Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Trình bày chức năng và các phương thức xác lập thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.91 KB, 1 trang )

Trình bày chức năng và các phương thức xác lập thẩm quyền của tòa
án công lý quốc tế
Đọc thêm
Là một trong 6 cơ quan chính của LHQ thành lập dựa trên Hiến chương và Quy chế Tòa án công lý quốc tế gồm:
­ 15 thẩm phán có quốc tịch khác nhau được ĐHĐ và HĐBA LHQ bầu theo nhiệm kì 9 năm, mỗi 3 năm bầu lại 1/3
số thẩm phán
Tiêu chuẩn:
-Căn cứ vào năng lực cá nhân
-Tương quan vị trí địa lý
-Không được đảm nhiệm một chức vụ chính trị, hành chính hoặc nghề nghiệp trong thời
gian đảm nhiệm.
=> Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, giúp tòa hoạt động độc lập
   Việc bãi miễn dựa trên sự nhất trí của các thành viên còn lại
   + Thẩm phán ad hoc: khi có tranh chấp mà 1 bên có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong HĐXX còn bên
kia thì không thì họ có quyền lựa chọn thẩm phán ad hoc => đảm bảo sự bình đẳng, khách quan => có tính chất vụ việc,
xong việc chức danh này không còn tồn tại
   + Phụ  thẩm: do tòa lựa chọn hoạc yêu cầu của các bên, tham gia phiên tòa nhưng không được bỏ  phiếu, tham
gia để khai thác sự trợ giúp từ chuyên môn của họ liên quan đến hoạt động của tòa.
+ Ban thư kí: là cơ quan hành chính thường trực gồm chánh thư kí, phó chánh thư kí và
nhân viên. Chánh và phó chánh do tòa bầu bỏ phiếu kín nhiệm kì 7 năm, nhân viên do tòa hoặc
chánh thư kí đề cử => đảm nhiệm dịch vụ tư pháp và liên lạc giữa tòa với các bên tranh chấp.
Chức năng, quyền hạn
   ­ Chức năng giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, các quốc gia không phải thành viên LHQ
nhưng muốn tham gia Quy chế TACLuật quốc tế  thì phải thỏa mãn điều kiện do Đại hội đồng quyết định dựa trên kiến
nghị của HĐBA.
   Thẩm quyền của tòa là do sự chấp nhận của các bên tham gia giải quyết tranh chấp gồm 3 phương thức xác định:
   + Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc: các bên nêu rõ đối tượng tranh chấp, những vấn đề  cần giải
quyết, phạm vi thẩm quyền của tòa
   + Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa theo điều ước QT: các bên thỏa thuận trước thông qua điều khoản đặc biệt
   + Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa: tất cả các bên phải tuyên bố đơn phương trước thời


điểm xảy ra tranh chấp thì tòa mới có thẩm quyền
   ­ Chức năng đưa ra kết luận tư vấn
Đưa ra kết luận tư vấn khi Đại hội đồng hoặc HĐBA yêu cầu, tất cả các cơ quan của LHQ và các cơ  quan chuyên
môn đều đc hỏi ý kiến của tòa nếu được Đại hội đồng cho phép, các quốc gia không có quyền yêu cầu tòa đưa ra kết luận
tư vấn cho vụ tranh chấp của mình.



×