung cấp những thông tin
hữu ích cho chủ sở hữu và nhà đầu tư vào DNNVV trên địa bàn quận Bình Thạnh
trong việc vận dụng để tiết kiệm được phần nào chi phí thuế TNDN phải nộp, qua
đó tăng lợi nhuận được giữ lại cho việc tái đầu tư và phát triển. Đồng thời, thông
qua việc tham khảo chính sách thuế hỗ trợ DNNVV trên thế giới tác giả đóng góp
đề xuất kiến nghị Chính Phủ trong việc hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ phát triển
cho nhóm DNNVV trên địa bàn nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
7. Cấu trúc của đề tài

Luận văn bao gồm 5 chương và được trình bày theo thứ tự như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN dựa trên, tỷ lệ thuế suất
thuế TNDN (Effective tax rate) và dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp bắt đầu
với nghiên cứu của Siegfried (1974) ở Mỹ. Sau đó, mô hình nghiên cứu thuế TNDN
này tiếp tục được các nhà nghiên cứu mở rộng trên cơ sở lý thuyết thực chứng. Điển
hình như tác giả Stickney và McGee (1982), Zimmerman (1983), Harberger (1959).
Đứng trên quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều tác giả trên thế giới đã tiếp tục ứng
dụng và mở rộng mô hình lý thuyết vào phân tích các doanh nghiệp ở nhiều vùng
địa lý khác nhau như: Úc, Canada, Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung
Quốc. Trên cơ sở lập luận cho đề tài nghiên cứu, tác giả xin tóm tắt lại một số
nghiên cứu điển hình về thuế TNDN đã được thực hiện trên thế giới:
Tác giả Siegfried (1974) nghiên cứu đề tài “Effective average US corporation
income tax rates” tạm dịch là nghiên cứu về tỷ lệ thuế TNDN thực tế ở Mỹ. Đề tài
tập trung nghiên cứu về sự tác động của quy mô doanh nghiệp lên chi phí thuế
TNDN (ETR). Trong nghiên cứu, ông đưa ra giả thuyết cho rằng các doanh nghiệp
có quy mô càng lớn thì có thể có chi phí thuế TNDN nhỏ hơn các doanh nghiệp nhỏ
khác bởi vì các lý do sau: các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì có nguồn lực tài
chính càng mạnh để có thể đầu tư vào chuyên gia tư vấn thuế thông qua đó tiết kiệm
được tiền thuế phát sinh phải nộp. Hai là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn xuyên
quốc gia có thể tận dụng thế mạnh về nguồn lực của mình để lập kế hoạch về thuế
(tax planning), sắp xếp, phân bổ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để có

thể tiết kiệm tối đa chi phí thuế phải nộp. Ông được xem như là người đầu tiên đưa
ra cơ sở lý luận về lý thuyết quyền lực chính trị (Political power theory) để xem xét
mối tương quan nghịch chiều giữa biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tỷ lệ thuế
TNDN trung bình (ETR).
Để chứng minh cho lý luận của mình ông thực hiện nghiên cứu hồi quy trên
các doanh nghiệp trong ngành sản xuất từ năm 1970-1972 ở Mỹ và đo lường chi phí
thuế TNDN bằng tỷ lệ thuế suất thuế TNDN trung bình.


Kết quả nhận được phù hợp với cơ sở lý luận, ông đưa ra kết luận các doanh
nghiệp lớn sẽ tận dụng năng lực tài chính của mình để tác động đến việc thực hiện
nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, thông qua việc lựa chọn các chính sách kế toán, chính
sách thuế có lợi với mình để làm giảm cơ sở thuế, cũng như việc thực hiện kế hoạch
thuế (tax planning) điển hình như chuyển giá (transfer pricing) để tiết kiệm tối đa
chi phí thuế phải nộp.
Hai Tác giả Stickney và McGee (1982) nghiên cứu với đề tài “Effective
coporate tax rate: the effect of size, capital intensity, leverage, and other factors”
tạm dịch là nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô, cấu trúc tài sản, hệ số nợ và các
nhân tố khác đến tỷ lệ thuế suất thuế TNDN thực tế (ETR).
Trong nghiên cứu thực nghiệm, hai ông dùng các biến nhân tố ảnh hưởng như
quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản (CI), hệ số nợ
trên tổng tài sản (LEV) và biến giả nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
hoạt động trong ngành sản xuất. Dữ liệu nghiên cứu của hai ông là dựa trên số liệu
BCTC thường niên của các doanh nghiệp từ năm 1978-1980 ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của hai ông cho thấy những doanh nghiệp có tỷ lệ thuế
TNDN thấp nhất (ETR thấp nhất) thường rơi vào các doanh nghiệp có sử dụng nợ
nhiều. Điều này có nghĩa là giữa chi phí thuế TNDN và biến hệ số nợ (LEV) có mối
tương quan nghịch chiều mạnh nhất. Bởi vì ở Mỹ, chi phí lãi vay là chi phí hợp lý
được khấu trừ trước khi tính thuế TNDN. Vì vậy, doanh nghiệp nào có khả năng
vay nợ được càng nhiều để tài trợ cho dự án sản xuất-kinh doanh thì các doanh

nghiệp này sẽ có lợi ích từ lá chắn thuế để làm giảm cơ sở thuế (thu nhập tính thuế)
và từ đó giảm chi phí thuế TNDN phải nộp. Bên cạnh đó, hai ông cũng tìm thấy mối
tương quan giữa một số nhân tố khác đến chi phí thuế TNDN như doanh nghiệp sẽ
có tỷ lệ thuế suất thuế TNDN (ETR) nhỏ hơn thường có tài sản dài hạn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản và hoạt động trong ngành sản xuất. Ngoài ra, họ tìm
thấy mối tương quan cùng chiều yếu giữa biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tỷ lệ
thuế TNDN thực tế (ETR). Như vậy, ở mô hình này các giả đã vận dụng thêm được
lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu trong việc xây dựng biến nhân tố ảnh hưởng đến chi


phí thuế TNDN để từ đó đưa ra thêm được một số giải pháp giúp doanh nghiệp
nhằm tận dụng chính sách thuế để làm giảm chi phí thuế TNDN.
Tác giả Zimmerman (1983), thực hiện nghiên cứu với tên là “Taxes and Firm
size” tạm dịch là thuế và quy mô doanh nghiệp. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng
mô hình hồi quy kinh tế lượng để xem xét mối tương quan giữa quy mô doanh
nghiệp (SIZE), biến giả ngành nghề kinh doanh lên chi phí thuế TNDN từ việc đo
lường tỷ lệ thuế suất thuế TNDN (ETR).
Zimmerman sử dụng mô hình chuỗi thời gian để đo lường chi phí thuế TNDN
(ETR) từ năm 1974-1981 ở Mỹ để kiểm tra giả thuyết quy mô doanh nghiệp (SIZE)
ảnh hưởng cùng chiều đến chi phí thuế TNDN. Khác với tác giả Siegfried (1972)
đưa ra lý thuyết quyền lực chính trị (political power theory) để ủng hộ mối quan hệ
nghịch chiều giữa quy mô doanh nghiệp (SIZE) và chi phí thuế TNDN. Tác giả
Zimmerman, lại ủng hộ quan điểm của lý thuyết chi phí chính trị (political cost
theory) của Jensen và Meckling (1976) khi cho rằng một doanh nghiệp khi có quy
mô càng lớn và hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời càng lớn thì càng tạo được
nhiều sự chú ý ở khu vực Nhà nước, cũng như các nhóm hưởng lợi ích khác. Bởi vì
thuế TNDN là một phần quan trọng trong chi phí chính trị, là công cụ đắc lực của
Nhà nước để phân phối lại thu nhập trong xã hội và tạo nguồn thu ngân sách đóng
góp cho địa phương, cũng như nước nhà. Do đó, doanh nghiệp có quy mô càng lớn
thì sẽ có chi phí thuế TNDN cũng lớn hơn.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết được đặt ra, giữa quy mô (SIZE)
và chi phí thuế TNDN có mối tương quan dương cùng chiều, đặc biệt trong ngành
công nghiệp khai thác dầu, một ngành công nghiệp cạnh tranh độc quyền có tỷ lệ
thuế suất thuế TNDN cao nhất. Các nghiên cứu sau đó của các tác giả Willkie và
Limberg (1990), Kern và Morris (1992) cũng đã chứng minh lý thuyết chi phí chính
trị của Zimmerman là đúng và phù hợp với thực tế. Như vậy, nghiên cứu này như
góp phần bổ sung vào sự đa dạng cho cơ sở lý thuyết nghiên cứu nhân tố tác động
đến chi phí thuế TNDN cho các nghiên cứu ở Mỹ và các nước trên thế giới.


Gupta và Newberry (1997), nghiên cứu đề tài “Determinants of the variability
of effective tax rates: evidence from longitudinal data” tạm dịch các nhân tố tác
động đến tỷ lệ thuế suất thuế TNDN thực tế. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng
về nguyên nhân gây ra sự khác biệt chi phí thuế TNDN thông qua tỷ lệ thuế suất
thuế TNDN thực tế (ETR).
Kết quả nghiên cứu hồi quy cho thấy giữa ETR và biến quy mô doanh nghiệp
(SIZE) không có sự tương quan. Tuy nhiên, tỷ lệ thuế suất thuế TNDN thực tế có
tương quan âm đến cấu trúc vốn (LEV) và cấu trúc tài sản (CI) của DN. Điều này
có nghĩa là, doanh nghiệp nào có tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản thì có chi phí khấu hao tài sản càng nhiều và chi phí khấu hao là một chi phí
hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN. Do đó, chi phí này sẽ làm giảm cơ sở tính thuế
TNDN và giảm chi phí thuế TNDN phải nộp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có tài
sản cố định càng nhiều càng có nhiều cơ hội đáp ứng điều kiện về vay vốn để mở
rộng đầu tư, sản xuất và chi phí lãi vay này cũng là một chi phí hợp lý được trừ khi
tính thuế TNDN. Do đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng lợi ích này từ để tiết kiệm được
tiền thuế TNDN phải nộp.
Tác giả Harberger (1959) thực hiện nghiên cứu đề tài “The illicit asset
stripping of Chinese state firms” tạm dịch là nghiên cứu về việc tước bỏ tài sản bất
hợp pháp của các công ty nhà nước Trung Quốc nhận thấy rằng các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dệt may, dầu mỏ và khai thác than đá đóng

thuế TNDN thấp hơn nhiều so với các công ty khác. Một tác giả khác là Rosenberg
(1969) đã nhân rộng nghiên cứu này và đưa ra một kết luận tương tự. Thực tế, việc
nghiên cứu lý luận tác động ngành nghề kinh doanh đến chi phí thuế TNDN đã
được hai tác giả Stickney và McGee giải thích trong nghiên cứu của mình. Một
trong những nguyên nhân chính của sự tác động này chủ yếu là do các doanh nghiệp
hoạt động trong những ngành cần thiết phải có khoản đầu tư giữ lại phục vụ cho
việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng thay đổi công nghệ vào tư liệu sản xuất để
nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành, cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hoặc các
ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, tài nguyên đặc thù cần có sự đầu tư và


×