Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những lưu ý khi làm bài văn biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.23 KB, 2 trang )

Những lưu ý khi làm bài văn biểu cảm
1. Tìm hiểu đề và tìm ý: Phải căn cứ vào các từ ngữ
và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng,
tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó
đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều
gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
2.Lập dàn bài:
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời
gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý
nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài
học tư tưởng.
* Phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác;
đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật
đặc sắc; Câu văn có sự biến hóa linh hoạt. Lời văn
phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu
sức gợi cảm.
3. Kiểm tra lại bài: Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt,
sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư
tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc
động cho người đọc chưa.
* Cần chú ý các nội dung sau:
+Liên hệ hiện tại với tương lai: dùng trí tưởng tượng
để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai
để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong hiện
tại.
+Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại: liên tưởng
tới những kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ



niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại, làm cảm xuc con
người trở nên sâu lắng hơn.
+Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: liên
tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện
hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những
suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như
những ước mơ hi vọng, đòi hỏi người viết phải có trí
tưởng tượng phong phú

+Quan sát, suy ngẫm: liên tưởng dựa trên sự
quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước
mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu
cảm. Cách lập ý này thường tạo nên những
cảm xúc chân thực, sâu lắng.
*Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung
chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được
yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải
phân tích và trích dẫn. Cùng với đó, có lúc
phải khen, chê. Nhưng khen, chê phả trên
cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy
tiện, phải biết liên tưởng, so sánh



×