Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Lập kế hoach sản xuất sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.15 KB, 6 trang )

LẬP KẾ HOACH SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỦY HẢI SẢN XUẤT KHẨU
I.

DẪN NHẬP

Như đã phân tích trong bài tập nhóm, với lợi thế là một công ty có lịch sử hoạt động
lâu năm trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, để thích ứng với thị trường hiện tại và tăng
khả năng cạnh tranh, Công ty cổ phần Đại Thuận đã tập trung vào hoạt động sản xuất thực
phẩm – nhằm vào chất lượng, sự tiện lợi và các giá trị gia tăng mang đến cho khách hàng
nhờ vào việc thu mua và chế biến ở qui mô lớn tập trung, đội ngũ công nhân lành nghề,
hạ tầng sản xuất hiện đại và qui trình chế biến chuẩn mực – được đúc kết thành “những bí
quyết Mngon”. Với kế hoạch dài hại được đặt ra thì trong mỗi thời đoạn công ty cũng
hoạch định kế hoạch tổng hợp, xây dựng kế hoạch nguồn lực và lập kế hoạch điều độ phù
hợp. Bài phân tích sau đây tập trung vào xây dựng những kế hoạch trung và ngắn hạn của
công ty nhằm đối với sản phẩm Mngon.

-1-


II.

KHAI TRIỂN

1. Kế hoạch tổng hợp

Hoạch định tổng hợp là quá trình lập kế hoạch, phân bổ và bố trị các nguồn lực có thể
huy động được cho thời kỳ trung hạn nhằm cân bằng khả năng sản xuất của công ty để
phù hợp với nhu cầu sản xuất dự kiến và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo chiến lược kinh doanh đã được thiết lập dựa trên kết quả nghiên cứu của công ty
tư vấn độc lập, sau 3 năm “tung hàng” (bắt đầu từ 2012) nhãn hiệu Mngon có thể đạt
doanh số ổn định khoảng 260 tỷ đồng – trong đó doanh số của nhóm hàng thực phẩm


đông lạnh tiện lợi dự kiến là khoảng 200 tỷ đồng/năm – tương đương khoảng 1500 tấn
sản phẩm/năm. Vậy vấn đề đặt ra là công ty cần điều chỉnh tốc độ sản xuất, số lượng nhân
công, mức độ tồn kho, thời gian làm thêm giờ và lượng đặt gia công bên ngoài với mục
đích là giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn
kho trong suốt giai đoạn kế hoạch.
Với sản lượng nói trên thì nhu cầu lao động phổ thông của công ty là khoảng 400
người. Hiện công ty đã có khoảng 150 lao động làm việc thường xuyên tại xưởng, lúc cao
điểm đang huy động lên đến 200 lao động. Do việc sản xuất các mặt hàng thuộc nhóm
Mngon mang lại giá trị gia tăng cao, chi phí lao động chỉ chiếm khoảng 8% trong cơ cấu
giá, nên một khi có nhu cầu và có kế hoạch sản xuất dài hạn thì hoàn toàn có thể tuyển
dụng lao động mới để làm việc. Trường hợp cần thiết vẫn có thể tăng giá nhân công lên
thêm đến 20% để thu hút, bổ sung nguồn lao động một cách kịp thời.
Do đặc trưng ngành hàng, nên công ty không thay đổi mức dự trữ mà chỉ áp dụng
chiến lược thay đổi lao động theo mức cầu, điều chỉnh thời gian làm việc và sử dụng lao
động bán thời gian, lao động tạm thời. Điều này giúp công ty luôn đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng với chất lượng sản phẩm cao, giảm thiểu những chi phí bảo quản và quản
lý nguyên vật liệu đầu vào, chi phí hàng tồn kho, đồng thời giúp cho các hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp luôn ổn định.
Bên cạnh đó, Mngon với những sản phẩm thủy hải sản chế biến sẵn là một trong
những mặt hàng còn khó lạ lẫm với thị trường tiêu dùng và các bà nội trợ, cho nên công
ty cũng áp dụng thêm chiến lược tác động đến cầu bằng cách tăng cường quảng cáo,
khuyến mãi, và đưa vào phân phối trong chuỗi 6 cửa hàng Amart cùng với những mặt
-2-


hàng khác của công ty. Công ty cũng nhận những đơn đặt hàng trước của một số đơn vị
trong ngoài nước, đặc biệt là thị trường Nhật Bản – đất nước đang rơi vào khó khăn về
vấn đề lương thực và thực phẩm sau thảm họa động đất và sóng thần.
Trong bước đầu hoạt động đối với dòng sản phẩm mới, ban giám đốc công ty đưa ra
quyết định cho chương trình hoạch định tổng hợp chủ yếu dựa trên phương pháp trực

quan, những kinh nghiệm vốn có do hoạch động lâu năm trong nghề, và những nhu cầu
thực được nhìn thấy trên thị trường thông qua điều tra. Điều này đã giúp cho công ty có
những thuận lợi nhất định với vị trí là người dẫn đầu thị trường, đáp ứng kịp thời những
nhu cầu cấp thiết của khách hàng trong giai đoạn mới, nhưng cũng gây ra không ít khó
khăn cho công ty do thiếu thông tin về thị trường, về nhu cầu cụ thể đối với mặt hàng mới
của từng nhóm đối tượng khách hàng.
2. Kế hoạch nguyên vật liệu và nguồn lực doanh nghiệp

2.1 Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một
doanh nghiệp, nhất là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đặc thù như công ty Đại
Thuận. Việc hoạch định chính xác và quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu sẽ góp phần đảm
bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng, ổn định, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng kịp thời và là
biện pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Hiện Công ty Ðại Thuận ðang sở hữu mặt bằng và nhà xýởng chế biến hải sản tại Nha
trang, Ðà nẵng và Quảng ngãi – ðều là những vùng có ýu thế nhất ðịnh về mặt nguyên
liệu và lao ðộng và về cõ bản ðều phù hợp ðể xây dựng xýởng chế biến hải sản.
So với các ðịa ðiểm khác, việc ðặt nhà máy tại Nha trang mang lại nhiều thuận lợi
nhất về mặt nguyên liệu. Nha Trang không có nhiều nguyên liệu ở qui mô tập trung nhý
Ðồng Bằng Sông Cửu Long, nhýng Nha Trang lại có rất nhiều loại nguyên liệu – phù hợp
và ðủ ðể ðáp ứng nhu cầu của ðịnh hýớng các sản phẩm Mngon (gồm nguyên liệu ðánh
bắt và nguyên liệu nuôi, kết hợp với các loại nông sản khác).
Trên thực tế, chi phí vận chuyển nguyên liệu là khá cao nên càng gần nhà máy thì
càng tiết kiệm, nhýng quan trọng hõn, việc mua ðýợc và giữ ðýợc chất lýợng nguyên liệu

-3-


cao mới là ðiều quan trọng mang tính sống còn – vì vậy, Nha Trang có thể coi là nõi ðáp
ứng tốt nhất cho tiêu chí này

Trên cõ sở xác ðịnh nhu cầu thị trýờng trong mỗi giai ðoạn cụ thể, công ty ðã xác ðịnh
nhu cầu nguyên vật liệu týõng ứng trong mỗi giai ðoạn. Nhờ lợi thế hoạt ðộng lâu nãm
trong ngành chế biến thủy hải sản ðông lạnh, với những mối hàng sẵn có, nên công ty
luôn chủ ðộng về kế hoạch nguyên vật liệu, từ ðó giúp cho hoạt ðộng sản xuất và kinh
doanh của công ty tiến hành rất thuận lợi.
2.2 Nguồn lực doanh nghiệp

Công ty tổ chực quản lý nguồn lực khá chặt chẽ với các bộ phận chủ yếu là Kế toán –
tài chính, quản lý mua hàng, quản lý bán hàng, quản trị sản xuất, quản lý kho và vật tý,
quản lý nhân sự, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng … nhờ ðó ðã giúp
cho toàn bộ hệ thống công ty hoạt ðộng một cách ổn ðịnh, tãng hiệu quả sản xuất kinh
doanh của toàn bộ hệ thống công ty nói chung và sản phẩm Mngon nói riêng.
3. Kế hoạch điều độ

Điều độ sản xuất là khâu tiếp tục ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất
và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là khâu tổ chức, chỉ đạo
triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm biến các mục tiêu dự kiến và
kế hoạch sản xuất sản phẩm dịch vụ thành hiện thực.
Để thực hiện tốt kế hoạch điều độ, công ty dựa trên những dự báo về nhu cầu về sản
phẩm Mngon của khách hàng trong những năm kế tiếp.
Do lần đâu tiên công ty triển khai mặt hàng mới vào thị trường nội địa, nên mọi kế
hoạch hoạt động đều được xác lập dựa trên kết quả khảo sát thị trường và dự báo của đơn
vị tư vấn kết hợp với kinh nghiệm riêng của công ty trong ngành chế biến thủy sản nói
chung. Trên thực tế, dựa trên kết quả phân tích tốc độ phát triển của ngành hàng, tỷ trọng
tham gia (dự kiến) của công ty trong ngành hàng. Kết quả dự báo đưa ra và được chấp
thuận thành kế hoạch kinh doanh trong 3 năm của Công ty đối với nhóm hàng thực phẩm
đông lạnh tiện lợi là :
-

Năm 2012 : 50 tỷ đồng (tương đương 375 tấn hàng)

-4-


-

Năm 2013 : 100 tỷ đồng (tương đương 750 tấn hàng)

-

Năm 2014 : 200 tỷ đồng (tương đương 1500 tấn hàng)

Đây là dự báo và kế hoạch được coi là khá lạc quan, nhưng xét trên nhiều mặt cũng là
khả thi, đồng thời tạo nên nguồn hứng khởi làm việc mới đầy thách thức trong công ty. Vì
vậy đã được các phòng ban chấp thuận và yêu cầu ðýợc tập trung nguồn lực ðể thực hiện
Dựa trên những dự báo, những chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận mà công ty đặt ra,
công ty đã đưa ra các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân công các
công việc cho từng người, nhóm người, từng phân xưởng để sản xuất và đáp ứng đúng
như cầu thực tế của thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.
Về cơ bản, qui trình sản xuất các sản phẩm đông lạnh Mngon sẽ như sau :
Tiếp nhận nguyên liệu -> chế biến 1 (sơ chế) -> chế biến 2 (tinh chế) -> định hình thành
phẩm -> xếp khay, lên khuôn -> tiền đông -> cấp đông (nhanh) -> bao gói (túi PE) ->
đóng thùng carton -> nhập kho lạnh bảo quản -> xuất kho (bán hoặc đưa vào công đoạn
sản xuất tiếp theo). Công ty sẽ dựa trên qui trình sản xuất này để bố trí các nguồn lực phù
hợp cho từng giai đoạn nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

III.

KẾT LUẬN
-5-



Trong cuộc sống hiện đại, khi mà vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được
khẳng định, gần như công việc và thời gian tham gia các công tác ngoài xã hội chiếm
phần lớn thời gian của họ, thời gian vàng ngọc cho công việc bếp núc của họ gần như
càng ngày càng bị bóp chặt. Với phương châm “Món ngon tiện lợi – thêm thời gian hạnh
phúc”, sản phẩm Mngon của công ty Đại Thuận nhằm hổ trợ đắc lực cho người phụ nữ
hiện đại ‘ghi điểm’ trong mắt chồng con trong việc mang lại những bữa ăn ngon, bổ
dưỡng hàng ngày. Với những kế hoạch dài hạn được đặt ra, và dần hoàn thiện những kế
hoạch trung và ngắn hạn, công ty Đại Thuận hy vọng sẽ vững bước và đồng hành với
người phụ nữ Việt Nam trong công việc nội trợ, biến việc bếp núc thành niềm vui của
người phụ nữ, giúp người phụ nữ trở thành bà nội trở đảm đang trong gia đình, góp phần
vào những thành công của họ trong công việc.

-6-



×