Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ PHƯƠNG CHI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ PHƯƠNG CHI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: TS Sầm Thị Thu Hương

Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo nhà
trường, khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới.
Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, nhà khoa học đã nhiệt tình giảng
dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc
biệt tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Sầm Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành
Giáo dục và phát triển cộng đồng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Trung cấp Văn
hóa Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh, tới khoa Nghiệp vụ Văn hóa Du lịch và
tất cả anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Những nội dung học tập được ở trường thông qua tài liệu được các nhà
giáo lên lớp hướng dẫn nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã
giúp tôi nâng cao nhận thức để hoàn thiện đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thày cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Đào Thị Phương Chi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12

Chữ viết tắt
UBND
SVHTTDL
CNH, HĐH

TS
LĐTBXH
TNHH
DSVH
BVHTTDL
DTLSVH
ĐH
TC VHNTDL

Nội dung
Ủy ban nhân dân
Sở Văn hóa thể thao du lịch
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giám đốc
Tiến sỹ
Lao động và thương binh xã hội

Trách nhiệm hữu hạn
Di sản văn hóa
Bộ Văn hóa thể thao du lịch
Di tích lịch sử văn hóa
Đại học
Trung cấp văn hóa nghệ thuật du lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................3
4. Giả thuyết khoa học....................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
8. Cấu trúc dự kiến của đề tài........................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC NINH............................................................................................6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................6
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài..............................................................8
1.2.1 Khái niệm du lịch....................................................................................8
1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh......................................................................10
1.2.3 Khái niệm phát triển..............................................................................17
1.2.4 Khái niệm cộng đồng............................................................................18
1.2.5 Dựa vào cộng đồng................................................................................19
1.3 Tổng quan về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam.............................20
1.3.1. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh....................................................20

1.3.2 Các hình thức tổ chức du lịch văn hóa tâm linh.................................22
1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến du lịch văn hóa tâm linh dựa
vào cộng đồng...........................................................................................23
1.4.1 Truyền thống văn hóa tâm linh của dân tộc........................................23
1.4.2 Điều kiện đời sống vật chất tinh thần...................................................31


1.4.3 Chính sách phát triển du lịch văn hóa tâm linh của quốc gia............34
Tiểu kết chương 1..........................................................................................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH........37
2.1 Khái quát về tỉnh Bắc Ninh....................................................................37
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................37
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................40
2.1.3 Điều kiện văn hóa..................................................................................42
2.1.4 Tài nguyên nhân văn............................................................................47
2.1.5 Đặc trưng văn hóa.................................................................................48
2.2 Thực trạng về phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...........................................................................50
2.2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.........................................................................................................50
2.2.2 Thực trạng nguồn lực cộng đồng phục vụ du lịch tâm linh trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................57
2.2.3. Thực trạng về việc khai thác tài nguyên văn hóa tâm linh trong hoạt
động du lịch của tỉnh......................................................................................60
2.2.4 Thực trạng về chính sách quản lý, phát triển tài nguyên du lịch văn
hóa tâm linh....................................................................................................64
2.2.5 Thực trạng về huy nguồn lực cộng đồng trong phát triển du lịch văn
hóa tâm linh của tỉnh Bắc Ninh....................................................................66
2.2.6 Đánh giá về phát triển du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Bắc Ninh.........68

2.2.7 Đánh giá công tác quản lý khai thác các giá trị văn hóa tâm linh
trong hoạt động du lịch tỉnh Bắc Ninh thời gian qua..................................70
Tiểu kết chương 2..........................................................................................76


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TÂM LINH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH.....................................................................................................77
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp..........................................................77
3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..........................................................77
3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ:.......................................................77
3.1.3.Nguyên tắc phối hợp các lực lượng cộng đồng xã hội........................78
3.1.4.Nguyên tắc phù hợp với tình hình địa phương....................................78
3.2 Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng đồng
tại tỉnh Bắc Ninh............................................................................................79
3.2.1 Thay đổi nhận thức của người dân địa phương về du lịch văn hóa
tâm lin, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng
đồng trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa tâm linh trong kinh
doanh du lịch..................................................................................................79
3.2.2 Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt
về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản vật thể và phi vật thể gắn
với điểm tâm linh............................................................................................83
3.2.3 Phát huy giá trị của lễ hội và di tích lịch sử văn hóa nhằm nâng cao
và phát triển hoạt động du lịch......................................................................86
3.2.4 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh........................................................88
3.2.5 Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác
du lịch văn hóa tâm linh................................................................................93
3.2.6 Phối hợp với truyền thông, báo chí thực hiện công tác tuyên truyền
quảng bá du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh.................................................96

3.3 Khảo sát ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.......99
Tiểu kết chương 3........................................................................................102


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................106
PHỤ LỤC.....................................................................................................109
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sự phân bổ di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.....51
Bảng 2. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2010 - 2016)............58
Bảng 3. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh Phân theo khu vực (Giai
đoạn 2010 - 2015)...........................................................................................63
Bảng 4: Tổng hợp doanh thu, lượt khách, ngày khách 2010 đến 2015...........69
Bảng 5: Số lượng cơ sở lưu trú 2010 đến 2015...............................................71
Bảng 5: Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất......................100
Bảng 6: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất..............................101


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa tâm linh đã và đang trở
thành xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, đặc biệt
là với những nước có đang phát triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực
không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc xây dựng những điểm du lịch đắt
tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại.
Trải qua hơn 20 năm trưởng thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã
từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trong nền kinh tế quốc dân, chiếm
lĩnh vị trí độc tôn trong nền kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đất nước, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân, trong
đó du lịch văn hóa tâm linh cũng được xác định là một trong những loại hình

du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú
Du lịch văn hóa tâm linh mang tính cộng đồng cao, không những đáp
ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò
quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Du lịch
tâm linh là một phạm trù rộng, bao gồm phong tục tập quán, tín ngưỡng của
nhiều tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa, Cao Đài…). Khi đời sống vật chất
ngày càng được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con người lại càng có nhu
cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Du lịch tâm linh, đã hình thành và
phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia có tín ngưỡng
Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…
Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn với du lịch tôn
giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh thường gắn với lịch sử dân tộc, gắn với
đức tin và hướng về cội nguồn, du lịch văn hóa tâm linh hướng con người đến
với những ước vọng tốt đẹp.Ngoài những giá trị quan trọng đem lại chất
lượng cuộc sống cho dân sinh, du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng

1


về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào
phát triển bền vững của địa phương. Hầu hết, các địa điểm du lịch tâm linh
của Việt Nam đều gắn với những danh lam nổi tiếng như: Đền Hùng (Phú
Thọ, )Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam
Định), chùa Từ Đàm (Huế)…
Bắc Ninh là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ,
nơi đây tập trung nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch và sự đa dạng giàu bản
sắc về văn hóa, đặc biệt là tiềm năng về du lịch tâm linh. Tính đến tháng 7
năm 2016, Theo thống kê mới đây của Bộ Văn hóa thông tin du lịch, cả nước
hiện có hơn 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, trong đó Bắc Ninh
có 1.558 di tích, thuộc nhiều loại hình; 574 di tích được Nhà nước xếp hạng

(4 di tích Quốc gia đặc biệt, 194 di tích cấp Quốc gia, 376 di tích cấp Tỉnh).
Các di tích Quốc gia đặc biệt (chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đền
Đô và khu lăng mộ nhà Lý) từng là danh lam cổ tự nổi tiếng trong sử sách và
dân gian, cùng với các kiệt tác di sản văn hóa (tượng Phật A Di Đà chùa Phật
Tích, tượng nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp, tượng Tam Thế chùa Linh
Ứng, tượng rồng đá đền Lê Văn Thịnh) được Nhà nước công nhận là Bảo vật
Quốc gia, Đây chính là nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào, cũng là tiềm lực
mạnh để phát triển loại hình du lịch tâm linh theo nhiều hướng tại khu vực
đồng bằng bộ.
Trong những năm qua, du lịch ở tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát
triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay du lịch của tỉnh chưa
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tiềm năng của khu vực còn hạn
chế. Vấn đề đặt là làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch nói
chung du lịch tâm linh nói riêng trong toàn tỉnh trước yêu cầu đổi mới đất
nước và Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao. Trong bối cảnh đó, “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng

2


đồng tại tỉnh Bắc Ninh” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ không chỉ có
ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần phát triển kinh tế du lịch
tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung. trong giai đoạn tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận và thực tiễn phát triển du lịch văn
hóa tâm linh, đề xuất những giải pháp thiết thực vào việc phát triển du lịch
văn hóa tâm linh dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Ninh, góp phần phát triển
kinh tế, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh, để văn hóa thực sự
trở thành “ nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội…”

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào
cộng đồng tại tỉnh Bắc Ninh
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa
tâm linh dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Ninh
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Các tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh,
chính sách phát triển du lịch của tỉnh, các đối tượng tham gia vào quá trình
phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh…
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng đồng tại
tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của nhiều chủ thể liên quan. Nếu đề xuất được
những giải pháp thiết thực sẽ góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh
tương xứng hơn với tiềm năng du lịch của vùng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận

3


Phát triển; Du lịch; Văn hóa; Tâm linh; Cộng đồng; Phát triển du lịch;
Văn hóa tâm linh; Phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng đồng; Giải
pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng đồng.
5.2. Khảo sát thực trạng
- Khảo sát thực trạng các vấn đê liên quan đến phát triển du lịch văn
hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Khảo sát thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
- Khảo sát những yếu tố cần thay đổi để phát triển du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng

đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
5.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm và phương pháp
chuyên gia.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Đề tài chỉ nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Đề tài đề cập tới các chủ thể như: UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, Ban quản lý Di tích tỉnh Bắc Ninh, Phòng
Nghiệp vụ Du lịch ( Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Bắc Ninh); Trung tâm
xúc tiến du lịch; Phòng văn hóa các huyện - thị xã tỉnh Bắc Ninh, Chính
quyền địa phương…
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận phát triển du lịch
- Tiếp cận giáo dục
- Tiếp cận phát triển cộng đồng

4


7.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận đề tài
- Phương pháp khảo sát thực trạng như: Điều tra bằng bảng hỏi để thu
thập thông tin, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xin ý kiến chuyên gia,
phương pháp quan sát…
- Phương pháp xử lý dữ liệu bằng thống kê toán học.
8. Cấu trúc dự kiến của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phục
lục, có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa
vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào cộng
đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh dựa vào
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu của các tác giả
Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa tâm linh, như tác giả Nguyễn Đăng Duy với
Văn hóa tâm linh; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Nguyễn
Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn
cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh
Chi với Phật giáo và tâm linh; các công trình đã nghiên cứu chủ yếu đề cập
đến đời sống, văn hóa tâm linh của người Việt, văn hóa Việt Nam; tôn giáo,
tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh...Tuy các
công trình chưa nghiên cứu chuyên sâu về du lịch văn hóa tâm linh, nhưng
cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, để người viết có thể khai thác
phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn này.
Về đề tài du lịch văn hóa tâm linh cũng đã thu hút khá nhiều các nhà
nghiên cứu như: đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định
của ThS Nguyễn Thị Thu Duyên, tác giả đã chỉ rõ tiềm năng, thực trạng du
lịch tâm linh của tỉnh Nam Định, đưa ra các giải pháp về quản lý nhà nước,

quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở
Việt Nam của TS Nguyễn Trùng Khánh, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân
loại du lịch tâm linh dựa vào nguồn tài nguyên du lịch, từ đó xây dựng được
cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch, đề xuất giải pháp phát triển du lịch
gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian…
Tác giả Hà Thế Linh lấy đối tượng nghiên cứu Phật giáo của dân tộc
thiểu số Khơmer, tác giả cũng đã phân tích được những tồn tại và triển vọng

6


phát triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai
thác loại hình du lịch này một cách bền vững trong tương lai.
Một số tác phẩm liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh ở Bắc Ninh đã
đề cập đến loại hình du lịch văn hóa và phát triển bền vững các di sản văn
hóa ở vùng Kinh Bắc trong tương lai, chẳng hạn, công trình “Các di tích lịch
sử \văn hóa Bắc Ninh” của tác giả Lê Viết Nga do Bảo tàng Bắc Ninh xuất
bản năm 2005, giới thiệu những kiến trúc văn hóa độc đáo của các di tích Bắc
Ninh. xuất bản năm 2003. Cuốn sách giới thiệu về 49 lễ hội truyền thống tiêu
biểu của Bắc Ninh, các giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của lễ hội.
công trình “Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Bảo tồn và phát huy”
do Viện văn hóa thể thao du lịch Bắc Ninh xuất bản năm 2006. Công trình
giới thiệu giá trị, nguồn gốc, đặc điểm của quan họ xưa và nay, chỉ ra những
bất cập trong việc khai thác loại hình di sản văn hóa phi vật thể hiện nay, đề
xuất các giải pháp. công trình “ Quản lý, Bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh gắn với hoạt động du lịch”, Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch Bắc Ninh xuất bản năm 2010. đã đề cập đến các hoạt động
phát triển du lịch văn hóa Bắc Ninh nhưng mới chỉ khai thác ở mảng tài
nguyên văn hóa của các di tích lịch sử, và tiềm năng của loại hình du lịch này
trong tương lai. Công trình “ Du lịch văn hiến Bắc Ninh – Kinh Bắc” Hội văn

học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh xuất bản năm 2015. Nhóm tác giả đã khảo sát
khá chi tiết giá trị văn hiến vùng Kinh Bắc và tổng quan về Du lịch tâm linh
gắn với di tích văn hóa, lịch sử làng nghề, một số hoạt động du lịch văn hóa
tín ngưỡng của tỉnh Bắc Ninh. Tuy vây, các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về du lịch văn hóa tâm linh ở Bắc Ninh còn khá khiêm tốn, hiện mới chỉ có ba
đề tài nghiên cứu, “ Khai thác giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong phát
triển du lịch Bắc Ninh” của ThS Nguyễn Văn Cương. Luận văn ThS “
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh”của tác giả Lê Trung

7


Thu, khóa luận tốt nghiệp “ Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa
ở Bắc Ninh” của sinh viên Trần Thị Vân. Việc nghiên cứu về du lịch văn hóa
tâm linh tỉnh Bắc Ninh vô vàn tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế- xã hội –
văn hóa của tỉnh đang còn nhiều khoảng trống sẽ được lần lượt giới thiệu ở
các chương tiếp sau.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội
phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức
về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)
khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách
hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối
với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”:
Theo Ausher “ Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”, còn
viện sỹ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng “ Du lịch là sự mở rộng không
gian văn hóa của con người” ( Tập bài giảng lớp bồi dưỡng giám đốc khách
sạn. Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Hà Nội 1990); trong từ điển Tiếng

Việt, du lịch được giải thích là sự đi lại thăm viếng các danh lam thắng cảnh,
tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau trong và ngoài nước.( Từ điển Tiếng
Việt. Nxb Văn hóa thông tin).
Năm 1963 với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du
lịch họp ở Roma các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: “Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

8


Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi (Tour round the world - cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round
the town - cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - cuộc kinh lý kiểm
tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo
chơi, dã ngoại, … Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như
sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du
lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Theo Phó Tiến Sĩ Trần Nhạn: Du lịch là quá trình hoạt động của con
người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được
thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với
quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền ( NXB
văn hóa. Hà Nội 1995)
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
· Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
· Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên
của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.

· Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác
của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên.
· Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó
đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
Có rất nhiều khái niệm về du lịch của các tác giả khác nhau, nhưng đều
có điểm chung đó là:Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (do chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 20/02/1999)

9


1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh
Khái niệm du lịch văn hóa tâm linh được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước đề cập đến:
- Tác giả nước ngoài:
+ Alex Norman: Du lịch tâm linh có đặc trưng là du khách sẽ cố tìm
kiếm lợi ích tinh thần thông qua việc thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng
( Alex Norman, 2011, tr 193)
+ Farooq Haq – Jonh Jackson: Khách du lịch tâm linh là đối tượng đi
đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống của mình với ý định ra tăng ý
nghĩa cho đời sống tinh thần; có thể họ có tôn giáo hoặc không tôn giáo,
thông qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại điểm đến
nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng/ nhân vật quyền
năng nào đó. (Farooq Haq – Jonh Jackson, 2009,tr 142)
- Tác giả Việt Nam
+ Nguyễn Văn Tuấn“ Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch
tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh

vừa làm cơ sở, vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con
người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai
thác các yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du
lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình
thành nhận thức con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín
ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh
mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần con người
trong khi di du lịch.( Nguyễn Văn Tuấn, 2013 tr.1)
+ Hồ Kỳ Minh: Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều
cung bậc, nhiều dạng. Dạng thứ nhất đó là những hoạt động tham quan, vãn
cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện

10


được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất
hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là tìm đến những địa
điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để
cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với
những đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích là
tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư
thái, cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình ( Hồ Kỳ Minh,
2015, tr5)
Như vậy, không gian có thể chứa đựng các giá trị văn hóa tâm linh bao
gồm các công trình chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, miếu, phủ
thờ... các công trình này không những chứa đựng các giá trị văn hóa tâm linh
thuần túy mà còn là các điểm đến lưu giữ các giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc
sắc. Bên cạnh đó, du khách có nhu cầu tìm hiểu du lịch văn hóa tâm linh còn
quan tâm đến sự kiện và các hoạt động thực hành niềm tin tôn giáo, tín
ngưỡng và đức tin; Những lễ hội gắn với niềm tin tôn giáo và những tín

ngưỡng dân gian là yếu tố quan trọng để xây dựng nên các hoạt động du lịch
và sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ấn tượng. Qua đó để thấy được các giá
trị văn hóa tâm linh bao gồm cả hai yếu tố được hình thành từ các giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị văn hóa tâm linh của điểm đến có tính trội
khi đồng thời thụ hưởng được cả hai yếu tố này.
- Du lịch văn hóa
Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa
vào các giá trị văn hóa của một cộng đồng hoặc một nhóm dân tộc, một quốc
gia hoặc một khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức
của khách du lịch.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Đính: Du lịch văn hóa là loại hình du lịch
dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch diễn ra

11


chủ yếu trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai
thác tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hóa
do cộng đồng tạo ra có sức hút đặc biệt với du khách.
Theo định nghĩa của WTO, du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục
đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà
giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di
sản văn hóa của một cộng đồng
Như vậy có thể hiểu theo nghĩa hẹp, du lịch văn hóa là hình thức du
lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Theo nghĩa rộng du lịch
văn hóa bao gồm tất cả các hình thức du lịch có thể khai thác, sử dụng giá trị
văn hóa dân tộc vào kinh doanh phục vụ du lịch trên cơ sở đặt ra các yêu cầu
tôn trọng và giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống ấy.
- Du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có từ nhiều năm nay
trên thế giới. Người ta vẫn quen dùng từ hành hương để nói về chuyến đi của
mình. Tuy nhiên từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và
mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng
trong mỗi chuyến đi không phải mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích
mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một số khi tham gia chuyến đi thiên về du
lịch nhiều hơn tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh
làm mục đích chính của chuyến đi nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc
thú vị của một người du khách thưởng ngoạn cái đẹp kỳ thú của thiên nhiên,
được tiếp cận những phong tục tập quán của đời sống cư dân và được hưởng
các tiện ích của dịch vụ du lịch.
Có thể hiểu: Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm
linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người,

12


nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn.
Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và văn hóa con người nơi
đến, còn tâm linh – tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân
gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng
vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng
liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền, miếu, thánh
đường hoặc những thánh tích tôn giáo... Đến những nơi ấy, họ không chỉ lĩnh
hội được đầy đủ thông tin về cội nguồn tín ngưỡng tôn giáo của mình mà
trong suốt quá trình của chuyến đi họ được sống cùng nhau trong một môi
trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện, tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho
niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống...
Vì vậy, du lịch văn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục đích của chuyến du
lịch đặc thù dựa trên những cơ sở đó.

Như vậy, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa
nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du
lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu
nâng cao nhận thức... của du khách. Loại hình du lịch này hoạt động trên
nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất
và giá trị tinh thần. Phát triển du lịch phải đồng thời với không ngừng bảo tồn
các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ... hay
các nghĩ lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực... đó là những
đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.
1.2.2.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh
của xã hội loài người. Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “ văn hóa” được những nhà
nhân loại học phương tây sử dụng như một danh từ chính.

13


Theo E.B Taylor “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập
quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.
Theo Paulmush: “ Văn hóa là toàn bộ những hình ảnh đã nắm bắt
được, soi sáng và chuyển dịch các hình ảnh ấy và truyền các hình ảnh ấy vào
trong tập quán cá nhân và tập thể”.
Theo Các Pốp, nhà văn hóa Liên Xô “ Văn hóa là toàn bộ những của
cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội và
lịch sử loài người”. “Văn hóa là một hiện tượng nhiều mặt phức tạp có liên
quan đến nền sản xuất và chế độ kinh tế của đời sống xã hội – văn hóa biểu
hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội”.
Có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau nhưng văn hóa có thể được hiểu:
“ Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí

thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng
tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người
cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng”.( Định nghĩa của UNESCO về văn hóa)
1.2.2.2 Khái niệm tâm linh
Theo cuốn Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng: Cái cột chặt con
người trong làng xã không phải chỉ có quan hệ hữu hình như lãnh thổ, quyền
sở hữu kinh tế xã hội... mà còn có nhiều quan hệ khác đó là thế giới tâm linh,
những biểu tượng, thần tượng, những kỳ vọng vươn tới chân, thiện, mỹ.... Đời
sống tâm linh là cái nền vững chắc nhất của mối quan hệ cộng đồng làng xã.
Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả,
lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồng tôn thờ và cố kết
nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng ấy.Tâm là niềm tin, linh là linh thiêng,
thiêng liêng. Và khái niệm tâm linh có thể hiểu như sau: Tâm linh là cái
thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng
trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin
thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.

14


1.2.2.3 Văn hóa tâm linh
Niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo còn có hai ý: Thứ nhất
là niềm tin của những người không theo đạo Phật nhưng vẫn đến chùa lễ Phật
cầu bình yên, mạnh khỏe, những người không theo Thiên chúa giáo nhưng
ngày lễ Noel vẫn đến nhà thờ xem lễ. Thứ hai là của những tín đồ tôn giáo, họ
suốt ngày, suốt đời mang theo niềm tin thiêng liêng về Chúa, về Phật. Tâm
linh biểu hiện niềm tin nên tâm linh cũng phải dựa theo những quan niệm triết
học về thế giới quan, nhân sinh quan.
Văn hóa tâm linh đã để lại những giá trị văn hóa vật chất, đó là những
kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng đền đài, nhà thờ, những

ngôi đình chùa... Những biểu tượng thiêng liêng, đó là các pho tượng thần
phật nổi tiếng. Những giá trị tinh thần đó là những nghi lễ, những lẽ thức,
những ý niệm thiêng liêng trong ý thức con người. Như vậy Văn hóa tâm
linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng cao cả trong cuộc sống
đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng
tôn giáo.
* Vai trò của đời sống tâm linh
Đời sống tâm linh là một hình thức đặc biệt của ý thức con người và ý
thức xã hội. Đã có những khuynh hướng sai lầm về vấn đề này: hoặc là tuyệt
đối hoá vai trò của đời sống tâm linh, hoặc là đồng nhất đời sống tâm linh với
chủ nghĩa duy tâm, với mê tín dị đoan. Hướng đến thế giới tâm linh dường
như là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời là một
trong những cách để con người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn. Có thể nói,
lọc bỏ những yếu tố có màu sắc thần bí và mê tín dị đoan, phần tinh tuý, trong
sáng của đời sống tâm linh sẽ hiện ra, đó là những giá trị văn hoá đầy bản sắc
và chứa đựng ý nghĩa nhân văn.

15


Trước hết, cần nói qua một chút về khái niệm đời sống tâm linh. Chưa
nói đến những người có niềm tin tôn giáo, những người mà trong tâm thức
của họ lúc nào cũng hiển hiện hình ảnh của Chúa, của Phật, mà chỉ nói đến
những con người bình thường, chúng ta cũng thấy vô vàn những biểu hiện của
đời sống tâm linh. Ngày Tết Nguyên Đán, dù đi đâu ở đâu, dù xa xôi cách trở,
chắc hẳn ai cũng muốn sum họp với gia đình, với người thân, ai cũng muốn
quay về với quê hương, cội nguồn để thắp nén hương trên bàn thờ cầu khấn
vong linh của các bậc tiên tổ được siêu thoát, phù hộ độ trì cho con cháu
mạnh khoẻ, may mắn, ăn nên làm ra. Một người lính lúc lâm trận, xông pha
giữa làn bom đạn, được đồng đội hy sinh thân thể để che chắn cho mạng sống

của mình, chắc chắn người lính đó sẽ suốt đời nhớ đến hình ảnh thiêng liêng
của người đồng đội lúc ngã xuống. Bước chân vào một nghĩa trang liệt sỹ, ta
không thể không xúc động trước vong linh của những con người đã hy sinh
xương máu cho Tổ quốc, cho nhân dân. Một cán bộ lãnh đạo cao cấp hay một
người dân bình thường, khi viếng thăm khu di tích Kim Liên, ai cũng muốn
dâng một nén hương tưởng niệm công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Có thể thấy rằng, tất cả những hiện tượng nêu trên đều là những biểu
hiện cụ thể của một đời sống tâm linh vô cùng phong phú. Vậy, đời sống tâm
linh chính là đời sống hướng về những giá trị tinh thần thuần khiết, thiêng
liêng, cao cả được đúc kết qua lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc và nhân
loại. Đời sống tâm linh chính là một hình thái đặc biệt của ý thức con người
và ý thức xã hội. Không thể có đời sống tâm linh, nếu như con người không
có ý thức. Tuy nhiên, ý thức nói chung của con người hết sức rộng lớn. Do đó,
không phải bất cứ điều gì thuộc về đời sống ý thức của con người cũng đồng
thời thuộc về đời sống tâm linh. Có thể thấy rằng, tính chất quan trọng nhất
của đời sống tâm linh trước hết là sự thiêng liêng, cao đẹp. Thế giới tâm linh
phải là một thế giới mà ở đó, chỉ những gì cao cả, lương thiện, đẹp đẽ mới có
thể vươn tới và tồn tại. Không biết từ bao giờ, những vấn đề thuộc về đời
sống tâm linh đã đồng hành cùng với con người và xã hội loài người.

16


Bất kỳ ai cũng dễ nhận thấy rằng, việc hướng về thế giới tâm linh dường
như là một nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của con người. Nhu cầu
này giúp con người xoa dịu những nỗi đau trần thế, vượt qua được những khó
khăn, những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời dù chỉ là về mặt tinh thần. Khi
gặp những nỗi đau, những điều bất hạnh, bất kỳ ai cũng có nhu cầu được sẻ
chia, được an ủi. Và, những lúc rơi vào tình huống như vậy, có lẽ rất nhiều
người sẽ hướng về thế giới tâm linh để cầu mong một sự che chở, vỗ về, dù họ

biết chẳng bao giờ có một phép màu nào cả. Những nỗi đau quá sức chịu đựng
của con người nhỏ bé, yếu đuối và mong manh vẫn thường xẩy ra trong cuộc
đời ngắn ngủi. Một người vợ mất chồng, một người cha mất con trong những
tai nạn giao thông phũ phàng chắc chắn sẽ vô cùng đau khổ. Họ sẽ làm gì nếu
không hướng về thế giới tâm linh để được tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần,
để được an ủi, vỗ về. Dù khoa học, công nghệ có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa,
dù tri thức, hiểu biết của con người có phát triển đến mấy đi chăng nữa thì
những tai nạn bất ngờ, những căn bệnh nan y vẫn cứ xảy ra và cướp đi cuộc
sống của những con người vô tội. Có lẽ, chừng nào trên trái đất này còn có
những khổ đau và bất hạnh thì chừng đó, con người còn có nhu cầu hướng về
thế giới tâm linh và do vậy, đời sống tâm linh vẫn tiếp tục tồn tại.
1.2.3 Khái niệm phát triển
- Phát triển được định nghĩa khái quát trong từ điển Oxford là “sự ra
tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn”.
- Trong từ điển Bách Khoa của Việt Nam: phát triển được định nghĩa là
“phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong
thế giới”. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật hiện tượng của
hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc
tiêu vong… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập.

17


×