Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ THI đề NGHỊ OLYMPIC 304 lần THỨ XXIV TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.54 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLYMPIC 30/4 LẦN THỨ XXIV
MÔN: SINH – LỚP 11
Phần 1: ĐỀ THI
Câu 1:
1. Khi giảm dần cường độ ánh sáng từ khoảng x → 0, người ta quan sát thấy sản lượng sơ cấp
thực (NPP) của hai loại cây C3 và C4 như sau:

Cho biết sản lượng sơ cấp thực (NPP) = sản lượng sơ cấp tổng số (GPP) – năng lượng sử dụng
cho hô hấp (R).
a. A và B có thể thuộc nhóm cây nào (C3 ,C4 )? Giải thích.
b. Nếu cường độ ánh sáng ở mức 20% của x thì A, B có quang hợp không? Giải thích đồ
thị ở mức ánh sáng này?
2. Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi
nước của cây sống trong điều kiện khô hạn.
Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong
nào mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin,
đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ
khí? Giải thích?
3. Tiến hành thí nghiệm về các điều kiện ảnh hưởng đến sản lượng quang hợp ở thực vật:
Lúa nước trồng trong phòng thí nghiệm được chia thành các lô với các điều kiện khác nhau để
nghiên cứu về tác động ngoại cảnh đến quang hợp:


Điều kiện

Loại ánh sáng

Nhiệt độ (0C)


[CO2] (%)

[O2] (%)

Chất khoáng

Lô 1

Trắng tự nhiên

20 – 25

0,3 – 0,7

13 – 17

Đầy đủ

Lô 2

Đỏ đơn sắc

30 – 35

0,3 – 0,7

13 – 17

Đầy đủ


Lô 3

Đỏ đơn sắc

20 – 25

1,6 – 2,3

13 – 17

Đầy đủ

Lô 4

Đỏ đơn sắc

30 – 35

1,6 – 2,3

20 – 30

Đầy đủ

Lô 5

Đỏ đơn sắc

20 – 25


0,3 – 0,7

13 – 17

Thiếu Mo

Lô 6

Đỏ đơn sắc

20 – 25

1,6 – 2,3

20 – 30

Thiếu Fe

1,6 – 2,3

20 – 30

Thiếu Mg

Lô 7
Đỏ đơn sắc
30 – 35
(Các điều kiện còn lại hoàn toàn giống nhau).

Hãy dự đoán lô thực vật nào có sản lượng quang hợp cao nhất? Giải thích?

Câu 2:
1. Các thí sinh IBO 2013 sẽ tham quan đinh núi Niederhorn. Ngay trước và sau khi di
chuyển nhanh lên đinh núi bằng cáp treo từ độ cao 400m lên độ cao 2000m và sau đó 3 giờ di
chuyển xuống theo chiều ngược lại.
So sánh các thông số sinh lý về: nhịp tim, độ pH máu, pH nước tiểu và nồng độ hêmôglôbin máu
của một số thí sinh và của một người nuôi bò ở vùng Alpơ sống trên đinh Niederhorn liên tục 2
tháng liền. Giả thiết các thí sinh có thông khí tốt và bị mất nước? Giải thích?
2. Tốc độ lọc cầu thận (GFR) được quyết định bởi áp lực máu trong cầu thận, nhưng nó
không trực tiếp phản ánh áp lực máu trong toàn hệ mạch. Thay vào đó, sự ổn định của tốc
độ lọc cầu thận được duy trì do cơ chế tự điều hòa. Một vài loại thuốc (NSAID) can thiệp
vào cơ chế giảm khả năng giãn của động mạch đến, cũng như các chất ức chế enzym chuyển
hóa angiotensin (ACEI) gây ức chế tổng hợp Angiotensin II. Và do vậy, những thuốc này
còn làm giảm khả năng co của các động mạch đi.
a.Hãy cho biết dòng máu đến thận và áp lực máu ở cầu thận sẽ ảnh hưởng như thế nào
trong các trường hợp sau:
-

Chi sử dụng thuốc NSAID

-

Chi sử dụng thuốc ACEI

-

Kết hợp thuốc NSAID và thuốc ACEI
b.Nếu như tăng mãn tính quá mức aldosterone có thể được điều trị bằng ACEI không?

Khi sử dụng các chất chống Aldosterone thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ chế cơ chế tự điều
hòa?

3. “Chất béo giả” olestra là một chất có hình dạng, mùi vị và hoạt động giống như chất
béo thật nhưng cơ thể không thể tiêu hoá được nó.


Nếu đưa chất này vào hệ tiêu hoá của người bình thường sẽ gây ra các hiện tượng gì? Giải thích?
4. a. Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của
ông ta là 165/105. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH
máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao?
b. Trong một số trường hợp bị cảm, nôn rất nhiều lần trong ngày gây mất cân bằng nội
môi. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chinh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó
hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?
Câu 3:
1. Người ta tiến hành thí nghiệm:
- Chọn 20 đoạn cây cúc tần (hoặc dâm bụt) bánh tẻ, dài 15cm, đường kính 1-1,5 cm.
- Chia làm 2 nhóm, cắm sâu vào chậu đất pha cát: 10 đoạn cắm theo chiều thuận (nhóm A), 10
đoạn cắm theo chiều nghịch (nhóm B). Tưới nước duy trì độ ẩm cần thiết cho các chậu thí
nghiệm.
- Sau 7 ngày lấy các đoạn cây ra quan sát sự mọc chồi và ra rễ của các cành giâm.
Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích rõ cơ sở của các dự đoán đó.
2. a. Khi gieo hạt đậu vào một khay nhỏ, đáy bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm phủ kín
hạt, treo khay nghiêng 45O. Sau một thời gian quan sát thấy hạt nảy mầm, ngọn cây mọc thẳng và
rễ cây phát triển theo hình làn sóng và hướng xuống phía dưới. Theo em, thí nghiệm trên nhằm
mục đích gì? Giải thích kết quả thí nghiệm.
b. Các ví dụ sau đây thuộc hình thức cảm ứng nào của thực vật, nêu ý nghĩa của mỗi
hình thức đó:
(1) Ngọn cây cong về phía được chiếu sáng.
(2) Lá cây me khép lại vào ban đêm, xòe ra vào ban ngày.
(3) Rễ cây len lỏi vào khe hở của đất tìm nguồn nước.
(4) Khi côn trùng chạm vào lá, lá cây nắp ấm đậy lại để giữ côn trùng và tiêu hóa nó.
3. a. Các cây của 1 loài thực vật chi ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12 giờ/ngày.

Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 12 giờ và để trong tối 12
giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài
phút. Hãy cho biết các cây được trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải
thích.


b. Giả thiết tại cùng một khu vực địa lí và cùng một chế độ chiếu sáng, cả 2 cây A (cây
ngắn ngày) và cây B (cây dài ngày) cùng ra hoa trong một ngày. Có thể giải thích hiện tượng trên như
thế nào? Cho ví dụ minh họa?
Câu 4:
1. Nêu sự giống và khác nhau trong quá trình hình thành điện thế hoạt động của tế bào cơ
tim và tế bào thần kinh.
2. Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh qua
xinap với chất dẫn truyền là axêtincôlin , các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện ở màng
sau xinap trước và sau khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một điều kiện kích thích . Đồ thị ở
các hình 12, hình 13và hình 14 dưới đây thể hiện kết quả thu được.

Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênhCa 2+ở màng trước
xinap hoặc tác động lên hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. Dựa vào các đồ thị trên hãy
cho biết cơ chế tác động của mỗi loại thuốc? Giải thích?

3. Hormon Cortizol của miền vỏ tuyến trên thận kích thích phân giải protein và lipit. Bảng
dưới đây cho biết mức nồng độ các hormon Cortinzol, ACTH (hormon kích thích vỏ tuyến trên
thận) và CRH (hormon giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu máu xét nghiệm (kí hiệu
P1 – P6)


Mẫu

P1


P2

P3

P4

P5

P6

Cortizol

Thấp

Thấp

Bình thường

Cao

Thấp

Cao

ACTH

Cao

Thấp


Bình thường

Cao

Thấp

Cao

CRH

Cao

Thấp

Bình thường

Cao

Cao

Thấp

Hormon

Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (P1 – P6) tương ứng với bốn bệnh nhân được chẩn
đoán: (1) Ưu năng tuyến yên; (2) Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận; (3)
Bị stress kéo dài; (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với Cortizol ở vùng dưới đồi? Giải thích?
4. a. Hồng cầu trong tĩnh mạch hay hồng cầu trong động mạch có kích thước lớn hơn?
Giải thích.

b. Điện thế nghi hoặc điện thế hoạt động sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây:
- Uống thuốc làm tăng andosterol.
- Uống thuốc làm giảm tính thấm của màng đối với K+.
Câu 5:
1. Cho mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Mỗi cặp gen nằm trên
1 cặp NST tương đồng khác nhau. Xét phép lai: AaBbDdEe x AaBbddEe. Giả sử
không xảy ra đột biến, không lập bảng pennet, hãy xác định ở F1:
a. Ti lệ kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen?
b. Ti lệ kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng trên?
2. Ở 1 loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa
trắng, tính trạng chiều cao cây được qui định bởi 2 gen, mỗi gen có 2 alen (B, b và D,
d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân
tích, thu được F2 có kiểu hình phân li theo ti lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ : 18 cây thân
cao, hoa trắng : 32 cây thân thấp, hoa trắng : 43 cây thân thấp hoa đỏ.
a. Xác định kiểu gen của P
b. Cho P tự thụ phấn, theo lí thuyết đời con có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm ti lệ bao
nhiêu?


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ OLYMPIC 30/4 LẦN THỨ XXIV
MÔN: SINH – LỚP 11
Phần 2: ĐÁP ÁN
Câu
1

2

Hướng dẫn chấm

1. a. A là cây C4, B là cây C3 vì đồ thị cho thấy điểm bù ánh sáng của cây A
cao hơn điểm bù ánh sáng của cây B và điểm bão hòa ánh sáng của cây A cao
hơn của cây B.
b. Khi cường độ ánh sáng ở mức 20% của x, cả cây A và cây B vẫn quang
hợp.
- Ở cường độ ánh sáng 20% của x, cây A quang hợp dưới điểm bù ánh sáng:
sản lượng sơ cấp tổng số < năng lượng sinh vật sử dụng cho hô hấp → sản
lượng sơ cấp thực <0.
- Ở cường độ ánh sáng 20% của x, cây B quang hợp trên điểm bù ánh sáng:
sản lượng sơ cấp tổng số > năng lượng sinh vật sử dụng cho hô hấp → sản
lượng sơ cấp thực >0.

Điểm
0,5đ

2. - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin
- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí
- Giải thích:
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở lỗ khí. Buổi
trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tế bào lỗ khí mất nước nhiều nên đóng lại để hạn
chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi nước giảm -> đường C
+ Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn so với qua lỗ khí, hoàn toàn phụ
thuộc vào nhiệt độ. Vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ
thoát hơi nước là mạnh nhất -> đường D.
+ Đường A và B cao hơn đường C nên ko phải đường thoát hơi nước qua
cutin.
3. Lô 5 có sản lượng quang hợp cao nhất.
* Giải thích:
- Ánh sáng đỏ đơn sắc có bước sóng dài, năng lượng thấp, nhiều photon
nên là loại ánh sáng cho hiệu suất quang hợp cao nhất.

- Lúa nước là thực vật C3 quang hợp tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ thấp
(10 – 25 0C).
- Nhiệt độ cao khiến khí khổng đóng và nồng độ oxi cao dẫn tới hiện tượng
hô hấp sáng làm giảm năng suất.
- Nồng độ CO2 tăng làm tăng năng cường độ quang hợp nhưng khi vượt
khỏi điểm bão hòa CO2 thì không tăng, thậm chí giảm.
- Việc thiếu Fe và Mg ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục do Mg cấu tạo
nhân diệp lục và Fe xúc tác phản ứng hình thành diệp lục. Mo tham gia vào
quá trình cố định đạm ở thực vật họ đậu còn ở lúa thì thiếu Mo không ảnh
hưởng đến quang hợp.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

- Nhịp tim của thí sinh IBO ngay sau khi đến đinh núi cao hơn so với Mỗi ý
trước khi khởi hành.

đúng
- Độ pH máu của người chăn bò được trông chờ cao hơn pH máu của các 0,25đ

1.


3

thí sinh IBO ngay khi họ lên đến đinh núi.
- pH nước tiểu của một thí sinh IBO ngay trước khi đi xuống cao hơn thời
điểm vừa lên đến đinh núi.
- Nồng độ hêmôglôbin máu của một số thí sinh có thể tăng tạm thời khi ở
trên đinh núi.
2.
a. - Sử dụng thuốc NSAID làm giảm dòng máu đến cầu thận.
- Sử dụng thuốc ACEI làm giảm áp lực máu ở cầu thận.
- Kết hợp NSAID và ACEI đối với GFR càng làm giảm dòng máu
đến cầu thận và áp lực máu ở cầu thận
b. Nếu như tăng mãn tính quá mức aldosterone có thể được điều trị bằng
ACEI, khi sử dụng các chất chống Aldosterone thì sẽ làm giảm cơ chế tự điều
hòa.
3. - Vì chất này là “chất béo giả” nên khi di chuyển trong hệ tiêu hoá nó
không bị hấp thu nhưng lại làm tăng nhu động ruột gây tốn khá nhiều năng
lượng do tiêu hoá cơ học trong khi nó không tạo ra năng lượng.
- Chất béo giả hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) làm cho
cơ thể không hấp thụ được những vitamin này, do đó cơ thể sẽ bị thiếu
vitamin
- Chất béo giả làm giảm các hợp chất tiền vitamin trong cơ thể nên cũng gây
thiếu vitamin.
- Chất béo giả gây tiết dịch tiêu hoá lớn hơn bình thường làm ảnh hưởng đến

hoạt động của các tổ chức tiết dịch.
- Chất béo giả có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như gây khó
tiêu hoặc bị tiêu chảy, co rút trong ruột và đánh trung tiện.
4. a.
- Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: pH máu tăng, nồng độ K + giảm,
thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin.
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + tăng thải K+ và H+ vào
nước tiểu. Tăng Na+ và tăng thải H+ làm pH máu tăng, tăng thải K+ vào nước
tiểu làm K+ trong máu giảm.
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + kèm theo nước dẫn đến
tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào.
- Huyết áp cao không gây tiết renin.
b. Hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết tham gia
điều chinh lại cân bằng nội môi.
- Hệ tiết niệu điều chinh thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và
H+ thải theo nước tiểu. Renin, aldosteron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp
thu Na+ và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc.
- Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chinh làm giảm tốc độ thải CO 2, pH thấp
làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy
động máu từ các nơi dự trữ như lách, mạch máu dưới da.
- Mất nước do nôn còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước nhiều để duy trì
áp suất thẩm thấu.
1. Nhóm A cành giâm ra chồi và rễ; nhóm B không ra chồi và rễ
-Giải thích : Sự phát sinh hình thái chồi và rễ mới trong giâm cành chịu tác
động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài trong đó quan trọng hàng đầu là
sự chi phối của hai hormon auxin và xitokynin
- Sự vận chuyển auxin trong cây hướng gốc, tạo ra một gradient nồng độ giảm
dần từ ngọn đến gốc của cây. Hơn nữa đòi hỏi nồng độ auxin cao khi phát


0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


sinh rễ mới. Do vậy khi giâm cành, nhóm A cành giâm thuận chiều, auxin 0,25đ
trong cành vận chuyển hướng gốc dủ để kích sự ra rễ, nhóm B cành giâm
ngược chiều, nồng độ auxin quá thấp rất khó ra rễ.
- Xytokynin là hormon được sản sinh ở đinh rễ được vận chuyển hướng ngọn
kích thích sự hình thành chồi. Do vậy khi giâm cành ngược chiều cành giâm
-> ảnh hưởng đến khả năng nảy chồi của cành giâm.
0,25đ
- Ngoài ra sự vận chuyển các chất trong cây cúng có tính phân cực rõ rệt,

mạch gỗ vận chuyển hướng ngọn còn mạch rây vận chuyển hướng gốc, điều
này cũng gây ảnh hưởng đến quá trình nảy chồi và ra rễ của cành giâm, khi
giâm ngược cành hoặc làm gián đoạn sự vận chuyển dinh dưỡng của mạch
libe khi cắt khoanh vỏ của cành giâm, không có đủ nguyên liệu cho sự ra rễ
2. a.Thí nghiệm chứng minh tính hướng đất, hướng nước của rễ.
0,25đ
* Giải thích:
- Ngọn cây mọc thẳng do hướng sáng dương và hướng đất âm.

0,25đ

- Rễ cây hướng đất dương theo chiều trọng lực và hướng sáng âm:
+ Rễ cây hướng sáng âm nên khi rễ chui ra khỏi lưới thép thì gặp ánh
sáng sẽ vòng hướng vào mùn cưa trong khay (hướng đất dương).
+ Rễ hướng nước lên sẽ mọc vào các lỗ thủng của khay và hướng xuống
phía dưới (ẩm hơn) => Cứ như vậy, rễ mọc dài ra và tạo hình làn sóng hướng

0,25đ

xuống dưới.
0,25đ

b.
Ví dụ
1

4

Hình thức cảm ứng
Hướng động/ hướng sáng


Ý nghĩa
Lá hấp thụ ASMT để quang
hợp
2
Ứng động/ ứng động sinh trưởng Lá xòe vào ban ngày để quang
hợp
3
Hướng động/ hướng đất/ hướng Lấy nước cung cấp cho mọi
nước
hoạt động của cây
4
Ứng động/ ứng động không sinh Bắt mồi để bổ sung dinh
trưởng
dưỡng cho cây
3.a. - Các cây này sẽ không ra hoa khi trồng trong điều kiện chiếu sáng như vậy
vì chúng là các cây ngày ngắn cần thời gian tối liên tục là lớn hơn hoặc bằng 12
giờ.
- Cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài, khi bị chiếu sáng trong đêm, số giờ
tối của cây không đủ 12 giờ liên tục nên cây không thể ra hoa.
b. - Cây ngày ngắn ra hoa khi độ dài đêm lớn hơn độ dài đêm tới hạn. Cây
ngày dài ra hoa khi độ dài đêm nhỏ hơn độ dài đêm tới hạn
- Trong cùng 1 quang chu kỳ, độ dài đêm nằm ở khoảng giữa của độ dài đêm
tới hạn của cây ngày ngắn và độ dài đêm tới hạn của cây ngày dài thì cả 2 cây
ra hoa.
- Ví dụ: cây ngày ngắn có độ dài đêm tới hạn là 9h, cây ngày dài có độ dài
đêm tới hạn là 14h, nếu quang chu kì có độ dài đêm khoảng 13h thì cả 2 cây
cùng ra hoa
1.
- Giống:


0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ


+ khi nhận được kích thích, cả hai tế bào đều thay đổi tính thấm với các ion 0,25đ
Na+
- Khác:
+ ở tế bào cơ tim: Khi nhận được xung điện, kênh Na + trên màng tế bào mở,
Na+ ồ ạt đi vào tế bào gây khử cực, đảo cực nhanh chóng.
0,5đ
2+
2+
Đồng thời, kênh Ca mở vận chuyển Ca vào trong tế bào làm kéo dài thời
gian đảo cực
+ ở tế bào thần kinh: Khi kích thích đạt ngưỡng, kênh Na + trên màng tế bào
mở, Na+ ồ ạt đi vào gây khử cực, đảo cực.
0,25đ
2. - Cơ chế tác động:
+ Thuốc I làm tăng cường độ hoạt động kênh Ca2+ở màng trước xinap
0,25đ
+ Thuốc II là ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza .
0,25đ

- Hình 13 cho thấy thuốc I không làm thay đổi thời gian xuất hiện dòng điện
nhưng làm tăng hiệu điện thế ở màng sau xinap (từ 30 mV lên 70 mV), 0,25đ
chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tăng cường hoạt động kênh Ca 2+ở màng
trước xinap.
Khi kênh Ca2+ở màng trước xinap tang cường hoạt hóa , lượng Ca 2+ đi vào 0,25đ
chùy xinap tăng, dẫn đến làm tăng lượng axêtincôlin giải phóng ra khe xinap.
Kết quả là làm tang dòng điện ở màng sau xinap.
- Hình 14 cho thấy: thuốc II không làm thay đổi hiệu điện thế nhưng làm tăng
thời gian xuất hiện dòng điện ở màng sau xinap (từ 10 ms lên 20 ms), chứng 0,25đ
tỏ thuốc II tác động theo cơ chế ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin
esteraza.
Khi của enzim axêtincôlin esteraza bị ức chế thì quá trình phân hủy chất 0,25đ
axêtincôlin ở khe xinap sẽ chậm lại, thời gian axêtincôlin gắn vào thụ thể
tương ứng trên màng sau xinap được kéo dài hơn, dẫn đến kéo dài điện thế
hưng phấn ở màng sau xinap.
3.
Mẫu
Chẩn đoán
Giải thích
P6
Ưu năng tuyến yên
Ưu năng tuyến yên làm tăng tiết ACTH kích
0,25đ
thích vỏ tuyến trên thận tăng tiết cortizol.
Cortizol cao ức chế vùng dưới đồi giảm tiết
CRH
P1
Giảm nhạy cảm của thụ Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH -> giảm
thể với ACTH ở vỏ tiết cortizol. Cortizol thấp giảm ức chế0,25đ
vùng

tuyến trên thận
dưới đồi và thùy trước tuyến yên. Kết quả là
CRH và ACTH cao.
P4
Bị stress kéo dài
Stress kích thích liên tục vùng dưới đồi tăng tiết
0,25đ
CRH, dẫn đến tăng tiết ACTH. ACTH cao
kích
thích tăng tiết cortizol.
P2
Tăng nhạy cảm của thụ Tăng nhạy cảm của thụ thể với Cortizol làm
thể với Cortizol ở vùng tăng tín hiệu ức chế vùng dưới đồi giảm tiết
dưới đồi
ACTH, dẫn đến giảm tiết ACTH. ACTH thấp
0,25đ
giảm kích thích tiết cortizol.
4. 1. a. - Hồng cầu trong tĩnh mạch lớn hơn.
0,25đ
- Máu trong tĩnh mạch đã trao đổi khí với tế bào xong: Do trao đổi khí trong
tế bào → hiện tượng tràn clorit vào trong tế bào hồng cầu làm nồng độ anion
tăng → tăng áp suất thẩm thấu → tăng thể tích hồng cầu
- Máu trong động mạch đã trao đổi khí với phổi xong: Do trao đổi khí ở phổi 0,25đ


5

→ hiện tượng trào clorit vào trong tế bào hồng cầu làm nồng độ anion giảm
→ giảm áp suất thẩm thấu → giảm thể tích hồng cầu
b. - Uống thuốc làm tăng andosterol: Thuốc tăng nồng độ aldosterol lên làm

tăng điện thế động. Do khi tăng hàm lương aldosterol lên làm tăng sự tái hấp
thụ Na+ ở ống lượn xa và ống góp → tăng nồng độ Na + trong máu → Na+
tham gia vào điện thế màng nhiều hơn → sự khử cực tăng lên → tăng độ lớn
của điện thế hoạt động.
- Uống thuốc làm giảm tính thấm của màng đối với K +: Nếu làm giảm tính
thấm màng với K+ điện thế nghi giảm vì khi TB ở trạng thái nghi chi có cổng
K+ mở. Nếu K+ đi ra ít hơn sẽ khiến điện thế ngoài màng giảm → điện thế âm
trong màng cũng giảm đi.
1.a. - Ti lệ đồng hợp và dị hợp ở cả 4 trường hợp lai đều bằng nhau và bằng ½
đồng hợp và ½ dị hợp
Ti lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen(2 cặp đồng hợp, 2 cặp dị hợp):
C24 (1/2)4 = 3/8
b. Tỉ lệ kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng:
A_B_D_ee + A_bbD_E_ + A_B_ddE_ + aaB_D_E_ = 27/64
2.
a.- Xét từng cặp tính trạng:
+ Đỏ: trắng = 1:1
P: Aa x aa
+ Cao thấp = 1:3
 BbDd x bbdd
 Gen B và gen D tương tác bổ sung kiểu 9:7 (B_D_: cao; B_dd, bbD_,
bbdd: thấp)
-Xét cả 2 cặp tính trạng:
(1:1)(3:1) khác 7:18:32:43
gen A liên kết không hoàn toàn với gen B (hoặc gen D)
-Fa cho cây cao trắng (aaBbDd) = 0,18
aaBb = 0,36
aB = 0,36 (vì lai phân tích, giao tử ab chiếm 100%) > 0,25
aB là giao tử đồng, tần số hoán vị f = 28%
Kiểu gen P: Ab/aB Dd (hoặc Ad/aD Bb)

b.Ab/aB Dd x Ab/aB Dd
ab/ab dd chiếm: 0,14 x 0,14 x ¼ = 0,0049

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ



×