Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 11 trang )

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH AM CHÚA

(Di tích lịch sử-văn hóa Am Chúa)
Am Chúa là một di tích lịch sử văn hoá (LSVH) lâu đời của xứ Trầm Hương, gắn liền với tục thờ
Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Cùng với truyền thuyết
về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích Am Chúa đã thể
hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt – Chăm và
cũng là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na - Bà Mẹ
xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng
cách làm ăn, sinh sống. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên
Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của
người Chăm. Hay nói đúng hơn, những người
Việt đến định cư ở đất này đã Việt hoá tục thờ Bà
Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về
Bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển
thánh ở Tháp Bà - Nha Trang. Đến nay, ở Khánh
Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân,
Tháp Bà hiển thánh” như một lời khẳng định về
sự nối liền giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.
Am Chúa đã có từ rất lâu đời. Theo “Đại Nam thống nhất chí” thì từ năm Tự Đức thứ 3 (1849),
Am đã được triều đình cho ghi chép vào sử sách để liệt thờ. Khởi đầu chỉ là một thảo am nhỏ,


qua thời gian đã được xây dựng ngày càng to lớn như kiến trúc đình miếu. Ngày nay, Am Chúa
đã được Nhà nước quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo khá hoành tráng.
Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Đại Điền: ở cách huyện Phước Điền 11 dặm về phía Bắc, tục
gọi là núi chủ sơn, thế núi cao cả, chu vi hơn trăm dặm. Tương truyền đây là chỗ hiển linh của
Thiên Y A Na, cấm người vào núi hái củi, cây cối um tùm, thường có ánh sáng thiêng chiếu
xuống. Năm Tự Đức thứ 3 đổi tên như hiện nay và chép vào điển thờ”. Toàn bộ cảnh sắc và địa
thế Am Chúa thật hữu tình và phù hợp phong thủy, với thế đất “Tiền thủy, hậu sơn”. Đứng trên
Am Chúa ta có cảm giác như thoát khỏi chốn trần tục mà thầm nghĩ, biết ơn ông cha ta đã khéo


chọn nơi đây làm nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y mà cả khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên tôn
thờ trên vùng đất trù phú và có bề dày lịch sử.

(Am Chúa những năm về trước)
Cho đến nay, chưa có tư liệu nào xác định cụ thể được Am Chúa được xây dựng trong thời gian
nào; song qua lời kể của hào lão địa phương thì khởi đầu Am Chúa là một thảo am nhỏ nằm cùng
Đại An sơn tự (chùa Đại An) trên ngọn Hoa Sơn và sau nhiều lần trùng tu thảo am đã trở thành
nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu khang trang như ngày nay. Mặc dù hiện nay ngôi chùa nhỏ mang tên
Đại An không còn nữa, nhưng sự hòa quyện giữa tục thờ Mẫu và những lễ nghi mang màu sắc
Phật giáo thì vẫn còn nguyên vẹn và là nét văn hóa đặc trưng ở Am Chúa.


Theo quan niệm của người xưa
khi dựng đình, miếu, am thờ…
người ta chú ý nhiều đến phong
thủy. Việc lựa chọn yếu tố
phong thủy để xây dựng một
khu đền thờ chính là việc lựa
chọn vị trí địa hình, địa vật xung
quanh mang tính “đắc địa”. Về
hướng xây dựng Am Chúa,
người Việt đã quay hướng chính
Đông cho di tích thờ Thiên Y A
Na, nét tương đồng với Tháp Bà
Ponagar và phải chăng điều này
cho ta một nhận định: người
Việt đã rất muốn dung hòa văn
hóa với người Chăm, hay nói
đúng hơn là với một vị nữ thần
của người Chăm đã được người

Việt tiếp nhận. Cả hai đều lấy
hướng chính Đông nhằm đón
ánh nắng mặt trời trực tiếp chứ
không phải hướng Nam, theo quan niệm của người Việt là hướng sinh khí.
Ngôi tháp Chính thờ Thiên Y A Na tại Tháp Bà Ponagar ở về phía Bắc thì Am Chúa cũng chọn
khu vực phía Bắc Diên Điền để xây dựng nơi thờ Thiên Y A Na. Làng Đại An xưa, có bốn thôn
Đại Điền ở các hướng Đông, Tây, Nam và Trung; còn hướng Bắc là núi Đại An. Vậy thì, cùng
với bốn thôn Đại Điền, núi Đại An – nơi thờ Thiên Y A Na đã tạo nên cục diện của ngũ hành cho
vùng đất xã Diên Điền vậy.
Hệ thống kiến trúc thờ tự tại Am Chúa có nhiều
nét tương đồng với kiến trúc các đình làng
Khánh Hòa. Cấu trúc thờ tự có sự phối thờ, phối
tế gần giống với các công trình kiến trúc tín
ngưỡng trong tỉnh và đây chính là một đặc điểm
tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa. Các công
trình kiến trúc ở Am Chúa gồm: Tam quan, mộ
ông bà Tiều, Bia ký, miếu Sơn Lâm, miếu Ngũ
hành, Chánh điện.
Trong những năm chống Pháp, Am Chúa bị giặc đánh bom làm đổ nát, chỉ duy nhất còn lại
tượng Bà vẫn nguyên vẹn giữa cảnh hoang tàn, khiến cho nhân dân trong vùng càng tin vào sự


linh thiêng của Bà. Trước kia, tượng Bà được tạc bằng gỗ mít, nhưng về sau đã bị giặc Pháp
chiếm đoạt. Nhân dân đã đúc lại bằng tượng xi măng để thay thế và được tồn tại đến ngày nay.
Am Chúa đã được nhiều sắc phong do các vua
triều Nguyễn ban tặng. Tuy nhiên, phần lớn đã bị
giặc Pháp lấy đi. Hai đạo sắc phong hiện còn lưu
giữ được là do dân làng đã xin lại được; trong
đó, có sắc phong Bà là Hồng Nhân Phổ Tê Linh
Cảm Diệu Thông, Mặc Tưởng Trang Huy

Thượng Đắng Thần.
Nằm trên vùng đất có bề dày truyền thống lịch
sử nên Am Chúa gắn liền với phong trào đấu
tranh cách mạng của nhân dân Khánh Hòa nói
chung và xã Diên Điền nói riêng.
Tháng 8 năm 1945, tại Am Chúa đã diễn ra các
hội nghị chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở phủ Diên Khánh. Sau khi tổng khởi
nghĩa thắng lợi, Am Chúa trở thành nơi tập luyện quân sự của thanh niên. Chính quyền cách
mạng đã dùng Am Chúa làm trụ sở cho hoạt động bí mật của Đảng. Để chuẩn bị cho cuộc chiến
đấu ở mặt trận Nha Тгаng, một số bộ phận các cơ quan chủ chốt của Tỉnh ủy, Bộ tư lệnh Mặt
trận Nha Trang đã đóng tại vùng Đại Điền, trong đó có Am Chúa.
Sau năm 1954, để chỉ đạo phong trào đấu tranh của nhân dân các huyện đồng bằng và Nha Trang
đòi hỏi phải thi hành hiệp định Giơnevơ, một bộ phận của cơ quan Tỉnh ủy và Huyện ủy đã về
trú tại Am Chúa với sự giúp đỡ của vị trụ trì ở đây trong suốt thời gian dài. Năm 1964, Tỉnh ủy
phát động phong trào “Đồng khởi”, Am Chúa được chọn làm nơi đóng quân của Bộ Chỉ huy tiền
phương chỉ đạo phong trào đấu tranh ở vùng Nam Khánh trong suốt những năm 1964 - 1965.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều đồng chí lãnh đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã
bám trụ về tại đây, trú ấn tại hầm bí mật dưới ban thờ Thiên Y Thánh Mẫu.


Từ những giá trị lịch sử - văn hóa và cảnh quan
thiên nhiên nêu trên, năm 1999 Am Chúa được
Nhà nước
xếp hạng là
di tích lịch
sử - văn hóa
cấp
quốc
gia.
Am Chúa

luôn có vị
trí
quan
trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân địa
phương. Hàng năm, lễ hội Am Chúa được tổ chức từ ngày
mùng Một đến mùng Ba tháng Ba âm lịch. Trước năm 1945, hàng năm nơi đây tổ chức cúng tể
do các quan chức từ đầu tỉnh trở xuống đứng ra tố chức và làm chủ lễ. Các nghi lễ mang đậm bản
sắc văn hóa được gìn giữ và thực hiện trong các kỳ lễ hội, lễ vía... Tuy nhiên, chiến tranh đã làm
mai một khá nhiều. Đến năm 1987 Lễ hội Am Chúa đã được nghiên cứu và phục hồi, thu hút đến
hàng vạn khách hành hương, của bà con người Việt - Chăm trong và ngoài tỉnh về dự, tương
đương như lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang.
2. KHÁI QUÁT, MÔ TẢ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÁC CỦA AM
CHÚA


Di tích lịch sử - văn hóa Am Chúa nằm trên sườn phía Đông của núi Đại An (còn gọi là Qua Sơn
hay Núi Dưa) thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh

.
Núi Đại An cao 284m so với mực nước biển, cách thị trấn Diên Khánh khoảng 5 km về hướng
Tây Bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 17 km về phía Tây. Am Chúa nằm ở độ cao khoảng
80m trên sườn núi.
Am Chúa tựa lưng vào núi Đại An như dựa vào bức
tường thành vững chắc. Mặt trước nhìn về hướng
Đông Nam. Từ đây nhìn ra xa, qua cánh đồng xanh
ngắt là làng quê trù phú và dòng sông Cái uốn lượn.
Cảnh đẹp của vùng Tứ Thôn Đại Điền trải rộng sau
cánh đồng thơ mộng, yên bình như tấm thảm nhung.
Xa hơn nữa về phía đông nam, thấy thấp thoáng
biển và thành phố Nha Trang.

Với sơn thanh thủy tú như vậy, khi đứng trên Am Chúa mà nhìn phong cảnh kỳ thú của thiên
nhiên đất trời, tâm hồn ta thật thanh thản, chẳng khác nào đang ở nơi tiên cảnh
Để đến thăm Am Chúa, du khách có thể đi được bằng nhiều phương tiện như xe đạp, xe máy, ô
tô.


Am Chúa hiện nay là quần thể kiến trúc khá qui mô, rộng lớn giữa cảnh núi non trùng điệp.
Khi đến chân núi Đại An, ta sặp cổng Nghi môn với 04 trụ băng bê tông. Các bậc cấp và khoảng
nền sân làm cho nghi môn vươn cao trên nền không gian thoáng đãng.


Qua Nghi môn, du khách theo hàng trăm bậc đá chẻ dẫn thắng lên Am. Giữa chừng có cổng Tam
quan với 4 trụ lớn đỡ 2 tầng mái cổ lầu uốn cong đầu đao chia thành 3 lối vào. Tam quan ghi 5
chữ “Đại An Tam Quan Môn”. Lưỡng Long chầu trên mái và 2 tượng Hổ chầu nhau trước tam
quan, tạo cảm giác thật trang nghiêm.Đôi Rồng lớn chầu hai bên bậc đá dẫn du khách đến khu
cột cờ và khu mộ ông Tiều, Bà Tiều, (là mộ của cha mẹ nuôi Bà) được lát gạch men khang trang,
sạch sẽ.
Qua Tam Quan là đến sân Am, nơi múa hát dâng Bà mỗi khi tế lễ. Sân được che mát bởi hai cây
mã tiền trên 400 năm tuổi. Đi qua sân là đến bái đường và chính điện. Nóc bái đường có tấm
hoành phi đề “Thiên Y Thánh Mẫu”. Chính điện có Rồng
vàng quấn quanh hai cột trụ chính và hình tứ linh được
đắp nổi cực kỳ tinh xảo.
Giữa chính điện là khám thờ Bà, hai bên thờ Tả ban liệt
vị và Hữu ban liệt vị. Khám thờ hình chân cọp trông rất
uy dũng, đứng trên vòng tròn trang trí hình con Voi.
Tượng Bà cao lm, thế ngồi tựa bệ Rồng, một tay duỗi
thoải mái trên gối, một tay câm quạt với khuôn mặt hiền từ pha lẫn nét uy nghiêm. Trước tượng
Bà có đôi chim Hạc đứng trên lưng Rùa, dáng chầu rất tôn kính. Phía ngoài, hai bên bàn thờ là

một cặp Rồng vàng trong tư thế vờn mây đạp gió, được chạm trổ hết sức công phu.thờ Tả ban

liệt vị và Hữu ban liệt vị

Tả ban liệt vị và Hữu ban liệt vị

Thánh Mẫu Thiên Y A Na


Toàn bộ cảnh sắc và địa thế Am Chúa thật hữu tình và hợp với phong thủy với thế “tiền thủy, hậu
sơn”. Đứng ở Am Chúa ta có cảm giác như thoát khỏi chốn trần tục mà thầm khen ông cha đã
khéo chọn nơi đây làm nơi thờ cúng một vị thần linh thiêng của vùng đất đẹp và trù phú này.
Am Chúa là di sản văn hóa tiêu biểu, ở đó thể hiện được tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức thế
giới tự nhiên, sự sáng tạo các giá trị về văn học, nghệ thuật dân gian. Cho đến nay, Am Chúa vẫn
còn bảo lưu được những yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Việt – Chăm. Sự hòa
hợp thần linh Việt – Chăm được thể hiện rõ nét nhất ở Lễ hội Am Chúa, đó là sự hòa quyện giữa
hai nền văn hóa tâm linh hầu như đã được nhất thể hóa. Điều đó nói lên khả năng tích hợp và thái
độ dung hòa, rộng mở của người Việt xưa ở Khánh Hòa trong việc tiếp thu tinh hoa của nền văn
hóa khác; được lưu truyền trong dân gian “Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh”.

3. CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến Am Chúa là chiếc cổng
Tam Quan lớn cũng là cổng vào chính của nơi đây. Nó
được xây dựng với quy mô đồ sộ với . Qua Nghi môn, du
khách theo hàng trăm bậc đá chẻ dẫn thắng lên Am. Giữa
chừng có cổng Tam quan với 4 trụ lớn đỡ 2 tầng mái cổ
lầu uốn cong đầu đao chia thành 3 lối vào. Tam quan ghi
5 chữ “Đại An Tam Quan Môn”. Lưỡng Long chầu trên
mái và 2 tượng Hổ chầu nhau trước tam quan, tạo cảm
giác thật trang nghiêm.Đôi Rồng lớn chầu hai bên bậc đá
dẫn du khách đến khu cột cờ và khu mộ ông Tiều, Bà
Tiều, (là mộ của cha mẹ nuôi Bà) được lát gạch men

khang trang, sạch sẽ.
Qua Tam Quan là đến sân Am, nơi múa hát dâng Bà mỗi khi tế lễ. Sân được che mát bởi hai cây
mã tiền trên 400 năm tuổi. Đi qua sân là đến bái đường và chính điện. Nóc bái đường có tấm
hoành phi đề “Thiên Y Thánh Mẫu”. Chính điện có Rồng vàng quấn quanh hai cột trụ chính và
hình tứ linh được đắp nổi cực kỳ tinh xảo


Đến với nơi đây tôi cảm nhận được không khí trầm mặc linh thiêng của chốn thờ phụng . Rẽ
sang bên phải là tấm bia khắc câu chuyện về Thánh Mẫu Thiên Y A Na, từ đây có thể phóng tầm
nhìn ra xa ngắm khung cảnh đồi núi rất đẹp và có thể thấy được một phần của Thành phố Nha
Trang, rẽ sang trái là sân Am-nơi múa hát dâng Bà mỗi khi tế lễ.
Đến đây tôi lại có một cảm giác bình yên tĩnh tại trong tâm hồn, dường như mọi lo toan của cuộc
sống đều bị cuốn trôi, cảm giác ấy lại một lần nữa đến với tôi khi tôi đến với Am Chúa, đây
không chỉ là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa, những công trình điêu khắc tinh xảo, mà còn là
điểm đến lý tưởng của mọi du khách.
Đến với Am Chúa, ngoài niềm tin đối với Thánh Mẫu, tôi còn được tìm hiểu về lịch sử đấu tranh
bất khuất của nhân dân tứ thôn Đại Điền trong kháng chiến chống Pháp. Do ở vị trí có tính chiến
lược, địa hình phía trước dễ kiểm soát, phía sau có thế núi hiểm trở; năm 1947 thực dân Pháp đã
cho xây dựng ngay tại Am Chúa hệ thống phòng thủ gồm nhiều lô cốt kiên cố, dài mỗi cạnh
20m, tường cao 3m, lưng dựa vào núi. Sau tường là các hầm nổi, bên trong đặt các ổ súng, lỗ
châu mai với tầm nhìn thuận tiện cho việc quan sát. Giữa công sự là một hầm ngầm cấu trúc
thành vòng tròn. Chính vì vậy mà thời kỳ này Am Chúa bị chiến tranh tàn phá, duy nhất chỉ còn
lại tượng Bà nguyên vẹn; khiến cho nhân dân trong vùng càng tin vào sự linh thiêng của Bà và
truyền tụng lại điều đó cho đến ngày nay.


Tôi tự hào khi là một người
con của xứ sở trầm hương
(tỉnh Khánh Hòa) - nơi có di
tích lịch sử-văn hóa Am Chúa

gắn liền với cuộc chiến tranh
chống Pháp của dân tộc và là
một trong những di sản văn
hoá cấp quốc gia. Khi đến
Am Chúa, tôi có thêm kiến
thức về văn hóa cũng như tín
ngưỡng để phục vụ cho học
tập, làm việc cũng như nâng
cao vốn hiểu biết của bản
thân.



×