Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

hiện trạng ô nhiễm và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp chế biến hạt điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.21 KB, 24 trang )

GIẢI PHÁP – CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
1.1. Tóm tắt thực trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy chế biến hạt điều
Hiện nay, tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang sử dụng các công nghệ
chế biến hạt điều như: Chao dầu hoặc hấp.

-


-

Đối với phương pháp chao dầu: Ô nhiễm môi trường là do khí thải và nước thải.
Khí thải chính là khói bụi, hợp chất hữu cơ cháy không hoàn toàn từ lò đốt hơi và từ
chảo chao.
Trong quá trình ngâm ẩm trước khi chao dầu, lượng nước thải ra trung bình của một
nhà máy chế biến hạt điều công suất 35 tấn/ngày là khoảng 3 – 5m 3/ngày. Do chỉ
tiếp xúc với vỏ ngoài của hạt điều nên nước thải sản xuất chỉ chứa chất rắn lơ lửng
(đất cát) và một phần dầu vỏ hạt điều. Ngoài ra, một lượng nước nhỏ (30 lít/giờ)
nước thải phát sinh từ cửa buồng đốt hạt điều thô có chứa dầu điều và tro. Loại
nước thải này có lưu lượng ít nhưng nồng độ các chất ô nhiễm rất cao.
Đối với phương pháp hấp: Ô nhiễm môi trường do khí thải và chất rắn gây ra.
Công nghệ hấp bằng nhiệt hơi nước sử dụng hệ thống lò hơi với nhiên liệu chủ yếu
là gỗ củi.
Tại công đoạn hấp sản phẩm, lượng nước thải phát sinh chủ yếu là nước ngưng tụ từ
hơi lò hơi và nước hấp hạt điều. Trong hai nguồn thải này thì nguồn nước thải hấp
hạt điều có mức độ ô nhiễm cao nhất. Nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì sẽ
gây tác động tiêu cực đến nguồn tiếp nhận.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất hạt điều, khối lượng chất thải rắn (sinh ra chủ yếu
từ vỏ hạt) là rất lớn. Ở Bình Phước, tại một số nhà máy vẫn đang còn sử dụng vỏ điều
làm chất đốt cho các lò chao, sấy hoặc bán cho các lò gạch. Kết quả nghiên cứu từ các


nhà máy cho thấy, hàm lượng tro trung bình của vỏ hạt điều sau đốt chiếm khoảng 6,5%.
Như vậy, lượng chất thải phát sinh hằng ngày rất lớn, là nguyên nhân tiềm tàng gây ô
nhiễm môi trường.
Dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng ô nhiễm tại một số doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Phước:

Bảng: Tóm tắt thực trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp chế biến hạt điều


Môi trường

Thông số ô nhiễm

Môi trường
không khí

Bụi từ công đoạn
sàng phân loại
Bụi từ công đoạn
bóc vỏ lụa
Khí thải lò hơi, lò
nhiệt đốt củi, sấy
Tiếng ồn vượt Quy
chuẩn
Tác động tới nước
ngầm
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sản xuất:
ẩm hóa, hấp hạt,…
Nước mưa chảy tràn

(tách riêng với nước
thải)
Chất thải rắn sinh
hoạt
Chất thải công
nghiệp nguy hại
Chất thải công
nghiệp không nguy
hại
An toàn lao động,
PCCC
Điều kiện vi khí hậu

Môi trường
nước

Chất thải
rắn

An toàn lao
động,
PCCC, điều
kiện vi khí
hậu
Ghi chú:

Số doanh
nghiệp có phát
sinh
40


Số doanh nghiệp đã
giảm thiểu

Tỷ lệ
(%)

38

95

10

4

40

40

15

37,5

25

10

40

20


5

25

40
40

20
40

50
100

40

27

67,5

40

20

50

40

35


87,5

40

37

92,5

40

40

100

40

28

70

Trong các doanh nghiệp chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh: Hầu hết các nhà máy
đều sản xuất loại hàng nhân trắng xuất khẩu, về công nghệ sản xuất phần lớn các nhà máy
sản xuất bằng phương thức hấp hơi, chỉ có duy nhất Công Ty TNHH TM và SX XNK
Bình Phước sản xuất bằng phương thức chao dầu.
Nhận xét:
Qua bảng tóm tắt thực trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp chế biến hạt
điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy: các doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm


môi trường không khí cao là tất cà các doanh nghiệp được khảo sát đều phát sinh bụi từ

công đoạn sàng phân loại hạt thô, tuy nhiên mức độ xử lý đã được giảm thiểu chiếm tỷ lệ
95%; về khí thải thì có tỷ lệ giảm thiểu chưa cao (37,5%); có 40 doanh nghiệp phát sinh
nước thải sản xuất nhưng hầu hết các công ty đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu
(chiếm100%). Nhìn chung, các thông số ở bảng tóm tắt trên vẫn chưa có tỷ lệ giảm thiểu
ô nhiễm cao, đặc biệt là đối với các thông số như: bụi từ công đoạn bóc lụa (40%), khí
thải lò hơi (37,5%), tiếng ồn (40%), tác động đến nguồn nước ngầm (25%),… Chính vì
vậy, điều này cho thấy công tác bảo vệ môi trường đối với các nguồn thải vẫn chưa được
quan tâm và xử lý một cách hợp lý, là nguyên nhân hàng đầu làm cho môi trường xung
quanh khu vực chế biến bị ảnh hưởng.
1.2. Hiện trạng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và sự cố môi trường tại các nhà
máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Về nước thải:
-

-

Nước mưa chảy tràn: Tách riêng biệt đường thoát nước mưa ra khỏi nước thải, toàn
bộ khuôn viên nhà máy được bê tông hóa nên nước mưa tương đối sạch và không
cần thêm bước xử lý nào khác.
Nước thải sinh hoạt: Được xử lý qua bể tự hoại sau đó cho tự thấm.
Nước thải sản xuất: Được sử dụng để tuần hoàn lại.
Về chất thải rắn:

-

Chất thải rắn sinh hoạt: Được thu gom vào thùng chứa hợp vệ sinh, sau đó được đưa
về khu vực tập kết, và đơn vị có chức năng đến thu gom hàng ngày.
Chất thải rắn không nguy hại: Công ty thu gom lại và tập trung lưu trữ tại kho chứa
riêng. Riêng đối với vỏ cứng hạt điều được thu gom và bán cho các cơ sở ép dầu.
Chất thải nguy hại: Được phân loại, dán nhãn cho từng loại và lưu trữ tại khu vực

lưu trữ chất thải nguy hại tạm thời, đủ khối lượng sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng
thu gom, xử lý.
Về khí thải, bụi:

-

Bố trí quạt hút ngay trên mái nhà của nhà xưởng.
Bố trí các quạt thông gió cho nhà xưởng nhằm tăng khả năng đối lưu không khí,
đảm bảo điều kiện vi khí hậu tối ưu trong nhà xưởng.
Thực hiện tốt quản lý nội quy khu vực sản xuất, vệ sinh môi trường lao động luôn
đảm bảo sạch, gọn.


-

-

Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động: giày, dép, mũ,
găng tay, khẩu trang. Có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các
phương tiện bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.
Trồng cây xanh cải tạo môi trường không khí xung quanh dễ chịu, thông thoáng.
Về tiếng ồn, độ rung:

Nhằm khắc phục, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất, các
công ty trên địa bàn tỉnh, đã có các biện pháp sau:
-

-

-


Công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Có kế hoạch kiểm tra và theo dõi
chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên của công
nhân.
Kiểm tra độ cân bằng của các thiết bị, máy móc trong quá trình lắp đặt và hiệu
chỉnh nếu cần thiết.
Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi cần thiết (thay dầu bôi
trơn các loại máy móc, sửa chữa các mối hở của thiết bị hoặc thay mới các máy móc
thiết bị hư hỏng,…) các chân đế, bệ máy móc (nếu lắp đặt thêm thiết bị mới) cần
được gia cố bằng bê tông chất lượng cao.
Tiếng ồn từ xe vận chuyển được kiểm soát bằng việc không chở quá tải và hạn chế
bóp còi trong khu vực nhà xưởng. Bố trí hợp lý thời gian xe vận chuyển nguyên
liệu, sản phẩm ra vào công ty.
Về các sự cố môi trường, tai nạn lao động:

-

Hệ thống đường xá trong nhà máy đảm bảo cho xe cứu hỏa ra vào thuận tiện.’
Lắp đặt hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy và chống sét.
Xây dựng hệ thống cấp thoát nước chữa cháy và phương tiện PCCC tại chỗ như:
bình cứu hỏa, máy bơm nước cứu hỏa, …
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống PCCC.
Không cho bất kỳ cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào
khu vực đã được quy định.
Các thiết bị điện chọn dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, có thiết bị bảo
vệ quá tải.
Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và khoảng cách an
toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.
Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy được chứa và bảo quản ở nơi thoáng mát
với khoảng cách an toàn và có tầng che để ngăn chặn chảy tràn khi có sự cố.



-

Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện
PCCC. Tuân thủ nghiêm ngặt Luật PCCC và các quy định về công tác PCCC.
Giáo dục, nâng cao nhận thức của công nhân về an toàn lao động và phòng cháy
chữa cháy. Thường xuyên tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, công nhân viên
phương pháp PCCC.

5.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
5.3.1. Biện pháp của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước
Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chuyên môn, thực hiện việc kiểm tra, xử lý
các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung. Thực hiện theo Thông tư liên
tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04/11/2009 về việc Hướng dẫn phối hợp giữa
Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương. Các sở, ban ngành liên quan phối hợp
với Sở TNMT thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong lĩnh vực mình quản lý.
Để đảm bảo được tốt công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp chế biến hạt
điều thực hiện theo đề án này, Sở công thương đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường thực
hỗ trợ thực hiện trong thời gian tới như sau:
-

-

Hỗ trợ, trao đổi thông tin thường xuyên về công tác bảo vệ môi trường với Sở Công
thương nhằm hỗ trợ việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực công thương theo đúng quy định của pháp luật.
Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các quyết định liên quan đến công tác bảo
vệ môi trường tại các doanh nghiệp chế biến hạt điều.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định hỗ trợ nguồn vốn vay cho các
doanh nghiệp chế biến hạt điều đầu tư các hệ thống xử lý môi trường.

5.3.2. Biện pháp đối với các doanh nghiệp chế biến hạt điều
5.3.2.1.

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ áp dụng:

Từ thực trạng ô nhiễm môi trường và các dòng thải phát sinh từ các doanh nghiệp,
các giải pháp xử lý các nguồn thải đề xuất thực hiện trong thời gian tới áp dụng cho các
doanh nghiệp được trình bày như sau:
a.

Bụi từ sàng phân loại


-

Khi thu mua nguyên liệu thô cần phải có các bước xử lý sơ bộ như rửa sạch nguyên
liệu nhằm loại bỏ các cặn bám, thịt quả điều,… trước khi phơi và bảo quản.
Lắp đặt các thiết bị thu gom bụi trong quá trình sàng phân loại hoạt động: túi vải,
buồng lắng bụi kết hợp cyclone hoặc túi vải.
Đảm bảo đạt chất lượng đầu
Hình: Sàng phân loại chưa có các thiết bị
ra theo QCVN.

thu gom bụi
(Nguồn: Công Ty TNHH TM và SX – XNK BP)






Bụi từ bóc vỏ lụa
Đại đa số các nhà máy chế biến hạt điều, trước khi bóc vỏ lụa, đều làm ẩm hạt điều
nhằm hạn chế bụi phát sinh và tăng năng suất ( vì tránh vỡ hạt trong quá trình sản
xuất, hạt còn nguyên sẽ có giá trị hơn so với nhân bể).
Ngoài ra, các nhà máy cần:
Lắp đặt thêm các thiết bị thu bụi.
Đối với khâu này, có thể tách riêng bộ phận bóc vỏ lụa với các công đoạn khác.
Sau mỗi ca làm việc, nhà máy phải dọn dẹp vệ sinh khu vực để hạn chế việc phát



tán bụi đến khu vực khác.
Cải tiến, phát minh các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công đoạn bóc vỏ lụa hạt

b.
-

c.

điều, tạo điều kiện phát triển mạnh về chất lượng, năng suất kinh tế, đồng thời giảm
hàm lượng bụi tại nhà máy.
Khí thải lò hơi, lò nhiệt
đốt củi, sấy

Nồi hơi là nguồn cung cấp
nhiệt cho các thiết bị công nghệ
qua môi chất dẫn nhiệt là hơi

nước cao áp. Nồi hơi có thể được
cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác
nhau. Hiện nay người ta thường
dùng 3 loại nhiên liệu đốt lò
chính là gỗ củi, than đá hoặc dầu
FO. Đặc điểm khói thải của các
loại nồi hơi khác nhau, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng. Mặt khác trong quá trình khảo
sát tại 40 nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nguồn nhiên liệu đốt
chính được sử dụng tại các nhà máy này là gỗ củi, chỉ duy nhất Công Ty TNHH TM và
SX XNK Bình Phước sử dụng nguyên liệu đốt bằng vỏ hạt điều.




Đối với lò đốt bằng vỏ hạt điều:

Vỏ, bã và dầu vỏ hạt điều là chất dễ cháy, với giá thành rẻ, cung cấp nhiều nhiệt
lượng, vì vậy hiện nay các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh thường sử dụng làm nhiên
liệu đốt trong quá trình sản xuất.

Hình: Vỏ hạt điều được sử dụng trong làm nhiên liệu đốt
Tuy nhiên, khí thải phát sinh từ quá trình đốt vỏ, bã và dầu vỏ hạt điều chứa nhiều
chất độc hại tồn tại trong môi trường không khí và khó xử lý. Đáng quan ngại là theo
khảo sát của ngành môi trường, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều chưa xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Đề xuất biện pháp xử lý khí thải đốt bằng vỏ hạt điều:


Đặc điểm và nguyên lý hoạt động

của các thiết bị:
Lò sản xuất: Lò được đốt vỏ hạt
điều và mồi lửa bằng gas. Bên hông lò có
một đoạn ống nhô ra và hở để hút oxy
giúp quá trình cháy tốt hơn. Kích thước
lò đốt sản xuất: Cao 17cm, đường kính
24cm. Cửa lò làm theo hình vuông kích
thước 15x15cm.
Nồi chao dầu: Nồi chao dầu hay
còn gọi là chảo chao dầu được đặt phía
trên lò đốt sản xuất.Bên trong nồi có
chứa dầu diều. Trong quá trình sản xuất
thực tế, đây là giai đoạn sản sinh ra nhiều
khí độc hại nên phía trên nồi chao dầu
thường gắn thêm chụp hút để thu hơi dầu
thoát ra.
Chụp hút: Trong quá tình đốt
nóng, một phần hơi dầu sẽ bị bay hơi.
Chụp hút được đặt phía trên chảo chao dầu để thu hơi dầu bay ra từ chảo chao dầu. Chụp
hút có gắn 1 quạt điện để quá trình hút triệt để hơn.
Lò đốt xử lý: Khí được thu gom từ 2 nguồn: khói sinh ra từ lò đốt vỏ hạt điều và
hơi dầu bốc lên từ chảo chao dầu. Tất cả sẽ được dẫn qua lò đốt xử lý. Tại đây hổn hợp
hơi dầu và khói sẽ được đốt nhờ 2 thanh điện trở nóng được đặt phía trong lò đốt.
Xyclone: Khí thải sau khi đi ra khỏi lò đốt xử lý sẽ được dẫn qua xyclone để xử lý
bụi khô. Trong xyclone khí thải chứa bụi sẽ chuyển động xoáy xuống phía dưới trong
không gian giữa vỏ và ống rỗng ở giữa, khi đụng phần hình côn phía dưới, khí sẽ đi
ngược lên lại phía trên vào ống trụ giữa và thoát ra ngoài.
Dưới sự ảnh hưởng của lực ly tâm, lực ma sát. Các hạt bụi luôn bị ép sát vào thành
xyclon chuyển động xuống phần phía dưới và rơi vào hộp chứa bụi.



Lọc tay áo: Khí thải sau khi qua Cyclone để xử lý bụi thô sẽ được dẫn qua lọc tay
áo để xử lý bụi tinh. Bên trong lọc tay áo có chứa bốn túi vải. Khi đi qua các túi vải này,
bụi sẽ được giữ lại gần như hoàn toàn.
Phía trước lọc tay áo có gắn 1 quạt điện. Nhiệm vụ của quạt này là giúp lưu thông
toàn bộ không khí trong cả hệ thống.
Thiết bị hấp thụ CO2: Khí thải sau khi lọc sạch bụi sẽ dẫn qua tháp hấp thụ CO 2.
Tại đây khí thải sẽ đi từ dưới lên, một máy bơm sẽ bơm dung dịch nước vô trong
Ca(OH)2 từ trên đi xuống. Khí CO2 sẽ bị hấp thụ vào trong dụng dịch nước vôi. Khí sẽ
được xử lý sạch trước khi thải ra ngoài môi trường.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Tại lò đốt sản xuất, nguyên liệu dùng để đốt lò là vỏ hạt điều và được mồi bằng bếp
Gas. Lò được thiết kế để mô phỏng quá trình chao dầu trong chế biến hạt điều. Trên lò có
đặt một chảo dầu điều. Khi dầu trong chảo nóng lên sẽ bốc hơi, hơi sẽ bị thu giữ nhờ
chụp hút đặt phía trên chảo.
Khí sinh ra từ lò đốt sản xuất gồm 2 nguồn: khói thải do đốt vỏ hạt điều và hơi điều
và hơi dầu điều. Cả 2 sẽ được dẫn qua lò đốt xử lý. Tại đây khí sẽ được đốt bằng điện nhờ
2 thanh điện trở nóng.
Sau đó khí được dẫn qua Cyclone để xử lý bụi thô, khí tiếp tục qua lọc tay áo để xử
lý bụi tinh. Khí lúc này sẽ được dẫn qua tháp hấp thụ CO2 để loại CO2. Sau cùng qua một
lớp than hoạt tính để khử mùi và thải ra ngoài.


Đối với khói thải nồi hơi đốt bằng củi:

Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 – 150 0C, phụ thuộc
nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ
yếu là các khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất trong củi không kịp cháy hết, oxy
dư và tro bụi bay theo dòng khí.
Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy

lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 =
4,23m3/kg, nghĩa là khi đốt 1kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200C.
Lượng tro bụi có trong khói thải chính là một phần của lượng không khí cháy hết và
lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng


lượng củi khô. Bụi trong khói thải nồi hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500µm – 0,1 µm,
nồng độ dao động trong khoảng từ 200 – 500 mg/m3.
Các biện pháp giảm ô nhiễm, xử lý khí thải khói nồi hơi:




-

Điều chỉnh và lưu ý đến 1 vài yếu tố gây ảnh hưởng đến tải lượng ô nhiễm:
Độ ẩm của than củi.
Cung cấp lượng khí thổi vừa đủ.
Định thời gian chọc xỉ hợp lý.
- Không bố trí ống khói lò hơi ở các vị trí bất lợi như: ở phía trên gió đối với cửa
sổ của các nhà cao.
- Không nhóm lò trong những giờ cao điểm có nhiều người tập trung, mồi lò bằng
những nhiên liệu sạch, dễ cháy như dầu lửa, dầu DO, không dùng cao su, nhựa,

- Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu
Bụi trong khói thải nồi hơi đốt củi thường có kích thước lớn, có thể dùng các loại
buồng lắng bụi dưới tác dụng của lực quán tính và lực trọng trường.
Xử lý khí thải lò hơi đạt theo QCVN 19 – 2009/BTNMT.



Hình: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi đốt bằng củi
Thuyết minh công nghệ:
Hình: Mô
hình công nghệ
xử lý khí thải lò
hơi
Dòng khí
thải từ lò hơi đốt
củi sẽ theo
đường ống dẫn
khí
đi
đến
Cyclon. Cyclon
là thiết bị hình
trụ chữ nhật có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Không khí vào cyclon sẽ chảy xoáy theo
đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ. Xuống tới phần phễu, dòng khí sẽ
chuyển động ngược lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống tâm thoát ra ngoài. Hạt bụi
trong dòng không khí chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly
tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài cyclon. Đồng thời,
hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động,
kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của cyclon, va chạm với nó, sẽ mất động
năng và rơi xuống phễu thu. Ở đó, hạt bụi đi qua thiết bị xả đi ra ngoài. Cyclon này hiệu
suất lọc hạt bụi ≤ 5 µm đạt tới 85 ÷ 90%. Các loại cyclon này thường có cánh xoắn ở
miệng vào với góc nghiêng 25~30O. Đường kính ống trung tâm d=158~133mm, vận tốc
trung bình trong mặt cắt ngang v=3,5~4,75 m/s. Còn phần bị hút bởi quạt hút ly tâm được
đưa đến tháp xử lý hấp phụ. Sau khi ra khỏi thiết bị xử lý hấp phụ, dòng khí sạch được
đưa đến ống khói tập trung để tiếp tục phân tán vào khí quyển (đảm bảo nồng độ các khí
thải đầu ra đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B). Cặn thu được từ tháp hấp phụ sẽ được
thải định kỳ ra trạm xử lý của nhà xưởng.

Ngoài các biện pháp công nghệ, các biện pháp quản lí cũng đem lại hiệu quả lớn
trong việc ngăn ngừa ô nhiễm khi sử dụng nồi hơi. Ở quy mô tiểu thủ công nghiệp có thể
áp dụng các biện pháp sau:


-

Không bố trí ống khói nồi hơi ở các vị trí bất lợi như ở phía trên gió đối với cửa sổ
của các nhà cao.
Không nhóm lò trong những giờ cao điểm có nhiều người tập trung: mồi lò bằng
những nhiên liệu sạch dễ cháy như dầu lửa, dầu DO, không dùng cao su, nhựa…
Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể nhìn
thấy đỉnh ống khói.
Đưa chỉ tiêu vận hành lò không có khói đen vào tiêu chuẩn khen thưởng.
Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần bằng cách xả hơi dư thay vì tắt lò.
Không sơn ống khói bằng những màu gây kích thích thị giác như màu đen, đỏ.
Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu xấu làm phát sinh nhiều bụi và hơi khí thải như
các loại gỗ có vỏ lụa, gỗ có ngâm tẩm hóa chất, cao su, dầu FO trôi nổi…
Thiết kế nhà xưởng thông thoáng, có lắp đặt quạt thông gió.
Bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ, sửa chữa kịp thời các máy móc hỏng, và đào
tạo công nhân vận hành đúng quy trình kỹ thuật để giảm thiểu sự phát sinh của các
chất ô nhiễm không khí trong xưởng.

Ngoài đặc trưng của lò hơi đốt bằng nhiên liệu củi, thì còn 1 thành phần đặc trưng
từ quá trình hấp/ chao dầu là hơi phenol (ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân viên đứng
máy). Vì vậy giải pháp cần là lắp đặt các ống thu khí, trang bị bảo hộ lao động cho công
nhân khi làm việc tại đây.
Tiếng ồn:
Máy móc thiết bị trong xưởng khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn, nhất là khu vực
sàng, cắt tách,…ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tại xưởng. Do đó, các doanh nghiệp

chế biến hạt điều cần phải thực hiện các biện pháp như:
-

Bố trí các máy móc trong dây chuyền hợp lý, tránh các máy phát sinh tiếng ồn hoạt
động gần nhau.
Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, tra dầu mỡ định kỳ và
thay thế các thiết bị khi cần thiết.
Ngoài ra, xưởng được thiết kế thông thoáng nhằm làm loãng tiếng ồn trong nhà
xưởng.
Có kế hoạch sản xuất hợp lý, tránh để các loại máy móc hoạt động cùng 1 lúc.
Lắp đặt các bộ phận, thiết bị giảm ồn cho các máy móc, trang bị đồ bảo hộ cho các
công nhân đứng máy.
Nhiệt dư:





Nhiệt dư từ các máy móc, thiết bị trong nhà máy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của công nhân, nên cần phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, và các
biện pháp an toàn khác cho công nhân. Tuy nhiên, môi trường trong quá trình sản
xuất khá là thông thoáng, nhiệt dự từ các thiết bị là không đáng kể.
Nhiệt dư trong nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của công nhân. Vì
vậy, các nhà máy sẽ áp dụng một số biện pháp sau để bảo đảm nhiệt độ ổn định và
hợp lý trong khu vực xưởng:
Lắp các quạt thông gió trên mái nhà.
Trang bị các quạt công nghiệp cục bộ nhằm tăng cường khả năng thông gió làm




giảm nhiệt độ và độ ẩm trong xưởng.
Bên cạnh đó, nhà xưởng cũng phải được thiết kế thông thoáng để công nhân không

-

-

phải chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, nhất là trong những ngày nắng nóng.
Tác động đến nguồn nước ngầm:
Theo thông tin khảo sát tại 40 nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình
Phước, thì hiện tại vẫn còn một số nhà máy chế biến hạt điều bằng công nghệ chao dầu,
và đại đa số sử dụng công nghệ hấp. Mặt khác, đối với nước thải sinh hoạt hầu hết các
doanh nghiệp đều cho xử lý bằng bể tự hoại sau đó cho tự thấm. vì vậy nguồn nước ngầm
ít nhiều cũng bị đe dọa nên các nhà máy chế biến hạt điều cần phải có các biện pháp tích
cực nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm:
-

Không khai thác nước ngầm đối với các doanh nghiệp đã có nguồn nước máy đi tới
nhà máy.
Với các doanh nghiệp buộc phải sử dụng nước ngầm: khai thác theo mức cho phép
của giấy phép.
Thực hiện đúng thủ tục khai thác nước theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ
– CP ngày 27/11/2013.
Đối với các nhà máy còn sử dụng công nghệ chao dầu thì khu vực chứa dầu điều
cần phải kiểm tra thường xuyên, bảo quản ở nơi có các thiết bị che chắn, tránh nước
mưa tràn hoặc dầu bị rò rỉ ra nền đất.
Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia
sản xuất tại nhà máy như: vệ sinh, rửa mặt, chân tay,…



Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại 3 ngăn có
ngăn lọc sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải,
giảm bớt gánh nặng cho hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Hình: Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc
Ghi chú:
1 - Ống dẫn nước thải vào bể
2 - Ống thông hơi
3 – Nắp thăm (để hút cặn)
4 – Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo
Thuyết minh quy trình hoạt động của bể tự hoại:
Bể tự hoại có 2 chức năng chính là lắng và phân hủy cặn lắng với hiệu suất xử lý 40
– 50%. Thời gian lưu nước trong bể khoảng 20 ngày thì 95% chất rắn lơ lửng sẽ lắng
xuống đáy bể.
Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ
khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo
thành các chất vô cơ hòa tan.
Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới
chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông


hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Cuối cùng, nước thải sau khi qua bể tự hoại
sẽ được cho tự thấm.
Nước thải sản xuất:
Trong quá trình khảo sát thực tế tại 40 nhà máy trên địa bàn tỉnh, hầu hết các nhà
máy chế biến hạt điều đều đã có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải sản
xuất như tuần hoàn liên tục, giảm thiểu lượng thải.
Ngoài ra, các nhà máy có thể đầu tư các hệ thống xử lí nước thải tập trung vi trong

thời gian mùa vụ chính, tại các nhà máy các công đoạn rửa hạt điều, làm ẩm hóa trước
khi chao dầu, phát sinh một lượng nước thải rất lớn nhằm xử lí triệt để nguồn thải theo
QCVN 40: 2011/BTNMT, cột A.

Hình: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến hạt điều


Thuyết minh sơ đồ công nghệ:


Hố thu:

Nước thải từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu của trạm
xử lý. Bẫy cát đặt trước hố thu nhằm loại bỏ cát và các vật thể nặng để bảo vệ thiết bị và
hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất có kích
thước lớn ra khỏi nước thải.
Thiết bị lọc rác tinh đặt sau hố thu trước khi bơm lên tháp giải nhiệt để loại bỏ rác
có kích thước nhỏ như: vỏ điều, mày điều.. làm giảm SS trong nước thải.


Bể tách dầu:

Bể tách dầu thô được thiết kế có hai ngăn, một ngăn để tuyển nổi bằng khí nén, tạo
điều kiện thuận lợi để các hạt dầu nổi lên trên mặt nước, còn ngăn kia cho nước trong
chảy qua. Dầu này được loại khỏi nước thải bằng thiết bị tách dầu hoặc vớt thủ công cho
vào bể chứa dầu cặn. Nước sạch váng dầu được đưa qua bể điều hòa.


Bể điều hòa:


Tại bể điều hòa, bố trí máy khuấy chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải
trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều
hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động
của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được
lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.


Bể phản ứng:

Trong nước thải các cặn bẩn, các sản phẩm vô cơ, chất ô nhiễm …có kích thước nhỏ
nên chúng tham gia vào chuyển động nhiệt cùng với phân tử nước tạo nên một hệ keo
phân tán trong toàn bộ thể tích nước. Chúng có độ bền nhỏ hơn độ bền phân tử nên dễ
phá huỷ bằng phèn. Phèn cho vào nước thải nhằm làm mất độ keo thiên nhiên trong nước
thải, đồng thời tạo ra hệ keo mới có khả năng kết hợp chất ô nhiễm thành những bông
cặn, có hoạt tính bề mặt cao, dễ lắng. Các quá trình phản ứng diễn ra như sau:
-

Khuấy trộn phèn với nước thải.
Thuỷ phân của phèn.
Phá huỷ độ bền của keo (làm mất ổn định của hệ keo).
Dính kết hấp thụ và keo tụ do chuyển động nhiệt và do khuấy trộn.

Tại bể phản ứng, hoá chất keo tụ (PAC và phèn Sắt) được châm vào bể với liều
lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị điện tử. Dưới tác dụng của


hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn
nhanh và đều vào trong nước thải.
Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các
chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li

ti trên khắp thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.


Bể keo tụ tạo bông:

Chất keo tụ được cho vào nước thải mang điện tích dương (+), bao gồm phèn
Nhôm, phèn Sắt và các loại Polymer cao phân tử khác (Polymer +) tạo nên hệ keo mang
điện tích dương. Chất trợ keo tụ là các Polymer âm (-) phối hợp với hệ keo mang ion
dương giúp cho quá trình lắng các bông bùn xảy ra nhanh hơn.
Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ (Polymer -) được châm vào bể với liều
lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc
độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình
thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp
nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn
hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng hóa lý.


Bể lắng hóa lý:
Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được phân phối vào bể lắng.

Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể
lắng theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông
bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp
nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước
nên tự lắng xuống tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được thu ở phía trên máng
răng cưa bể lắng và chảy vào bể sinh học giá thể lưu động MBBR (Moving Bed
Biological Reactor).


Bể MBBR:


Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong
điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là
quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong
nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị
oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,…Vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt
tính của bể sinh học bao gồm Pseudomonas,Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium,
Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và


Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa,
Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại.
Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các
chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba
giai đoạn chính như sau:
-

Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật.
Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên
trong và bên ngoài tế bào.
Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế
bào mới.

Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm
lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm
xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH,
dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí
truyền thống thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m 3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa
tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn

2,5 mg/l.
Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
-

Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷlệ
F/M.
Nhiệt độ.
Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính).
Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất.
Lượng các chất cấu tạo tế bào.
Hàm lượng oxy hòa tan.

Các phản ứng sinh hóa cơ bản của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải
gồm có:
·

Oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2  CO2 + H2O + DH

·

Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2  Tế bào vi khuẩn +CO2+H2O+C5H7NO2 - DH
Phân hủy nội bào:


C5H7NO2 + 5O2  5CO2 + 2H2O + NH3 ± DH

·



Bể lắng sinh học:

Nước thải sau khi qua bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể
lắng sinh học lamella. Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học lamella tương tự như bể
lắng hóa lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng
cưa. Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian chứa nước kết hợp khử màu,
khử trùng.


Bể trung gian:

Với nhiệm vụ chứa nước phục vụ cho máy bơm áp lực. Nó làm nhiệm vụ trung gian
giữa bể lắng và máy bơm, nhằm tránh hiện tượng xáo trộn nước do máy bơm tạo áp suất
hút nước ở bể lắng. Nước sau khi qua bể trung gian sẽ được bơm qua cụm lọc áp lực.


Lọc áp lực:

Lọc áp lực sử dụng trong công nghệ này là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu để loại bỏ
các chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen hữu cơ
nhằm đảm bảo độ trong của nước.
Nước sau khi qua cụm lọc áp lực được đưa qua bể khử trùng.


Bể khử trùng:

Tại bể khử trùng nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều lượng nhất định để
tiệt trùng. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo
QCVN 24:2009 cột B.



Bể chứa bùn:

Bùn từ hố thu, bể lắng 1 và phần bùn dư trong bể lắng 2 được đưa tới bể chứa bùn
để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể
để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Sau đó bùn được bơm qua máy ép bùn khuôn bản để loại bỏ nước. Bùn khô được
lưu trữ tại nhà chứa bùn trong thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức
năng thu gom và xử lý theo quy định.
Nước từ bể nén bùn và máy ép bùn theo đường ống chảy trở lại hố thu gom của
trạm để tái xử lý.
Nước mưa chảy tràn:


Hiện tại, trong số 40 nhà máy khảo sát, có hơn 90% nhà máy có thiết kế hệ thống
nước mưa tách riêng với hệ thống nước thải. Số còn lại chủ yếu là chảy tự do và tự thấm.
Để giảm thiểu triệt để vấn đề ô nhiễm nước mưa chảy tràn, các doanh nghiệp cần phải:
-

-

Bê tông hóa bãi chứa nguyên liệu.
Bổ sung mái che hoặc che chắn, phủ bạt bãi chứa nguyên liệu.
Đối với các hệ thống thu gom nước mưa, cần phải thiết kế thêm song chắn rác,
nhằm giảm thiểu rác thải trôi theo gây tắc nghẽn hệ thống.

Hình: Mương thu gom nước mưa cần thiết kế thêm song chắn rác
Tránh làm rơi vãi vỏ hạt điều tại khu vực thu gom nước mưa, vì tại đây hàm lượng
dầu vỏ trong vỏ hạt điều có thể nhiễm vào nước mưa, hoặc aicd trong vỏ gây ăn

mòn các song chắn làm hoen rỉ các vật liệu kim loại.
Chất thải rắn sinh hoạt:

-

Trong xưởng sẽ đặt các thùng rác nhỏ chứa rác thải sinh hoạt, hằng ngày nhân viên
dọn vệ sinh sẽ đổ rác vào khu lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt hiện hữu.
Hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng theo quy định tại Nghị định
38/2015/NĐ – CP ngày 24/04/2015 của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.


-

Với các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa: Ưu tiên phân loại tại nguồn, tận dụng
phần hữu cơ làm thức ăn cho gia súc, ủ phân,… phần vô cơ được tái sử dụng hoặc
lưu giữ theo thời gian, đủ khối lượng sẽ được đơn vị thu gom vào xử lý .
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại:

-

Ưu tiên thực hiện tái sử dụng tại chỗ.
Bán phế liệu hoặc lưu giữ đảm bảo vệ sinh khi đủ khối lượng bán phế liệu.
Chất thải rắn công nghiệp nguy hại:

a.

Quản lý chặt chẽ theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT – BTNMT, ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Hợp đồng thu gom với đơn vị chức năng.
Giải pháp quản lý giảm thiểu và ứng phó các sự cố môi trường:

Giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân:

Để phòng ngừa tai nạn lao động cho công nhân trong xưởng, cần phải áp dụng các
biện pháp như sau:

-

Tất cả công nhân làm việc trong nhà máy phải được huấn luyện về quy tắc sản xuất
và nguyên tắc an toàn lao động.

-

Xây dựng nội quy hoạt động, vận hành cho công nhân trong nhà máy. Bảng nội quy
được đặt tại các khu vực tập trung công nhân thao tác, sử dụng các thiết bị, máy
móc.

-

Lắp đặt đầy đủ và bố trí hợp lý đèn chiếu sáng trong xưởng.

-

Các trang thiết bị điện đều có hệ thống cầu dao tự ngắt khi có chập điện xảy
ra.

-

Trang bị bình cứu hỏa

-


Các khu vực nguy hiểm đều có biển báo hiệu

-

Trang bị các dụng cụ y khoa sơ cứu khi có tai nạn xảy ra

-

Giáo dục ý thức an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho toàn thể cán bộ công
nhân viên trong nhà máy.

-

Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các máy móc, thiết bị, đảm bảo ngăn ngừa các
nguồn gây tai nạn như hư hỏng máy móc, rò rỉ điện…
Giải pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu:


-

Tăng cường thông gió bằng các giải pháp trang bị bổ sung quạt hút công nghiệp,
quạt làm mát công nghiệp, điều hòa không khí;

-

Bổ sung chiếu sáng tự nhiên hoặc bóng đèn tiết kiệm điện;

-


Trồng bổ sung cây xanh tại các khu vực đất trống, hành lang, hàng rào và những
khu vực nghỉ ngơi của công nhân …
Giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ:

-

Ngăn ngừa các nguồn gây ra tia lửa: hạn chế hoặc cấm hút thuốc tại các khu vực
gây cháy; tránh sử dụng hộp quẹt tại các khu vực sử dụng dung môi; đảm bảo các
nguồn điện không xảy ra chập mạch.

-

Cách ly các khu vực dễ cháy nổ như khu vực chứa dung môi, vỏ hạt điều, lò hơi, lò
sấy…

-

Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy.

-

Xây dựng nội quy, quy định khi sử dụng các nguyên, nhiên liệu, vận hành các thiết
bị có nguồn nhiệt cao như: lò hơi, lò nhiệt, lò sấy.

b.

Các giải pháp chính sách

Nhằm thực hiện tốt các giải pháp về kỹ thuật cần có các giải pháp pháp lý nhằm
quản lý, ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện. Các văn bản pháp lý hiện hành phục vụ

cho công tác quản lý môi trường gồm:
Luật, nghị định và các thông tư áp dụng hiện hành:

-

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014.

-

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực từ
01/01/2013.

-

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về việc Quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

-

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của chính phủ về quản lý chất thải và

-


-


-

phế liệu.
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư 82/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc bãi bỏ Thông tư 39/2008/TTBTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn.
Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Các quy chuẩn áp dụng đối với các dòng thải sau khi xử lý:

-

QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại.
QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng không khí
xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và chất vô cơ.
QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ.
QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường- phân loại.
TCVN 6706:2009 - Về chất thải nguy hại- phân loại.
TCVN 6707:2009 - Về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo.

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế (ban hành theo Quyết định 3733/2002/QĐBYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
TCVN 5508: 2009 – Không khí vùng làm việc, yêu cầu điều kiện vi khí hậu và
phương pháp đo.




×