Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giải pháp vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.47 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN VĂN CẢNH

GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 0301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------


NGUYỄN VĂN CẢNH

GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 0301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN TÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN TÙNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 5 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS. TS. Phan Đình Nguyên
TS. Dương Thị Mai Hà Trâm
PGS. TS. Nguyễn Minh Hà
PGS.TS. Lê Quốc Hội
TS. Phan Mỹ Hạnh

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn đã được sữa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 01 tháng 7 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Cảnh.........................................Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 13/11/1983...........................................Nơi sinh: Hậu Giang
Chuyên ngành: Kế toán............................................................MSHV: 1241850005
I. Tên đề tài: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
II.

Nhiệm vụ và nội dung:
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực hiện mô hình DTNS tại các DNSX ở

Việt Nam từ đó vận dụng mô hình DTNS tại các DNSX và đề ra các biện pháp
nhằm triển khai mô hình DTNS này vào các doanh nghiệp.
Về nội dung:
Khảo sát và đánh giá việc lập DTNS ở các DNSX đang niêm yết trên
Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
Đánh giá việc lập DTNS của các doanh nghiệp có phù hợp với yêu
cầu quản lý của các DNSX.
Xây dựng mô hình DTNS chuẩn cho các DNSX.
Đề xuất các giải pháp để triển khai mô hình mới.
III.

Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV.
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/04/2014
V.
Cán bộ hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN TÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGHÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Văn Cảnh


ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Công Nghệ TP.
Hồ Chí Minh, nhất là các cán bộ, giảng viên Bộ môn Kế toán, Viện Đào tạo Sau Đại
học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt

tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn – TS. Trần Văn Tùng đã hết lòng
ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn các doanh nghiệp sản xuất đang niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả trong công tác nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên
Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Cao Su Miền Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong
việc thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho luận văn này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẽ khó khăn và
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên thực hiện Luận văn


iii

TÓM TẮT
Nền công nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó
các DNSX chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta. Cùng với việc Việt Nam
tham gia các tổ chức kinh tế thế giới đã thúc đẩy các DNSX ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, ngành công nghiệp Việt Nam nói chung hay các DNSX
nói riêng là một trong những ngành chủ đạo của nước ta. Tuy nhiên hiện nay, các
DNSX chưa có một công cụ quản lý hiệu quả, nên bài toán đặt ra cho các nhà quản
lý kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp là làm sao để có một công cụ quản lý hiệu
quả. Nhận thấy sự cần thiết phải có một công cụ quản lý hiệu quả trong các DNSX
tại Việt Nam, tác giả chọn đề tài “Giải pháp vận dụng mô hình DTNS trong các
DNSX tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu là nền tảng vững chắc, là cơ sở cho các
nhà quản lý tại các DNSX nhận thấy tầm quan trọng của kế toán quản trị nói chung
và các yếu tố tác động đến DTNS nói riêng. Nhằm mục đích ứng dụng có hiệu quả
các mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp đề ra. Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả

đề xuất các giải pháp nhằm triển khai mô hình DTNS tại các DNSX ở Việt Nam.
Để thực hiện nghiên cứu này, ngoài mặt cơ sở lý luận trong nước và ngoài
nước. Các mô hình được ứng dụng thành công từ trước đến nay. Tác giả khảo sát
133 doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình Tổng công ty đang niệm yết
trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, đồng thời thông qua phân tích,
thống kê và sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu như SPSS…
để hỗ trợ cho việc tính toán, phân tích làm cơ sở đề xuất các kiến nghị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc DTNS và
biến độc lập là môi trường dự toán, chế độ chính sách nhà nước, quy trình dự
toán, nguồn nhân lực, tổ chức công tác kế toán được thể hiện như sau:


iv
STT
1
2
3
4
5
6

Biến độc lập
Tổ chức công tác kế toán (X1)
Chế độ chính sách nhà nước (X2)
Nguồn nhân lực (X3)
Quy trình dự toán (X4)
Cơ sở vật chất (X5)
Môi trường dự toán (X6)
Tổng số


Giá trị tuyệt đối
0.0012
0.0225
0.0208
0.0645
0.2236
0.4826
0.7736

%
0.16
2.91
2.69
8.34
28.90
62.38
100.00

Như vậy, qua quá trình kiểm định và phân tích thì có thể kết luận rằng còn
lại 4 biến độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến DTNS và xếp theo thứ tự tầm quan
trọng là: môi trường dự toán, nguồn nhân lực, quy trình dự toán, tổ chức công tác
kế toán.
Thông qua kết quả phân tích tác giả đề xuất các giải pháp như sau:
Về quan điểm triển khai mô hình DTNS: Phải phù hợp với môi trường hoạt
động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, DTNS phải gắn liền với
kế toán quản trị và phải tuân thủ các quy định về pháp luật. Đồng thời phải phù
hợp với quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp.
Về mục tiêu và nguyên tắc thực hiện mô hình DTNS: Mục tiêu xây dựng mô
hình DTNS phải tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và phải đánh giá được
kết quảcông việc từng bộ phận liên quan trong doanh nghiệp. Về nguyên tắc mô

hình DTNS phải xây dựng trên cơ sở hướng đến mục tiêu, chiến lược của doanh
nghiệp điều này giúp cho doanh ngiệp ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.
Về mô hình dự toán: tác giả đề xuất mô hình dự toán thông tin từ dưới lên
điều này giúp cho nhà quản lý kiểm tra chính xác các số liệu báo cáo qua từng thời
kỳ dự toán.
Về các báo cáo DTNS trong các DNSX: phải thực hiện qua 3 giai đoạn
chuẩn bị DTNS, soạn thảo DTNS, theo dõi DTNS.


v
Về quy trình DTNS: tác giả đã đưa ra một cách chi tiết quy trình DTNS
trong các DNSX đồng thời các báo cáo dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự
toán nguyên vật liệu…được thể hiện một cách rõ ràng, khoa học.
Về cơ sở vật chất: đề xuất và đánh giá cao vai trò mạng nội bộ trong các
DNSX đồng thời triển khai các phần mềm phục vụ dự toán và quản lý như ERP…
Kết quả luận văn này là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các tổ chức,
doanh nghiệp và các cá nhân khi tiến hành xây dựng hệ thống DTNS trong doanh
nghiệp. Đồng thời nó chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến DTNS làm cơ sở cho
các nhà quản lý, các DNSX khắc phục những khó khan, tồn tại tại đơn vị mình, tạo
điều kiện cho sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần
vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà nói chung và các DNSX nói riêng.


vi

ABSTRACT
Vietnam industry is growing strongly, in which firms produce a large
proportion
of our country's economy. Along with Vietnam participating organizations
world economy has boosted production enterprises are growing stronger.

Therefore,

the industry of Vietnam in general and business in particular

production is one of the key ectors of our country. So far, business may not
produce

an

management,

effective
the

management tools,

corporate

governance

that
is

problems
how

for

economic


to have an effective

management tool. Recognize the need to have an effective management tool in
the manufacturing enterprises in Vietnam, the authors are choosing the subject
"Solution manipulate budgeting model in manufacturing enterprises in
Vietnam". The research results are a solid foundation, the base for
management in manufacturing enterprises realize the importance of management
accounting in general and factors affecting budgeting in particular. For the purpose
of effective applications that every business objectives has set up. Through
research findings the authors propose solutions to implement budgeting model
in manufacturing enterprises in Vietnam.
To carry out this study, the surface rationale in the country and
obersea. The models was applied successfully to ever. The authors surveyed 133
enterprises are operating in the models are corporations listed on the stock
exchanges in Ho Chi Minh City, and through analysis and statistics and using
specialized software in research as SPSS ... to assist in the calculation and
analysis as a bases for the proposed recommendations.
The study results showed that the relationship between the dependent
variable
budgeting and environmental variables are independent estimates, state
policies, estimates process, human resources, accounting organizations are
expressed as follows:


vii

STT
1
2
3

4
5
6

Independent variable
Organization of accounting (X1)
Modes of state policy (X2)
Human Resources (X3)
The process of estimating (X4)
Facilities (X5)
Environment estimates (X6)
Total

Absolute value
0.0012
0.0225
0.0208
0.0645
0.2236
0.4826
0.7736

%
0.16
2.91
2.69
8.34
28.90
62.38
100.00


Thus, through the process of testing and analysis, then it can be concluded
that the emaining four independent variables directly affect the budget and
in order of importance are: estimates of environmental and human resources,
estimating processes, organization of accountants.
Through analysis the authors propose the following solution:
Regarding deployment model viewpoint budgeting: To conform with
the operating environment in the production and trading business. However,
the budget must be associated with management accounting and must comply
with the provisions of law. In the same time, to suit the size and character of each
business.
The objectives and principles of model performance budgeting: building
objective budgeting models to save costs for businesses and to evaluate the
results of each department involved in business . In principle budgeting model
to

build

on

the basis of aims and strategies of this business increasingly

dominated by an elite business activities more effectively.
On estimates models: the author proposed model estimates bottom-up
information which enables managers to accurately check the reported data over
time estimation.


viii
Regarding the budget report for manufacturing enterprises:


to

perform through 3 stages preparing budgets estimates, budgets drafting, budgets
tracking.
On the budgets process: the author has given a detailed budgets process
in the manufacturing business and the consumers

reports the estimates,

production estimates, estimates of materials ... be showed exactlly.
Regarding facilities: recommendations and appreciate the rule of the
internet and enterprise production deployment of software for budgeting and
management as ERP ...
The results of these is the reference for managers, organizations, businesses
and
individuals building budgeting system in enterprises. In the same time, that
points out the main factors affecting the budgets estimates as a bases for the
management of manufacturing enterprises overcome difficulties and problems in
their units, enabling production business is growing strongly, contribute to the
development of the industry in general and in particular manufacturing business.


ix

MỤC LỤC


x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCCĐKT:
BCKQKD:
BCLCTT:
BH & QL:
BH & TT:
CĐKT:
CP:
CPNC:
CPNVL:
CPQLDN:
CPSXC:
DNSX:
DTNS:
GVHB:
HTK:
KQKD:
KTQT:
LCTT:
PTGĐ:
QL & QLBH:

Báo cáo cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bán hàng và quản lý
Bán hàng và tiếp thị
Cân đối kế toán
Chi phí
Chi phí nhân công

Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí sản xuất chung
Doanh nghiệp sản xuất
Dự toán ngân sách
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Kết quả kinh doanh
Kế toán quản trị
Lưu chuyển tiền tệ
Phó tổng giám đốc
Quản lý và quản lý bán hàng


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ....Error: Reference source
not found
Bảng 4.2: Kiểm định KMO và Bartlet..................Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân
tố khám phá.......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Hệ số hồi quy........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Tóm tắt mô hình...................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Phân tích phương sai...........................Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Vị trí quan trọng của các yếu tố ............Error: Reference source not found


xii


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ các bước vận dụng mô hình dự toán ngân sách ....Error: Reference
source not found
Hình 1.2: Sơ đồ tóm tắt 10 nhiệm vụ trong vận dụng mô hình dự toán ngân sách
......................................................................... Error: Reference source not found
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình ấn định thông tin từ trên xuống . .Error: Reference source
not found
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình thông tin phản hồi......Error: Reference source not found
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình thông tin từ dưới lên. .Error: Reference source not found
Hình 3.1. Sơ đồ luân chuyển thông tin dự toán tổng hợp tại Hampton Hams Error:
Reference source not found
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình dự toán của công ty NaturApples ..........Error: Reference
source not found
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình dự toán của công ty Alic......Error: Reference source not
found


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề
Nền công nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với

việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới như ASEAN,
APEC, WTO đã tạo ra cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức
cho mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và tồn tại. Trong đó,
các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay, các DNSX đang
ngày càng phát triển mạnh. Với đa dạng chủng loại hàng hóa và nhiều loại nghành

nghề khác nhau. Tiềm năng thị trường rất lớn, vì Việt Nam đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu về hàng tiêu dùng cũng như xuất khẩu
là rất lớn, cùng với đó dân số Việt Nam hiện nay khoảng 80 triệu dân nên nhu cầu
tiêu thụ hàng hóa ngày càng lớn hơn. Nguồn nguyên vật liệu phong phú, trong
nước kể cả nhập khẩu từ bên ngoài. Đó là tiền đề cho các DNSX phát triển mạnh
mẽ trong thời gian qua. Chính vì vậy ngành công nghiệp nói chung và các DNSX nói
riêng là một trong những ngành chủ đạo của nước ta trong những năm qua.
Tuy vậy, các DNSX muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần một chính
sách quản lý khoa học, phân tích được những ưu nhược điểm của từng doanh
nghiệp, quản lý chặt chẽ chi phí, tìm cách tăng lợi nhuận từ đó có định hướng để
phát triển nâng cao giá trị doanh nghiệp. Có được một chính sách quản lý khoa học
làm cho các doanh nghiệp lập được những kế hoạch chi tiết cho từng mục tiêu của
mình, tận dụng được mọi nguồn lực để sử dụng nguồn lực đó sao cho có hiệu quả
nhất.
Vì vậy, một bài toán khó đặt ra cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung
và các DNSX nói riêng là phải sử dụng một công cụ quản lý khoa học và hữu ích để
phân tích được những ưu nhược điểm, giảm chi phí, tăng năng suất, sử dụng một
cách có hiệu quả tất cả các nguồn lực, định hướng phát triển rõ ràng để nâng cao
sức cạnh tranh trong và ngoài nước là một vấn đề hết sức cấp thiết cho mỗi doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và các DNSX nói riêng trên con đường hội nhập và phát
triển của mình trong thời gian tới.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Thực trạng ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay việc vận dụng kế toán


2
quản trị (KTQT) đặc biệt là khâu lập dự toán ngân sách (DTNS) chưa được triển khai
một cách nhuần nhuyễn, chưa được quan tâm nhiều cũng như chưa có điều kiện
để áp dụng một cách cụ thể ở từng doanh nghiệp Việt Nam. Mặt dù DTNS là một
hệ thống cấu thành kế hoạch hoạt động và tài chính của doanh nghiệp trong một

thời kỳ. Nó cũng là một công cụ khoa học và rất hữu ích trong việc kiểm soát chi
phí, hoạch định chính sách và sử dụng sao cho có hiệu quả các nguồn lực trong
từng doanh nghiệp.
Việc vận dụng được DTNS vào các doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp
nhìn thấy được những mục tiêu cần đạt được ở mỗi doanh nghiệp, đồng thời DTNS
còn chỉ rõ cách thức huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu mà mỗi doanh
nghiệp đặt ra. Là trung tâm của mọi kế hoạch, làm cụ thể hóa kế hoạch bằng những
số liệu, những bảng tính chi tiết và những con số cụ thể. Cung cấp cho nhà quản trị
doanh nghiệp một kế hoạch chi tiết về toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất, kinh
doanh trong từng thời gian cụ thể và cả quá trình kinh doanh của mình. Như vậy,
việc vận dụng DTNS vào các doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được
hiệu quả hoạt động một cách rõ nét nhất qua từng chu kỳ kinh doanh nhất định.
Xuất phát từ nhận thức sự cần thiết của DTNS ở các doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay nên tác giả chọn đề tài “Giải pháp vận dụng mô hình dự toán ngân
sáchtrong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cho mình
với mong muốn vận dụng những lý luận của DTNS vào thực tiễn nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
1.3.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực hiện mô hình DTNS tại các DNSX ở Việt
Nam từ đó vận dụng mô hình DTNS phù hợp vào các DNSX và đề ra các biện pháp
nhằm triển khai mô hình DTNS này vào các doanh nghiệp.
1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng quát cơ sở lý luận về DTNS.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực hiện dự toán ngân sách tại các DNSX ở
Việt Nam.
Đưa ra mô hình DTNS phù hợp cho các DNSX ở Việt Nam.
Đề ra những giải pháp nhằm triển khai mô hình dự toán ngân sách tại các



3
DNSX ở Việt Nam.
1.3.1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các DNSX ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan, đồng thời
để đảm bảo vấn đề nghiên cứu được sâu, đề tài giới hạn chỉ tiến hành khảo sát
nhằm tìm hiểu thực trạng và vận dụng mô hình DTNS trong các doanh nghiệp sản
xuất hoạt động theo mô hình Tổng công ty và đang niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:
+ Thực trạng thực hiện dự toán ngân sách tại các DNSX :
Sơ đồ lập DTNS ở các doanh nghiệp như thế nào? Ai lập?
Các doanh nghiệp đã lập được những DTNS nào? Việc thực hiện các DTNS
đó như thế nào?
Cơ sở nào để lập những DTNS đó?
Những bộ phận nào tham gia vào việc lập DTNS đó?
+ Sự cần thiết phải lập mô hình DTNS? Các giải pháp nào khả thi nhằm triển
khai mô hình DTNS tại các doanh nghiệp?
Để trả lời được các câu hỏi đó, các nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực
hiện bao gồm:
Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá việc lập DTNS ở các DNSX đang niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. (ít nhất 5 doanh nghiệp)
Thu thập tài liệu về DTNS tại các DNSX đang niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

So sánh mô hình lập DTNS của các doanh nghiệp trên với một số mô hình
trên thế giới để đánh giá việc lập DTNS của các doanh nghiệp có hiệu quả cho việc
nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí của các DNSX.
Nội dung 2: Đánh giá việc lập DTNS của các doanh nghiệp có phù hợp với
yêu cầu quản lý của các DNSX.
Khảo sát và điều tra tính khả thi của DTNS hiện tại ở các DNSX. (Thông qua
bảng câu hỏi khảo sát)
Đánh giá những mặt tồn tại thông qua việc khảo sát tại các DNSX.
Nội dung 3: Vận dụng các mô hình DTND nhằm đưa ra mô hình DTNS phù


4
hợp cho các DNSX.
Dựa trên những mặt còn tồn tại ở các doanh nghiệp, tiến hành phân tích
những mặt tồn tại của các mô hình DTNS tại các doanh nghiệp.
Thực hiện việc kiểm định để nhận diện các biến có ý nghĩa của mô hình
nhằm vận dụng mô hình DTNS cụ thể tại các DNSX.
So sánh mô hình sử dụng ở các doanh nghiệp và các mô hình trên thế giới
xem tính khả thi của mô hình mới áp dụng tại doanh nghiệp như thế nào.
Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp để triển khai mô hình được đề xuất.
Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện mô hình DTNS để việc quản lý tại các
doanh nghiệp mang tính khoa học.
Phân tích các lợi ích kinh tế mà mô hình mang lại cho doanh nghiệp trong
tương lai, nhằm mang lại tính khả thi của mô hình.
1.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.1.1. Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của chứng minh khoa học.
Đều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.

Giải pháp vận dụng mô hình DTNS nhằm mục đích giúp cho các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và DNSX ở Việt Nam nói riêng có một công cụ quản lý
khoa học, kiểm soát chặt chẽ chi phí, quản lý doanh thu hiệu quả, từ đó tận dụng
các nguồn lực để phát triển.
Các giải pháp vận dụng mô hình DTNS phải được xây dựng dựa theo 3 bước
và 10 nhiệm vụ được trình bày theo sơ đồ sau:


5
Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn soạn thảo

Giai
đoạnmô
theohình
dõi dự toán ngân sách
Hình 1.1. Sơ đồ các bước vận
dụng
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị

Làm sáng tỏ mục tiêu từng doanh nghiệp.
Xây dựng mẫu DTNS chuẩn.
Xác định nhiệm vụ từng cá nhân, bộ phận tham gia soạn thảo dự toán.
Xem xét việc cung cấp thông tin dự toán có đáng tin cậy.

Bước 2: Giai đoạn soạn thảo

Tập hợp các thông tin có sẵn và các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện soạn thảo các dự toán cần thiết
Bước 3: Giai đoạn theo dõi

Theo
tìnhnhiệm
hình thực
hiện vận
dự toán.
Hình 1.2:
Sơdõi
đồđánh
tóm giá
tắt 10
vụ trong
dụng mô hình dự toán ngân sách
Đánh giápháp
tráchnghiên
nhiệm từng
1.1.2. Phương
cứu cá nhân, bộ phận thực hiện dự toán.
Các
pháp
Đánhphương
giá lại số
liệusẽ
dựthực
toán hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung
trên:
Rút kinh nghiệm cho lần lập kế tiếp
Nội dung 1:Khảo sát và đánh giá tình hình lập DTNS tại các DNSX.

+ Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu tổng quan về các mô hình DTNS, hiện trạng sử dụng các
mô hình DTNS tại các doanh nghiệp.
Thu thập các thông tin, các dự toán mà các doanh nghiệp đã thực hiện, cách
thực hiện, kết quả thực hiện tại các doanh nghiệp.
Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về mô hình lập DTNS áp dụng cho từng
doanh nghiệp.
+ Phương pháp điều tra thực địa
Tham quan tình hình lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp, thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu, tìm hiểu sơ đồ lập dự toán tại các doanh nghiệp.


6
Phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho các phòng ban, nhà quản lý, công nhân
viên tại các công ty khảo sát.
Nội dung 2: Đánh giá tình hình lập DTNS tại các doanh nghiệp đề xuất mô
hình DTNS chuẩn cho các doanh nghiệp.
+ Phương pháp lựa chọn mô hình và phân tích
Thực hiện lập mô hình dự toán chuẩn, kiểm tra các yếu tố bên trong và bên
ngoài các doanh nghiệp để thực hiên bằng cách điều tra chọn mẫu theo phương
pháp phân tầng.
Thực hiện việc kiểm định chi bình phương và trung bình mẫu độc lập theo
mô hình lượng hóa để thấy được lợi ích mà dự toán mới mang lại.
Triển khai mô hình tại các doanh nghiệp, theo dõi kết quả mô hình dự toán
mới mang lại.
+ Phương pháp so sánh
So sánh, đối chiếu kết quả mang lại khi thực hiện mô hình mới và mô hình
trước, rút ra hiệu quả mang lại là gì?
So sánh mô hình mới được đề xuất với các mô hình trong nước và trên thế
giới tìm ra mặt thuận lợi và tồn tại của mô hình.

Nội dung 3: Đề ra những giải pháp nhằm triển khai mô hình.
+ Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các chuyên gia về lĩnh vực DTNS nhằm đưa ra các giải pháp thực
hiện mô hình.
1.2.

Kết quả đạt được của luận văn.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về khoa học
KTQT, thực trạng công tác lập DTNS trong DNSX. Kết quả đạt được của đề tài gồm
các khía cạnh sau:
- Về mặt lý luận:
Hệ thống những lý luận liên quan đến KTQT nói chung và DTNS nói riêng,
như các khái niệm về dự toán, dự toán ngân sách, kế hoạch, kế hoạch chiến lược,
các phương pháp lập DTNS, các mô hình DTNS hiện nay…
Hệ thống từng mô hình DTNS ứng với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
- Về mặt thực tiễn:
Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức áp dụng mô hình DTNS trong các DNSX
tại Việt Nam và một số công ty trên thế giới từ đó nhận diện những ưu điểm và tồn


7
tại về việc áp dụng mô hình DTNS.
Đưa ra những giải pháp cho mô hình mới, cách thức vận hành mô hình mới
nhằm áp dụng cho các DNSX tại Việt Nam.
1.3.

Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho các DNSX

nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong quá trình hoạt động kinh
doanh và quản lý việc lập dự toán ngân sách của công ty mình. Kết quả nghiên cứu
còn là tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng mô hình DTNS của các chủ thể
trong nền kinh tế, là tài liệu trong nghiên cứu, giảng dạy những nội dung liên quan
trong các trường đại học, cao đẳng…
1.4.

Kết cấu của luận văn.

Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận DTNS
Chương 3: Thực trạng áp dụng mô hình DTNS
Chương 4: Lựa chọn các yếu tố cho mô hình DTNS
Chương 5: Giải pháp thực hiện mô hình DTNS


8
Tóm tắt chương 1
Nhằm mục đích tạo ra một công cụ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn,
nâng cao hiệu quả hoạt động tạo vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì thế
““Giải pháp vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong các doanh nghiệp sản
xuất ở Việt Nam” là vấn đề cấp thiết hiện nay giúp các DNSX định hướng xây dựng
hệ thống dự toán ngân sách hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu quản lý ở từng doanh
nghiệp.
Trong chương 1 tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học về việc cấp thiết
cần phải lập mô hình dự toán ngân sách tại các DNSX, các mục tiêu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu của DTNS, phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu cũng như kết quả cần đạt được của luận văn. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu, và
trình bày một cách khái quát về kết cấu của luận văn.



9

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

2.1. Khái quát chung về DTNS.
2.1.1. Các khái niệm cơ bản.
Dự báo: Dự báo là dự kiến, tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng, trạng
thái nào đó có thể xảy ra hay nhất định xảy ra trong tương lai.
Dự báo là giai đoạn trước của công tác xây dựng kế hoạch chiến lược, kế
hoạch dài hạn …
Kế hoạch: Kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, nguồn lực, biện pháp tốt
nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Có các loại kế hoạch sau:
+ Kế hoạch chiến lược:Là kế hoạch trong đó xác định mục tiêu cơ bản nhất,
những biện pháp có tính cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch chiến
lược thường có thời hạn từ 3 năm trở lên, phạm vi thường bao quát ở một lãnh
vực rộng lớn, mục tiêu được nêu rõ và ít chi tiết.[6].
+ Kế hoạch tác nghiệp: Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch trong đó xác định
mục tiêu, những biện pháp mang tính chi tiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của
từng lĩnh vực cụ thể. Kế hoạch tác nghiệp có thời hạn là hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng.[6].
Dự toán: Dự toán là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu
mà tổ chức cần phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực
để thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán được xác định bằng một hệ
thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong
tương lai. Dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của
kế hoạch [7].
Dự toán ngân sách: Là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục

tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng
thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự
toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí
nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi
phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán
tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế


10
toán . [7].
Như vậy, khái niệm DTNS có thể được khái quát một cách đơn giản như sau:
“DTNS là một kế hoạch chi tiết để đạt được và sử dụng sao cho hiệu quả các nguồn
lực trong một thời kỳ cụ thể”.
2.1.2. Mục đích và vai trò của DTNS.
2.1.2.1. Mục đích của DTNS.
Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau
này, đồng thời lườngtrước những khókhăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời,
đúng đắng. Mặt khác DTNS còn liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh
nghiệpbằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau.
Chính nhờ vậy, DTNS đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp
với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.Đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy
hiệu quả công việc.
2.1.2.2. Vai trò của DTNS.
Dự toán ngân sách có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng
của nhà quản trị, cụ thể như sau:
Chức năng lập kế hoạch:Dự toán ngân sách xác định mục tiêu mà doanh
nghiệp đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời dự kiến nguồn lực để thực hiện
mục tiêu đó, vai trò này của dự toán ngân sách thể hiện ở việc lập dự toán báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí

nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự
toán chi phí bán hàng…
Chức năng kiểm soát: Vai trò này của dự toán ngân sách thể hiện ở việc dự
toán ngân sách được xem là cơ sở, là thước đo chuẩn để so sánh, đối chiếu với số
liệu thực tế đạt được của công ty thông qua các báo cáo kế toán quản trị. Thông tin
trên dự toán ngân sách là cơ sở để kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch .
Chức năngtổ chức và điều hành :Vai trò này của dự toán ngân sách thể hiện
ở việc huy động và phân phối các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp, thể hiện ở dự toán ngân sách là văn bản cụ thể, súc tích truyền đạt các mục
tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đến các nhà quản lý các bộ phận, các
phòng ban…


×