Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kiểm sát viên là gì các bước để trở thành kiểm sát viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.79 KB, 6 trang )

Kiểm sát viên là gì? Các bước để trở
thành Kiểm sát viên?

kiểm sát viên là gì?
Kiểm sát viên là một chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân
dân, có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
họ là hình ảnh tập trung nhất, gần gũi, sinh động nhất về Viện
kiểm sát nhân dân; là ước mơ, mục tiêu phấn đấu của rất
nhiều sinh viên luật và cả những cán bộ trẻ mới vào ngành Kiểm
sát.


Tiêu chuẩn để trở thành Kiểm sát viên
Theo quy định tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2014, tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên đó là:

Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, có
phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính
trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa.

Có trình độ cử nhân luật trở lên.

Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật
này.

Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Các bước để trở thành Kiểm sát viên
Để có thể trở thành Kiểm sát viên là một quá trình phấn đấu
không hề đơn giản và đôi khi là một chút may mắn.
Đầu tiên, bạn cần theo học tại một cơ sở đào tạo luật tại Việt
Nam
Tức là bạn phải vượt qua vượt qua kỳ thi THPT quốc gia hoặc
xét học bạn,… để được theo học tại một cơ sở đào tạo luật (có
thể là học viện, trường đại học luật hoặc khoa luật của
trường Đại học,…).
Bước 2: Lấy bằng Cử nhân luật


Bạn sẽ phải hoàn thành chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo
luật đang theo học (trung bình khoảng 4 năm cho 1 khoá đào
tạo) để có thể ra trường cùng với tấm bằng Cử nhân luật.
Bước 3: Tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Kiểm sát


Bạn cần theo dõi thông báo thi tuyển công chức được đăng tải
trên các trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát Nhân dân cấp
tỉnh/thành phố để nắm bắt được các thông tin: số lượng, vị trí
tuyển dụng; điều kiện đăng ký dự tuyển; thời gian, địa điểm bán
và nhận hồ sơ để chuẩn bị tham gia kỳ thi này.
– Có 2 hình thức dự tuyển đó là xét tuyển và thi tuyển.
– Tiêu chí đăng ký dự tuyển:
+ Trình độ đại học trở lên
+ Yêu câu về lịch sử chính trị của bản thân và gia đình: Có lý
lịch rõ ràng; không vi phạm quy định của Ngành về công tác bảo
vệ chính trị nội bộ.
+ Yêu cầu về ngoại hình:

Nam cao từ 1m60, nặng 50kg trở lên;

Nữ cao từ 1m55, nặng 45kg trở lên.
+ Yêu cầu về độ tuổi:


Nam từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi;

Nữ từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi;

Trường hợp đặc biệt: nam không quá 50, nữ không quá 45
tuổi.
Bạn cần vượt qua kỳ thi công chức để vào ngành kiểm sát, trước
khi trở thành KSV bạn sẽ là Chuyên viên, Kiểm tra viên.


Bước 4: Tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên
Đối với các cử nhân luật chưa được đào tạo nghiệm vụ Kiểm sát
viên cần hoàn thành khoá tào đạo nghiệp vụ Kiểm sát viên (thời
gian: 9 tháng)
Bước 5: Tham gia kỳ thi tuyển Kiểm sát viên các cấp


Bạn sẽ được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên sau 03 năm tham gia
công tác pháp luật. Sau khi được bổ nhiệm 02 năm, bạn sẽ tham
gia kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp.
Bước 6: Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước nói trên, tuỳ theo nhu cầu
cán bộ của Viện kiểm sát, bạn có thể được bổ nhiệm trở thành
Kiểm sát viên.









Đã vượt qua kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp ->
Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp
Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp
(đã là KSV sơ cấp ít nhất 5 năm) -> Được bổ nhiệm làm
Kiểm sát viên trung cấp.
Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp (đã
là KSV trung cấp ít nhất 5 năm) -> Được bổ nhiệm làm
Kiểm sát viên cao cấp.
Đã là KSV cao cấp ít nhất 5 năm và có năng lực chỉ đạo,
giải quyết vấn đề -> Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện
kiểm sát Nhân dân tối cao.




×