Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu Luận Triết Học ĐẤU TRANH GIAI CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.64 KB, 18 trang )

Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

MỤC LỤC
PHẦN 1 : ...................................................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................................2
Chương 1 : Giai cấp và những vấn đề xung quanh giai cấp.............................................2
I.Khái niệm giai cấp .........................................................................................................2
II.Đặc điểm giai cấp..........................................................................................................3
III.Nguồn gốc giai cấp ......................................................................................................3
IV.Kết cấu giai cấp ...........................................................................................................4
V.Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản ...............................................................................4
Chương 2 : Đấu tranh giai cấp ............................................................................................5
I.Đấu tranh giai cấp là gì ? ..............................................................................................5
II.Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng .................6
IV.Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.......................................................................................................8
PHẦN 2 : .................................................................................................................................11
VẬN DỤNG NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ GIAI CẤP
VÀ ĐẤU TRANH GIAI ĐỂ LÝ GIẢI CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..............................................................................................................................11
PHẦN 3 : .................................................................................................................................18
KẾT LUẬN .............................................................................................................................18


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

PHẦN 1 :


CƠ SỞ LÝ LUẬN
Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, kết quả tất nhiên của quan niệm
duy vật về lịch sử, là một trong những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin. Lý luận đó là sợi dây dẫn đường giúp ta tìm ra những quy luật chi phối tất cả các
xã hội kể từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã cho đến nay. Điều căn bản hơn nữa
là lý luận đó đã chỉ rõ vai trò lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh
giải phóng loài người khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản và trong việc xây dựng
một xã hội không giai cấp, xã hội cộng sản. Nó là cơ sở lý luận của đường lối chiến
lược, sách lược của tất cả các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới trong cuộc đấu
tranh giành chính quyền, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản khoa học.
----------&-&----------

Chương 1 : Giai cấp và những vấn đề xung quanh giai cấp
I.Khái niệm giai cấp
Học thuyết chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã chỉ ra rằng: Sự phân chia xã hội thành
giai cấp là kết quả tất nhiên của những chế độ kinh tế xã hội nhất định trong lịch sử.
Quan hệ giai cấp chính là biểu hiện về mặt xã hội của những quan hệ sản xuất trong đó
tập đoàn người này có thể bóc lột lao động của tập đoàn người khác.V.I. Lê Nin đã chỉ
rõ bản chất của giai cấp trong định nghĩa kinh điển sau đây:
Người ta gọi giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của
họ trong một hệ thống sản suất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ
của họ(thường thường thì những quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận)đối
với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy
là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ
được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt
lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế
độ kinh tế xã hội nhất định”.
Định nghĩa về giai cấp nói trên của V.I Lê Nin vũ trang cho chúng ta lý luận và
phương pháp khoa học để phân tích các giai cấp trong xã hội có giai cấp, giúp cho



Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

chúng ta biết được vị trí khác nhau của từng giai cấp trong một xã hội nhất định, qua
đó có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm và thái độ chính trị của từng giai cấp.
II.Đặc điểm giai cấp
Từ định nghĩa giai cấp của Lê Nin ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của giai cấp
là :
Đặc trưng thứ nhất: giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong
một hệ thống sản xuất xã hội nhất định.
Đặc trưng thứ hai: các giai cấp có mối quan hệ khác nhau về quyền sở hữu đối
với tư liệu sản xuất.
Đặc trưng thứ ba : các giai cấp có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động
xã hội.
Đặc trưng thứ tư : các giai cấp có những phương thức và quy mô thu nhập về
của cải xã hội.
Bốn đặc trưng trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đặc trưng thứ hai là đặc
trưng cơ bản nhất, chi phối các đặc trưng khác
III.Nguồn gốc giai cấp
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng: không phải bạo lực, cũng không
phải một nguyên nhân tự nhiên nào đó, mà sự phân chia xã hội thành giai cấp là do
nguyên nhân kinh tế.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém
buộc người ta muốn sống phải cố kết với nhau. Năng suất lao động rất thấp, xã hội
chưa có sản phẩm thừa tương đối, do đó chưa có khả năng khách quan của việc phân
chia giai cấp.
Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm cho

năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lại lao động trong xã hội. Với lực
lượng sản xuất mới, sản xuất cá thể trở thành hình thức thích hợp hơn và có hiệu quả
hơn. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã xuất hiện và dần thay thế sở hữu cộng đồng
nguyên thủy. Chế độ tư hữu ra đời dẫn đến sự bất bình đẳng về tài sản trong công xã.
Xã hội phân hóa thành những giai cấp khác nhau, giai cấp bóc lột, và giai cấp bị bóc
lột.


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất nhiên của chế độ kinh
tế dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường: Thứ nhất, sự phân hóa từ nội
bộ công xã thành kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Thứ hai, những tù binh bị bắt trong
chiến tranh cũng bị biến thành nô lệ.
IV.Kết cấu giai cấp
Trong các xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội có kết cấu giai cấp
riêng. Ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đều
có hai giai cấp cơ bản. Hai giai cấp này có địa vị đối lập với nhau trong hệ thống sản
xuất xã hội và do phương thức sản xuất chiếm địa vị thống trị trong xã hội ấy quyết
định. VD: trong xã hội chiếm hữu nô lệ có chủ nô và nô lệ, trong xã hội phong kiến có
địa chủ và nông dân, trong xã hội tư bản có tư sản và vô sản.
Ngoài hai giai cấp cơ bản, trong kết cấu giai cấp của những xã hội đó còn có
những giai cấp không cơ bản. Sở dĩ trong xã hội có những giai cấp không cơ bản vì
bên cạnh phương thức sản xuất chiếm địa vị thống trị trong xã hội, còn có những tàn
dư của phương thức sản xuất cũ, hoặc mầm mống của phương thức sản xuất mới.
V.Vai trò lịch sử của giai cấp vô sản
Giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản

và đưa xã hội loài người tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
C.Mác- P.Enghen viết: “ giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí giết mình;
nó còn sinh ra những sử dụng vũ khí ấy – những công nhân hiện đại, những người vô
sản”.
Trong các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp
triệt để cách mạng. điều đó không phải chỉ vì nó là giai cấp có “ mức sống” thấp nhất
trong xã hội. Bần nông là những người nghèo khổ không khác gì người vô sản, song
họ không thể tự mình lật đổ được chủ nghĩa tư bản và xây dựng được chủ nghĩa xã hội,
chính vì họ là những người sản xuất nhỏ, những người tiểu tư sản. Vai trò lịch sử của
giai cấp vô sản là do địa vị của nó trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết
định. Là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất xã hội
chủ nghĩa, giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử tiêu diệt phương thức sản xuất tư bản


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

chủ nghĩa đã lỗi thời. Giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức bóc lột cuối cùng trong lịch
sử; nó chỉ có thể được giải phóng khi mọi hình thức áp bức, bóc lột cũng như cơ sở
của chế độ người bóc lột người là chế độ tư hữu đã bị xóa bỏ. Chỉ có giai cấp vô sản,
giai cấp hoàn toàn không tư hữu, bản thân nó là sản phẩm của nền sản xuất hiện đại và
gắn liền với nền sản xuất đó, được nền sản xuất đó rèn luyện, mới đủ khả năng lãnh
đạo quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột đứng lên lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa
tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Đồng chí Lê Duẩn đã nói : “ là con đẻ của xã hội tư bản chủ nghĩa, gắn liền với
nền sản xuất đại công nghiệp, và là sản phẩm của bản thân đại công nghiệp, giai cấp
công nhân tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới xã hội hóa, và do đó nó là giai cấp tiên
tiến nhất có khả năng cải tạo cả thế giới, tổ chức nên chế độ xã hội mới, xã hội tương
lai của loài người, là xã hội cộng sản chủ nghĩa”

Ngày nay vai trò của giai cấp vô sản, giai cấp trung tâm của thời đại, không
giảm đi mà trái lại không ngừng tăng lên. Giai cấp vô sản là giai cấp tiên phong trong
ba dòng thác cách mạng của thời đại, đang tấn công vào chủ nghĩa đế quốc và đưa loài
người từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Chương 2 : Đấu tranh giai cấp
I.Đấu tranh giai cấp là gì ?
Mác và Enghen không đưa ra một định nghĩa thế nào là đấu tranh giai cấp,
nhưng quan niệm của hai ông về đấu tranh giai cấp là rất rõ ràng và nhất quán. Trong
tác phẩm nổi tiếng tuyên ngôn của Đảng cộng sản, hai ông đã khẳng định: “lịch sử tất
cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người
nô lệ, quí tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, trùm phường và thợ bạn, nói tóm lại,
những kẻ bị áp bức và những người bị áp bức luôn luôn đối lập với nhau đã tiến hành
một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh
bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng
sự diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau”.
Như vậy, theo Mác và Enghen đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa những giai
cấp mà quyền lợi căn bản đối lập nhau, và kết cục của đấu tranh giai cấp là phải dẫn
đến cách mạng xã hội.


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

Trong định nghĩa giai cấp, Lê Nin đã chỉ rõ thực chất của quan hệ giai cấp là
quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột, giữa áp bức và bị áp bức, tức là quan hệ giữa các
tập đoàn người, do địa vị khác nhau trong chế độ kinh tế, nên có những lợi ích đối
kháng nhau. Ap bức giai cấp tất nhiên dẫn đến đấu tranh giai cấp.
V.I. Lê Nin: “đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này

chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ bị áp bức và lao động
chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, đấu tranh của những
người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay
giai cấp tư sản:”
Mác cũng đã chỉ ra các hình thức của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế, đấu tranh
chính trị, đấu tranh tư tưởng và văn hóa, trong đó đấu tranh giai cấp chính trị là hình
thức cao nhất nhằm lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn đó, giai cấp bóc lột tổ chức bộ
máy nhà nước của mình và dùng bộ máy bạo lực đó để đàn áp sự phản kháng của giai
cấp bị áp bức nhằm duy trì chế độ kinh tế - xã hội lỗi thời, bảo vệ những quyền lợi ích
kỉ của chúng. Các giai cấp bị áp bức vì lợi ích sống còn của mình cũng phải tổ chức lại
thành một lực lượng để tiến hành đấu tranh bằng mọi hình thức, trong đó bạo lực là
hình thức chủ yếu nhằm lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột, và dẫn tới một cuộc
cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội.
II.Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng
Những lợi ích giai cấp đối kháng nhau không thể dung hòa được, chúng chỉ có
thể dẫn đến xung đột ngày càng gay gắt, chỉ có thể giải quyết sự đối kháng đó bằng
đấu tranh. Đấu tranh giai cấp là quy luật của tất cả các xã hội có giai cấp.
Khi xã hội còn phân chia thành giai cấp thì đấu tranh giai cấp là không thể tránh
khỏi. Các cuộc đấu tranh giai cấp không phải do tư tưởng của người ta tạo ra mà do sự
đối lập về lợi ích căn bản không thể dung hòa được. Mỗi cuộc đấu tranh đó chỉ có thể
kết thúc bằng việc thay thế hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế –xã hội
khác cao hơn.
Cống hiến vĩ đại của Mác là đã chỉ ra: đấu tranh giai cấp là một động lực phát
triển của xã hội loài người. Và quan điểm giai cấp trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam


Tiểu Luận Triết Học P2

trong việc xem xét các vấn đề của cách mạng, của đời sống xã hội có giai cấp. Xa rời
quan điểm đó sẽ không thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng, các sự kiện
chính trị- xã hội diễn ra hàng ngày ở trong nước và thế giới.
Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch sử loài người. Cuộc
đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột tất yếu phải phát triển đến
một giai đoạn mà một giai cấp bị áp bức, do địa vị lịch sử của nó, đứng lên dành lấy
chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của mình, thông qua nền chuyên chính đó tiến
hành cải tạo triệt để xã hội, tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp, xây dựng xã hội
không giai cấp . Giai cấp có vai trò lịch sử đó là giai cấp vô sản.
III.Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của các xã hội có giai cấp.
Nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người là hoạt động sản xuất ra
của cải vật chất. Sự phát triển xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó những lực lượng sản xuất mới gạt bỏ
những quan hệ sản xuất lỗi thời đang kiểm hãm nó. Trong xã hội có giai cấp đối
kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội
thành mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị phản động với giai cấp bị trị, cách mạng. Mâu
thuẫn nói trên chỉ có thể giải quyết bằng cách mạng xã hội, đỉnh cao của đấu tranh giai
cấp.
Trong xã hội có giai cấp chỉ có thể thông qua đấu tranh giai cấp mới có thể giải
quyết được sự xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vì các giai cấp
thống trị phản động có những lợi ích gắn liền với những quan hệ sản xuất lỗi thời đã
trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Những quan hệ sản xuất đó không tự
động mất đi vì nó được các giai cấp thống trị phản động ra sức bảo vệ bằng bạo lực,
bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp lý và tư tưởng. Phải dùng bạo lực cách
mạng để lật đổ giai cấp thống trị, xóa bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời, xây dựng quan
hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. vì vậy, trong các xã hội
có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử.
C. Mác và P. Enghen: “ trong gần bốn mươi năm, chúng tôi đã nhấn mạnh vào

đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử, đặt biệt là nhấn mạnh cuộc
đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, coi đó là đòn bẩy vĩ đại


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

của cuộc cách mạng xã hội hiện đại; vì vậy chúng tôi không thể cộng tác với những
người muốn loại cuộc đấu tranh giai cấp đó ra khỏi phong trào”.
Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xóa bỏ được các
lượng xã hội phản động kiềm hãm xã hội phát triển mà nó còn có tác dụng cải tạo bản
thân các giai cấp cách mạng.
Trong các xã hội có giai cấp, sự phát triển của các mặt: văn hóa, khoa học, nghệ
thuật... và các mặt khác của đời sống xã hội không thể không mang dấu ấn của cuộc
đấu tranh giai cấp.
Đấu tranh giai cấp thúc đẩy sự phát triển của xã hôi về mọi mặt. Đặc biệt khi
cuộc đấu tranh giai cấp phát triển thành cách mạng xã hội, thì xã hội sẽ phát triển
nhanh chóng “một ngày bằng hai mươi năm” như C.Mác đã nói.
Sự phát triển của lịch sử thế giới đã chứng minh nguyên lý nói trên của chủ
nghĩa Mác Lê Nin đã hòan toàn đúng. Cuộc đấu tranh giai cấp của những người nô lệ
chống bọn chủ nô đã dẫn tới dự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ; những cuộc đấu
tranh chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công, và giai cấp tư sản đã dẫn tới cách
mạng tư sản, chấm dứt thời trung cổ kéo dài hàng ngàn năm. Đăc biệt ngày nay, cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản liên minh với quần chúng lao động bị áp bức bóc
lột chống giai cấp tư sản thật sự là “đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện
đại”. Thành quả chủ yếu mà cuộc đấu tranh đó đã đạt được là sự ra đời của hệ thống xã
hội chủ nghĩa thế giới, chế độ xã hội tiên tiến nhất, xã hội tốt đẹp của những người lao
động, đang trở thành nhân tố quyết định sự phát tiển của xã hội loài người. Ba dòng
thác cách mạng của thời đại ngày nay là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp gay go

phức tạp trên phạm vi toàn thế giới, nó đang làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và sẽ giải
phóng loài người khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản thối nát.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung cho mọi xã hội có giai cấp. Nhưng quy luật
ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp
của mỗi xã hội và do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương
thức sản xuất quy định.
IV.Đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản.
1)Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, tất nhiên dẫn đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa và thiết lập chuyên chính vô sản. Đó là quy luật của đấu tranh giai cấp do
Mác đặt ra. Giành được chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chưa
phải đã chấm dứt, trái lại chuyên chính vô sản là tiếp tục đấu tranh giai cấp trong
những điều kiện mới với nội dung mới và dưới những hình thức mới. Đối với giai cấp
vô sản giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản mới chỉ là bước đầu
trên con đường muôn dặm của sự nghiệp cách mạng. Sau khi đã trở thành giai cấp lãnh
đạo, giai cấp vô sản đứng trước những nhiệm vụ vô cùng trọng đại, khó khăn, phức tạp
và lâu dài: Tiến hành cải tạo triệt để toàn bộ xã hội cũ, xây dựng một xã hội hòan toàn
mới, xã hội không có giai cấp, xã hội cộng sản. Đó là nội dung và nhiệm vụ mới của
cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
V.I.Lê Nin đã chỉ rõ: “về lý luận không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kì quá độ nhất định... thời kì quá độ ấy
không thể nào lại không phải là một thời kì đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang rãy
chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư

bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh
nhưng vẫn còn rất non yếu”.
Thật vậy, trong suốt thời kì quá độ, đấu tranh giai cấp chưa thể chấm dứt trái lại
còn gay go, phức tạp vì:
Giai cấp bóc lột tuy đã bị đánh đổ nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt, luôn luôn
có âm mưu chống phá cách mạng và tìm cách phục hồi địa vị thống trị của nó
cho đến khi giai cấp vô sản triệt để xóa bỏ nó bằng những cuộc cải tạo cách
mạng.
Trong một thời gian khá dài sau khi giai cấp vô sản dành được chính quyền
những cơ sở để nảy sinh giai cấp bóc lột và sự phân chia giai cấp nói chung vẫn
tồn tại: đó là chế độ tư hữu, là nền sản xuất nhỏ “hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ
nghĩa tư bản và giai cấp tư sản” một cách tự phát trên một quy mô rộng lớn.
Những tư tưởng tâm lý và tập quán của giai cấp bóc lột và của xã hội cũ chưa bị
quét sạch, chúng còn in sâu vào đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng.
Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc bên ngòai vẫn luôn luôn tìm mọi cách phá
hoại và thực hiện âm mưu can thiệp nhằm xóa bỏ những thành quả xã hội chủ
nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

Những tàn dư, những lực lượng của xã hội cũ đối lập với chủ nghĩa xã hội
không tự mất đi, chỉ có cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mới có thể
quét sạch được chúng. Đấu tranh giai cấp chỉ chấm dứt khi giai cấp tư sản và
các giai cấp bóc lột khác đã bị hoàn toàn thủ tiêu; khi những cơ sở để phục hồi
những giai cấp đó cũng bị xóa bỏ
2)Những điều kiện, nội dung và hình thức mới của đấu tranh giai cấp
Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ diễn ra trong những điều kiện mới,

đương nhiên nó phải có những nội dung và hình thức mới.
Sau khi dành được chính quyền, giai cấp vô sản từ địa vị giai cấp bị trị đã trở thành
giai cấp nắm chính quyền nhà nước, giai cấp lãnh đạo toàn bộ đời sống xã hội. Dưới
sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, quyền làm chủ tập thể về chính trị của các tầng lớp
nhân dân lao động đã được xác lập. Giai cấp tư sản và giai cấp bóc lột khác đã bị đánh
đổ, trở thành giai cấp bị trị. Việc thiết lập chuyên chính vô sản là thắng lợi cơ bản và
quyết định về chính trị của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản, tạo nên một sự thay
đổi căn bản trong sự so sánh lực lượng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, có lợi
cho giai cấp vô sản.
Sau khi trở thành giai cấp thống trị, giai cấp vô sản phát triển nhanh chóng về số
lượng và chất lượng. Nó không còn là một giai cấp của những người nô lệ làm thuê
cho giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản trở thành giai cấp lãnh đạo chính quyền nhà
nước,trở thành người tiêu biểu của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Tính chủ
động tích cực sáng tạo của giai cấp vô sản được phát huy hơn bao giờ hết.
V.I Lê nin viết: “ Sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản và giành được chính quyền, giai
cấp vô sản đã trở thành giai cấp thống trị: nó nắm chính quyền nhà nước, nó sử dụng
những tư liệu sản xuất đã được xã hội hóa, nó lãnh đạo các phần tử và các giai cấp dao
động trung gian, nó đàn áp sự phản kháng ngày càng tăng của bọn bóc lột”
Vai trò của Đảng Mác - Lê Nin và liên minh công nông trong cuộc đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản cần có một bộ tham
mưu, đội tiền phong của mình gồm những chiến sĩ ưu tú nhất, sáng suốt nhất và kiên
quyết cách mạng nhất. Đó là Đảng vô sản xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của
chủ nghĩa Mác Lê Nin. Đảng là người tổ chức và lãnh đạo giai cấp vô sản, là công cụ
chủ yếu nhất của nó trong cuộc đấu tranh để cải tạo bằng cách mạng xã hôi tư bản chủ


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2


nghĩa thành xã hội cộng sản chủ nghĩa. kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ rằng nếu không
có sự lãng đạo của một Đảng Mác Lê Nin có kinh nghiệm và được tôi luyện thì giai
cấp công nhân không thể chiến thắng giai cấp vô sản, không thể thiết lập chính quyền
của mình và hơn nữa không thể giữ chính quyền đó.
Sự ra đời chính Đảng cách mạng của giai cấp vô sản là biểu hiện sự chuyển
biến của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản từ tự phát đến tự giác.
C.Mác và P.Enghen đã chỉ rõ: “trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền
lực liên hợp của các giai cấp hữu sản, chỉ có khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức
được thành một chính Đảng độc lập để đối lập với tất cả mọi chính Đảng cũ do các
giai cấp hữu sản lập ra, thì mới có thể hành động với tư cách giai cấp được.Việc giai
cấp vô sản tổ chức thành chính Đảng là tất yếu để bảo đảm cho cách mạng xã hội thu
được thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là: tiêu diệt giai cấp”.
Đảng Mác Lê Nin là lực lượng chính trị tiến bộ nhất trong thời đại chúng ta. Đó là
nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
Trong tác phẩm nổi tiếng “ngày 18 tháng sương mù của Lu-i Bô-na–pác-tơ”,
Mác đã chỉ ra rằng giai cấp vô sản thực hiện được liên minh với nông dân thì “ cách
mạng vô sản mới thực hiện được bài đồng ca mà nếu không có được bài đồng ca này
thì trong tất cả các quốc gia nông dân, bài đơn ca của cách mạng vô sản sẽ trở thành
một bài ai điếu”.
Có thể kết luận rằng, chỉ có đảm bảo vai trỏ lãnh đạo của Đảng mác Lê Nin và xây
dựng khối liên minh vững chắc giữa công nhân và nông dân trên cơ sở đó mà xây
dựng và mở rộng mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng cách
mạng, thì mới có thể chủ động, tích cực sử dụng và phối hợp mọi hình thức đấu tranh
giai cấp của giai cấp vô sản để đưa cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi cuối cùng.

PHẦN 2 :
VẬN DỤNG NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT
HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU
TRANH GIAI ĐỂ LÝ GIẢI CUỘC ĐẤU TRANH

GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

Do những biến đổi của thời đại, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta diễn ra trong
điều kiện rất phức tạp :
Bọn đế quốc và bọn phản động đang hy vọng nhân đà đổ vỡ của các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Au và Liên Xô để xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội hiện thực
trên hành tinh và xóa bỏ luôn cả học thuyết Mác Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và
đấu tranh giai cấp . Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp cũng trở nên phức tạp trong
quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện chính sách mở
cửa trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, đã phát sinh những quan điểm sai lệch, trái
ngược nhau trong vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp :
Quan điểm hữu khuynh : trong nhân dân và trong cả một số cán bộ đảng viên
đã có những người cho rằng, chủ nghĩa tư bản đã có những biến đổi về chất, ở nước ta
không còn mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; vì vậy họ coi học thuyết giai cấp
và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lênin là cổ lỗ, xa lạ, lỗi thời . Có người còn
cho rằng, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp chỉ dẫn đến chia rẽ, dẫn đến bất ổn
định trong xã hội, cản trở mối quan hệ quốc tế, làm cho chúng ta trở thành một đất
nước bài ngoại, cô lập với thế giới văn minh .
Thực tế khẳng định rằng, chủ nghĩa đế quốc không từ bỏ âm mưu chống phá
cách mạng nước ta. Chúng đang tích cực khai thác khuynh hướng tư bản chủ nghĩa,
nhất là đang sử dụng hàng loạt các biện pháp và âm mưu phá hoại về nhiều mặt, thực
hiện diễn “ biến hòa bình đối “ với nước ta . Điều đó đòi hỏi chúng ta không được mơ
hồ, ảo tưởng về quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp .
Quan điểm “tả” khuynh : Trước tình hình phức tạp trong nước và thế giới, đặc
biệt trước sự phân hóa giàu nghèo khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,

nhiều người tỏ ra hoang mang, dao động, lo lắng và không muốn mở rộng quan hệ đối
ngoại, nghĩ rằng phải “đóng cửa”, “bế quan tỏa cảng thì kẻ địch mới không lợi dụng
tấn công ta, thì những thói hư tật xấu của chủ nghĩa tư bản mới không xâm nhập được
vào nước ta . Quan điểm bảo thủ hẹp hòi, sơ cứng này cũng gây nhiều trở ngại cho
công cuộc mở cửa, hòa nhập vào đời sống kinh tế quốc tế, một yêu cầu khách quan của
thời đại hiện nay .
Như vậy, việc xác định cơ cấu giai cấp cũng như viêc xác định nội dung và đặc
điểm của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề
phải được tiếp tục giải quyết trên cơ sở giữ vững định hướng và có tư duy mới . Tính


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

chất phức tạp của cuộc đấu tranh càng đòi hỏi chúng ta phải nắm vững phương pháp
biện chứng duy vật để phân tích tình hình cụ thể của đất nước, vứa khắc phục quan
điểm hữu khuynh vừa khắc phục quan điểm tả khuynh giáo điều cứng nhắc về giai cấp
và đấu tranh giai cấp .
Trước hết, cần thấy rằng nhận thức về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta đã được đổi mới . Chúng ta đang “thực hiện sự qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, chứ không phải là “thực hiện thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Việc xóa bỏ thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa
và mọi hình thức bóc lột khác, việc ngăn chặn khuynh hướng phát triển tự phát tư bản
của nền sản xuất nhỏ, việc đập tan mọi âm mưu ngóc đầu dậy của các phần tử thù
địch, giữ vững trật tự an ninh, tăng cường năng lực quốc phòng để chống ngoại xâm
đương nhiên là một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, phức tạp, là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất của chuyên chính vô sản . Có tiến hành đến thắng lợi hoàn
toàn cuộc đấu tranh ấy hay không, đó là một trong những điểm mấu chốt phân biệt lập
trường cách mạng của giai cấp vô sản với chủ nghĩa cải lương tư sản và tiểu tư sản .

Song nội dung của đấu tranh giai cấp không đóng khung ở đó, bởi vì muốn chiến
thắng triệt để giai cấp tư sản và các lực lượng phản động khác,muốn xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chỉ riêng việc trấn áp các giai cấp bóc lột
cùng các lực lượng phản cách mạng khác chưa đủ,chỉ riêng việc xóa bỏ thành phần
kinh tế tư bản chủ nghĩa cùng mọi hình thức bóc lột khác cũng chưa đủ. Đặc biệt trong
tình hình nước ta, sản xuất nhỏ còn phổ biến, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn
rất nhỏ bé, chỉ riêng việc tước đoạt các giai cấp bóc lột chưa thể tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, chỉ riêng việc trấn áp các thế lực phản cách mạng chưa
đủ đảm bảo thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội . Vấn đề cơ bản ở đây là phải cải tạo sản
xuất nhỏ cá thể thành sản xuất lớn chủ nghĩa xã hội, là xây dựng mới gần như toàn bộ
cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng thông qua việc thực hiện
đồng thời ba cuộc cách mạng : cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ
thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa . Bằng cách đó, chủ yếu bằng cách đó mới ngăn
chặn được sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa tư bản, mới vĩnh viễn xóa bỏ được những
điều kiện kinh tế, xã hội làm nảy sinh và phục hồi chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản,
mới đảm bảo được thắng lợi hoàn toàn và triệt để cho chủ nghĩa xã hội .


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

Vì vậy, chúng ta nói, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta là đấu
tranh giữa hai giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa mà chủ yếu là đấu tranh đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa . Đó là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp, diễn ra trên mọi lãnh vực
của đời sống xã hội. Nội dung của cuộc đấu tranh đó không chỉ là trấn áp kẻ thù của
chủ nghĩa xã hội mà bao gồm toàn bộ nội dung cuộc đấu tranh nhằm giải quyết vấn đề
“ai thắng ai” giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa con đường tư bản chủ nghĩa
và con đường xã hội chủ nghĩa . Đảng ta đã chỉ rõ đường lối chung của cách mạng xã

hội chủ nghĩa : “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản
xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng về tư tưởng văn hóa, trong đó cách
mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm
chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng
nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc
lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu, không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên
củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh và trật tự xã hội; xây dựng thành công tổ quốc
Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc , dân chủ và chủ
nghĩa xã hội”. Và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa : “Đẩy mạnh công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội hội chủ nghĩa. Ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát trển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng nông nghiệp và công nghiệp cả nước thành một cơ cấu
kinh tế công nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa
phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản
xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng;
tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế
với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm
cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công nông nghiệp
hiện đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2


văn minh, hạnh phúc”. Đây là nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta . Đặc điểm của cuộc đấu tranh giai cấp ấy là
“kết hợp cải tạo với xây dựng, chính trị với kinh tế, hòa bình với bạo lực, thuyết phục
với cưỡng bách, giáo dục với hành chính..., trong đó đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp lâu dài, phức tạp và có ý nghĩa quyết định đối với sự
toàn thắng của chủ nghĩa xã hội .
Như vậy, ở đây chúng ta thấy đấu tranh giai cấp và ba cuộc cách mạng có mối
quan hệ khăng khít với nhau. Nếu tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng là động lực
cơ bản chuyển nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, biến đổi con
người từ địa vị làm thêu sang địa vị làm chủ, thì đấu tranh giai cấp cũng là một động
lực không kém phần quan trọng làm thay đổi tận gốc toàn bộ đời sống xã hội, thúc đẩy
sự hình thành từng bước chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người
mới xã hội chủ nghĩa . Quá trình đấu tranh giai cấp là quá trình thông qua ba cuộc cách
mạng để thực hiện việc kết hợp giữa cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới .
Đấu tranh giai cấp biểu hiện qua cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất là đấu
tranh để xác lập cho nhân dân lao động quyền làm chủ về kinh tế, đặt cơ sở vững chắc
để củng cố ý thức làm chủ, gắn bó tư tưởng, tình cảm của con người đối với chế độ
mới, nền kinh tế mới. Đó là cuộc đấu tranh để xây dựng, củng cố và hoàn thiện quan
hệ sản xuất mới; khắc phục khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và tàn tích của chế
độ bóc lột, xóa bỏ dần những lề thói sản xuất nhỏ; làm cho phương thức quản lý xã hội
chủ nghĩa thắng phương thức quản lý tư bản chủ nghĩa, phương thức quản lý theo kiểu
phường hội; làm cho lề lối tổ chức cách thức làm ăn, kinh doanh theo kiểu đại công
nghiệp thắng lề lối tổ chức, cách thức làm ăn, kinh doanh theo kiểu thủ công, bảo thủ,
tản mạn của người sản xuất nhỏ .
Còn đấu tranh giai cấp diễn ra trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật chính là
để tạo ra nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa – nền tảng vững chắc của chế độ làm chủ
tập thể . Chỉ có tạo ra được một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì việc giải quyết
vấn đề “ai thắng ai” đứng về mặt kinh tế mà nói, mới có cơ sở để hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình . Thật vậy, cải tạo nền kinh tế tiểu nông, cải tao toàn bộ tâm lý, tập
quán của người sản xuất nhỏ, như Lênin đã nói, là một cuộc cách mạng phải làm nhiều

thế hệ mới xong . Vì “đối với người tiểu nông chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thật, những
máy kéo và máy móc với quy mô lớn, điện khí hóa trên quy mô lớn mới có thể giải


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho toàn bộ tâm lý của họ trở nên lành mạnh
được . Đó là biện pháp cải tạo hết sức nhanh chóng người tiểu nông về cơ bản”.
Tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa cũng là một nội dung cơ bản
của cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người vừa
có ý thức làm chủ, vừa có năng lực làm chủ để vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên
nhiên và làm chủ bản thân . Đó là “quá trình xây dựng, vun đắp những tư tưởng đúng,
những tư tưởng lành mạnh, những phong tục tập quán tốt đẹp ; đồng thời là quá trình
đấu tranh không khoan nhượng chống tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh hưởng của
văn hóa thực dân, phong kiến, những nhân tố lạc hậu trong đời sống văn hóa của xã
hội ta”. Ở đây, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra từ đầu đến cuối để chống lại văn hóa,
lối sống, tâm lý, thói quen của xã hội cũ, cản trở con người phấn đấu để xây dựng chế
độ mới và kinh tế mới .
Ở đây cũng cần phải nói đến vấn đề đấu tranh giai cấp hiện nay đang diễn ra ở
miền Nam trên tất cả các lãnh vực kinh tế, chính trị tư tưởng , văn hóa, khoa học, nghệ
thuật ... và nổi lên gay gắt trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa . Ở đó đã và đang diễn
ra một cuộc đọ sức quyết liệt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, giữa con
đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa .
Mấy năm qua, trên cơ sở thiết lập nền chuyên chính vô sản, xây dựng và phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, đảng ta đã lãnh đạo công cuộc cải
tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam . Đó là cuộc cách mạng toàn diện, triệt
để, sâu sắc trên tất cả các lãnh vực và đã đạt được những thắng lợi to lớn : khôi phục
và phát triển kinh tế, xóa bỏ một bước căn bản chế độ bóc lột, chuyển dần nền kinh tế

phụ thuộc vào nước ngoài đi theo hướng độc lập, tự chủ và xã hội chủ nghĩa; quét sạch
các tàn tích thực dân mới, xây dựng đời sống văn hóa mới, con người mới, bước đầu
đổi mới quan hệ giữa người với người, trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh
chính trị, và trật tự xã hội, củng cố quốc phòng...
Riêng về mặt cải tạo và xây dựng kinh tế, nhà nước đã nắm và trực tiếp quản lý
các ngành kinh tế then chốt và cơ sở kinh tế quan trọng, nắm giữ độc quyền ngoại
thương, quốc hữu hóa và xây dựng mới vận tải đường sắt, đường biển và đường hàng
không, quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân, độc quyền phát hành tiền tệ, xóa bỏ kinh
tế tư sản mại bản và trừng trị bọn gian thương lớn, xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ
nghĩa, sắp xếp lại tiểu thương và xây dựng hệ thống thương nghiệp xã hội chũ nghĩa,


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

bắt đầu tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ... Nói chung, hệ thống kinh tế xã hội chủ
nghĩa đã được thiết lập và từng bước đươc củng cố, đang giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế miền Nam .
Với những thắng lợi đạt được cho đến nay, đứng trên quan điểm tổng hợp, toàn
diện mà xét, có thể đánh giá một cách tổng quát là : ở miền Nam nước ta, chủ nghĩa xã
họi đã giành được những thắng lợi to kớn, lực lượng xã hội chủ nghĩa đã chiếm ưu thế
áp đảo; giai cấp tư sản bị đánh sập từng mảng lớn, đã bị suy yếu và đang đi vào thế
tan rã .
Tuy nhiên, cần nhận rõ rằng giai cấp tư sản chưa phải đã bị đánh bại hoàn toàn,
nó vẫn còn nắm được một số cơ sở kinh tế, còn có chỗ dựa là người sản xuất nhỏ cá
thể trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp ... do đó, nếu không cảnh
giác, truy kích đến cùng, nó vẫn còn khả năng gây cho chúng ta nhiều khó khăn . Vì
thế, đảng ta đã có chủ trương phải tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, và bước đấu tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa

đối với nông nghiệp .
Cần nhận rõ, cải tạo quan hê sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới hiện
nay là một cuộc đấu tranh giai cấp rất gay go, phức tạp ,lâu dài. Cuộc đấu tranh này tất
phải diễn ra như thế là do thực tế khách quan ở miền Nam quyết định . Đó là do còn
tồn tại các thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa, còn giai cấp bóc lột, tuy đã có
một bộ phận quan trọng là tư sản thương nghiệp vừa bị xóa bỏ, nhưng một số chưa
phải thực tâm tiếo thu cải tạo, ngoài ra còn một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền không
chịu cải tạo, bọn chống phá cách mạng hiện hành, vv ... Chính vì thế nên cuộc đấu
tranh giai cấp ở đây không chỉ nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa giai cấp công
nhân và giai cấp tư sản, giữa con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, mà còn
là nhằm quét sạch tàn tích của chủ nghĩa thực dân mới, của chế độ tư sản mại bản,
quan liêu, quân phiệt và tàn tích phong kiến .
Cuộc đấu tranh đó đã và sẽ được tiến hành bằng nhiều hình thức . những hành
động đầu cơ, tích trữ, phân tán tài sản, phá rối thị trường, ăn cắp tài sản của nhà nước
cùng những hành động chống phá cách mạng một cách điên cuồng của bọn phản động
đội lốt tôn giáo, của bọn mật vụ ác ôn chưa chịu quy hàng v.v ... là những bằng chứng
sinh động của cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra khá gay go ở miền Nam .


Học viên thực hiện : Nguyễn Phương Nam

Tiểu Luận Triết Học P2

PHẦN 3 :
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong khi ý thức rõ ràng rằng “đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện
nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân
các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”, chúng ta vẫn cần vận
dụng tư tuởng triết học Mác Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp một cách hết sức
sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta . Có như vậy mới tránh được những khuynh hướng

cực đoan sai lầm : quan điểm hữu khuynh mơ hồ cũng như quan điểm “tả” khuynh,
giáo điều về giai cấp và đấu tranh giai cấp .
Từ đặc điểm này của thời đại, chúng ta cần lưu ý không tuyệt đối hóa đấu tranh
giai cấp làm cản trở quá trình hội nhập hợp tác quốc tế để phát triển đất nước nhưng
không mơ hồ ảo tưởng mất cảnh giác về đấu tranh giai cấp. Đấu tranh vì chủ nghĩa xã
hội gắn chặt với bảo vệ chế độ xã hội, với tổ chức xây dựng xã hội mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa một cách khôn khéo, mềm dẻo trên cơ sở giữ vững nguyên tắc
giai cấp, tranh thủ thành quả khoa học kĩ thuật – công nghệ và toàn cầu hóa lực lượng
sản xuất, giao lưu kinh tế – văn hóa trên thế giới.



×