Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng bác được miêu tả ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài viếng lăng bác của viễn phướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.79 KB, 1 trang )

Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Viếng
lăng Bác của Viễn Phướng. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa
ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh của cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa
gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?
Bài làm:
Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu:
Ngay khi đến Lăng Bác ấn tượng đầu tiên đối với tác giả là hình ảnh hàng tre xanh chờn vờn trong
sương sớm. Hình ảnh tre mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Tre là một loại cây rất bình dị lại được trồng
ngay ở giữa Thủ đô lộng lẫy uy nghi, cùng với bao loại cây quý hiếm khác trước lăng Bác. Phải chăng đó
là sự ẩn dụ về con người của Bác giản dị mà vô cùng thanh cao. Không những thế hình ảnh tre còn biểu
tượng cho hình ảnh giản dị mộc mạc nơi làng quê thanh bình yên tĩnh.Tre còn là hình ảnh biểu tượng
cho tính cách của dân tộc Việt Nam: anh dũng, quật cường sức sống bền bỉ dẻo dai “bão táp mưa sa vẫn
đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh cây tre ở khổ cuối:
Hình ảnh hàng tre hiên ngang quanh lăng Bác mở đầu và cũng là kết thức bài thơ, thế nhưng ở cuối bài
nó mang một ý nghĩa khác nhau tạo ra đầu cuối có sự tương ứng, làm đậm nét hình ảnh. Nhưng cây tre
ở đây lại mang nét nghĩa mới, nó tượng trưng cho tấm lòng trung hiếu của con cháu đối đất nước, đối
với Bác quyết đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Và phải chăng đó còn là hình ảnh những người
lính cảnh vệ đang canh giấc ngủ bình yên cho Bác mà nhà thơ Viễn Phương muốn gởi gắm.



×