Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ 11 CÁC CUỘC CẢI CÁCH TIỂU BIỂU Ở CHÂU Á CUỐI THẾ KỈ XI X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.7 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ CÁC CUỘC CẢI CÁCH TIỂU BIỂU Ở CHÂU Á
CUỐI THẾ KỈ XI X ( Lịch sử lớp 11 ban cơ bản)
( GV: Trần Thị Thanh Mai)
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới của nghành Giáo dục và Đào tạo chúng ta đã và
đang tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung
tâm ,là bước đi thích hợp và vững chắc. Cùng với nó là đổi mới cách tiếp cận kiến thức
thông qua các chuyên đề, chủ đề với những nội dung tương đồng trong một thời gian
nhất định nhằm giúp học sinh có cái nhìn sâu hơn về một vấn đề cụ thể nào đó.
Trong lịch sử lớp 11 tại Trường THPT Nguyễn Trung Thiên, tổ lịch, nhóm giãng
dạy khối 11 đã gom các cuộc cải cách tiêu biểu ở châu Á thành một chuyên đề
Trong thực tiễn dạy học chuyên đề tôi thấy được học sinh hứng thú hơn về từng vấn
đề cụ thể và hiểu sâu hơn về bản chất của vấn đề. Qua đó học sinh có cái nhìn toàn diện
để đánh giá đúng bản chất của nó và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để
phục vụ cuộc sống.
Vì những lý do trên tôi quyết định chọn chuyên đề: Những cuộc cải cách tiêu biểu ở
châu Á cuối thế kỷ XI X để chia sẽ chút ít kinh nghiệm cho đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài này của tôi là giúp học sinh có cái nhìn một cách tổng
quát nhất về bối cảnh chung của châu Á, hướng giải quyết khủng hoảng và hệ quả của
nó.Qua đó để đánh giá đúng về trách nhiệm của người đứng mũi chịu sào tại các quốc
gia từ trước cho đến nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiện cứu của đề tài là hai cuộc cải cách tiêu biểu ở châu Á nữa sau thế
kỉ XI X: Nhật Bản và Xiêm
4. Phạm vi nghiên cứu: Cuộc cải cách Minh Trị năm 1868( bài 1) và cải cách ở
Xiêm cuối thế kỉ XI X ( bài 4- mục 6), trong chuyên đề dạy học lịch sử lớp 11 tiết gồm
2 tiết ( tiết 1 và 2)
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu hai cuộc cải cách này dạy học riêng lẻ theo truyền thống thì học sinh thiếu sự


so sánh, thiếu cái nhìn tổng quát về một vấn đề cụ thể của thời cuộc để qua đó nắm bản
chất và liên hệ với hiện tại và tương lai để bảo vệ và trân trọng chính quyền hiện tại
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giáo trình lịch sử thế giới
tập 2 về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Á cuối thế kỉ XI X


7. Phương pháp nghiên cứu: Đọc, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, so sánh,liên hệ
8. Đóng góp mới của đề tài:
- Về mặt khoa học: Dạy học theo chủ đề - Chuyên đề về các cuộc cải cách tiêu biểu ở
châu Á cuối thế kỉ XI X
- Về mặt thực tiễn: Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về châu Á và thế giới đương
thời

Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sơ lí luận:
Căn cứ theo yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục Hà Tĩnh
đã triển khai dạy học theo chuyên đề từ năm học 2014- 2015 , 2015-2016 và 20162017. Trước yêu cầu thực tiễn đó trường THPT Nguyễn Trung Thiên đã triển khai và
thực hiện trong các năm học vừa qua . Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu theo
hướng chuyên đề
2. Cơ sơ thực tiển:
- Trong quá trình dạy học theo chuyên đề chúng tôi cũng gặp những khó khăn: Học
sinh ở vùng nông thôn còn nghèo nên chưa cập nhật được kiến thức qua mạng để
bổ trợ cho các câu hỏi mở rộng mà không có trong sách giáo khoa, tài liệu của
các em lại thiếu .Nên khi liên hệ các em gặp khó khăn
- Môn lịch sử là một môn học tương đối khó nhớ, khó học nên các lớp yếu thường
lười làm bài tập định hướng ở nhà của giáo viên giao nhiệm vụ. Nên hiệu quả khi
dạy những lớp đó vẫn chưa cao
- Cơ sở vật chất của trường cũng còn hạn chế khi dạy học tất cả các lớp qua máy
chiếu là khó thực hiện

3. Giải pháp thực hiện:
CHÂU Á NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH TIÊU BIỂU
NỮA SAU THẾ KỶ XI X ( 2 tiết)
A. CUNG CẤP TƯ LIỆU LỊCH SỬ: ( cho học sinh nghiên cứu trước qua hệ thống
câu hỏi định hướng)
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 11: cuộc cải cách Minh Trị và Xiêm


- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu đạt được tiêu biểu của hai quốc gia
này qua các nguồn thông tin khác
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề HS:
1. Kiến thức:
- Tình hình Nhật Bản trước năm 1868 , Nguyên nhân dẫn đến phong trào “ Đảo Mạc”
- Nội dung cải cách, kết quả, tính chất, nhân tố chìa khóa của cuộc cải cách
- Nguyên nhân thành công của cuộc cải cách. Bài học để lại cho các nước Châu Á
- Những biểu hiện của Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
- Bối cảnh lịch sử của Châu Á, của Xiêm
- Nội dung cải cách, kết quả, tính chất và nguyên nhân thành công, bài học để lại
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, sử dụng bản đồ, nắm
vững khái niệm cải cách
3. Về thái độ, tư tưởng
- Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, cần cù trong lao động, ý thức bảo vệ tổ quốc,
tinh thần tự học vươn lên vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình và đất nước
4. Định hướng các năng lực hình thành:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử…nhận
thức vấn đề xã hội yêu cầu
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Sử dụng tư liệu lịch sử về Nhật Bản và Xiêm trong cuộc cải cách
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 11 cùng lịch sử thế giới cận đại
- Sử dụng tư liệu về Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ : Thiên hoàng Minh Trị và Chu lalong con,
tranh thành tựu của Nhật qua hai cuộc CMCN
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giáo viên giới thiệu
- Sau cuộc CMCN nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ, các nước cần thị trường.
Trong lúc đó các nước Châu Á đang thực hiện chính sách “ Bế quan tỏa cảng”, với chế
độ phong kiến lỗi thời lạc hậu lại rơi vào khủng hoảng, suy yếu đã trở thành “miếng mồi
béo bở” cho CNTD xâm lược. Đứng trước tình hình đó có 2 nước tiêu biểu cải cách
thành công, thoát khỏi số phận của nước thuộc địa và trở thành nước TBCN. Đó chính
là 2 nước trong chuyên đề này chúng ta tìm hiểu.
2. Xây dựng các hoạt động học tập:


Khởi động: Em biết gì quốc gia Nhật Bản hiện nay?
GV gọi ý:
- Con người
- Thể chế Chính trị
- Nền Kinh tế
- Khó khăn
- Mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình Nhật bản từ đầu thế kỷ XIX đền trước năm 1868
(cá nhân, cặp đôi, nhóm)


GV sử dụng bản đồ thế giới giới thiệu vị trí địa lý của Nhật Bản


GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh qua các câu hỏi:
- Tình hình Nhật Bản vào đầu thế kỷ XIX đến trước 1868 khủng hoảng kinh tế, chính
trị, xã hội ntn ?
- Yêu cầu lịch sử đặt ra cho Nhật Bản trước tình hình đó là gì?
HS: Làm việc trong thời gian (5p)
GV:Gọi bất kì HS nào lên báo cáo kết quả làm việc của mình, gọi HS khác nhận xét,


phát vấn
GV: chốt ý khi đã hết ý kiến và ghi bảng
* Giữa thế kỷ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đã lâm vào khủng hoảng suy yếu:
- Chính trị: Quyền lực thuộc về Tướng quân.
- Kinh tế: Nông nghiệp phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề; kinh tế hàng hóa phát
triển, công trường thủ công ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế TBCN phát triển.
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản, thị dân với chế độ phong kiến gay gắt.
* Tư bản phương Tây dùng vũ lực đe dọa và buộc Nhật ký điều ước bất bình đẳng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc cải cách minh Trị:
( cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp)
GV: Cho HS khai thác bức chân dung Thiên Hoàng Minh Trị


GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS qua các câu hỏi nhỏ: HS lần lượt trả lời
- Em hãy tìm hiểu nội dung cải cách qua sách giáo khoa
- Kết quả đạt được của cuộc cải cách?
HS: Làm việc trong thời gian (5p)
GV:Gọi bất kì HS nào lên báo cáo kết quả làm việc của mình, gọi HS khác nhận xét,

phát vấn
GV: chốt ý khi đã hết ý kiến và ghi bảng
* Tháng 1/1968 sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải
cách – Cuộc Duy tân Minh trị
* Nội dung cuộc cải cách:
- Chính trị: Tổ chức chính phủ theo kiểu châu Âu, ban hành Hiến pháp 1889, thực hiện


bình đẳng...
- Kinh tế: Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thống nhất tiền tệ và thị trường,
tăng cường phát triển TBCN ở nông thôn...
- Quân sự: Huấn luyện theo phương Tây, chú trọng tàu chiến, sản xuất vũ khí.
- Giáo dục: Chú trọng KHKT, cử HS giỏi đi du học.
 Kết quả: Nhật thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa trở thành nước TBCN.

GV phát vấn: Trong các nội dung cải cách trên, nội dung được coi là nhân tố chìa
khóa? Vì sao? ( Nhóm)
(cải cách giáo dục, Vì được xem là chìa khoá nâng cao dân trí, tạo con người có khả
năng nắm bắt KHKT, tư tưởng văn hoá tiên tiến để hội nhập vào thế giới TBCN. Nhật
Bản là nước nông nghiệp, KT-VH -XH đều lạc hậu, muốn đưa Nhật tiến lên con đường
hiện đại hoá phải coi trọng cải cách giáo dục, vì giáo dục thúc đẩy phát triển kinh tế -xã
hội.)
GV phát vấn: Tại sao lại nói đây là cuộc CMTS chưa triệt để( Nhóm)
* Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.


Hoạt động 3: Tìm hiểu Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
( cá nhân, cặp đôi, cả lớp)
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
- Những điểm nổi bật chứng tỏ Nhật đã chuyển sang giai đoạn CNĐQ?

- HS lên bảng trình bày bằng bản đồ sự bành trướng của Nhật Bản.
- Chính sách đối nội của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc?
- CNĐQ Nhật mang đặc điểm gì? Giải thích tại sao?
HS: Làm việc trong thời gian (5p)
GV:Gọi bất kì HS nào lên báo cáo kết quả làm việc của mình, gọi HS khác nhận xét,
phát vấn
GV: chốt ý khi đã hết ý kiến và ghi bảng
- Hình thành các công ty độc quyền: Mitsubisi, Mítxưi, ...chi phối đời sống, kinh tế,

chính trị.
- Đầu thế kỷ XX, đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược => thành đế quốc hùng
mạnh nhất ở châu Á.


- Đàn áp và bóc lột công nhân nặng nề -> phong trào đấu tranh của công nhân phát
triển.
=> CNĐQ Nhật được gọi là CNĐQ phong kiến quân phiệt, hiếu chiến.


Hoạt động 4: Tìm hiểu Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
( cá nhân, cặp đôi, nhóm)
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS:
- GV kết hợp sử dụng lược đồ Đông Nam Á, nêu vị trí địa lý của Xiêm.
- Tình hình chung của khu vực Đông Nam Á và Xiêm ntn?
- Chính sách cải cách của RamaV?
HS: Làm việc với nội dung yêu cầu của GV trong thời gian 4p
HS: Đứng dậy báo cáo kết quả làm việc được cho GV . Gọi HS khác nhận xét ,bổ sung
GV: Nhận xét , chốt ý, ghi bảng
* Các nước Đông Nam Á:


- Có vị trí chiến lược quan trọng..., tài nguyên, khoáng sản...
- Chế độ phong kiến lạc hậu lỗi thời, khủng hoảng, suy yếu lại đang thực hiện chính
sách đóng cửa
- Đều trở thành đối tượng mà CNTD xâm lược


* Xiêm:
* Năm 1752 triều đại Ra-ma thiết lập thực hiện chính sách đóng cửa.
* Giữa thế kỷ XIX, Ra-ma IV thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
* Ra-ma V thực hiện nhiều cải cách:

+ Nội dung:
- Kinh tế: Giảm thuế ruộng, xóa bỏ lao dịch; Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, khuyến khích
tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị cải cách theo phương Tây, chính phủ có 12 bộ trưởng; giúp việc có Hội
đồng nhà nước.
- Quân đội, tòa án, trường học cải cách theo phương Tây.
- Thực hiện ngoại giao mềm dẻo.
* Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
GV phát vấn: tại sao cuộc cải cách mang tính chất TS không triệt để( nhóm)
*Kết quả: Cuộc cải cách mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển và Xiêm vẫn dữ
được độc lập.Tuy có lệ thuộc về chính trị,kinh tế với Anh –Pháp


- GV phát vấn : Vì sao Xiêm không trở thành nước thuộc địa mà trở thành “Khu đệm”
nằm giữa thuộc địa của Anh và Pháp ( nhóm)
4. Củng cố và ra bài tập về nhà:
- Tại sao cùng trong số phận của các nước châu Á Nhật Bản thoát khỏi số phận là nước
thuộc địa trở thành nước đế quốc đầu tiên ở châu Á.
- Dựa vào đâu khẳng định cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản đã chuyển sang

giai đoạn CNĐQ?
- Nguyên nhân thành công của cuộc cải cách này là gì?
- Cuộc cải cách này để lại bài học gì cho Việt nam phong kiến
- Vì sao Xiêm không trở thành thuộc địa của nước TB nào?
Tại sao trong hoàn cảnh chung của Đông Nam Á ,Thái Lan là nước duy nhất thoát khỏi
số phận thuộc địa ? . Nguyên nhân thành công?
-Tại sao nói xâm lựơc không đồng nghĩa vói mất nước.Em hãy làm sáng tỏ ?
5. Xây dựng bảng mô tả các mức độ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mức độ cần đạt
Nước
Nhật

Nhận biết
- Tình hình Nhật
Bản nữa đầu thế
kỷ XI X đến trước
1868
- Nêu nội dung cải
cách Minh Trị
- Chỉ trên bản đồ
khu Nhật bành
trướng xâm lược

Thông hiểu
- Nguyên nhân
sâu xa và duyên
cớ dẫn đến
phong trào “
Đảo Mạc”
- Nhận xét của

em về nội dung
cải cách đó
- Tính chất
- Biểu hiện của
Nhật chuyển
sang giai đoạn
CNĐQ

Vận dụng
Thấp
- Nội dung nào
được xem là nhân
tố chìa khóa
- Các nước Châu
á chịu tác động
như thế nào khi
Nhật chuyển sang
giai đoạn CNĐQ

Cao

- Nguyên nhân
thành công của
cuộc cải cách
- Việt nam cần
học tập điều gì từ
Nhật bản

Xiêm
- Nêu nội dung cải - Nhận xét của

cách Xiêm
em về nội dung
cải cách đó

- Những nội dung - Nguyên nhân
cải cách nào
thành công của
được nhân dân
cuộc cải cách


- Tính chất

hưởng ứng, ủng
hộ nhất
- Những biểu
hiện hạn chế của
hai cuộc cải cách
trên

- Việt nam cần
học tập điều gì từ
Nhật bản

Định hướng năng lực hình thành của chủ đề
-Năng lực chung: giải quyết được các vấn đề trong bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt, sử
dụng ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt: tái hiện lại kiến thức lịch sử, biết phân tích, giải thích, nhận xét sự
kiện lịch sử, rút ra bài học
Câu hỏi:

* Nhận biết:
1. Tình hình Nhật Bản nữa đầu thế kỷ XI X đến trước 1868 như thế nào?
2. Anh ( Chị) Hãy nêu nội dung cải cách Minh Trị 1868?
3. Anh ( Chị) hãy chỉ trên bản đồ khu Nhật bành trướng xâm lược cuối XI X đầu XX?
4. .Anh ( Chị) Hãy nêu nội dung cải cách Xiêm ?
* Thông hiểu:
1. Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ dẫn đến phong trào “ Đảo Mạc” ở Nhật ?
2. Nhận xét của em về nội dung cải cách đó
3. Tính chất của hai cuộc cải cách trên?
4. Biểu hiện của Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
* Vận dụng thấp:
1. Nội dung nào được xem là nhân tố chìa khóa
2. Các nước Châu á chịu tác động như thế nào khi Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
3. Những nội dung cải cách nào được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ nhất
4. Những biểu hiện hạn chế của hai cuộc cải cách trên ?
* Vận dụng cao:
1. Nguyên nhân thành công của cuộc cải cách
2. Việt nam cần học tập điều gì từ Nhật bản và Xiêm
Gợi ý trả lời:
* Nhận biết:
1. Tình hình Nhật Bản nữa đầu thế kỷ XI X đến trước 1868
* Giữa thế kỷ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đã lâm vào khủng hoảng suy yếu:
- Chính trị: Quyền lực thuộc về Tướng quân.
- Kinh tế: Nông nghiệp phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề; kinh tế hàng hóa phát
triển, công trường thủ công ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế TBCN phát triển.


- Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản, thị dân với chế độ phong kiến gay gắt.
* Tư bản phương Tây dùng vũ lực đe dọa và buộc Nhật ký điều ước bất bình đẳng.
2. Nội dung cải cách Minh Trị 1868

* Tháng 1/1968 sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách
– Cuộc Duy tân Minh trị
* Nội dung cuộc cải cách:
- Chính trị: Tổ chức chính phủ theo kiểu châu Âu, ban hành Hiến pháp 1889, thực hiện
bình đẳng...
- Kinh tế: Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thống nhất tiền tệ và thị trường,
tăng cường phát triển TBCN ở nông thôn...
- Quân sự: Huấn luyện theo phương Tây, chú trọng tàu chiến, sản xuất vũ khí.
- Giáo dục: Chú trọng KHKT, cử HS giỏi đi du học.
3. Chỉ trên bản đồ khu Nhật bành trướng xâm lược cuối XI X đầu XX
4. Nội dung cải cách Xiêm
* Ra-ma V thực hiện nhiều cải cách:
+ Nội dung:
- Kinh tế: Giảm thuế ruộng, xóa bỏ lao dịch; Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, khuyến khích
tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị cải cách theo phương Tây, chính phủ có 12 bộ trưởng; giúp việc có Hội đồng
nhà nước.
- Quân đội, tòa án, trường học cải cách theo phương Tây.
- Thực hiện ngoại giao mềm dẻo.
* Thông hiểu:
1. Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ dẫn đến phong trào “ Đảo Mạc” ở Nhật
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Kinh tế: muốn gạt bỏ những trở ngại phong kiến để phát triển kinh tế TBCN
+ Xã hội: - Mâu thuẩn giữa Mạc Phủ và Thiên Hoàng
- Xuất hiện tầng lớp có thế lực kinh tế...
+ Chính trị : Chế độ Mạc Phủ khủng hoảng , thối nát
- Duyên cớ: Tư bản phương Tây dùng vũ lực đe dọa và buộc Nhật ký điều ước bất bình
đẳng.
3. Tính chất của hai cuộc cải cách trên
- Đều mang tính chất là CMTS chưa triệt để



4. Biểu hiện của Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
- Hình thành các công ty độc quyền: Mitsubisi, Mítxưi, ...chi phối đời sống, kinh tế,

chính trị.
- Đầu thế kỷ XX, đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược => thành đế quốc hùng
mạnh nhất ở châu Á.
- Đàn áp và bóc lột công nhân nặng nề -> phong trào đấu tranh của công nhân phát
triển.
=> CNĐQ Nhật được gọi là CNĐQ phong kiến quân phiệt, hiếu chiến.
* Vận dụng thấp:
1. Nội dung nào được xem là nhân tố chìa khóa
- Cải cách giáo dục:
+ Thực trạng Nhật Bản là nước phong kiến lạc hậu…
+ Phát triển giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để nắm bặt được
trình độ khoa học của thế giới, vận dụng có hiệu quả vào sản xuất
+ phát triển giáo dục giúp nước Nhật hội nhập có hiệu quả vào thế giới tư bản…
2. Các nước Châu á chịu tác động như thế nào khi Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
- Nhật bành trướng xâm lược…
- Ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ từ Nhật…
3. Những nội dung cải cách nào được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ nhất ở Xiêm
- Kinh tế:…
- Xã hội:…
4. Những biểu hiện hạn chế của hai cuộc cải cách
- Đều do vua khởi xướng…
- Để lại nhiều tàn dư của xã hội củ
* Vận dụng cao:
1. Nguyên nhân thành công của cuộc cải cách của Nhật Bản:
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử…

- Người đứng đầu phải kiên định đường lối
- Coi trọng dân làm gốc
2. Việt nam cần học tập điều gì từ Nhật Bản
- Nắm bắt đúng yêu cầu khách quan của lịch sử…
- Nhà nước phải có kế sách đúng, kịp thời, kiên định lập trường
- Coi trọng yêu tố lấy dân làm gốc


6. Xây dựng bảng mô tả các mức độ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Chủ đề
I. Nhật Bản
- Tình hình Nhật Bản trước cải cách
- Cuộc cải cách Minh Trị
- Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ
II. Xiêm
- Tình hình Xiêm trước cải cách
- Nội dung cải cách
- Kết quả

Tổng
số câu
6
1
4
1
4
1
2
1


Nhận
biết
1
1
2
1

Mức độ cần đạt
Thông Vận
Vận
hiểu
dụng
dụng
thấp
cao
2
2
1
1
1
1

2

1

1

0


1

1

1

Câu hỏi:
1. Giữa thế kỷ XI X ở Nhật Bản, địa chủ bóc lột nông dân với mức tô trung bình là
A. 30 %
B. 40%
C. 50%
D. 60%
2. Cuộc cải cách năm 1868 ở Nhật Bản mang tính chất gì?
A. Quân chủ.
B. Dân chủ.
C. Tư sản.
D. Vô sản.
3. Nội dung được xem là nhân tố chìa khóa của cuộc cải cách Minh Trị là
A. kinh tế.
B. giáo dục.
C. quân sự.
D. chính trị
4. Hiến pháp 1889 ở Nhật Bản quy định thể chế chính trị là
A. quân chủ lập hiến.
B. quân chủ chuyên chế.
C. cộng hòa.
D. xã hội chủ nghĩa.
5. Nguyên nhân thành công nào không phải cuả Nhật Bản?
A. Vua tiến hành và có quyền lực tuyệt đối.
B. Mang tính toàn diện và theo hướng phương Tây.

C. Được sự hưởng ứng ủng hộ của đông đảo nhân dân.
D. Chịu ảnh hưởng lớn của các cuộc cải cách phương Tây.
6. Cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên của Nhật Bản diễn ra với nước nào?
A. Anh.
B. Mỹ.
C. Nga.
D. Trung Quốc.
7. Chính sách ngoại giao của Xiêm dưới triều đại Ra Ma IV là?
A. Đóng của.
B. Mở của
C. Chỉ buôn bán với châu Á.
D. Chỉ buôn bán với Đông Nam Á
8. Nội dung nào trong cải cách của Ra Ma V phục vụ trực tiếp lợi ích cho nhân dân
A. quân sự
B. chính trị.
C. xã hội.
D. ngoại giao.
9. Cuộc cải cách của Ra Ma V mang tính chất gì?
A. Quân chủ.
B. Dân chủ.
C. Tư sản.
D. Vô sản.
10. Kết quả được của Xiêm trong cuộc cải cách là
A. trở thành nước đế quốc
B. trở thành nước thuộc địa
C. trở thành nước tự do
D. trỏ thành nước lệ thuộc


Đáp án:


1
C

2
C

3
B

4
A

5
D

6
C

7
B

8
C

9
C

10
D


Mức độ của câu:
- Nhận biết: 1,7,10
- Thông hiểu: 4, 6,8
- Vận dụng thấp: 2, 3, 9
- Vận dụng cao: 5
7. Kết quả:
- Chuyên đề này đã áp dụng dạy học tại lớp 11 A1, 11 A4, 10A12.
- Trong quá trình dạy học theo chuyên đề: các lớp có đầu vào cao như A1 và A4 thì học
sinh rất hứng thú học tập, chủ động làm việc khi giáo viên chuyển giao nhiệm vụ, trao
đổi, chia sẽ rất rổi nổi và hiệu quả đạt được rất cao
- Nhưng đối với các lớp đầu vào thấp và năng lực tự học có hạn chế thì hiệu quả làm
việc cá nhân, nhóm hiệu quả chưa cao và khả năng lĩnh hội kiến thức qua bài dạy chưa
cao
- Kết quả khảo sát qua kiểm tra:
Tỷ lệ
Lớp 11 a1
11 a4
11 a12

8 đến 10 điểm
40%
40%
4%

5 đến 7 điểm
55%
50 %
61%


Dưới 5 điểm
0,5%
10 %
35%

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Sau thời gian soạn và dạy học theo chuyên đề tôi thấy dạy học theo phương pháp mới
và theo chuyên đề thì học sinh có đầu vào cao, đặc biệt là lớp khối rất hướng thú và làm
việc có hiệu quả, với những câu hỏi phản biện rất hay trong các vấn đề
- Với chuyên đề này áp dụng cho lớp yếu thì rất khó thực hiện thành công. Trong những
năm dạy sau tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để dạy học cho đối tượng yếu mà vẫn đạt hiệu
quả và gây được hướng thú cho đối tượng này
2. Kiến nghị: Đề tài của tôi được thực hiện trong phạm vi dạy học thực tiễn tại các lớp
nên có nhiều hạn chế, thiếu sót rất mong được đồng nghiệp trong trường đóng góp để
chuyên đề ngày một hoàn chỉnh hơn


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ( Nhà xuất bản giáo dục năm 2014)
2. Giáo trình lịch sử Thế Giới tập 2 ( Nhà xuất bản giáo dục năm 2000)
3. Tài liệu bách khoa toàn thư – các cuộc cải cách tiểu biểu ở châu Á thế kỉ XI X
(Nhà xuất bản văn hóa)
4. Tham khảo qua trang mạng 123.doc



×