Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Cơ sở khoa học cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt cho thành phố hồ chí minh trước bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

LÊ HỮU THANH

CƠ SỞ KHOA HỌC CẢNH BÁO HIỂM HOẠ
LŨ, LỤT CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên
ngành: Kỹ thuật môi trường. Mã
ngành: 60520320

TP. HCM, ngày 19 tháng 5 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

LÊ HỮU THANH

CƠ SỞ KHOA HỌC CẢNH BÁO HIỂM HOẠ
LŨ, LỤT CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên
ngành: Kỹ thuật môi trường. Mã
ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HOÀNG NGẠN



TP. HCM, ngày 19 tháng 5 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Trịnh Hoàng Ngạn

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM ngày 21
tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T
T
1 G
S.
2 P
G
3 P
4 G
T

C
h

C
hủ
P
hả
P

hả


5 S.
T yỦ
S. y
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

TP.HCM, ngày…. tháng ….. năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Hữu Thanh

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1976

Nơi sinh: Quảng Ngãi


Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

MSHV:1541810016

I – Tên đề tài:
CƠ SỞ KHOA HỌC CẢNH BÁO HIỂM HỌA LŨ, LỤT CHO THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
II – Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: xác định mối quan hệ tương tác giữa các điều kiện tự nhiên, các
hoạt động kinh tế xã hội của con người cũng như tác động của các hệ thống tự nhiên
và hiện hữu tới tình trạng ngập nước đô thị hiện nay và diễn biến môi trường nước
khu vực nghiên cứu trong tương lai để nhận diện và cảnh báo nguy cơ, hiểm hoạ lũ,
lụt cho Thành phố Hồ Chí Minh trước bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu và nước
biển dâng.
Nội dung 1: Điều tra, thu thập, tổng hợp, sàng lọc và biên hội tài liệu cơ bản
cũng như các tư liệu có liên quan đến BĐKH và NBD cũng như các số liệu về lũ,
lụt, úng, ngập trong khu vực nghiên cứu và vùng lân cận phục vụ nghiên cứu
chuyên đề.
Nội dung 2: Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên và KTXH vùng nghiên
cứu liên quan tới ngập nước đô thị.
Nội dung 3: Tổng quan nghiên cứu về ngập nước đô thị ở trong và ngoài nước
và phân tích thực trạng úng, ngập, các giải pháp chống ngập đã và đang thực hiện
cũng như đánh giá hiệu quả chông ngập đã và đang thực hiện ở Thành phố Hồ Chí
Minh.


Nội dung 4: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và tác động của nó tới khu vực
nghiên cứu. Phân tích tổng hợp, toàn diện, đánh giá các hệ thống hiện hữu và tự
nhiên tới rủi ro NNĐT của Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung 5: Xây dựng cơ sở khoa học cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt trong tương
lai trước bối cảnh BĐKH và nước biển dâng. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và
thích ứng với BĐKH và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và cảnh báo từ xa.
III – Ngày giao nhiệm vụ:
IV – Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V – Cán bộ hướng dẫn: TS. Trịnh Hoàng Ngạn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trịnh Hoàng Ngạn. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực dựa vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu
thập tài liệu và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Lê Hữu Thanh


ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được chương trình cao học và luận văn tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp.
Trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS Trịnh Hoàng Ngạn Chuyên gia Thuỷ lợi và Môi trường, Giảng viên hướng dẫn – Trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm hướng dẫn tôi tiếp cận những kiến thức
liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, ngập nước đô thị để hoàn thành luận
văn Thạc sỹ này.
Cám ơn các Thầy Cô dạy lớp cao học khóa 15SMT11 đã truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đồng nghiệp làm việc tại Trung tâm Điều hành chương trình chống
ngập nước Thành phố, Văn phòng Biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường, Phòng Dự báo thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Ủy ban
sông Mê Công Việt nam (VNMC) đã cung cấp các tài liệu tham khảo và các số liệu
có liên quan trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù cố gắng hoàn thành luận văn với chất lượng tốt nhất, nhưng do trình
độ có hạn, không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy, cô và đồng nghiệp.
Cuối cùng xin được tri ân, ghi nhớ tất cả tình cảm của thầy cô, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, là động lực giúp cho tôi tự
tin hoàn thành luận văn này./.


3

TÓM TẮT
Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những Thành phố quan trọng nhất của
Việt Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước với tốc độ phát triển và đô thị hoá nhanh
chóng. Tuy nhiên phát triển kinh tế thường đi kèm với vấn đề môi trường. Trong đó

ngập nước đô thị (NNĐT) là một trong những vấn đề khó khăn và thách thức lớn
khiến các nhà quản lý Thành phố phải quan tâm nhiều trong thời gian tới.
Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, tình trạng ngập nước đô
thị ở TP.HCM chỉ xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, song hành cùng kế
hoạch tái thiết hậu chiến, do nguyên nhân chủ quan, khách quan và kết hợp cả hai,
nhưng con người đóng vai trò quan trọng trong tác nhân gây ngập mang tính quyết
định, không phải tại “Ông Trời”. Trong 2 thập kỷ vừa qua, Thành phố đã ưu tiên
đầu tư cho các dự án chống ngập. Tuy nhiên cho đến cuối năm 2016, tình trạng
ngập, úng vẫn diễn biến phức tạp trên cả quy mô không gian và thời gian. Rõ ràng
hiệu quả đầu tư các dự án chống ngập là không cao.
Ứng dụng phương pháp thu thập và phân tích tổng hợp CSDL để đánh giá
hiệu quả các quy hoạch, dự án chống ngập vừa qua cho thấy nhiệm vụ chống ngập
hiện nay cho TP.HCM là vô cùng phức tạp trong điều kiện biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng (NBD). Phân tích tác động của các hệ thống tự nhiên và
hiện hữu tới tình trạng NNĐT cho thấy đó là mối quan hệ nhân quả có sự tương tác
chặt chẽ giữa các hoạt động của con người và môi trường tự nhiên. Trên cơ sở phân
tích tương quan thuỷ văn, thuỷ lực và lâm sàng (sức khoẻ) của hệ sinh thái môi
trường khu vực, có thể chẩn đoán các mối nguy cơ, hiểm hoạ lũ, lụt đối với
TP.HCM là rất tiềm tàng trước bối cảnh BĐKH và NBD trong tương lai.
Dự báo trong thế kỷ 21 hiểm hoạ có thể dẫn đến thảm hoạ lũ, lụt, nếu siêu
bão năm Ngọ (5/1904) lặp lại (tương ứng tần suất 1%), đổ bộ vào bờ biển Bà RịaVũng Tàu hoặc lũ chồng lũ trên lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn (tương tự như trận lũ,
lụt lịch sử ở Bangkok, lưu vực sông Chaophraya, Thái Lan) nếu hình thế thời tiết


4

gây mưa do bão, áp thấp hoạt động trên biển Đông lặp lại (tần suất 2%) như năm
1952 và 2000.
Để khắc phục tình trạng úng, ngập, cần tập trung vào giải pháp phát triển
nguồn nhân lực với nhận thức không chống ngập mà chung sống với nước, quản lý

và giảm nhẹ thiệt hại do lũ, lụt nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân Thành
phố trước thảm hoạ lũ, lụt có thể xảy ra trong tương lai. Giải pháp thích ứng với
BĐKH và NBD là cần phải điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chống ngập hiện nay.
Trong đó bao gồm: (i) xây dựng bộ CSDL đủ độ tin cậy (chất lượng và số lượng);
(ii) nghiên cứu áp dụng cốt nền xây dựng khoa học, hợp lý; (iii) tiến hành quan trắc
lún nền do khai thác nước ngầm quá mức; (iv) học tập kinh nghiệm xử lý NNĐT ở
các nước tiên tiến trên Thế giới và (v) xây dựng bản đồ cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt
cho Thành phố.
Cần thành lập một cơ quan có thẩm quyền, có kiến thức chuyên môn mới có
thể đưa ra các giải pháp chống ngập cho TP.HCM một cách căn cơ, khả thi về kỹ
thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.


5

ABSTRACT
Ho Chi Minh City (HCMC) is one of the most important cities in Vietnam; it
is the economic centre of the country having fast economic development and
urbanization progresses. However, economic development is always parallel gone
with environmental problems. Of which urban flooding is the main problem and
chalenger making the city governer has paid special attention to solve this issue for
the being time and the near future.
Althought the city has been formed and developed for more than 300 years
but urban flooding phenominon has been only occurred since ending years of the 80
th

decade of the 20 Century when it parallel gone with economic development plan
after the local war. The urban water logging and inundation problems are caused by
both natural as well as manmade causes. Of which man is main cause, not by the
“God”. The drainaged infrastructure development projects have been priority

invested for two decades by the people comiittee, but the urban flooding problem is
still seriously appeared in the dowtown and suburban the city up to ending of 2016.
Thus shows that the above projects investment are not so effective.
Application of data collection and database analytical methods to observe,
find and assess feasibility of the flooding and inundation control solutions for
HCMC showing that inundation problem is not easy to be resolved now when it is
time to climate change and sea water level rise. In addition, assessment of the
natural and existing systems impact to the flooding prblems showing that it is
closed relation between human activities and natural environment. Based on
analised hydrological, hydraulic correlation as well as dianostic study on river basin
environmental and ecosystem health that can be predicted that flood and flooding
hazard to be occurred in HCMC is very potencial in the future time with global
climate change and sea level rise
During the the 21 Centry, it is predict that potencial flood and flooding
hazard could be occurred natural disaster for HCMC as if the super typhoon
(hurricane) was appeared in 5/1904 (correspondent to 1% return period) is being


6

returnned and landded to Bà Rịa-Vũng Tàu coastal area or a couple of floods to be
leased by overflow from Dong Nai – Sai Gon upstream reservois combined with
dowmstream floods causing by heavy rains (it is corelation as the Bangkok flooding
in 2011 sistuation on Chaophraya river basin, Thailand) as if rainfall was occurred
by storms and despressions operated on the East Sea (correspondent to 2% return
period) in the years of 1952 and 2000.
To solve the flooding problems, it should be recognised that human
resources development to be plaid important role for HCMC to cope with climate
change adaptation as well as formulation of flooding and inundation management
and mitigation strategy living with water, not against flooding to protect people and

asset of the city where to be exposed to flood disaster could be occurred in the
future that climate change adaptation measures should be applied. Of which the
existing flooding control plans and proposed projects shoudl be adjusted by the
following solutions: (i) set up a database to be viability (quality and quantity); (ii)
Set up a scientific and econimic leveling standard/code to applied for urban
construction; (iii) a subsidence monitoring programe to be carried out to control
over exploitation of ground water resources; (iv) flooding problems lessons learned
from foreingner experts in the World and (v) set up a floods and flooding map to be
warned for the city.
A proffesional agency having power and knowlegdbase should be
established that to be a decision maker to propose and decide urban flooding
mitigation and management strategies (environmental, social, technical and
economical sounds) for the city to be adapted and resillienced with climate change
and seas level rise in the future.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC.................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................xii
DANH

MỤC


CÁC

........................................................................................xiv

HÌNH
MỞ

ĐẦU

..................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu....................................................................... 2
3. Nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5
3.1. Nội dung nghiên cứu chính .......................................................................... 5
3.2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 6
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 6
4. Phạm vi, đối tượng và giới hạn nghiên cứu ........................................................ 9
4.1 Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................... 9
4.2 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 9
4.3 Giới hạn của đề tài: ..................................................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 10
5.1 Ý nghĩa khoa học: ....................................................................................... 10
5.2 Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................ 10
6. Cấu trúc báo cáo ................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN TỚI
RỦI RO NGẬP NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................
12
1.1 Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và vai trò của TP.HCM ................................. 12
1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 12
1.1.2 Tóm lược lịch sử hình thành .................................................................... 12

1.1.3 Vai trò của TP.HCM trong nền kinh tế Việt Nam ................................... 13
1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 14


8

1.2.1 Địa hình và địa mạo ................................................................................. 14
1.2.2 Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................ 17
1.2.3 Tóm tắt đặc điểm khí tượng ..................................................................... 18
1.2.4 Tóm tắt đặc điểm thủy văn....................................................................... 19
1.2.5 Tóm tắt đặc điểm môi trường và chất lượng nước................................... 31
1.3 Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 33
1.3.1 Dân số và diễn biến gia tăng dân số ......................................................... 33
1.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng cơ sở .................................................. 34
1.3.3 Quy hoạch sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị ....................... 38
1.4 Phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa và rủi ro ngập nước đô thị........... 42
1.4.1 Phát triển kinh tế xã hội kích thích gia tăng dân số: ................................ 42
1.4.2 Phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy tiến trình đô thị hoá nhanh ................ 42
1.4.3 Gia tăng hệ số dòng chảy trên lưu vực..................................................... 44
1.4.4 Nhận xét nội dung Chương 1: .................................................................. 45
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NGẬP NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGẬP, ÚNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...... 47
2.1 tổng quan nghiên cứu về ngập nước đô thị [4], [7], [9], [10], [15], [20], [21],
[22] ........................................................................................................................ 47
2.1.1. Một số khái niệm về ngập nước đô thị NNĐT........................................ 47
2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu NNĐT:........................................................ 48
2.1.3 Tổng quan về ngập nước đô thị trên Thế giới .......................................... 53
2.1.4 Tổng quan về ngập nước đô thị của Việt Nam ........................................ 60
2.2 phân tích thực trạng ngập, úng ở tp.hcm........................................................ 63
2.2.1. Diễn biến ngập, úng ................................................................................ 63

2.2.2 Các giải pháp chống ngập ........................................................................ 71
2.2.3 Nguyên nhân và bản chất của tình trạng ngập, úng ở TP.HCM .............. 73
2.2.4 Đánh giá hiệu quả đầu tư chống ngập:..................................................... 75
2.2.5 Những tồn tại của giải pháp chống ngập đã và đang thực hiện ............... 77
2.2.6 Nhận xét nội dung Chương 2: .................................................................. 86


9

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA BIỀN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI VÙNG NGHIÊN
CỨU VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC HỆ THỐNG TỰ NHIẾN VÀ HIỆN
HỮU TỚI TÌNH TRẠNG NGẬP NƯỚC ĐÔ THỊ CỦA TP.HCM......................... 88
3.1 ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng nhiên cứu ..................................... 88
3.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu ................................................................. 88
3.1.2 Nguyên nhân ............................................................................................ 88
3.1.3 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu .......................................................... 89
3.1.4 Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ................................................................... 89
3.1.5. Sự gia tăng mực nước biển...................................................................... 90
3.1.6 Nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở trong và ngoài nước ........................... 90
3.1.7 Nghiên cứu biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến khu vực TP.HCM ............. 93
3.1.8 Những khó khăn và thách thức đối với TP.HCM trong bối cảnh BĐKH 98
3.2 phân tích tác động của các hệ thống tự nhiên và hiện hữu tới tình trạng ngập
nước đô thị của thành phố hồ chí minh ...............................................................100
3.2.1 Chế độ mưa, bão và ngập nước đô thị....................................................100
3.2.2 Tác động của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn và ngập nước đô thị 106
3.2.3 Tác động của hệ thống sông Mê Công – Vàm Cỏ tới ngập nước đô thị
của TP.HCM ...................................................................................................115
3.2.4 Thuỷ triều biển Đông tác động tới ngập, lụt ở TP.HCM .......................128
3.2.5 Khai thác nước ngầm và tình trạng lún nền khu vực TP.HCM .............134
3.2.6 Nhận xét nội dung Chương 3 .................................................................135

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CẢNH BÁO HIỂM HOẠ LŨ,
LỤT CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHAP THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHI HẬU VỀ NƯỚC BIỂN DÂNG..................................136
4.1 Nhận diện hiểm hoạ và rủi ro lũ, lụt ở TP.HCM...........................................136
4.1.1 Nhận diện hiểm hoạ và rủi ro lũ do thiên nhiên.....................................138
4.1.2 Nhận diện hiểm hoạ và rủi ro lũ, lụt do con người và thiên nhiên ........159
4.2 Cảnh báo hiểm hoạ và rủi ro lũ, lụt cho TP.HCM ........................................166
4.2.1 Cảnh báo sớm.........................................................................................166
4.2.2 Phân cấp cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt........................................................166
4.2.3 Dự báo hiểm hoạ lũ, lụt cho TP.HCM ...................................................167


10

4.2.4 Cảnh báo thảm hoạ lũ, lụt cho TP.HCM ................................................168
4.3 Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho TP.HCM...........................168
4.3.1 Quản lý hiểm hoạ và rủi ro lũ, lụt tổng hợp ...........................................168
4.3.2 Đề xuất điều chỉnh quy hoạch chống ngập ............................................171
4.4 nhận xét nội dung chương 4 ..........................................................................174
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................176


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A
D
B
A
IB


A
s
i
A
sB

ộB
ộC

ộB
ộC

D

h

Đ

a

B
G
D
G

r
G
rG


IS
H
D
H

eH
ệH

N
K
S
K

ệK
iK

T
M
D
M

hM
êM

D
P
M
R
M


ê
C
M
êM

S
M
N
T


M

T

B
T
P.
T

rT
P
T

T
N
U
N
U


r
u
n
U
nU

S
V
C
V

nV
àH

C

N ệ
- c
V V
iệ
i
W W
H o


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích biến đổi theo cao độ của tp.hcm ................................................15
Bảng 1.2: Các đặc trưng dòng chảy tự nhiên lưu vực sông đn –sg: .........................22

Bảng 1.3 Thống kê kênh rạch vùng đất thấp phía đông thành phố...........................25
Bảng 1.4 Thống ke kenh rạch vung dất thấp phia bắc thanh phố. ............................ 26
Bảng 1.5 Thống kê kênh rạch vùng đất thấp phía tây thành phố. .............................27
Bảng 1.6 Thống kê kênh rạch vùng đất thấp phía nam thành phố. ...........................27
Bảng 1.7 Thống kê kênh rạch vùng tiếp giáp biển....................................................28
Bảng 1.8 Thống kê kênh rạch vùng trung tâm thành phố. ........................................29
Bảng 1.10Tình hình sử dụng đất ở tp.hcm. ...............................................................36
Bảng 2.1 Tình hình ngập, úng trên địa bàn tp.hcm ...................................................64
Bảng 2-2: So sánh các điểm ngập của năm 2011 so với cùng kỳ các năm 2009, 2010
...................................................................................................................................65
Bảng 2.3. Xác suất xuất hiện của mức nước cao nhất trong nhiều năm (cm)..........83
Bảng 2.4: Mực nước triều cao nhất năm 1988 (m) ...................................................83
Bảng 2.5: Mực nước triều cao nhất năm 1999 (m) ...................................................83
Bảng 3.1: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999..................97
Bảng 3.2: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 ...............................98
Bảng 3.3: Thống kê xu thế mưa trận theo chu kỳ thời gian ....................................101
Bảng 3.4: Tương quan mưa thời đoạn lớn nhất và mưa ngày trạm tân sơn nhất. ...102
Bảng 3.5: Lượng mưa lớn nhất theo thời đoạn đo được tại trạm tân sơn nhất .......103
Bảng 3.6: Lưu lượng xả lũ sau công trình...............................................................109
Bảng 3.7 Giá trị lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất 0,5% ......................................110
(điều kiện tự nhiên/lý thuyết). .................................................................................110
Bảng 3.8Thống kê 1 số trận lũ lớn (hệ cao độ hà tiên) ...........................................113
Bảng 1.9: Lưu lượng các tháng mùa lũ dọc sông mê công .....................................118
Bảng 3.10 Các đặc trưng lũ rút qua sông vàm cỏ năm 1996 và 2000.....................121
Bảng 3.11 Mực nước đỉnh lũ qua 1 số năm lũ lớn trên sông vàm cỏ đông (m)......123
Bảng 3.12 Phân cấp cảnh báo lũ trên sông vàm cỏ đông – tỉnh tây ninh (m)........124
Bảng 3.13 Kết quả tính tần suất mực nước trạm gò dầu ........................................127
Bảng 3.14 Đặc trưng mực nước tại một số vị trí hạ lưu đồng nai – sài gòn ..........129



13

Bảng 3.15 Một số đặc trưng thủy văn chính tại phú an và một số vùng nội ..........133
đồng vùng trũng thủ thiêm trong 1 ngày triều (ngày 20/10/2005)..........................133
Bảng 4.1Tổng kết thiệt hại do lũ, lụt ở việt nam.....................................................137
Bảng 4.2 Đỉnh trìều tại trạm phú an trên sông sài gòn (hệ cao độ vn-2000) ..........147
Bảng 4.3:Giá trị lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất 0,5% (điều kiện tự nhiên/lý
thuyết .......................................................................................................................14
7
Bảng 4.4 Tác động xả lũ của hồ dầu tiếng và mực nước tại trạm rạch tra..............148
Bảng 4.5 Tác động xả lũ của hồ đồng nai và mực nước tại trạm nhà bè ................148
Bảng4.6: Tỷ lệ dòng chảy từ kratie xuống hạ lưu và vào biển hồ trong các tháng.151
Bảng 4.7: Tỷ lệ dòng chảy xuống hạ lưu từ kratie và từ biển hồ trong các tháng ..151
Bảng 4.8: Mực nước (hmax) và lưu lượng đỉnh lũ (qmax) tại tân châu và châu đốc ..154
Bảng 4.9 So sánh lượng mưa và tổng lượng dòng chảy năm 2000 và các năm lũ lịch
sử trước đây (lượng mưa và tổng lượng dòng chảy từ 1/7 tới 31/10)
.....................156
Bảng 4.10 Bảng phân cấp cảnh báo hiểm hoạ lũ. lụt cho tp.hcm ...........................166
Bảng 4.11 Dự báo hiểm hoạ lũ, lụt cho tp.hcm trước bối cảnh bđkh và nbd .........167
Bảng 4.12 Mô tả một số giải pháp quản lý hiểm hoạ lũ, lụt cho tp.hcm. ...............170


14

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2: Bản đồ địa hình TP.HCM .........................................................................16
Hình 1.3: Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn ...............................................23
Hình 1.4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 .................................................35
Hình 1.5: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2005 .................................................39
Hình 1.6: Bản đồ điều chỉnh quy hoạch đô thị 2025 ..............................................41

Hình 1.7: Định hướng phát triển không gian ............................................................41
TP.HCM ....................................................................................................................41
Hình 2.1 : Cảnh ngập, lụt đô thị ở Ấn Độ .................................................................54
Hình 2.2: Cảnh ngập, lụt ở Hà Lan trong trận lũ 1953 .............................................54
Hình 2.3: Cảnh ngập, lụt trong Thành phố New Orleans, Loisiana, Hoa Kỳ, ngày
29/8/2005...................................................................................................................55
Hình 2.4: Những người vừa thoát ra khỏi ô tô bị chìm trong nước lũ do cơn mưa vũ
lượng lớn 445 mm, xảy ra ở TP. Houston, ngày 18/4/2016, làm chết 5 người , 1000
nhà bị ngập ................................................................................................................55
Hình 2.5: Dưới chân tháp Effene là biển nước mênh mông. ....................................56
Hình 2.6: Sân bay Đôn Mường bị ngập với chiều sâu nước tới 1,5 m .....................57
Hình 2.7: Khu chùa Phật giáo ở Vientiane bị lũ sông Mê Công gây ngập, lụt (2013).
...................................................................................................................................58
Hình 2.8: Lũ, lụt ở Phnom Penh, Campuchia, do trận bão Nari (24/10/2013) .........58
Hình 2.9: Đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội trong trận lụt tháng 11/2008...........61
Hình 2.10: Nước ngập trên đường phố Đà Nẵng ......................................................62
Hình 2.11: Giao thông trên đường Bình Đông (phường 15, quận 8)........................68
Hình 2.12: Nước ngập trên đường Nguyễn Xí (Quận Bình Thạnh) trong mưa trưa
18/5/2015
Ảnh:
Duyên
....................................................................................69

Phan

Hình 2.13: Nước từ ống cống trào lên mặt đường Phan Xích Long, ........................70
Hình 2.14: Xe máy chìm trong nước tại hầm giữ xe ở số 5D Nguyễn Siêu .............71
Hình 2.15 Nguyên nhân và bản chất của thực trạng ngập, úng ở TP.HCM .............75
Hình 2.16: Nền nhà một số hộ dân ở đường Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8, TP.HCM ...78
Hình 2.17: Cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngập nước tối 26-8 - Ảnh: KHÁNH BẰNG

...................................................................................................................................79


15

Hình
2.18:
Bản
đồ
địa
..............................................................80

hình

huyện

Cần

Giờ

Hình 2.19: Cống ngăn triều Thị Nghè: mặt bằng cống, nhìn từ trên cao và nhìn từ
phía sông Sài Gòn .....................................................................................................84
Hình 2.20: Sơ đồ mặt bằng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ........................................ 85
Hình 2.21: Cống ngăn triều Thị Nghè.......................................................................85
Hình 3-1: Bản đồ dự báo vùng ngập lụt vào năm 2050 của ICEM thực hiện cho
UBND TP.HCM (tài trợ bởi Ngân hàng ADB) trong kịch bản có hệ thống đê bao
bảo vệ như quy hoạch cho thấy hiệu quả của hệ thống này còn hạn chế và nguy cơ
ngập,lụt sẽ bị đẩy sang các địa phương khác. ...........................................................94
Hình 3.2: Biểu đồ thống kê các trận mưa có vũ lượng lớn theo thời đoạn 180 phút
hàng năm tại trạm Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 50 năm từ 1952 đến 2004 .........102

Hình 3.3: Vị trí các điểm ngập ở TP.HCM .............................................................103
Hình 3.4: Quỹ đạo của bão và ATNĐ ở Tây Bắc Thái Bình Dương năm 2006
.....106
Hình 3.5 Số liệu quan trắc và ước tính (gián đoạn) mực nước do lũ sông Đồng Nai
từ Trị An xuống TP.HCM trong các năm 1952 (màu đỏ) và 1978 (màu hồng) .....112
Hình 4.1: Vị trí TP.HCM và hiểm hoạ, rủi ro lũ, lụt...............................................136
Hình 4.2: Thống kê quỹ đạo các cơn bão xuất hiện trên vùng biển đổ bộ vào đất liền
(1951-2015)
.............................................................................................................139
Hình 4.3. Bão Kaitak đổ bộngày 2/4/2012 .............................................................140
Hình 4.4. Áp thấp nhiệt đới đổ bộngày 5/11/2016.................................................140
Hình 4.6: Tần suất xuất hiện các cơn bão cực mạnh gia tăng từ những năm 1970 ở
quy mô toàn cầu ......................................................................................................141
Hình 4.7: Tần suất xuất hiện các cơn bão gia tăng trong 2 thời kỳ 1961-1990 và
1991-2005 ở Việt Nam............................................................................................142
Hình 4.8: Lưu vực sông Chaopharaya, Thái Lan ...................................................144
Hình
4.9:
Lưu
vực
sông
.........................................................143

Đồng

Nai



Sài


Gòn

Hình 4.10: Bản đồ nguy cơ ngập nước các khu vực khác nhau tại thủ đô Bangkok.
.................................................................................................................................144
Hình 4.11: Quy hoạch vùng ngập lũ Kompong Cham............................................151
Hình
4.12:
Quy
hoạch
..................................................150



châu

thổ

sông



Công


16

Hình 4.13: Các trận bão và ATNĐ trên biển Đông kèm theo mưa gây lũ, lụt trong
các hệ thống sông của Việt Nam và lưu vực sông Mê Công, năm 2000 ................155
Hình 4.14: Phân bố dòng chảy lũ sông Mê Công ở ĐBSCL và chuyển nước lũ sang

sông Vàm Cỏ ...........................................................................................................157
Hình 4.15: Hình ảnh lũ sông Mê Công (2000&2011) ............................................158
Hình 4.16: Vùng quy hoạch chống ngập 1547 của Bộ NN&PTNT (đường màu đỏ)
.................................................................................................................................158
Hình 4.17: Lún đất do khai thác nước ngầm khu vực thủ đô Bangkok, Thai Lan..160
Hình 4.28: Dự báo hiệu ứng lún nền và mực nước biển dâng sau 50 năm (vào giữa
TK 21) .....................................................................................................................160
Hình 4.19: Bản đồ thể hiện diện tích bê-tông hóa bề mặt và nhiệt độ tối đa bề mặt
tại TP HCM. ............................................................................................................162
Hình 4.20: Bản đồ quy hoạch lũ ĐBSCL đến 2020 và định hướng đến 2030........164
Hình 4.21: Giải pháp chuyển lũ sông Tiền qua cửa Xoài Rạp................................165
Hình 4.22: Hệ thống bậc thang thuỷ điện trên sông Đồng Nai (JICA)...................168
Hình 4.23: Giải pháp quản lý quản lý hiểm hoạ và rủi ro lũ tổng hợp thích ứng với
BĐKH......................................................................................................................170


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
TP.HCM đã có hơn 300 năm hình thành và phát triển, nhưng tình trạng ngập
nước đô thị (NNĐT) chỉ mới xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (TS. Trịnh
Hoàng Ngạn), đồng hành cùng với tiến trình đô thị hoá trong kế hoạch tái thiết sau
chiến tranh. Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, úng, ngập ở TP.HCM đã trở thành một
vấn đề thời sự gây không ít tranh cãi, là nỗi bức xúc của cộng đồng dân cư, các nhà
khoa học và quản lý. Chính quyền Thành phố đã kêu gọi, khuyến khích đầu tư
nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp khắc phục hậu quả do NNĐT gây ra. Kết quả là
hàng chục dự án, chương trình chống ngập đã được thực hiện bằng nguồn vốn trong
nước và ngoài nước, ước tính khoảng 2 tỷ USD đã được giải ngân.
Kết quả bước đầu của các dự án chống ngập và vệ sinh môi trường biểu hiện

rõ nét bằng việc cải thiện cảnh quan môi trường dọc các tuyến kênh trục thoát nước
đã được đầu tư hoàn thiện như: Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé, Tân
Hoá – Lò Gốm …Tuy nhiên tình trạng úng, ngập vẫn diễn ra hàng năm, nhất là vào
mùa mưa, cả vùng nội thành đến ngoại vi Thành phố. Rõ ràng hiệu quả đầu tư
chống ngập còn hạn chế, mục tiêu xoá ngập chưa đạt như đã nêu ra trong các quy
hoạch tiêu, thoát nước vĩ mô của JICA (2000), thông qua các dự án cải thiện cơ sở
hạ tầng thoát nước bằng nguồn vốn trong nước, vốn vay ODA hay Quy hoạch thuỷ
lợi chống ngập của Bộ NNPTNT (Quy hoạch 1547) và một số dự án khác.
Cho đến cuối năm 2015 và đầu mùa mưa 2016, hiện tượng NNĐT ở
TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp kết hợp với tình trạng kẹt xe (ùn tắc giao thông), ô
nhiễm môi trường gia tăng v.v. Tổng hoà các yếu tố môi trường thì NNĐT sẽ trở
thành vấn nạn, tiềm ẩn nguy cơ lũ, lụt có thể xảy ra trong tương lai, trước bối cảnh
BĐKH toàn cầu và NBD.
Giải pháp chống ngập hiện nay cho TP.HCM không đơn giản, nhưng trước
bối cảnh BĐKH và NBD thì giải quyết bài toán đó lại càng vô cùng khó khăn, phức
tạp gấp bội, đòi hỏi Thành phố phải đầu tư nhiều hơn nữa, đa dạng các loại hình
nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp chống ngập hữu hiệu hơn, kết hợp biện pháp
công trình và phi công trình có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, quản lý, cả


2

trong và ngoài nước, với tầm nhìn dài hạn, tương thích các kịch bản thích ứng với
BĐKH khác nhau. Trong đó việc nghiên cứu cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt từ xa là một
hoạt động nghiên cứu mới, không thừa, cần thiết để cập nhật, bổ sung các quy
hoạch chống ngập (với tầm nhìn vĩ mô, dài hạn) phục vụ phát triển kinh tế xã hội
(KTXH) bền vững cho Thành phố nói riêng và cho cả nước nói chung. Đây chính là
tiền đề giúp cho học viên đề xuất đề tài nghiên cứu luận văn cao học có tên gọi là:
“Cơ sở khoa học cảnh báo hiểm hoạ lũ, lụt cho TP.HCM trước bối cảnh biến đổi
khí hậu”.

2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
2

Với tổng diện tích tự nhiên 2109 km và khoảng hơn 10 triệu dân (2015),
TP.HCM là một trung tâm kinh tế, tài chính, truyền thông, khoa học, nơi giao lưu
văn hoá và du lịch…, đã và đang đóng vai trò quan trọng, là đầu tầu kinh tế của cả
nước (đóng góp tới 20,2% tổng sản phẩm quốc nội GDP; 27,9 % giá trị sản xuất
công nghiệp và 34,9 % dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam). Tuy nhiên,
TP.HCM cũng là một trong 10 Thành phố đới bờ của Việt Nam được đánh giá có
nguy cơ chịu tác động lớn của BĐKH và NBD. Ước tính đến năm 2050, TP.HCM
có khoảng 61% đất đô thị và 67% đất công nghiệp sẽ bị ngập, lụt nếu các biện pháp
kiểm soát triều không được thực hiện (ABD, 2010).
BĐKH là một quá trình diễn ra theo thời gian dài, khó phát hiện và không thể
đảo ngược mà chúng ta chỉ có thể làm chậm quá trình. BĐKH diễn ra trên phạm vi
toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống con người với cường độ và
mức độ ngày càng tăng, khó lường trước. Đó là một thách thức to lớn về môi trường
mà nhân loại đang phải đối mặt, đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng mọi mặt đến phát
triển KTXH, cuộc sống và sức khỏe con người, hoạt động sản xuất, xây dựng và
bảo trì cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nước và các hệ sinh thái trong lưu vực sông.
Do tác động của BĐKH, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi kéo theo bão, lụt tăng
lên kết hợp NBD sẽ là những hiểm họa tiềm tàng trong tương lai. Nằm ở vị trí
hướng ra biển Đông, một trong 5 trung tâm phát sinh bão, Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng phải đối mặt với các cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên
biển thuộc khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, lại chịu tác động của nhiều loại
hình thời tiết


3

phức tạp. Đó chính là tác nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra thiên tai lũ, lụt trải dài

trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tác động do mực NBD không giống nhau, tuỳ thuộc vào vùng và quốc gia.
Những nước thuộc các vùng Đông Á, Trung Đông, Bắc Phi có thể là những nơi sẽ
chịu tác động lớn nhất do nước biển dâng, như Bahamas, Việt Nam và Ai Cập.
Cũng theo ước tính của tổ chức OECD thì Châu Á có 6 trong 10 Thành phố sẽ chịu
tác động nặng nhất của BĐKH và NBD. Trong số đó có Việt Nam và Bangladesh.
Trong các Thành phố của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH phải kể
đến là TP.HCM, Cần Thơ, Hội An… Hiệu ứng ngập, úng ở TP.HCM hiện nay được
coi là biển hiện tác động của BĐKH.
Theo đánh giá của các nhà khoa học nghiên cứu về thiên tai do BĐKH thì lũ,
lụt là một trong những rủi ro, hiểm hoạ tiềm tàng, khó lường nhất. Đặc biệt ngập,
lụt ở các đô thị lớn ven biển do ảnh hưởng của sóng thần, triều cường, mưa lớn đã
gây ra thảm hoạ với những tổn thất khủng khiếp nhất về người và vật chất. Các nhà
thống kê học đã dẫn chứng số liệu về sự gia tăng những thiệt hại do lũ, lụt gây ra.
Nếu như đầu thế kỷ 20, trung bình mỗi năm trên Thế giới, thiệt hại do ngập, lụt vào
khoảng 100 triệu USD thì đến nửa sau của thế kỷ con số này đã vượt quá 1 tỷ USD.
Trong mười năm trở lại đây thiệt hại do lũ, lụt đã vượt trên 10 tỷ USD.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Đê điều và phòng chống lụt bão,
BNNPTNT, từ năm 1954-2015, trong tổng số gần 800 cơn bão hoạt động ở biển
Đông (50% xuất phát từ Tây Thái Bình Dương), có khoảng 290 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết nước ta gây ra
những trận lũ, lụt khủng khiếp trong các vùng núi, đồng bằng và đô thị làm thiệt hại
hàng trăm triệu USD về KTXH và môi trường, hàng ngìn người chết và mất tích.
Trung bình mỗi năm có 5-6 cơn, năm nhiều nhất là năm 1978 có 16 cơn bão, áp
thấp đổ bộ vào nước ta. Số lượng bão, áp thấp đổ bộ vào Nam Bộ ít hơn, nhưng tác
động cũng vô cùng lớn. Cũng trong khoảng thời gian 60 năm trở lại đây, có khoảng
10 cơn bão, áp thấp đổ bộ vào phía Nam.
Cũng theo ghi nhận và đánh giá của các cơ quan dự báo và nghiên cứu khí
tượng thuỷ văn của BTNMT cho thấy các cơn bão hoạt động trên biển Đông đang



4

có xu thế dịch chuyển vào phía Nam, trong đó có TP.HCM.
Đối với TP.HCM, do vị trí địa lý đặc thù nằm kẹp giữa hai lưu vực sông
Đồng Nai –Sài Gòn, châu thổ sông Mê Công (ĐBSCL) – Vàm Cỏ và biển Đông
cũng như đặc điểm tự nhiên đã tạo cho Thành phố phải hứng chịu những rủi ro từ
nước (mưa, bão, lũ, lụt và thuỷ triều). Mặc dù vậy, trải qua hơn 300 năm hình thành
và phát triển, tình trạng ngập, úng mới chỉ xuất hiện trầm trọng kể từ cuối thập kỷ
80 của thế kỷ trước, thời kỳ tái thiết sau chiến tranh. Từ đó TP.HCM đã và đang
phải đối mặt với thực trạng úng, ngập hàng năm. Nhiều khu dân cư mới, các khu
công nghiệp kèm theo hạ tầng cơ sở kỹ thuật được mọc lên, bề mặt bê tông thay thế
cho thảm thực vật thẩm thấu, hệ thống kênh, mương là trục tiêu, thoát nước cùng
các ao, hồ, đầm, đìa, bãi thuỷ triều chứa nước bị san lấp. Trong khi đó lượng mưa
hàng năm và mực nước triều cường có xu hướng tăng lên. Hệ thống hạ tầng tiêu,
thoát nước không đáp ứng nhu cầu. Đó là những nguyên nhân chính gây hiệu ứng
ngập nước ở nhiều khu dân cư khi mưa lớn, triều cường và khi cả hai tác nhân này
kết hợp lại.
Mặc dù được Thành phố đầu tư nhiều dự án chống ngập, nhưng hiệu quả
chưa tương xứng. Tình trạng NNĐT những năm gần đây (2013-2015) vẫn diễn biến
phức tạp. Điển hình là trận mưa đầu mùa ngày 16/5/2016, với lượng mưa khoảng
50mm cũng đã gây ra nhiều điểm ngập trong các quận, như đường Nguyễn Xí, Ung
Văn Khiêm, Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh), đường Linh Trung Đông, Kha
Vạn Cân, số 20 (quận Thủ Đức), Xa lộ Hà Nội, đường Quốc Hương (quận 2), Đỗ
Xuân Hợp (quận 9)… Trận mưa chiều tối ngày 26/8/2016 với lượng mưa đạt
159mm, kéo dài khoảng 180 phút, đã gây ngập gần như toàn Thành phố khiến nhiều
nơi địa hình cao như sân bay Tân Sơn Nhất, đường Phan Xích Long (Phú Nhuận)
và tất cả những vị trí thường xuyên và tái ngập trên đây lại diễn ra với mức độ trầm
trọng về chiều sâu, thời gian và số điểm ngập. Thực trạng ngập, úng cho thấy rõ
ràng các giải pháp chống ngập hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất cập, cần phải bổ

sung, khắc phục và điều chỉnh.
Các nghiên cứu quy hoạch chống ngập trước đây (JICA, QH.1547,
Haskoning) đa phần tập trung vào giải pháp công trình là chủ yếu nhằm để ngăn


×