Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

thực trạng tổ chức lao động khoa học tại ủy ban nhân dân quận 9, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.02 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
1. LỜI MỞ ĐẦU
Việc tổ chức lao động sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của người lao
động, làm cho người lao động phấn khởi hào hứng yên tâm công tác và đạt năng
suất chất lượng cao, đem lại hiệu quả cho tổ chức là việc hết sức cần thiết. Vì vậy
trong quá trình hoạt động sản xuất của tổ chức cần phải tổ chức lao động khoa học,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo điều kiện cho người lao động
tái sản xuất sức lao động.
Tổ chức lao động khoa học là một trong những vấn đề cơ bản, quyết định đến
hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức hành chính nhà nước.
Tổ chức lao động khoa học trong cơ quan nhà nước cũng là cách thức nâng cao
chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ tốt hơn cho xã hội và công.Tuy nhiên thực
tế nhiều cơ quan hành chính nói riêng và các tổ chức nói chung vẫn chưa hiểu hết
và nắm bắt được việc tổ chức lao động sao cho khoa học, phân công đúng người
đúng việc, sắp xếp, bố trí đúng nhiệm vụ chức năng.
Ủy ban nhân dân Quận 9 là một quận ngoại thành mới được tách ra từ quận
Thủ Đức từ ngày 01/4/1997, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển Quận 9 đã đạt
được những kết quả đáng tự hào về kinh tế - xã hội. Để đạt được kết quả đó việc tổ
chức bộ máy, phân công công việc, luân chuyển, điều động, đề bạt cán bộ công
chức, xây dựng một cơ sở vật chất, trang thiết bị phục phụ cho hoạt động công vụ
là rất quan trọng hay đó chính là công tác tổ chức lao động khoa học.
Với những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài báo cáo thực tập “ Thực trạng tổ
chức lao động khoa học tại Ủy ban nhân dân Quận 9” nhằm tìm hiểu về cơ cấu
tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, phân công công việc, khung cảnh làm việc
và các hoạt động khác. Thông qua đó có sự đối chiếu giữa thực tiễn và lý thuyết từ
đó rút ra được kinh nghiệm và bài học cho bản thân khi ra trường làm công tác
nhân sự.
2. KẾ HOẠCH THỰC TẬP:
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 1
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
2.1. Thời gian thực tập: 02 tháng.


Từ ngày 19/2/2013 đến ngày 15/4/2013.
2.2. Địa điểm thực tập:
- Văn phòng UBND Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: Số 2/304 XLHN – Phường Hiệp Phú – Quận 9
2.3. Kế hoạch thực tập:
STT THỜI GIAN NỘI DUNG THỰC HIỆN
1
Tuần 1
(19/2 - 22/2)
- Báo cáo Văn phòng về kế hoạch thực tập;
- Học tập quy chế cơ quan;
- Nghiên cứu tổng quan về địa phương.
2
Tuần 2
(25/2 - 01/3)
- Chọn đề tài báo cáo thực tập;
- Viết đề cương báo cáo thực tập;
- Thực hiện các công việc được giao.
3 Tuần 3
(4/3 - 8/3)
- Thực hiện các công việc được giao;
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan ;
4 Tuần 4
(11/3 - 15/3)
- Thực hiện các công việc được giao;
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức lao động tại UBND.
- Tiến hành viết báo cáo
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 2
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
5

Tuần 5
(18/3 - 22/3)
- Thực hiện các công việc được giao;
- Thu thập thêm số liệu;
- Viết báo cáo.
6
Tuần 6
(25/3 - 29/3)
- Thực hiện các công việc được giao;
- Hoàn thành báo cáo thực tập.
- Trình giảng viên hướng dẫn xem báo cáo và hướng
dẫn chỉnh sửa báo cáo
7
Tuần 7
(01/4 - 5/4)
- Hoàn chỉnh báo cáo.
8
Tuần 8
(8/4 - 12/4)
- Xin ý kiến của lãnh đạo Văn phòng về quá trình
thực tập;
- Trình giảng viên hướng dẫn xem trước báo cáo thực
tập.
- Nộp báo cáo thực tập.
3. NHỮNG CÔNG VIỆC SINH VIÊN ĐÃ LÀM TRONG THỜI GIAN
THỰC TẬP.
3.1. Lĩnh vực Hành chính văn phòng (Văn thư, soạn thảo văn bản ).
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 3
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
- Sắp xếp các loại hồ sơ, phân loại các công văn, quyết định, các đơn thư

khiếu nại, tố cáo và các loại giấy tờ khác.
- Nhập đơn lưu hồ sơ khiếu nại, tố cáo năm 2011, 2012, 2013.
- Đóng dấu các văn bản.
- Photo copy các loại văn bản, giấy tờ.
3.2. Lĩnh vực Tổ chức nhân sự.
- Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND
Quận 9.
- Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, bộ máy của UBND Quận.
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu về nhân sự do phòng Nội vụ cấp.
3.3. Lĩnh vực Cải cách hành chính.
- Đọc và tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của cơ quan ban hành về công tác cải
cách hành chính.
- Tìm hiểu về kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến
pháp năm 1992 của UBND Quận 9.
- Nghiên cứu đề án 30 và tìm căn cứ pháp lý.
- Tìm hiểu về Quyết định về ban hành quy chế công tác văn thư- lưu trữ các
cơ quan tổ chức thuộc UBND Quận 9.
4. KẾT QUẢ THỰC TẬP
4.1. Thực trạng tổ chức lao động khoa học tại UBND quận 9.
4.1.1. Tình hình tổ chức lao động khoa học tại UBND quận.
a. Khái niệm.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 4
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Tổ chức lao động là quá trình tổ chức hoạt động của con người, trong sự kết
hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa
những người lao động với nhau.
Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở
phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua
việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu
của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tổ chức lao động khoa học cần

phải được áp dụng ở mọi nơi có hoạt động lao động của con người.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước thì lao động có sự khác biệt đối với các
loại hình lao động khác.Sản phẩm của quá trình lao động là các văn bản pháp quy,
các quyết định mang tính chất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
b. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý.
Xác định cơ cấu thích hợp trên cơ sở xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ,
thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính nhà nước nới chung, các bộ
phận của từng cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng quy chế làm việc của
từng bộ phận, từng cán bộ công chức cụ thể.
Xác định rõ trình độ chuyên môn, chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức, sức
khỏe của cán bộ công chức đảm nhiệm công việc phải đảm bảo. Xác định rõ trách
nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân đứng đầu. Tổ chức điều tra đánh giá về trình
độ đội ngũ cán bộ, công chức để làm cơ sở cho việc đào tạo, lựa chọn phù hợp với
nhiệm vụ và vị trí công tác theo từng giai đoạn nhất định.
Quận 9 được tách ra từ quận Thủ Đức theo nghị định Nghị định số 03-CP
ngày 6.1.1997 đến nay qua 15 năm xây dựng và trưởng thành quận 9 đã đạt được
những kết quả to lớn về kinh tế văn hóa xã hội… Để có được những kết quả đó là
có sự cố gắng của toàn thể nhân dân và đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 5
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
và chính quyền Quận. Quận 9 bao gồm 13 phường, 15 phòng ban, các đơn vị sự
nghiệp thuộc Quận quản lý.
Thực hiện và tổ chức theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân năm 2003;
UBND Quận 9 bao gồm 1 Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch và 5 các ủy viên . Các cơ
quan chuyên môn là cơ quan tham mưu cho Ủy ban để ra các quyết định liên quan
tới các vấn đề quản lý của Quận. Mỗi phòng ban bao gồm 1 Trưởng phòng và có
thể tối đa là 3 Phó trưởng phòng tùy theo chức năng nhiệm vụ và số lượng công

việc nhiều hay ít của phòng ban đó.
Các phòng ban chuyên môn chịu sự chỉ đạo của chủ tịch UBND Quận, làm
đúng công tác vị trí chức năng. Ủy ban nhân dân quận làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân
quận; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên
Ủy ban nhân dân quận. Có sự đoàn kết nội bộ để tạo nên bộ máy vững chắc giải
quyết và đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng chính xác, khoa học .
c. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bảng số lượng CBCC của UBND Quận 9
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 6
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Bảng số lượng CBCC của Quận 9 năm 2012.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 7
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC
KHỐI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
PHƯỜNG
BQL ĐÀU TƯ XD – CÔNG TRÌNH
BQL ĐÀU TƯ XD – CÔNG TRÌNH
UY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 9
BAN BT & GPMB
BAN BT & GPMB
SỰ NGHIỆP CÓ THU
PHÒNG NỘI VỤ
PHÒNG NỘI VỤ
PHÒNG LĐTB & XH
PHÒNG LĐTB & XH
PHÒNG TC - KH
PHÒNG TC - KH
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

PHÒNG VHTT
PHÒNG VHTT
PHÒNG TNMT
PHÒNG TNMT
PHÒNG TƯ PHÁT
PHÒNG TƯ PHÁT
PHÒNG QLĐT
PHÒNG QLĐT
PHÒNG KINH TẾ
PHÒNG KINH TẾ
THANH TRA
THANH TRA
VĂN PHÒNG UBND
VĂN PHÒNG UBND
TRUNG TAM Y TẾ DỰ PHÒNG
TRUNG TAM Y TẾ DỰ PHÒNG
TRƯỜNG TC NGHỀ ĐÔNG SÀI GÒN
TRƯỜNG TC NGHỀ ĐÔNG SÀI GÒN
TRUNG TÂM TDTT
TRUNG TÂM TDTT
TRUNG TÂM VĂN HOÁ
TRUNG TÂM VĂN HOÁ
THANH TRA XÂY DỰNG
TRƯỜNG BDGD
TRƯỜNG BDGD
MẦM NON
MẦM NON
TIỂU HỌC
TIỂU HỌC
TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRUNG TÂM GD HƯỚNG NGHIỆP
TRUNG TÂM GD HƯỚNG NGHIỆP
HIỆP PHÚ
HIỆP PHÚ
TÂN PHÚ
TÂN PHÚ
TĂNG NHƠN PHÚ B
TĂNG NHƠN PHÚ B
TẮNG NHƠN PHÚ A
TẮNG NHƠN PHÚ A
TRƯỜNG THẠNH
TRƯỜNG THẠNH
LONG TRƯỜNG
LONG TRƯỜNG
LONG THẠNH MỸ
LONG THẠNH MỸ
LONG BÌNH
LONG BÌNH
PHÚ HỮU
PHÚ HỮU
LONG PHƯỚC
LONG PHƯỚC
PHƯỚC BÌNH
PHƯỚC BÌNH
PHƯỚC LONG A
PHƯỚC LONG A
PHƯỚC LONG B
PHƯỚC LONG B
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú

Tên đơn vị Số lượng Tỉ lệ(%)
Phòng Nội vụ 13 7.1
Văn phòng UBND 22 12
Phòng Tư pháp 4 1.6
Phòng Kinh tế 11 6
Phòng Tài chính- kế hoạch 8 4,3
Phòng Giáo dục và Đào tạo 13 7,1
Phòng Tài nguyên và Môi trường 28 15,3
Phòng Y tế 6 3,2
Phòng Lao động Thương binh & Xã hội 11 6
Phòng Văn hóa Thông tin 4 2,1
Phòng Quản lý Đô thị 17 9,2
Thanh tra Xây dựng 26 14,2
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng 8 4,3
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1 0,5
Tổng số 183 100
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 8
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Sơ đồ số lượng CBCC năm 2012
d. Phân công và hiệp tác lao động.
Phân công lao động là quá trình chia nhỏ các công việc ra cho nhiều người,
nhiều bộ phận khác nhau. Việc phân chia lao động phải khoa học dựa trên trình độ
chuyên môn và sở trường công tác của từng cán bộ công chức, chức năng nhiệm
vụ của từng phòng ban, đơn vị. Việc phân công lao động khoa học sẽ giúp cho cán
bộ công chức làm việc đúng chức năng, thẩm quyền, công việc sẽ đạt được hiệu
quả tối ưu nhất. Ủy ban nhân dân quận làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể ủy ban nhân dân quận; đồng thời đề
cao trách nhiệm cá nhân của chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên ủy ban nhân dân
quận. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan, đơn vị, một
cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc

cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại. Công
việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu
trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền; bảo đảm
sự lãnh đạo của quận ủy, sự chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân thành phố; sự
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 9
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân và Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
quận; sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố và của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam quận trong việc thực hiện, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình làm việc có sự trao đổi và hiệp tác lao động để hoàn thành
các kế hoạch và chủ trương của quận. Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông
tin trong giải quyết công việc, bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động
theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
e. Cách thức giải quyết công việc
Thảo luận tập thể và quyết nghị từng vấn đề tại phiên họp Ủy ban nhân dân
quận;
Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ
chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Văn
phòng Ủy ban nhân dân quận gửi toàn bộ hồ sơ và phiếu lấy ý kiến đến từng thành
viên Ủy ban nhân dân quận để xin ý kiến. Thành viên Ủy ban nhân dân quận có
trách nhiệm trả lời đúng thời gian quy định để bảo đảm cho việc tổng hợp, thống
kê chính xác, đủ số phiếu lấy ý kiến theo quy định. Các quyết nghị tập thể của Ủy
ban nhân dân quận được thông qua khi có quá nửa số thành viên đồng ý. Trường
hợp xin ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân quận bằng hình thức phiếu lấy ý
kiến thì:
- Trường hợp ý kiến đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo
bên có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
- Nếu vấn đề được quá nửa thành viên Ủy ban nhân dân quận đồng ý, Văn
phòng trình Chủ tịch quyết định và báo cáo trong phiên họp Ủy ban nhân dân quận

gần nhất;
- Nếu vấn đề không được quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân đồng ý thì
Văn phòng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định việc đưa ra thảo
luận tại phiên họp Ủy ban nhân dân quận gần nhất.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 10
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Vì vậy tại UBND Quận 9 được phân công công việc như sau.
e.1. Chủ tịch UBND quận:
+ Là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân quận, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân cấp trên về thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, của cá nhân theo quy định và theo phân
công, phân cấp. Trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, kiểm tra những vấn đề quan trọng,
cấp bách, những vấn đề có tính chất liên ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực, đơn
vị và địa phương trong quận.
+ Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo đời sống nhân dân của Ủy ban
nhân dân phường; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường; kiến nghị đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem
xét giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của quận.
+ Phân công một Phó Chủ tịch trong số các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực; quyết định điều chỉnh phân công
công việc giữa các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân quận khi cần thiết.
+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo
công việc khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đi vắng; trực tiếp giải quyết công
việc của Phó Chủ tịch vắng mặt hoặc phân công Phó Chủ tịch khác giải quyết thay
Phó Chủ tịch đi vắng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn quy định tại các khoản Điều 127 Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và bổ nhiệm, miễn
nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên
Ủy ban nhân dân phường, cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý và những vấn

đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận quyết định.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 11
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
e.2. Phó Chủ tịch
Gồm có 3 Phó Chủ tịch, mỗi Phó Chủ tịch đảm nhận và quản lý các lĩnh vực
khác nhau. Nhưng đều phải chịu trách nhiệm và chỉ đạo của Chủ tịch UBND
Chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận, đồng thời cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm
tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân quận trước Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong lĩnh vực công tác được phân công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Chủ động kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường trong việc tổ chức
thực hiện quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về lĩnh vực được phân công;
+ Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách phù hợp với quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân
quận, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể của các cơ quan nhà nước cấp trên và
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trong việc
quyết định giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công hoặc ủy nhiệm
và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về quyết định đó;
+ Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định
xử lý kịp thời công việc liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách đã phối
hợp xử lý nhưng ý kiến các bên chưa thống nhất.
e.3. Các Ủy viên
Gồm 5 Ủy viên được phân công công việc như sau:
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân
quận về công việc được phân công phụ trách, đồng thời tham gia giải quyết

công việc chung của Ủy ban nhân dân quận; cùng các thành viên khác của Ủy
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 12
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân quận
trước Ủy ban nhân dân thành phố.
+ Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một hoặc một số lĩnh vực được phân công;
giải quyết theo thẩm quyền và trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận giải quyết các đề nghị của cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực công tác được phân
công phụ trách.
+ Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân quận, trường hợp vắng mặt
phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; tham gia ý kiến
và biểu quyết về các vấn đề thảo luận tại phiên họp Ủy ban nhân dân; tham gia ý
kiến với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên
môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân quận để xử lý các vấn đề có liên quan đến lĩnh
vực được phân công phụ trách hoặc các vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
Chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, đồng thời cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập
thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân quận trước Ủy ban nhân dân Thành phố.
e.4. Các phòng ban chuyên môn
Bao gồm 12 phòng chuyên môn và 02 ban:
e.4.1. Văn phòng UBND
Bao gồm 1 Chánh văn phòng và 3 Phó chánh văn phòng và 18 chuyên viên.
Văn phòng UBND có những chức năng, nhiệm vụ và được phân công như sau:
Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân
dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận về công tác dân tộc; tham mưu cho
Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho hoạt động của Ủy ban nhân dân.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 13

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
e.4.2. Phòng Nội vụ.
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng và 10 chuyên viên được phân
công các công việc sau:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi
Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
e.4.3. Phòng Kinh tế
Bao gồm 1 trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng, 8 chuyên viên và cán sự
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại.
e.4.4. Phòng Tài chính kế hoạch
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng và 8 chuyên viên
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh;
tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
e.4.5 . Phòng Tài nguyên và Môi trường
Đây là cơ quan chuyên môn có số lượng công chức chiếm tỉ lệ lớn nhất trong
quận gồm: 1 Trưởng phòng,2 Phó Trưởng phòng (trong đó có 1 Phó trưởng phòng
là Giám đốc VPĐKQSDĐ), 3 Phó GĐ VPĐKQSDĐ,
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Tài nguyên đất; Tài nguyên nước; Tài nguyên khoáng sản; Môi trường;
Khí tượng, thuỷ văn.
e.4.6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 3 Phó Trưởng phòng, 8 chuyên viên.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 14
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã
hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
e.4.7. Phòng Văn hoá và Thông tin:
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng và 4 chuyên viên
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet;
công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
e.4.8. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Bao gồm 1 trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng, 11 chuyên viên, 2 giáo viên
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội
dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo
dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử
và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
e.4.9. Phòng Y tế
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng 4 chuyên viên, 1 nhân viên.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng;
khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị
y tế; dân số.
e.4.10. Thanh tra Quận
Bao gồm 1 Chánh thanh tra, 2 Phó Chánh thanh tra, 5 thanh tra viên và 3
chuyên viên.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 15
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà
nước của Ủy ban nhân dân Quận; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải

quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
e.4.11. Phòng Quản lý Đô thị
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng, 15 chuyên viên , 2 nhân viên
hợp đồng.
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu
xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi
trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
e.4.12. . Phòng Tư pháp
Bao gồm 1 Trưởng phòng, 1 Phó Trưởng phòng, 2 chuyên viên và 2 nhân
viên hợp đồng
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực;
hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
4.1.2.Định mức lao động
Là việc xác định khối lượng thời gian công việc đúng người đúng việc nhằm
thực hiện phân công lao động hợp lý, trả lương theo số lượng và chất lượng lao
động, phân tích sự hợp lý của quá trình lao động, phân tích mức năng suất lao
động. Xác định nhu cầu về các phương tiện kỹ thuật và để tính giá thành công việc
thực hiện còn việc xác định số lượng người cần thiết là để định ra những cân đối
hợp lý giữa các loại cán bộ, xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, kế hoạch hoá biên
chế và quỹ lương cần thiết bảo đảm tổ chức lao động quản lý có hiệu quả cao.
Đồng thời làm tăng hiệu quả lao động của cơ quan hành chính nhà nước.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 16
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
UBND Quận 9 làm việc dựa trên những định mức như sau:
a. Xây dựng Chương trình công tác Năm:
+ Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, các cơ quan chuyên môn, cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường gửi Văn phòng Ủy

ban nhân dân quận danh mục các đề án cần trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân ban hành trong năm tới . Các đề án, văn bản trong chương trình công
tác phải ghi rõ số thứ tự; tên đề án, văn bản; nội dung chính của đề án; cơ quan chủ
trì; cơ quan phối hợp và thời gian trình;
+ Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tổng hợp, dự kiến chương trình công tác
năm sau của Ủy ban nhân dân, gửi lại các cơ quan liên quan tham gia ý kiến;
+ Sau 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Chương trình công tác
năm sau của Ủy ban nhân dân quận, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả
lời, gửi lại Văn phòng để hoàn chỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem
xét trước khi trình Ủy ban nhân dân quận vào phiên họp thường kỳ cuối năm;
+ Sau 7 ngày làm việc, kể từ khi Chương trình công tác năm được Ủy ban
nhân dân quận thông qua, Văn phòng trình Chủ tịch duyệt, gửi thành viên Ủy ban
nhân dân, cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban
nhân dân phường biết, thực hiện; đồng thời gửi đến Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân thành phố
để giám sát.
b. Xây dựng Chương trình công tác Quý:
+ Chậm nhất vào ngày 15 tháng cuối quý, cơ quan chuyên môn, cơ quan
thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường, gửi Văn phòng báo cáo
đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác quý đó, rà soát các vấn đề cần
điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình công tác quý sau của Ủy ban nhân dân quận;
+ Văn phòng tổng hợp, xây dựng Chương trình công tác quý sau của Ủy ban
nhân dân, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận;
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 17
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
+ Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, Văn phòng có trách nhiệm
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phê duyệt Chương trình công tác quý sau của
Ủy ban nhân dân quận, gửi cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân
quận và Ủy ban nhân dân phường biết, thực hiện.
c. Xây dựng Chương trình công tác Tháng:

Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường gửi văn
phòng ủy ban
+ Chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, Văn phòng trình Chủ tịch duyệt Chương
trình công tác tháng sau của Ủy ban nhân dân quận, gửi các cơ quan chuyên môn, cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường biết, thực hiện; đồng
thời gửi đến Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Hội đồng
nhân dân thành phố để giám sát.
d. Xây dựng Chương trình công tác Tuần:
Căn cứ vào chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận, Văn phòng xây dựng Chương trình công tác tuần sau
của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, trình Chủ tịch quyết định chậm nhất vào chiều
thứ sáu tuần trước và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
Có thể nói sự phân công và định mức lao động đối với cán bộ lãnh đạo, các
phòng ban chuyên môn theo đúng chức năng nhiêm vụ, đúng người đúng việc nên
công việc được hoàn thành đúng thời gian và chất lượng nâng cao.
4.1.3. Điều kiện làm việc của cán bộ công chức
Hoạt động của lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc mang nhiều đặc
tính sáng tạo. Đối với lao động quản lý, mặc dù những đòi hỏi về thể lực không
phải là nhỏ nhưng yếu tố đòi hỏi về thần kinh - tâm lý vẫn trội hơn.Từ đặc điểm
chung đó của hoạt động lao động, lao động quản lý có những yêu cầu riêng về điều
kiện lao động, điều kiện của lao động trí óc.
a. Bố trí các phòng làm việc
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 18
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Các phòng ban của UBND Quận 9 không tập trung một chỗ mà nằm rải rác.
Phòng Lao động Thương binh xã hội, Phòng Giáo dục & Đào tạo nằm trên đường
Xa lộ Hà Nội, Phòng Tư pháp, Phòng Kinh tế, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ về lĩnh
vực tôn giáo,khen thưởng, Thanh tra Xây dựng, Văn phòng Đăng kí quyền sử dụng
đất nằm bên ngoài cổng Ủy ban, các phòng ban còn lại nằm bên trong Ủy ban. Có

phòng tiếp khách, Hội trường để hội họp, đại hội. Mỗi phòng đều chia ra các
phòng nhỏ, phòng dành cho Trưởng phòng, Phó phòng, Phòng Lưu trữ hồ sơ để
máy photo, máy in, máy fax, phòng làm việc cho cán bộ công chức. Nhìn chung
mỗi phòng có từ 3 phòng nhỏ trở lên, riêng phòng Nội vụ được chia thành 2 cơ sở
nên mỗi cơ sở có 3 phòng nhỏ . Mỗi phòng có diện tích khoảng 20m
2
đủ để cán bộ
công chức làm việc
b. Chiếu sáng và màu sắc : Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động
chủ yếu có liên quan đến việc thu nhận và xử lý ,chuẩn bị thông tin.Các công việc
thường được thực hiện dưới dạng, đọc, viết, vẽ, đánh máy, phân loại Do đó cần
phải tổ chức chiếu sáng tốt cho cán bộ quản lý.
Nhận biết được tầm quan trọng của màu sắc tác động lên tâm sinh lý của cán
bộ công chức nên hầu hết các Phòng, ban được trang trí màu sắc rất nhã nhặn, các
bức tường được quét sơn màu kem, ngoài ra được trang trí thêm các bức tranh,
hình ảnh tạo cảm giác dễ chịu .
Trong quá trình làm việc ánh sáng đủ là rất cần thiết cho công việc của văn
phòng. Để đảm bảo điều kiện lao động có hiệu quả cán bộ công chức cần phải coi
trọng yếu tố ánh sáng vì nó ảnh hưởng tới năng suất lao động. Ủy ban nhân dân
Quận 9 chủ yếu dùng ánh sáng điện năng là chủ yếu.Nhìn chung ánh sáng phục vụ
cho quá trình làm việc rất đầy đủ đảm bảo cho cán bộ làm việc hiệu quả nhất. Mỗi
phòng đều lắp đặt hệ thống đèn điện tùy thuộc vào diện tích, quy mô từ 4 bóng
điện trở lên. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu đối với
cán bộ công chức trong quá trình làm việc.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 19
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
c. Tiếng ồn : Đối với lao động quản lý vấn đề chống tiếng ồn đặc biệt quan
trọng, vì hoạt đông trí óc đòi hỏi phải được yên tĩnh và tập trung tư tưởng.
Do cách xa Xa lộ Hà Nội nên nhìn chung ở đây tương đối yên tĩnh, khu để xe
cách xa so với nơi làm việc. Tuy nhiên vẫn có một số phòng còn bị ảnh hưởng bởi

tiếng người qua lại do gần nơi đi lại của Quận như Phòng Nội vụ, Thanh tra quận.
Ngoài ra còn có tiếng ồn của máy fax, máy in, máy photo, tiếng điện thoại ít
nhiều cũng ảnh hưởng tới hoạt động công vụ.
d. Bầu không khí tập thể
Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao đông trí óc và hiệu quả lao động.
Những tập thể đoàn kết, thân ái thương yêu nhau, tin tưởng và giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ thường là những tập thể có hiệu quả công tác cao . Trái lại, những mâu
thuẫn trong tập thể, những va vấp trong mối quan hệ bạn bè, gia đình đều có tác
dụng làm giảm sút một cách rõ rệt hiệu suất của lao động quản lý. Tạo ra một bầu
không khí tốt đẹp trong tập thể là kết qủa của việc thực hiện đồng bộ nhiều biện
pháp về tổ chức, giáo dục và cưỡng bức những biện pháp đó.
Tất cả các phòng ban nhìn chung đều có tâm lý cởi mở, thoải mái thân thiện
giữa Thủ trưởng và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp luôn có sự giúp đỡ, trao đổi về
kiến thức kĩ năng cũng như chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.Vì
vậy Cán bộ công chức trong Quận luôn luôn đoàn kết hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao, đón tiếp công dân niềm nở, hướng dẫn và trả hồ sơ đúng quy trình,
đúng thời hạn. Ví dụ như phòng Tiếp dân, Phòng Nội vụ, văn phòng Ủy ban… tuy
công việc khá nhiều và áp lực nhưng cán bộ công chức khi công tác ở đơn vị đều
hợp tác giúp đỡ lẫn nhau tạo bầu không khí làm việc hết sức thoải mái, người đi
trước tận tình chỉ bảo người đi sau, ai cũng hăng hái, say mê làm việc.
4.2. Nhận xét, đánh giá công tác quản lý, tổ chức lao động khoa học tại
Uỷ ban nhân dân quận 9.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 20
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
4.2.1. Ưu điểm:
Nhìn chung về cơ cấu tổ chức của UBND Quận 9 đã tương đối ổn định, hoạt
động có hiệu quả, thực hiện tốt đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Có sự phân
công công việc đúng người đúng việc, cán bộ công chức có trách nhiệm cao trong
công tác chuyên môn, nghiệp vụ do bản thân đảm nhiệm. Trình độ chuyên môn
ngày càng cao đáp ứng được với công tác bố trí, sử dụng nhân sự trong địa bàn

Quận 9. Trang thiết bị phục vụ cho công tác khá đầy đủ đảm bảo hiệu quả công
việc nhanh chóng, chính xác, thuận lợi. Điều kiện làm việc sạch sẽ thoáng mát,
giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng của cán bộ công chức khi làm việc. Với bầu
không khí làm việc thoải mái, hợp tác giúp đỡ cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ
đã tạo nên một khối đại đoàn kết vững chắc của các phòng ban . Mỗi thành viên
luôn cố gắng và làm việc hết mình đúng với nhiệm vụ, khả năng và trách nhiệm
nghề nghiệp cao cả.
4.2.2. Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì quá trình tổ chức lao động khoa học tại
UBND Quận 9 vẫn còn một số hạn chế sau:
Về phân công lao động tuy đã có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những mặt
tồn tại. Có phòng công việc khá nhiều nhưng nguồn nhân lực chưa đủ về số lượng
và chất lượng nên không thể giải quyết công việc trong thời gian nhanh nhất. Các
phòng ban không tập trung tại một địa điểm nên rất bất cập trong đi lại cũng như
giải quyết công việc nội bộ cũng như công dân và các đơn vị tới liên hệ . Một số
phòng có diện tích quá bé không đủ không gian để cán bộ công chức làm việc.
4.3. Một số kiến nghị về tổ chức lao động khoa học tại UBND Quận 9
4.3.1 Đối với đơn vị thực tập:
Thứ nhất là về phân công và hiệp tác lao động cần phải phân công hợp lý
hơn tránh tình trạng một người đảm nhận quá nhiều việc.Khi chia nhỏ công việc ra
cho các thành viên khác thì hiệu suất sẽ tốt hơn.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 21
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
Thứ hai là về điều kiện làm việc, UBND Quận 9 Xây dựng các khu hành
chính tập trung đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở, bảo đảm
mục tiêu làm việc liên hoàn với đầy đủ hệ thống hạ tầng kĩ thuật (Phòng họp, hội
nghị, hội thảo, bộ phận tiếp dân, lưu trữ, thư viện, thông tin liên lạc.
Việc xây dựng và quy hoạch phải dựa trên điều kiện về địa hình, khí hậu và
đặc điểm địa chất kiến trúc của Quận để nghiên cứu các phương án bảo đảm tiết
kiệm quỹ đất và chi phí vận hành.

Thứ ba cần phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ công chức để đáp ứng và nắm bắt được công việc một cách linh
hoạt và nhanh chóng. Khuyến khích giúp đỡ tạo điều kiện để công chức đi đào tạo
bổ sung thêm kiến thức kĩ năng hành chính. Đó cũng là động lực để cho họ phấn
đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để các cán bộ công chức trong đơn vị hiểu
nhau hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống ngoài xã hội, tạo bầu không
khi tâm lý thoải mái trong lao động và sáng tạo thì ngoài việc tạo những điều kiện
thuận lợi như hiện nay thì UBND Quận 9 nên tổ chức các phong trào thi đua, các
hoạt động thể dục thể thao cho cán bộ công chức để tạo cho họ có tâm lý thoải mái
sau giờ làm việc và họ có thể hiểu nhau hơn thông qua các hoạt động thể dục thể
thao đó.
4.3.2 . Đối với học viện hành chính:
- Nghiên cứu lý thuyết đi đôi với thực tiễn, nội dung về khoa học hành chính,
khoa học tổ chức nhân sự hành chính. Sự bổ trợ giữa lý thuyết với thực tiễn để
luôn đáp ứng được trong tình hình chung của đất nước đổi mới.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên tiếp cận hơn với các cơ
quan Hành chính nhà nước trước khi bước vào thực tập.
- Trong chương trình đào tạo cần trau dồi thêm cho sinh viên các kiến thức và
cách thức sử dụng các thiết bị văn phòng như máy photo copy, máy in, máy fax…

SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 22
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
5. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu về “Tổ chức lao động khoa học tại UBND Quận 9”
đã hoàn thành và đạt được những mục tiêu đề ra trên các mặt cụ thể như sau:
Có thế thấy ý nghĩa to lớn của tổ chức lao động khoa học không những đối
với khu vực công mà cả các tổ chức công cũng như tư. Tổ chức lao động khoa học
sẽ giúp cho tổ chức đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian sớm nhất, nhanh
nhất.
Qua khảo sát thực tế đã đưa ra được những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế còn

tồn tại của UBND Quận 9 về công tác tổ chức lao động khoa học. Qua đó có
những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức lao động khoa học tại
đơn vị. Từ đó bản thân cũng vận dụng lý thuyết về tổ chức bộ máy vào trong thực
tế, quan sát được sự sắp xếp, phân công công tác cho từng cán bộ công chức phù
hợp với trình độ chuyên môn. Sau khi ra trường và đi làm sẽ là những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào thực tiễn.
SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 23
Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Phan Ngọc Tú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
2. Luật cán bộ công chức năm 2008;
3. Nghị định 13, 14 quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên
môn sửa đổi bổ sung năm 2008;
4. Nghị định 24/2010/ND-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCC
5. Qui chế làm việc của UBND quận 9;
6. Qui chế làm việc của các phòng ban chuyên môn;
7. Báo cáo tổng kết số lượng CBCC quý II năm 2012 của Quận 9;
8. Biên bản đánh giá CBCC của Phòng Nội vụ theo quý, năm;
9. Nghiệp vụ thư kí văn phòng : Dương Văn Khảm, Nguyễn Hữu Thời 1996;
10. Tổ chức lao động trong cơ quan nghiên cứu và thiết kế. (E.I.Kixxel) NXB
KH- KT 1974;
12. Các thuyết quản lý tổ chức lao động khoa học của “Taylor, Faylo,
Ha.simon;
13. Tài liệu nội bộ của khoa TCNS Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
năm 2012;
12. Quản trị hành chính văn phòng, Nguyễn Hữu Thân, NXB Thống kê;
13. Tổ chức điều hành hoạt động của công sở hành chính, Nguyễn Văn
Thâm, NXB Chính trị quốc gia 1999;
14. Các trang thông tin điện tử: Google.com.vn, Chinhphudientu.com.vn,
Sonovuhcm.com.vn, Quan9.com.vn.

SVTT: Nguyễn Sỹ Sơn – Lớp KS10TCNS2 24

×