Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.75 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THAO GIANG

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN THÀNH PHỐ TUY HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THAO GIANG

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN THÀNH PHỐ TUY HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Nho

HÀ NỘI, NĂM 2017



DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

NỘI DUNG
Bộ Tài nguyên & Môi trường
Tác động môi trường
Biến đổi khí hậu
Cụm công nghiệp
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
Vùng ven biển
Kinh tế - xã hội
Bảo vệ thực vật
Thanh niên xung kích

KÝ TỰ VIẾT TẮT
TN&MT
TĐMT
BĐKH

CCN
ĐDSH
HST
VVB
KT - XH
BVTV
TNXK


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các
số liệu khảo sát là khách quan, do bản thân trực tiếp thực hiện. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố
trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thao Giang


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất
tới TS. Hoàng Thị Nho, Giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác
giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Tâm lý - Giáo dục, cùng các
cán bộ, giảng viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện, nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình theo học chuyên ngành Cao
học Giáo dục và Phát triển cộng đồng tại trường.

Trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ Thành Đoàn Tuy Hòa, Ban Chấp
hành các Đoàn trực thuộc Thành Đoàn Tuy Hòa và các bạn đoàn viên, thanh
niên trên địa bàn thành phố đã hỗ trợ, giúp đỡ để tác giả hoàn thành công trình
nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ lòng tri ân đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, chia sẻ, khích lệ tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thao Giang


MỤC LỤC
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn..............................................5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê độ tuổi khảo sát trong đoàn viên, thanh niên.....................50
Bảng 2. Thống kê địa chỉ điều tra trong đoàn viên, thanh niên.......................51
Bảng 3. Thống kê địa chỉ sinh sống của đoàn viên, thanh niên......................51
Bảng 4. Thống kê kết quả đánh giá của đoàn viên, thanh niên về mức độ quan
trọng của việc bảo vệ môi trường....................................................................52
Bảng 5. Đánh giá sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên về các hoạt động bảo
vệ môi trường đang diễn ra tại địa phương.....................................................52
Bảng 6. Đánh giá của đoàn viên, thanh niên về mức độ ảnh hưởng của môi
trường đến cộng đồng......................................................................................53
Bảng 7. Tổng hợp độ tuổi và năm công tác của cán bộ Đoàn.........................58
Bảng 8. Đánh giá mức độ cần thiết của hình thức tuyên truyền để nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên.................................63
Bảng 9. Đánh giá của cán bộ Đoàn về mức độ khó khăn khi thực hiện các

hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên tại
địa phương.......................................................................................................68
Bảng 10. Đánh giá của cán bộ Đoàn về mức độ phù hợp của các biện pháp khi
tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho đoàn
viên, thanh niên...............................................................................................71


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1. Về thực trạng nhận biết môi trường của đoàn viên, thanh niên ở địa
phương.............................................................................................................54
Biểu đồ 2. Ý kiến đánh giá của đoàn viên, thanh niên về những giải pháp quản
lí rác thải tốt hơn..............................................................................................55
Biểu đồ 3. Đánh giá của cán bộ Đoàn về mức độ ô nhiễm môi trường..........59
Biểu đồ 4. Đánh giá của cán bộ Đoàn về tầm quan trọng của việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên tại địa phương.................60
Biểu đồ 5. Đánh giá của cán bộ Đoàn về thực hiện hoạt động........................61
bảo vệ môi trường...........................................................................................61
Biểu đồ 6. Đánh giá của cán bộ Đoàn về mức độ tổ chức các hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên................................61
Biểu đồ 7. Đánh giá việc tổ chức các hoạt động phong trào nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên.........................................66


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất nước, của dân tộc và nhân loại, sự biển đổi một số thành phần môi trường
sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái trong tự nhiên. Nếu môi
trường sống bị hủy hoại thì loại người có nguy cơ bị hủy diệt, cuộc sống của

con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường. Môi trường tạo không gian
sinh sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự
sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung
hòa các chất thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người.
Môi trường không được bảo vệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống của toàn cầu, chẳng hạn như nạn mất đất, tình trạng khan hiếm
nước ngọt, nạn tuyệt chủng của các loài sinh vật, sự biến đổi của khí hậu, sự
biến mất hay tuyệt chủng của nhiều loài...
Với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, đô thị hóa, cùng với sự gia
tăng dân số nhanh ở nhiều quốc gia đã thải ra môi trường một lượng lớn các
chất thải độc hại. Môi trường chúng ta sống đang bị ô nhiễm và ngày càng
trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do
hoạt động của con người. Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra
cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh
hưởng đến các nước, các khu vực trên thế giới. Các tổ chức quốc tế đã dự
báo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ phải gánh chịu những thảm họa môi
trường hết sức nghiêm trọng trong thời gian tới nếu chúng ta không có thay
đổi từ ý thức đến hành động để bảo vệ môi trường.
Cùng với xu thế phát triển chung của giai đoạn phát triển công nghiệp hóa
của đất nước, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nói riêng đang bước vào thời kỳ
1


thời kỳ hiện đại hóa đất nước với sự ra đời và phát triển của nhiều nhà máy, xí
nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời, dân số ngày càng gia tăng,
nhu cầu của con người ngày càng phong phú nên việc khai thác tài nguyên và
phát thải chất thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn. Tình trạng nước biển bị
xâm ngập mặn vào đất liền, đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen
động thực vật đang có chiều hướng gia tăng. Hiện nay lượng rác thải thải ra từ
các hộ gia đình không đúng nơi quy định của nông dân cũng là một nguyên nhân

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mà nguyên nhân chính đó là ý thức của
các tập thể và cá nhân chưa cao, chưa đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên vị trí
hàng đầu, xem nhẹ tác hại của môi trường đến với đời sống con người và sự phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững và trở thành một
nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất
nước, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội,
đồng thời nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất của giống nòi dân
tộc, nó đòi hỏi phải có sự đồng lòng, đồng sức của mọi người và sự chung tay,
quyết tâm của toàn xã hội. Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống
còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải
làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân.
Tuy nhiên, hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong lực
lượng đoàn viên, thanh niên vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Thanh niên
là những người chủ của tương lai, đất nước nhưng chưa được trang bị những
kiến thức và hành vi bảo vệ môi trường sẽ làm đất nước chậm phát triển và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của toàn xã hội trong những năm tới. Ý
thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên thanh niên các khối trường học, thanh

2


niên sinh hoạt trên địa bàn dân cư, thanh niên công nhân lao động chưa được
hình thành và chấp hành một cách triệt để.
Xuất phát từ những yêu cầu nói trên, tôi chọn đề tài "Giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho đoàn viên thanh niên Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên dựa vào cộng đồng" để nghiên cứu với mong muốn đề xuất các biện
pháp hữu hiệu nhằm đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuyên
truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên thanh niên ngày

một tốt hơn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cải thiện điều kiện
sống, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính
trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta nói
chung và ở Thành phố Tuy Hòa nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
đoàn viên, thanh niên dựa vào các hoạt động xuất phát từ nhu cầu của cộng
đồng để từ đó phát huy vai trò của người thanh niên Việt Nam xung kích năng
động và sáng tạo trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
đến toàn xã hội góp phần tích cực trong xây dựng môi trường bền vững của
Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đối tượng đoàn viên thanh
niên đang sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên đang sinh sống trên địa bàn các
phường, xã của Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

3


4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
đoàn viên, thanh thiếu nhi còn mang tính hình thức, chưa mang lại tính hiệu
quả cao. Nếu có các biện pháp tuyên truyền giáo dục tác động đến sự tham
gia tích cực và động cơ tốt từ những hoạt động xuất phát từ nhu cầu, mong
muốn và gần gũi với cộng đồng sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của
đoàn viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý luận về môi trường và công tác nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường cho đoàn viên thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá ý thức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành
ý thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên thanh niên trên địa bàn Thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên thanh niên tại Thành
phố Tuy Hòa nhằm đánh giá cũng như đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên thanh niên để từ đó phát huy vai trò của
người thanh niên Việt Nam xung kích, năng động và sáng tạo trong việc tuyên
truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến toàn thể xã hội.
- Từ những cơ sở lý luận chung và thực trạng môi trường ở Thành phố
Tuy Hòa, đề án đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của đoàn viên thanh niên tại Thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên theo hướng tiếp cận dựa vào các hoạt động từ cộng đồng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
của đoàn viên thanh niên trên địa bàn Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được thực
hiện theo các nội dung sau:

4


+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường của lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
+ Về số lượng: khảo sát 77 cán bộ, đoàn viên, thanh niên đang học sinh
sống và công tác trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
+ Về không gian: được nghiên cứu tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
+ Về thời gian: từ tháng 9 năm 2016.
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lý các tài liệu có liên
quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của
đoàn viên, thanh niên, hội viên, cán bộ Đoàn - Hội chuyên trách đang công
tác tại Thành Đoàn Tuy Hòa, các đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Thành
Đoàn Tuy Hòa và Uỷ viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành
phố Tuy Hòa về thực trạng nâng cao công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường
trong đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của
đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên dưới các
hình thức tổ chức hoạt động phong trào tại các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành
Đoàn Tuy Hòa.
Quan sát các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của
đoàn viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
5


Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến đoàn viên, thanh niên về công
tác bảo vệ môi trường của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo các ý kiến đánh giá, nhận xét của các chuyên gia có trình
độ về công tác bảo vệ môi trường để đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.

7.4. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ nhằm xử lý những số
liệu thu được từ thực trạng công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của
đoàn viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó,
đưa ra những nhận xét, đánh giá, lý giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất
các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bảo vệ môi
trường của đoàn viên, thanh niên.
8. Những đóng góp của đề tài
Chỉ ra thực trạng và những nguyên nhân bất cập trong việc nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của đoàn viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên.
Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá thực
trạng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của đoàn
viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao việc bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành
phố Tuy Hòa dựa vào cộng đồng.
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đoàn
viên, thanh niên dựa vào cộng đồng
Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đoàn
viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho Đoàn
viên, thanh niên tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
6


CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tác động của ô nhiễm môi trường
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT)
năm 2016, môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội trong nước, sức ép cạnh tranh của quá trình hội
nhập quốc tế cùng các tác động xuyên biên giới.
Hàng năm, có hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường (TĐMT) nếu không được đánh giá một cách
đầy đủ, toàn diện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả
thì sẽ là những nguy cơ rất lớn đến môi trường. Các vấn đề môi trường theo
dòng chảy sông Mê Công, sông Hồng, các sông xuyên biên giới ngày càng
phức tạp. Việc xây dựng các dự án thủy điện của một số quốc gia trên dòng
chính sông Mê Công đã và đang có những tác động, ảnh hưởng lớn đến vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, trên cả nước hiện có 283 khu công
nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp (CCN)
trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung; các CCN
còn lại, hoặc các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi
trường. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô
nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu; hơn 13.500 cơ sở y tế hàng
ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m 3 nước thải y tế.
Cùng với đó, với 787 đô thị môi trường của chúng ta đang hứng chịu
3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý; lưu hành
gần 43 triệu mô tô và trên 2 triệu ô tô tạo ra nguồn phát thải lớn đến môi
trường không khí.
7


Cũng theo Bộ TN&MT, hàng năm, có 100.000 tấn hoá chất bảo vệ thực
vật được sử dụng. Trong đó, khoảng 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật đang
được sử dụng không đúng quy định; hiệu suất sử dụng chỉ đạt 25-60%; công
tác thu gom, lưu giữ và xử lý bao bì chưa được quan tâm, nhiều nơi thải bỏ

ngay tại đồng ruộng gây phát sinh mùi, khí thải. Hơn 23 triệu tấn rác thải sinh
hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630 nghìn tấn chất thải nguy
hại; hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp
vệ sinh; có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh
khí dioxin, furan...
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi
trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu (BĐKH),
suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái
tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại
khó phân hủy…
Những vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực
tiếp tới cuộc sống con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong đó, dù
ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì BĐKH luôn được xem là vấn đề môi
trường nóng bỏng nhất và hơn thế nữa còn được coi là một vấn đề quan trọng
tác động tới tiến trình phát triển bền vững hiện nay trên toàn thế giới.
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học
đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh
vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt
đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N 2O, CH4, H2S và nhất là
CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và
ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
a. Bức tranh chung toàn cầu:
8


Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng
trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực
tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân
số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước

biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở
vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt.
Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu
trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất
nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt. Theo dự đoán, đến năm 2080, sẽ có
thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm nước, khoảng 600
triệu người sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng suất
trong sản xuất nông nghiệp giảm.
Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản
lượng sinh học và số lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nước
ngọt, làm gia tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền (IPCC
1998). Trong thời gian 20 - 25 năm trở lại đây, có thêm khoảng 30 bệnh mới
xuất hiện. Tỷ lệ bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia
tăng, trong đó sẽ có thêm khoảng 400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị
bệnh sốt rét.
Theo Nicolas Stern (2007) - nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của
Ngân hàng Thế giới, thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH
gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không
làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP, còn
nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550
ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP.
Tuy nhiên, BĐKH, ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất
định cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nước
9


đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với
môi trường và các hoạt động R&D nói chung có liên quan; Phát triển trồng
rừng để hấp thu CO 2 giảm phát thải khí nhà kính; Ở một số nước ôn đới, khi
nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp; Năng lượng để

sưởi ấm cũng được tiết kiệm hơn.
b. Tác động của BĐKH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của khí hậu cũng có những
nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới. BĐKH tác động tới tất cả
các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội,
nhưng trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
y tế và các vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất.
Tác động của BĐKH tới tài nguyên nước Việt Nam được xếp vào nhóm
các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu người cả nước mặt và nước
ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400 m3/người/năm (so với bình quân thế giới
là 7.400 m3/người, năm). Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Việt Nam
có nhiều yếu tố không bền vững.
Sự suy thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số lượng và chất
lượng do nhu cầu về nước ngày một lớn, khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu quy
hoạch và đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn. Dưới
tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết,
khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt ở
các khía cạnh sau:
- Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó,
lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối…) cũng tăng. Hậu
quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ
trở nên trầm trọng hơn.
10


- Những thay đổi về mưa, sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của
các con sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng
nước ngầm. Theo dự đoán, BĐKH sẽ làm giảm đáng kể lượng nước trong các
con sông ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Khi băng tuyết ở các cực và đỉnh núi cao tan sẽ làm tăng dòng chảy ở
các sông và làm tăng lũ lụt. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng
khi đó các dòng chảy cũng giảm dần, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ
trầm trọng hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước
sông ngòi phụ thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.
+ Tác động của BĐKH tới lĩnh vực nông nghiệp
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu
tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất
thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng
dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các
rủi ro nghiêm trọng khác. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng
đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán).
+ Tác động của BĐKH tới tài nguyên ĐDSH rừng
Việt Nam có ĐDSH cao, có các hệ sinh thái (HST) đa dạng. Tuy nhiên
trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, ĐDSH, các HST, đặc
biệt là các HST rừng - HST có ĐDSH cao nhất bị suy thoái trầm trọng. Diện
tích rừng giảm rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng (giảm
80% diện tích) do bị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản
thiếu quy hoạch. Trong những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích,
nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các
nước trong khu vực).

11


Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam để ứng phó với BĐKH
trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước ĐDSH nhằm
tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các HST rừng trong giảm thiểu
thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước và giảm phát thải CO2.

Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần
xã sinh vật của nhiều HST. Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven
biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các HST
trên cạn.
Nhiệt độ tăng, còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu
rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng
phát thải khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH.
+ Tác động của BĐKH tới tài nguyên đất
Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép
dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện
tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp
ngày càng gia tăng.
Dưới tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của
cư dân và phần đất màu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức
lớn cho ngành nông nghiệp. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng
xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng lòng dẫn ảnh hưởng
nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới
hoang mạc hóa, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
+ Tác động của BĐKH tới sức khỏe
Báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng
định, BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên
tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới
tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua
12


vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), viêm não
(muỗi) qua môi trường nước (các bệnh đường ruột), và các bệnh khác (suy
dinh dưỡng, bệnh về phổi…). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới các
vùng kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.

Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh
mới ở người và động vật (tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh…) nhiều bệnh có
diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra những thiệt
hại đáng kể.
+ Tác động của BĐKH tới vùng ven biển (VVB)
VVB cũng sẽ là nơi chịu tác động nặng nề nhất của thiên tai mà trước
hết là bão, sóng thần, lũ lụt gây những tổn thất năng nề về nguời và tài sản.
Chỉ tính riêng năm 2006, thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên tới 1,2 tỷ
USD.
Nước biển dâng gây hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích sản xuất
(nông nghiệp, thủy sản và làm muối), gây nhiễu loạn các HST truyền thống.
Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các HST đất ngập nước ven biển, nhất
là rừng ngập mặn, môi trường sống của các loài thủy hải sản, bức tường chắn
sóng và giảm tác động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng
địa phương sẽ bị thu hẹp nhanh chóng. Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng,
khu công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải cải tạo, nâng
cấp hoặc di dời.
Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô,
HST có tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống
con người, lá chắn hiệu quả chống xói mòn bờ biển và rừng ngập mặn. San hô là
các động vật rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lượng
nước. Nhiệt độ nước biển chỉ cần tăng một vài độ, san hô có thể chết hàng loạt.
Hiện nay đã có khoảng 30 quốc gia báo cáo có nguy cơ bị mất san hô.
13


+ Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường/ an ninh quốc gia
BĐKH còn có thể ảnh hưởng tới an ninh môi trường nói riêng, an ninh
quốc gia nói chung, tập trung ở những vấn đề sau:
- Sử dụng chung nguồn nước: Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng

nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Việc sử dụng nước phía thượng
nguồn, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện của các quốc gia trên
thượng nguồn các sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long) sẽ là một khó khăn
rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường. BĐKH
sẽ làm suy thoái tài nguyên nước, trong khi nhu cầu dùng nước của các quốc
gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột có thể có trong sử dụng
chung nguồn nước.
- Tị nạn môi trường/ khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở
hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Có những cảnh báo cho rằng, vấn đề tị nạn
khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn
đề chính trị, chiến tranh.
- An ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều HST, sự xâm lấn của các
sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen.
+ Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu là những công trình xây dựng thuộc tất
cả các lĩnh vực của đời sống và sản xuất như xây dựng, năng lượng, giao
thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ. Đặc trưng của
những đối tượng này là thời gian tồn tại tương đối dài, có thể hàng thế kỷ và
chịu tác động trực tiếp và liên tục của khí hậu, thời tiết, và hiện nay là BĐKH
với xu hướng ngày càng gia tăng.
BĐKH sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ
bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế.

14


Vì vậy, cần đánh giá tác động của BĐKH cho từng loại cơ sở hạ tầng
trong từng địa phương cụ thể để có các giải pháp thích ứng phù hợp là điều
quan trọng. Từ đó, đưa ra các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

1.1.2. Phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong
Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng thế giới về môi trường
và phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, "phát triển bền vững" được định
nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio
de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển
bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định
"phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển. Bao gồm:
- Phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế),
- Phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm)
- Bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục
hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng;
khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là (1) sự tăng
trưởng kinh tế ổn định; (2) thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; (3) khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao
được chất lượng môi trường sống. Như vậy bảo vệ môi trường là một trong ba
yếu tố cấu thành của phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra đối với mọi quốc gia
15


là không thể xem nhẹ, hoặc coi trọng bảo vệ môi trường, hay phát triển kinh
tế, phát triển xã hội, mà trọng quá trình hoạch định chính sách, đặt ra các quy
định pháp luật, các quốc gia đều phải bảo đảm hài hòa việc phát triển bền
vững cả ba yếu tố này. Đây là một bài toán khó không chỉ đối với các nước

kém phát triển mà cả đối với các nước phát triển và đang phát triển.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong
đường lối, chính sách của Đảng (như Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước) và các văn bản pháp luật của Nhà
nước (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐTTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê
duyệt bởi Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ).
Căn cứ tại khoản 4, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường quy định tại văn bản
số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành thì, phát triển bền vững được hiểu “là phát triển đáp
ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. [1]
1.1.3. Vai trò cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) cùng với suy thoái tài
nguyên là những thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21, làm thay đổi
16


các hệ sinh thái tự nhiên, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với
an ninh môi trường. Trước thực trạng trên, nhiều bộ, ngành, địa phương
đều bày tỏ lo ngại về môi trường đất nước và nhìn nhận những tồn tại trong
công tác bảo vệ môi trường là những nội dung cần được ưu tiên trong quản
lý Nhà nước thời gian tới.

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường vừa là trách
nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi. Đây cũng là một giải pháp cơ bản trong bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, sự tham gia của cộng
đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với
biến đổi khí hậu là rất quan trọng.
Để phòng ngừa, ứng phó với vấn đề trên, các quốc gia đã thảo luận,
thống nhất đưa ra những quy định chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ
chấp hành, tuân thủ. Căn cứ vào luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về tự
nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán riêng… mỗi nước đã xây dựng,
ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của
mỗi cá nhân, tổ chức.
Công tác nâng cao vai trò cộng đồng bảo vệ môi trường phục vụ phát
triển bền vững đất nước đã được nhấn mạnh trong nhiều chính sách, chủ
trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường của Đảng và Nhà nước ta, chẳng hạn như:
- Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa
học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng
phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi
khí hậu (Khoản 6). [2]
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự
17


×