Tải bản đầy đủ (.pptx) (68 trang)

CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.49 KB, 68 trang )

CHƯƠNG II
MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ QUAN TRỌNG CỦA HỆ
THỐNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA WTO


NỘI DUNG BÀI HỌC

1.Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO)
1.1 Ai có thể tham gia WTO ?
1.2 Cơ cấu tổ chức
2. Các nguyên tắc cơ bản của L uật TMQT
3. Các hiệp định thương mại của WTO
3.1 Thương mại hàng hóa – GATT 1994 ;
3.2 Thương mại dịch vụ - GATS;
3.3. Sở hữu trí tuệ - TRIPS
3.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO - DSU


1. Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO)

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thiết chế liên chính phủ có
chức năng chủ yếu là xây dựng khung pháp lý toàn cầu cho quan hệ
thương mại giữa các quốc gia. (Điều III - HĐ Marrakesh năm 1994)




World Trade Organization (tiếng Anh)
Organisation mondiale du commerce (tiếng Pháp)
Organización Mundial del Comercio (tiếng Tây Ban Nha)


  









Ngày thành lập Tháng 1, 1995
Trụ sở Centre William Rappard, Geneva, Thụy Sỹ
Thành viên 153 thành viên (2008)
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha[1]
Director-General : Pascal Lamy
Ngân sách 189 triệu franc Thụy Sỹ (khoảng 182 triệu USD) vào năm 2009.[2]
Nhân viên 625[3]


1.1 Ai có thể tham gia WTO ?

• Thành viên sáng lập : Là những nước, là một bên ký kết GATT 1947 và phải ký, phê
chuẩn Hiệp định WTO trước ngày 31/12/1994 (Tất cả các bên ký kết của GATT đều
trở thành thành viên của WTO) .

• Thành viên gia nhập : Là các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gia nhập hiệp định WTO

sau ngày 01/01/1995. Các nước này đều phải đàm phán về các điều kiện gia nhập
với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được
đại hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu thuận .



1.2 Cơ cấu tổ chức


1.2 Cơ cấu tổ chức

• Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making
power) bao gồm : Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh
chấp (DSB) và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại ;


1.2 Cơ cấu tổ chức

• Các cơ quan chuyên trách thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định
thương mại đa biên bao gồm : Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS ;

• Cơ quan thực hiện chức năng hành chính – thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký
WTO.


2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA WTO

• Không phân biệt đối xử trong thương mại ;
• Minh bạch ;
• Cạnh tranh tự do và lành mạnh ;
• Đối xử ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển


2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA WTO


Không phân biệt đối xử trong thương mại = MFN + NT


Nguyên tắc “Tối huệ quốc” (MFN – Most favored nation)

Quốc gia phải đối xử với các đối tác thương mại của mình
như bạn hàng ưu đãi nhất.


Nguyên tắc “Tối huệ quốc” (MFN – Most favored nation)
Điều 1 Hiệp định GATT “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại
nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản
chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế
hoặc áp dụng phụ thu nêu trên ,hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập
khẩu…mọi lợi thuế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết
nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một
quốc gia nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao
tới mọi quốc gia thành viên khác ngay lập tức và một cách vô điều kiện”.


Nguyên tắc “Tối huệ quốc” (MFN – Most favored nation)
Một số ngoại lệ khi áp dụng chế độ đãi ngộ “Tối huệ quốc” :

• Đối với các thỏa thuận tự do mậu dịch trong những liên minh thương mại khu vực
(Điều XXIV, GATT)

• Các thỏa thuận trương mại ưu đãi choa các nước đang phát triển ( IV, GATT)
• Các biện pháp chống lại hành vi thương mại không lành mạnh (VI,GATT)
• Bảo vệ an ninh quốc gia (XXI,GATT)



Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT – National treatment)

Quốc gia không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ trong nước với hàng
hóa, dịch vụ nhập khẩu từ các nước đối tác khi chúng có mặt trên thị trường lãnh thổ
nước mình .


Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT – National treatment)

Điều III:1 Hiệp định GATT “Khi sản phẩm của một quốc gia thành viên này xuất sang
một nước thành viên khác thì những đãi ngộ mà chúng được hưởng theo các quy
định của nước nhập khẩu về tiêu thụ, mua, bán, vận tải, phân phối hoặc sử dụng
không kém hơn những đãi ngộ nước nhập khẩu dành cho những sản phẩm nội địa
cùng loại”.


Không phân biệt đối xử trong thương mại = MFN + NT
Ngoại lệ khi áp dụng :




Mất cân đối cán cân thanh toán (XII – XVIII.b)

Trợ cấp nhằm mục đích phát triển ngành công nghiệp non trẻ trong nước tại các
quốc gia đang phát triển (XVIII.C, GATT)

• Bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu

hoặc đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu
quá nhiều ( XIX, GATT)

• Lý do sức khỏe ,vệ sinh, an ninh quốc gia (XX – XXI


3. Các hiệp định thương mại của WTO



Hiệp định thương mại đa biên (multilateral trade agreement) : là các hiệp định
mà tất cả các thành viên của WTO đều phải tham gia ký kết.



Hiệp định thương mại đa phương (plulateral trade agreement) : là các hiệp định
mang tính tự nguyện (chỉ có giá trị bắt buộc đối với thành viên WTO đã công nhận
phê chuẩn) được ký kết giữa các nước thành viên trong quá trình tự do hóa thương
mại.


3.1 Thương mại hàng hóa – GATT 1994

TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI >< BẢO HỘ MẬU DỊCH

 Thuế quan và các quy định hải quan
 Tự do di chuyển hàng hóa


Các hiệp định thương mại hàng hóa của WTO


• Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)
• Hiệp định Nông nghiệp
• Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật
• Hiệp định về thương mại hàng dệt may và may mặc
• Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
• Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
• Các hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994
(Hiệp định chống bán phá giá)

• Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994
• Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi xếp hàng
• Hiệp định về quy tắc xuất xứ
• Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu
• Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
• Hiệp định về các biện pháp tự vệ


3.1.1 Thuế quan và các quy định hải quan

3.1.1.1 Cắt giảm thuế quan
3.1.1.2 Tính trị giá thuế quan
3.1.1.3 Xuất xứ hàng hóa


3.1.1.1 Cắt giảm thuế quan
Điều II.1(a) “Thành viên của WTO phải thực hiện chính sách đãi ngộ thuế quan với
các thành viên khác không kém phần thuận lợi hơn những cam kết được nêu trong
Biểu nhân nhượng thuế quan của mình”
Điều II.1(b) “Các sản phẩm nhập khẩu sẽ được miễn mọi khoản thuế thông thường

vượt quá mức đã nêu trong Biểu nhân nhượng thuế quan của mình” “và được miễn
mọi khoản thu bổ sung dưới bất kỳ dạng nào áp dụng vào thời điểm nhập khẩu hay
liên quan tới nhập khẩu vượt mức áp dụng vào ngày HĐ GATT được ký kết (4/1994)”


3.1.1.2 Tính trị giá thuế quan

Điều VII.2(a) “Gía trị thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải dựa giá trị thực tế
của hàng hóa đó, hoặc trị giá thực của hàng hóa tương tự ,không được căn cứ vào
trị giá của hàng có xuất xứ nội địa hay trị giá đặt ra bởi quốc gia nhập khẩu một cách
vô căn cứ”


3.1.1.3 Xuất xứ hàng hóa
Điều 3.b HĐ về quy chế xuất xứ hàng hóa “Nguyên tắc cơ bản để xác định xuất xứ
của một sản phẩm là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng của sản
phẩm đó”
Điều 3.c “Quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa xuất và nhập khẩu không được quy
định chặt chẽ hơn quy tắc áp dụng để xác định xem một sản phẩm hàng hóa đó có
phải là hàng nội địa hay không . Ngoài ra quốc gia không nhập khẩu không được
phân biệt đối xử giữa các quốc gia khác nhau”


3.1.2 Tự do di chuyển hàng hóa

• Tự do quá cảnh (Điều V, GATT) ;
• Hạn chế định lượng ;
• Phí nhập khẩu và các thủ tục xuất nhập khẩu
• Công bố và quản lý việc thực thi các quy chế thương mại ;
• Hàng rào kỹ thuật ;

• Biện pháp kiểm dịch động thực vật


Hạn chế định lượng
Điều XI, GATT “Các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các chế đọ hạn
ngạch (quota), giấy phép XNK hay bất kỳ biện pháp cấm hay hạn chế mậu dịch nào
khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác”


×