Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.83 KB, 11 trang )

Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm
1. Mục đích giả định
Lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tại công ty mà Anh (Chị) đang công tác và
xây dựng các kế hoạch sau cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó:
1. Kế hoạch tổng hợp hay hoạch định tổng hợp (aggregate planning) để sản xuất
hay tạo ra sản phẩm và dịch vụ đó (dưới gốc độ là nhà quản trị tác nghiệp hay
hoat động)
2. Xây dựng kế hoạch nguồn lực hay nguyên vật liệu để chuẩn bị sản xuất hay
tạo ra sản phẩm và dịch vụ trên.
3. Lập kế hoạch điều độ để tiến hành sản xuất hay tạo ra sản phẩm và dịch vụ
trên.
2. Giới thiệu
Như được mô tả từ những hoạch định tổng quát của công ty về mặt công
suất, qui trình sản xuất, công nghệ và địa điểm như đã nêu, chúng ta cần có
những kế hoạch cụ thể hơn cho gia đoạn ngắn hạn với những chương trình hành
động rõ ràng hơn. Các quyết định đó mang tính lien quan với nhau và đều có
một mục tiêu chung là nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn
cũng như là đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, cho các bộ phận khác trong ngắn
hạn.
Trong khuôn khổ bài viết này áp dụng nhữnng lý thuyết học được vào sản
phẩm đã được chọn trong bài tập nhóm, vì vậy những thông tin về nhu cầu sản
phẩm và một số qui trình mà tính cá nhân và giả thuyết của người viết, nó có thể
không chính xác 100% so với thực tế.


3. Hoạch định tổng hợp
Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra bỡi công ty, chúng ta cần lập kế
hoạch trung hoặc ngắn hạn sao cho phù hợp với những chủ trương kế hoạch
dài hạn mà ban lãnh đạo của doanh nghiệp đã đặt ra, hoạch định tổng hợp là
một trong những yếu tố quan trong để đạt được mục đích này.
Xét về mặt thời gian, hoạch định tổn hợp là quá trinh lập kế hoạch, phân


bổ và bố trí các nguồn lực có thể huy động trong thời kỳ trung hạn từ 3 – 6
tháng nhằm cân bằng khả năng sản xuất sao cho phù hợp với nhù cầu sản
xuất dự kiến và đạt hiệu quả kinh tế cao. Các yếu liên quan đến hoạch định
tổng hợp bao gồm số lượng công nhân, tốc độ sản xuất, mức độ tồn kho, thời
gian làm thêm giờ, lượng hàng đặt gia công bên ngoài với mục tiêu là giảm
chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho
trong suốt giai đoạn kế hoạch. Trong đó các yếu tố tác động đến quá trình
hoạch định tổng hợp như là dự báo nhu cầu, tình hình tài chính, nhân sự,
nguồn cung nguyên vật liệu, năng lực của máy móc, khả năng thuê ngoài, và
nguồn dự trữ ….
Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển kế hoạch sản xuất có tính
thực hiện và tối ưu. Tính thực hiện thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng trong khả năng của doanh nghiệp. Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng
hiệu quả các nguồn lực ở mức thấp nhất. Trong quá trình lập kế hoạch sản
xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng, hai khuynh hướng có thể xảy ra: Nếu duy
trì mức sản xuất quá cao để đơn vị hoạt động trong trình trạng dư thừa khả
năng, hoặc tích luỹ tồn kho quá cao gây lãng phí. Ngược lại nếu Duy trì mức
sản xuất quá thấp không đủ đối phó với nhu cầu tăng lên làm mất khách
hàng, giảm thấp uy tín, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, mô hình dưới đây cho ta


thấy một cách mối quan hệ một cách biến thiên giữa các yếu tố, nhu cầu, khả
năng sản xuất, thời gian.

Doanh nghiệp dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong 6 tháng tới cho
loại sản phẩm Ghim 06, căn cứ vào nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất
của xí nghiệp. Đơn vị xác định số ngày sản xuất trong mỗi tháng như sau
Tháng

1


2

Nhu cầu

1.200 900 1.000 1.200 1.200 1.500 7.000

Số ngày sản xuất

25

20

3

21

4

22

5

26

6

26

Tổng


140

Biết các thông tin về chi phí như sau:
- Chi phí tồn trữ hàng hóa là 5.000 đồng/sản phẩm/tháng.
- Chi phí thực hiện hợp đồng phụ là 10.000 đồng/sản phẩm.
- Mức lương trung bình làm việc trong thời gian qui định là
5.000đồng/giờ.
- Mức lương công nhân làm việc thêm giờ là 7000đồng/giờ.
- Thời gian hao phí lao động cần thiết để chế tạo 1 sản phẩm mất 1,4 giờ.


- Chi phí khi mức sản xuất tăng thêm (chi phí huấn luyện, thuê thêm công
nhân...) là 7000đồng/sản phẩm tăng thêm.
- Chi phí khi mức sản xuất giảm (sa thải công nhân) là 8.000đồng/sản
phẩm giảm. Ta lập kế hoạch sản xuất để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách
hàng trong 6 tháng tới sao cho tổng chi phí phát sinh là thấp nhất.
Như vậy căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và số ngày sản xuất của
đơn vị, ta xác định được nhu cầu sản xuất bình quân mỗi ngày ở từng tháng
như sau.
Bảng 2
Tháng

1

2

3

4


5

6

Tổng

Nhu cầu

1.200 900 1.000 1.200 1.200 1.500 7.000

Số ngày sản xuất

25

20

21

22

26

26

140

Nhu cầu ngày

48


45

48

55

47

58

50

Dựa vào nhu cầu mỗi ngày cần sản xuất, ta biểu diễn qua đồ thị dưới đây.

Hình 2
Kế hoạch 1: Áp dụng kế hoạch thay đổi mức dự trữ bằng cách sản xuất ở
mức ổn định trung bình là 50 sản phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng.


Tháng Nhu cầu Sản xuất

Tồn đầu kỳ Phát sinh

Tồn cuối
kỳ

1

1.200


1.250

-

+50

50

2

900

1.000

50

+100

150

3

1.000

1.050

150

+50


200

4

1.200

1.100

100

-100

100

5

1.200

1.300

100

+100

200

6

1.500


1.300

200

-200

-

Tổng

7000

7000

700

Xác định chi phí thực hiện kế hoạch này bao gồm 2 khoản mục phí là:
- Chi phí lương cho công nhân sản xuất trong giờ để hoàn thành 7.000 sản phẩm
là:
7.000 sản phẩm * 1,4 giờ/sản phẩm * 5.000 = 49.000.000 đồng.
-

Chi phí tồn trữ trong kỳ là: 700sản phẩm * 5.000đồng/sản
phẩm/tháng = 3.500.000 đồng.

-

Tổng chi phí là:TC1= 49.000.000 + 3.500.000 = 52.500.000 đồng


Kế hoạch 2: Giữ mức sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản phẩm/ngày
trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng, để giảm được chi phí tồn trữ, nhưng phát sinh
chi phí làm thêm giờ do thiếu hụt hàng hóa phải sản xuất thêm giờ.
-

Tổng số sản phẩm được sản xuất trong kỳ kế hoạch là.
o 45 sản phẩm/ngày * 140 ngày = 6.300 sản phẩm.

-

Chi phí lương sản xuất trong giờ.


o 6.300sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 5.000 = 44.100.000 đồng
o Số sản phẩm còn thiếu hụt là 7.000 - 6.300 = 700 sản phẩm.
-

Có thể hợp đồng phụ với chi phí tăng thêm là:
o 700 sản phẩm * 10.000đồng/sản phẩm = 7.000.000 đồng

Tổng chi phí là: TC2a = 44.100.000 + 7.000.000 = 51.100.000 đồng.
Có thể yêu cầu công nhân sản xuất thêm giờ cho số thiếu hụt.
700 sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm * 7.000đồng/sản phẩm = 6.860.000
đồng
Tổng chi phí là:TC2b = 44.000.000 + 6.860.000 = 50.960.000 đồng.
So sánh 2 khả năng sản xuất nêu trên, ta chọn khả năng yêu cầu công
nhân làm thêm giờ thì tổng chi phí là 50.960.000 đồng, thấp hơn so với
khả năng hợp đồng phụ với đơn vị liên kết. Như vậy ta chọn khả năng
làm thêm giờ đại điện cho kế hoạch này.
Kế hoạch 3: Sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, nếu nhu cầu tăng thì thuê

thêm công nhân, nếu nhu cầu giảm thì sa thải công nhân
- Chi phí trả lương công nhân: 7.000sản phẩm * 1,4giờ/sản phẩm *
5.000đồng/sản phẩm = 49.000.000 đồng.
- Chi phí thuê thêm công nhân: 600sản phẩm * 7.000đồng/sản phẩm =
4.200.000 đồng.
- Chi phí sa thải công nhân: 300sản phẩm * 8.000đồng/sản phẩm =
2.400.000 đồng.
Tổng chi phí thực hiện kế hoạch này là:
TC3 = 49.000.000 + 4.200.000 + 2.400.000 = 55.600.000 đồng


Tháng Nhu cầu Sản xuất

Thuê thêm

Sa Thải

1

1.200

1.250

-

-

2

900


1.000

-

300

3

1.000

1.050

100

-

4

1.200

1.100

200

-

5

1.200


1.300

-

-

6

1.500

1.300

300

-

Tổng

7000

7000

600

300

Tương tự như vậy, chúng ta đưa ra càng nhiều kế hoạch thì có khả năng chọn
được kế hoạch sản xuất có tổng chi phí thực hiện thấp nhất. Dựa trên kết quả
của 3 kế hoạch trên thì ta chọn kế hoạch 2 với giải pháp thứ 2 có tổng chi phí

nhỏ nhất làs 50.960.000 đồng. Điều đó có nghĩa là công ty quyết định giữ mức
sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6
tháng, để giảm được chi phí tồn kho và duy trì việc làm ổn định cho nhân viên.
Bên cạnh tăng thêm thu nhập cho nhân viên, sức khỏe, và tinh thần của nhân
viên cũng là một trong những điể

m mà chúng ta cũng cần quan tâm.

4. Kế Hoạch Nguồn Lực/Nguyên Vật Liệu
Như đã phân tích bên trên chúng ta sẽ tự vận dụng khả năng của doanh
nghiệp để sản xuất nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược đã đề ra của ban lãnh đạo
và thực hiện một cách có hiệu quả kế hoạch tổng hợp bên trên. Để làm được
điều này, bước tiếp theo của quản trị tác nghiệp là hoạch định nguổn lực và
nguyên vật liệu nhằm duy trí sản xuất một cách có hiệu quả từ khâu mua hàng,
sản xuất đến lưu trữ thành phẩm trong kho sao cho tối ưu nhất. Việc tối ưu này
thể thể hiện ở điểm sao cho dự trữ nguyên vật liệu và chi tiết bộ phận với khối
lương tối thiểu, không cần dự trữ nhiều, nhưng khi cần sản xuất là có ngay. Điều


này đòi hỏi phải lập kế hoạch hết sức chính xác, chặt chẽ đối với từng nguyên
vật liệu, và các chi tiết.
Hơn nữa, việc lập kế hoạch cho sản xuất cần phải biết rõ về lịch trình sản
xuất, nhà cung ứng, kích cỡ lô hàng, số lượng hàng tồn kho với từng loại
nguyên vật liệu, thời điểm sản xuất khối lượng cũng chuẩn loại sản phẩm cuối
cùng cần có.
Hiện tại công ty đã đầu tư các thiết bị máy in Offset từ 1 màu đến 4 màu tự
động, trong 60 phút in được 16 mẫu bìa tập khác nhau với nhiều hoa văn đa
dạng; máy đóng 4 kim tự động; máy in ruột tập 2 mặt; máy ép gáy vuông tự
động. Công ty tổ chức sản xuất với quy trình khép kín từ khâu in ấn, cắt xén,
đóng thành tập.

Vậy để sản xuất khối lượng hàng bên trên với năng lực của chính công ty
chúng ta cần phân tích thành phần cấu tao của sản phẩm, cần có một kế hoạch
cụ thể từ khâu đặt hàng hoặc sản xuất cho từng chi tiết, tuy nhiên vì khuôn khổ
bài viết giới hạn nên tôi chỉ trình bày 2 phần chính đó là cấu trúc sản phẩm và
lượng đặt hàng tối ưu cũng như là thời gian nên đặt hàng kế tiếp:
4.1 Cấu trúc sản phẩm
Mặc dù cấu sản phẩm có phân bậc khác nhau thể hiện tính phục thuộc lẫn
nhau để tạo nên sản phẩm cuối cùng Ghim 06, tuy nhiên do đặc tính của sản
phẩm của công ty, để lắp ráp các thành phần chi tiết của sản phẩm thời gian để
hoàn thành không quá 30h cho mổi chi tiết theo và được thống kê như sau:


Cấp 0

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 4

Tập Ghim 06

In ruột

In bìa

Đếm số trang

Gấp ruột và Bìa


Cấp 5

Đóng kim

Cấp 6

Gập thành
tập

Cấp 7

Xén thành phẩm

Hình 4.1
4.2 Áp dụng phương pháp xác định nhu cầu
Với Kế hoạch 2: Giữ mức sản xuất ổn định ở mức thấp nhất là 45 sản
phẩm/ngày trong suốt kỳ kế hoạch 6 tháng, để giảm được chi phí tồn trữ, và
đồng thời lên kế hoạch làm thêm giờ để bù thiếu hụt hàng hóa.
Bên cạnh đó chính sách của công ty làm việc một tuần 6 buổi từ thứ 2 -7 và
trong một năm công ty làm việc 52 tuần, và như thế chúng ta biết được nhu cầu
nguyên liệu cho từng tuần là 270 đơn vị. Chi phí tồn kho cho một lô hàng hàng
là 500/đồng/tuần. Chi phí cho mỗi đơn đặt hàng là 1000 đồng/lần đặt hàng.


Nhu cầu biết trước và không đổi

 Toàn bộ đơn hàng được giao trong 1 lần
 Chỉ tính tới 2 loại chi phí: đặt hàng và lưu kho



 Biết trước khoảng thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng là 3 ngày.
Vì những tính chất nên ta áp dụng phương pháp đặt hàng theo EOQ từ đó ta

Lượng đặt hàng tối ưu: Q* = 1080 đơn vị
Số lượng hợp đồng trong một năm: 6.481481
Thời gian giữa 2 hợp đồng: 21.6 ngày.
Tổng chi phí đặt hàng trong 6 tháng là: 276481.5
ROP = 150 đơn vị hay nói cách khác là nếu trong kho còn 150 đơn vị sản
phẩm thì nên thực hiện đơn hàng kế tiếp.
5. Kế Hoạch Đều Độ Sản Xuất
Trước hết Kế hoạch đều độ sản xuất là quá trình trong chuổi quá trinh kế
hoạch hóa và kiểm soát sản xuất được thể hiện trong hình dưới đây. Chức năng
chính của điều độ sản xuất là lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch
sản xuất đã đề ra bên trên nhằm khai thác sử dụng tốt nhất các khả năng sản
xuất của doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian chờ vô ích giữa các quá trình của
lao động, máy móc thiết bị và lượng dự trữ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời
nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp.
Như vậy với kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu như trên, ta đi tìm
nguyên tắc tối ưu cho quá trình điều độ sản xuất của doanh nghiệp chúng ta.
Có rất nhiều phương án sắp sếp công việc, nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng thời gian của quá trình sản xuất và tận dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế người ta áp dụng một số phương pháp ưu
tiên khá phổ biến như là: Nguyên tắc đến trước làm trước – FCFS, Nguyên
tắc Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất – EDD, Nguyên tắc Bố trí theo


thời gian thực hiện ngắn nhất – SPT, Nguyên tắc Bố trí theo thời gian thực
hiện dài nhất – LPT
Tuy nhiên với giả định sản lượng sản xuất đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung
Cấp cho thị trường, và trong quá trình sản xuất không có những đơn đặt hàng

ngoài kế hoạch. Hơn nữa với đặt tính của sản phẩm như đã mô tả hình 4.1
chúng ta giữ nguyên quá trình sản xuất theo thứ tự như đặt tính vốn có của
nó.
6. Kết Luận
Quản trị tác nghiệp là một chuổi quá trình tác nghiệp liên tục từ khâu dự báo
nhu cầu sản phẩm, lên kế hoạch, thiết kế sản phẩm, dây chuyền sản xuất, tới
khâu sản xuất thành phẩm, theo dõi, kiểm tra chất lượng sản xuất của sản phẩm
và giao hàng. Chuổi quá trình này nhằm hổ trợ cho chiến lược dịnh hướng cho
sự phát của công ty
Vừa là một môn mang tính khoa học, giúp cho người quản ly có những công
cụ để định lượng những quyết định của mình, tuy nhiên với sự thay đổi nhanh
chóng của nền kinh tế sự nhạy cảm thị trường của người quản l là một trong
những nhân tố hết sức quan trọng và tạo nên sự khác biệt đối với các đối thủ
cạnh tranh cũng như tạo nên sự thành công của công ty đó.
Tài liệu tham khảo
#

Tiêu đề

1

Giáo trình quản lý tác nghiệp – Trường đại
học kinh tế quốc dân.

Ghi chú



×