Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích các tầng nghĩa trong khổ thơ đầu trong bài thơ nhớ rừng của thế lữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.87 KB, 2 trang )

Phân tích các tầng nghĩa trong khổ thơ đầu trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. đoạn thơ sau: “Nào
đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển
bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng
chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời
gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Bài làm
Thế Lữ là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới. Nói về các tác phẩm xuất sắc của
ông thật sơ sót nếu bỏ qua “Nhớ rừng”. Bài thơ là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng
tráng lệ, phi thường nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi “khát khao” tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm.
Thông qua hình tượng con hổ nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của mình. Trong đó có đoạn thơ
sau:

“Nào
đâu
những
đêm
Ta
say
mồi
đứng
Đâu
những
ngày
mưa
Ta
lặng
ngắm
giang
Đâu
những


bình
minh
Tiếng
chim
ca
giấc
Đâu
những
chiều
lênh
Ta
đợi
chết
mảnh
Để
ta
chiếm
lấy
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

vàng
uống
chuyển
sơn
cây
ngủ
láng
mặt
riêng


bên
ánh
bốn
ta
xanh
ta
máu
trời
phần

bờ
trăng
phương
đổi
nắng
tưng
sau
gay


suối
tan?
ngàn
mới?
gội,
bừng?
rừng
gắt,
mật?


Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Cũng giống như vạn vật muôn
loài không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên, vùng vẫy thỏa sức theo bản năng của
mình. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những
ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự
do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là
những bình minh cây xanh nắng rội,… vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn
là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng
rội”…. như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù
đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.
“ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng?
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật?”.
Đó còn là những cuộc đi săn đầy kịch tính. Đại từ nhân xưng “ta” càng nhấn mạnh sự ngạo nghễ, làm
chủ mọi hoàn cảnh của chủ thể. Trong không gian mênh mông rộng lớn của cánh rừng buổi chiều tà con
hổ như một người nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Nó tự do vùng vẫy tự do hưởng thụ chiến tích
của mình mà không phải e sợ bất cứ điều gì. Thế nhưng hiện thực là một thứ vô cùng phũ phàng. Bằng
cách sử dụng liên tiếp các điệp từ ta, những câu hỏi tu từ, giọng điệu câu thơ dồn dập càng khắc họa nỗi
nhớ rừng sâu sắc của con hổ đồng thời cũng thể hiện sự bất lực với hoàn cảnh hiện tại.
Hiện thực phũ phàng đã xóa mờ đi cái quá khứ đầy huy hoàng đó. Sự bất lực uất hận với hoàn cảnh đã
khiến chúa sơn lâm phải cất lên tiếng than xé lòng:
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”


Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ
hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao
khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.
Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách
thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội
giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô
lệ.

Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét
hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt
Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.



×