Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BIEN PHAP THI CONG DUONG VAO KHU TRUNG TAM HANH CHINH HUYEN PHONG DIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.31 KB, 36 trang )

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI
CÔNG
Gói thầu: Thi công xây lắp
Công trình: Đường Dẫn Vào Khu Trung Tâm Hành Chính
Huyện Phong Điền
Địa điểm: Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Thành
phố Cần Thơ



Tính hợp lý và khả thi của các giải
pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi
công
A. Giải pháp thi công công tác nền đường (đào đất, đắp cát, cấp phối đá
dăm, thảm BTN, ....):
I. Thi công đào nền đường:
1.

Biện pháp thi công:



Lên ga, cắm cọc và giám sát để định hướng tuyến, mép mặt đường và lề
đường.



Sử dụng cọc gỗ, thước dây, mốc chuẩn để khống chế giới hạn phần đào đất
trong suốt quá trình. Nếu có thể những vật cố định như cây cối, kết cấu thoát nước hoặc
nhà cữa sẽ được đánh dấu nhờ đó phần công việc đã hoàn thành sau này sẽ được kiểm tra
lại.





Hướng tuyến chọn sẽ được kiểm tra kỹ sau khi xem xét lại để đưa ra mặt cắt
với độ dốc cho phép để đảm bảo nền đường cao trên mực nước cao nhất dự kiến trong
mùa mưa tối thiểu là 30cm.



Vật liệu thích hợp đào lên có thể tái sử dụng làm vật liệu đắp. Các vật liệu
thích hợp sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau sẽ được đổ đống riêng biệt và nhà
thầu phải thực hiện bảo quản chất lượng vật liệu ở trạng thái ban đầu sử dụng.



Mái taluy sẽ được hoàn thiện một cách khéo léo và có kỹ thuật với độ chính
xác phù hợp cho từng loại vật liệu .Mái taluy phải được duy trì ở trạng thái an toàn và ổn
định .



Thoát nước phải được đảm bảo thoát ra khỏi khu vực thi công . Công việc bao
gồm tạo độ vồng bề mặt thi công và đào rãnh thoát nước tạm để tránh hư hại cho nền mặt
đường .

2.


Thiết bị thi công:
Máy đào 0,5m3, máy ủi 75 ÷ 110CV, ôtô vận tải tự đổ và các dụng cụ thí

nghiệm đo đạc cần thiết.

II. Thi công rãi vải địa kỹ thuật:
Vải địa kĩ thuật thường được thi công theo các trình tự sau:


Chuẩn bị nền đường: phát quang những cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi
thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi
mưa.



Trải vải địa kĩ thuật trên nền đường, lớp vải nọ nối tiếp lớp vải kia theo một
khoảng phủ bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất, Sức chịu lực của đất:
CBR Vải không khâu Vải khâu
<1
120cm
22cm


1-2
2-3
>3



91cm
76cm
60cm


15cm
8cm
8cm

Sau cùng trải và cán đá dăm hoặc đá sỏi.
Ghi chú: đối với vải không khâu, được khuyến cáo không nên trải quá 8m trước khi
đổ đá để tránh khoảng phủ bì bị tách rời.

III.

Thi công đắp cát nền đường:

1.

Miêu tả:
Công tác này bao gồm: Việc đắp nền đường, việc chuẩn bị phạm vi trên đó được
đắp đất, việc rải và đầm nén vật liệu thích hợp được kỹ sư chấp thuận trong phạm vi nền
đường, các vị trí có vật liệu không phù hợp đã được đào bỏ, lấp và đầm các lỗ, hố và các
chỗ lõm khác trong phạm vi nền đường phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và đúng với
hướng tuyến.

2.

Vật liệu đắp nền:



Trong phần lớn các trường hợp, vật liệu đắp phải là đất lẫn sỏi , sỏi ong , đất á
cát , đất á sét hoặc cát có độ ẩm phù hợp.




Trước khi đắp , nhà thầu cần tiến hành lấy mẫu thí nghiệm mỏ đất và thí
nghiệm đầm nén tiêu chuẩn để xác độ ẩm tốt nhất.



Vật liệu phải tuân theo Tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được Kỹ sư tư vấn chấp
thuận.

3.

Xử lý độ ẩm của cát:



Để độ chặt của đất đạt được hệ số K yêu cầu với chi phí đầm nén thấp nhất thì
đất dùng để đắp phải có độ ẩm thích hợp, xấp xỉ bằng độ ẩm tốt nhất đã tìm được qua thí
nghiệm trước lúc thi công. Nếu độ ẩm của cát thiên nhiên bằng 0,8 -1,2 Wo thì có thể
không cần phải xử lý độ ẩm trước lúc đắp .



Tuy vậy sau khi đào xong đến khi đầm xong thường là thời gian làm cho độ
ẩm của cát thay đổi nhiều nhất do đó cần phải rút ngắn thời gian này . nếu không có biện
pháp che chắn thì cần tránh việc đào dự trữ đất .



Cát là loại dễ thấm nước mà độ ẩm tự nhiên không phù hợp thì nên xử lý độ

ẩm ngay tại bãi: Nếu cát khô quá thì có thể bơm tưới thêm nước . Nếu cát ướt quá thì phải
tìm biện pháp thoát nước cho chóng khô .


4.

Nếu cát quá ướt thì phải dùng biện pháp phơi , hong đất .
Các biện pháp thi công:



Trước khi tiến hành đắp đại trà nhà thầu sẽ tiến hành một đoạn đắp thử để qua
đó quyết định chiều dày lớp đắp , thiết bị đầm đất .



Vật liệu đắp chở từ các bãi vật liệu hoặc các mỏ vật liệu đến công trường bằng
xe ben, đổ và rải tại những vị trí đã dự tính và không được chất đống trên công trường vì
có thể làm ảnh hưởng đến giao thông công cộng khi Nhà thầu thi công trong vùng diện
tích hẹp , không đuợc trữ đất nhất là trong mùa mưa .



Trước khi đắp cần tiến hành lên ga , cắm cọc , xác định ranh giới đắp. Tại các
vị trí đắp cạp , mái ta luy cũ cần thiết phải đuợc dọn sạch hữu cơ , đánh cấp .



Phương pháp đắp được lựa chọn chủ yếu là đắp thành lớp , riêng đối với các
đoạn đắp cạp có chiều rộng đắp nhỏ thì áp dụng phương pháp đắp hỗn hợp, đất sẽ được



đắp rộng hơn mặt cắt thiết kế từ 0,4-0,5m , lu lèn sau đó gọt đi để đảm bảo ở mọi vị trí đất
trong mặt cắt ngang đều được đầm chặt. Chiều dày của các lớp phải tuân theo đúng những
kết quả của những lần đầm thử. Thông thường khi đầm bằng máy thì chiều dày mỗi lớp
đắp trong khoảng từ 25-30 cm.


Nền đắp mở rộng : Mái dốc của nền đắp cần phải được chuẩn bị bằng cách
đốn sạch cây cỏ và đánh cấp . Phần mở rộng cần phải được đắp thành lớp ngang và thi
công càng nhanh càng tốt để vùng mở rộng có thể sử dụng cho xe chạy càng sớm càng
tốt .



Khi đắp , công tác chủ yếu được tiến hành trên hai đoạn có chiều dài giống
nhau , trên một đoạn thì rải đất thành lớp còn đoạn kia thì tiến hành lu lèn . Sau đó lại thay
đổi vị trí và tiến hành cho đến khi hoàn thành nền đắp .



Việc bố trí cơ cấu của đội máy thi công đắp đất gồm : Máy đào , máy ủi , máy
lu và xe ô tô vận chuyển , xe tưới nước cần được tính toán kỹ để phát huy tối đa công suất
máy đồng thời cả dây chuyền hoạt động nhịp nhàng . Đảm bảo lượng đất chở đến trong ca
làm việc nào thì phải được rải và đầm lèn ngay trong ca làm việc ấy .



Các vật liệu rải được đầm chặt đạt K>95 với độ ẩm tối ưu bằng thiết bị đầm đã
dùng trong các thí nghiệm đã đệ trình cho Kỹ sư tư vấn phê duyệt. Phải bổ sung nước

trong trường hợp không đủ độ ẩm hoặc làm khô vật liệu trong trường hợp độ ẩm quá quy
định.



Việc lu lèn đất đắp chỉ thực hiện khi độ ẩm của đất đắp nằm trong phạm vi cho
phép . Mỗi lớp đắp xong phải được lu lèn theo quy định , thử độ chặt và được tư vấn giám
sát nghiệm thu trước khi rải lớp tiếp theo .



Nền đắp phải được lu lèn bắt đầu từ các lớp mép ngoài và tiến dần vào giữa
sao cho mỗi đoạn đều nhận được các lực nén bằng nhau. Khi có thể , xe thi công sẽ chạy
trên công trình đắp và các làn xe phải thay đổi liên tục để rải đều tác dụng lực nén của xe.



Trong quá trình thi công nhà thầu sẽ phải giữ đúng hình dáng và luôn luôn ở
trong điều kiện thoát nước tốt. Làm rãnh thoát nước trước , đào đất từ các đoạn địa hình
thấp nhất , đắp đất từ các đoạn cao nhất . Luôn duy trì mui luyện phần đất đắp và tạo các
rãnh xuơng cá để đảm bảo cho bề mặt khu vực đang đắp không bị đọng nước.



Thi công xong lớp K98 sát đáy móng , nhà thầu , tư vấn giám sát và Ban
QLDA nghiệm thu đạt yêu cầu mới được chuyển thi công móng đường.



Tiêu chuẩn áp dụng : TCN 4447-97 hoặc 22 TCN 07-77 và các tiêu chuẩn

khác của AASHTO quy định trong tập tiêu chuẩn kỹ thuật.

5.


Thiết bị thi công:
Máy đầm đất 06-08T, máy san, ôtô vận tải tự đổ, đầm cóc, máy bơm nước 10
÷ 20 m /h, các dụng cụ thí nghiệm đo đạc cần thiết.
3

IV.

Thi công cấp phối đá dăm:

1.

Thi công lớp cấp phối đá dăm loại 2 dày 35cm.

a. Yêu cầu vật liệu :


Tính chất của CPĐD được tuân theo đúng yêu cầu của tư vấn thiết kế và được
sự chấp thuận của TVGS, Chủ đầu tư.



Vật liệu được lấy tại mỏ đá và chỉ được đem vào công trình khi được chủ đầu
tư và tư vấn giám sát chấp nhận.

b.


Thiết bị thi công:


c.



Ô tô tự đổ
Máy san
Lu tĩnh 8 ÷ 10T
Lu rung 14 ÷ 24T

Biện pháp thi công:
Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, các thiết bị thi công.
Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp CPĐD sao cho vững chắc, đồng đều, đảm
bảo độ dốc ngang



Tổ chức thi công một đoạn rải thử 50 ÷ 100 m



Tiến hành rải và lu lèn theo đúng trình tự lu để đảm bảo độ chặt



Vì bề dầy lớp CPĐD loại 2 thiết kế dầy 20 cm nên ta tiến hành rải 1 lớp để lu
lèn. Trong quá trình san nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng thì phải xúc đi thay cấp

phối mới. Khi rải cần rải theo đúng độ ẩm, nếu chưa đủ ẩm thì cần tưới thêm nước.



Bề mặt lớp CPĐD loại 2 sẽ được hoàn chỉnh theo đúng cao độ, độ dốc và kích
thước theo bản vẽ yêu cầu.



Sau khi hoàn thành việc rải & đầm nén, việc phối hợp kiểm tra & đo độ chặt
sẽ được tiến hành để kiểm tra công việc có đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.



Việc lu lèn thử sẽ được tiến hành để xác định sự phù hợp của thiết bị lu lèn và
thiết lập một phương pháp đầm nèn thích hợp nhất để đạt được độ chặt yêu cầu theo quy
định.

d.





Công tác lu lèn :
Ngay sau khi san rải cấp phối thì tiến hành lu lèn ngay đảm bảo đạt độ chặt K
= 0,98. Chỉ tiến hành lu lèn với độ ẩm tốt nhất không sai quá 1%.
Ban đầu lèn ép lu tĩnh 8 ÷ 10T với 3 ÷ 4 lần/điểm .
Sau đó lèn chặt bằng lu rung (dùng lu rung như đã nói ở trên hoặc lu rung 14
tấn khi rung đạt 24 tấn) với số lần 8 ÷ 10 lần/điểm và lu bánh lốp 20 ÷ 25 lần/điểm .

Lu lèn hoàn thiện bằng lu tĩnh 8 ÷ 10T.



Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên tưới ẩm vật liệu và sửa chữa ngay
những chỗ lồi lõm không đạt yêu cầu



Trước khi thi công đại trà cần lu thí điểm để xác định số lần lu lèn thích hợp
từng loại thiết bị và quan hệ độ ẩm, số lần lu, độ chặt.



Thực hiện lu thí điểm trên chiều dài 100m như sau:



Lèn ép sơ bộ 8 ÷ 10T với 3 ÷ 4 lần/điểm với vận tốc 2 ÷ 3 km/h.



Lèn chặt: Lu rung 14 ÷ 24T với 6 ÷ 8 lần/điểm với vận tốc 2 ÷ 4 km/h



Lu lốp với 10 ÷ 12 lượt/điểm với vận tốc 2 ÷ 4 km/h




Lu hoàn thiện lu tĩnh 8 ÷ 10T với 3 ÷ 4 lần/điểm với vận tốc 4 ÷ 6 km/h



2.

Không cho xe qua lại trên mặt bằng cấp phối chưa được tưới nhựa pha dầu
hoặc nhũ tương.
Thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt không để các loại hạt mịn bay đi.
Thi công lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm.


a.

Yêu cầu vật liệu :



Tính chất của cấp phối đá dăm được tuân theo đúng yêu cầu của tư vấn thiết
kế.


b.

Vật liệu được lấy tại mỏ đá và chỉ được đem vào công trình khi được chủ đầu
tư và tư vấn giám sát chấp nhận.
Thiết bị thi công:
-

-


c.



Ô tô tự đổ
Máy rải
Lu tĩnh 6 ÷ 8T
Lu rung 14 ÷ 25T
Lu bánh lốp
Lu tĩnh 8 ÷ 10T

Biện pháp thi công:
Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, các thiết bị thi công.
Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp cấp phối đá dăm sao cho vững chắc, đồng
đều, đảm bảo độ dốc ngang



Tổ chức thi công một đoạn rải thử 50 ÷ 100 m



Tiến hành rải và lu lèn theo đúng trình tự lu để đảm bảo độ chặt:



Bề dầy lớp cấp phối đá dăm loại 1 thiết kế dầy 15 cm ta tiến hành rải làm 1 lớp
để lu lèn, (bề dày khi rải chưa lu lèn phải tính đến hệ số lu lèn, bằng cách nhân bề dày trên
với Kđc). Trong quá trình rải nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng thì phải xúc đi thay

cấp phối mới. Khi rải cần rải theo đúng độ ẩm, nếu chưa đủ ẩm thì cần tưới thêm nước.



Bề mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 sẽ được hoàn chỉnh theo đúng cao độ, độ
dốc và kích thước theo bản vẽ yêu cầu.



Sau khi hoàn thành việc rải & đầm nén, việc phối hợp kiểm tra & đo độ chặt
sẽ được tiến hành để kiểm tra công việc có đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.



Việc lu lèn thử sẽ được tiến hành để xác định sự phù hợp của thiết bị lu lèn và
thiết lập 1phương pháp đầm nèn thích hợp nhất để đạt được độ chặt yêu cầu theo quy
định.

d.





Công tác lu lèn:
Ngay sau khi san rải cấp phối thì tiến hành lu lèn ngay đảm bảo đạt độ chặt
K=0,98. Chỉ tiến hành lu lèn với độ ẩm tốt nhất không sai quá 1%.
Ban đầu lèn ép lu tĩnh 8 ÷ 10T với 3 ÷ 4 lần/điểm .
Sau đó lèn chặt bằng lu rung (dùng lu rung như đã nói ở trên hoặc lu rung 14
tấn khi rung đạt 25 tấn) với số lần 8 ÷ 10 lần/điểm và lu bánh lốp (20 ÷ 25 lần/điểm ).

Lu lèn hoàn thiện bằng lu tĩnh 8 ÷ 10T .



Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên tưới ẩm vật liệu và sửa chữa ngay
những chỗ lồi lõm không đạt yêu cầu



Trước khi thi công đại trà cần lu thí điểm để xác định số lần lu lèn thích hợp
từng loại thiết bị và quan hệ độ ẩm, số lần lu, độ chặt.



Thực hiện lu thí điểm trên chiều dài 100m như sau:




Lèn ép sơ bộ 8 ÷ 10T với 3 ÷ 4 lần/điểm với vận tốc 2 ÷ 3 km/h.



Lèn chặt: Lu rung 14 ÷ 24T với 6 ÷ 8 lần/điểm với vận tốc 2 ÷ 4 km/h



Lu lốp với 10 ÷ 12lượt/điểm với vận tốc 2 ÷ 4 km/h




Lu hoàn thiện lu tĩnh 8 ÷ 10T với 3 ÷ 4 lần/điểm với vận tốc 4 ÷ 6 km/h




Không cho xe qua lại trên mặt bằng cấp phối chưa được tưới nhựa pha dầu
hoặc nhũ tương .
Thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt không để các loại hạt mịn bay đi.

V. Tưới nhựa lót tiêu chuẩn 1Kg/m2:
1.


Các vật liệu nhựa (nhựa).
Lớp nhựa lót đầu tiên phải là nhựa lỏng pha loảng tốc độ đông đặc chậm hoặc
trung bình tuân theo các yêu cầu của AASHTO M 82 hoặc nhựa nhũ tương cation đông
kết chậm tuân theo các yêu cầu của AASHTO M208. Nhiệt độ áp dụng như sau:
Loại và cấp Nhiệt độ áp dụng

2.


3.

4.

MC – 30

30 – 900C


MC – 70

50 – 1000C

SC – 70

50 – 1000C

CSS – 1

25 – 550C

Biện pháp thi công.
Lớp nhựa lót phải là nhựa pha loãng tốc độ đông đặc trung bình cấp MC 30
tuân theo các yêu cầu của AASHTO M82. Tuy nhiên, nếu nhựa pha loãng tốc độ đông đặc
trung bình cấp MC 30 không có bán trên thị trường thì có thể dùng cấp MC 70 pha với
dầu lửa theo tỷ lệ được Kỹ sư phê duyệt.
Điều kiện thời tiết.
Lớp nhựa lót chỉ được rải khi lớp bề mặt đã qua xử lý khô hoặc chỉ hơi ẩm khi
thời tiết không mưa.
Trình tự tưới nhựa.



Càng nhanh càng tốt ngay sau khi lớp bề mặt sẽ tưới nhựa đã được chuẩn bị
theo quy định trong Tiêu khoản 4.2.3.3 và được Kỹ sư phê duyệt thì phải tưới lớp lót đầu
tiên lên bề mặt theo mức từ 0.8 đến 1,2 lít/m2 trừ khi nêu khác đi trong Bản vẽ, trong Quy
định kỹ thuật bổ sung hoặc theo chỉ dẫn của Kỹ sư. Công tác tưới sẽ được tiến hành không
chậm quá 12 giờ sau khi lớp bề mặt đã chuẩn bị xong. Khối lượng vật liệu nhựa sử dụng

sẽ tạo ra một lớp phủ kín hoàn toàn và hơi chảy thành dòng trên bề mặt. Nếu mức phun
quy định phun không chính xác thì Nhà thầu ngay lập tức ngừng phun, thông báo cho Kỹ
sư biết và điều chỉnh mức phun như chỉ dẫn.



Lề khu vực được đánh dấu bằng đường thẳng hoặc dây hoặc dây thép đóng
xuống với khoảng cách không quá 15 m trên đường thẳng hoặc 7.5 m trên đường cong.



Vật liệu nhựa phải được phun từ máy phun áp lực và không cho phép sử dụng
phun tay trừ trường hợp ở những khu vực nhỏ, hoặc để sửa chữa khu vực bị khiếm khuyết
do vòi bị tắc.




Phải lắp đặt vòi để phun được đều và phải được thí nghiệm trước khi phun
bằng cách phun thử vào vật liệu phù hợp (như giấy xây dựng, tấm thép ) hoặc vào máng
phục vụ cho mục đích này. Thí nghiệm không được tiến hành trên đường và bitum tràn
trên nền đất phải được gạt sạch đi.



Nếu trong quá trình phun, vòi bị tắc hoặc có sai sót thì phải ngừng ngay phun
lại và diện tích chưa được phun xong phải được phun bằng tay, và máy được sửa để bắt
đầu phun lượt sau.




Tại điểm bắt đầu ngừng phun thì các tấm giấy xây dựng hoặc kim loại ít nhất
rộng 2 m phải được rải khắp chiều rộng cần phun để tạo ra ranh giới phun rõ ràng.



Phải làm sạch tấm thép dùng tại hai đầu của đoạn tưới sau mỗi lần tưới nhựa
và máng dùng cho thí nghiệm cũng phải được làm sạch vào cuối ngày làm việc.



Trong quá trình phun tất cả bó vỉa, trang bị cho đường, tường đầu cống, cây
cối có thể bị nhựa lót làm bẩn do vật liệu nhựa bắn tung toé lên phải được bảo vệ và bất
kỳ vật nào mà bị vật liệu nhựa tưới làm bẩn phải được làm sạch bằng dung môi phù hợp
hoặc được sửa chữa.

5.

Rải vật liệu thấm.



Nếu sau khi tưới nhựa lót, vật liệu nhựa không thấm trong thời gian quy định
hoặc nếu đường bị đưa vào sử dụng thì phải rải vật liệu thấm theo khối lượng yêu cầu để
hấp thụ lượng nhựa thừa và để bảo vệ bề mặt lớp nhựa lót.



Vật liệu thấm phải rải sao cho không có bánh xe hoặc dấu vết chạy trên vật
liệu nhựa ướt chưa phủ.


VI.

Công tác thi công mặt đường bêtông nhựa (BTN):

1.

Khái quát chung:
Lớp asphalt mặt đường là lớp mặt bê tông nhựa rải theo phương pháp rải nóng (gồm hai
lớp: lớp dưới là BTN hạt thô dầy 7 cm).

2.

Yêu cầu vật liệu:
Tất cả các vật liệu sử dụng cho công tác thi công mặt đường BTN đều theo chỉ dẫn của
TVTK và được TVGS, Chủ đầu tư chấp thuân.

3.

Thiết bị thi công lớp bê tông nhựa:
-

-

4.

Lu bánh thép 8 ÷ 10T (2 và 3 bánh)
Lu bánh rung 16 ÷ 24T
Máy ủi
Máy xúc

Trạm trộn
Máy rải thảm
Ô tô tự đổ ≥ 10T
Máy hơi ép
Ván khuôn rải thảm

Thiết bị đảm bảo an toàn giao thông
-

-

Đèn pha
Đèn hiệu
Barie
Biển báo hiệu công trường
Giá đỡ barie
Dây thừng có gắn cờ đuôi nheo cho một phân đoạn thi công


5.

Thiết bị kiểm tra chất lượng:
-

6.

Máy kinh vĩ
Máy thuỷ bình
Thiết bị khoan lấy mẫu
Thiết bị đo độ chặt

Thước dài 3m dùng để đo độ bằng phẳng

Trình tự thi công:



Trước khi rải lớp bê tông nhựa phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớp
móng xử lý độ dốc ngang cho đúng với yêu cầu thiết kế.



Trước khi rải lớp bê tông nhựa, trên mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 phải tưới
một lượng nhựa dính bám, hoặc nhũ tương phân tích nhanh hoặc phân tích vừa 1 ÷
1.5kg/m2, việc tưới dính bám phải thực hiện trước khi rải lớp bê tông nhựa từ 3 ÷ 5 giờ.



Trong trường hợp không thể dùng nhựa lỏng và nhũ tương được thì có thể
dùng nhựa đặc nấu đến nhiệt độ thi công tưới đều.



Từng vệt rải trong một phân đoạn thi công của một lớp phải so le nhau, nhằm
đảm bảo trong cùng một mặt cắt ngang các mối nối của các lớp kết cấu không được trùng
nhau, gây hiện tượng lún, gãy cục bộ.



Các mối nối dọc theo tim đường trong một đoạn thi công phải hoàn thành
xong trong ngày nhằm mục đích mặt đường êm thuận, đảm bảo sự dính kết tốt giữa vệt

rải cũ và vệt rải mới, tránh hiện tượng đọng nước tại vị trí mối nối dọc.



Khi thi công từng vệt rải trong một lớp phải có ván khuôn & phải dùng máy
cao đạc kiểm tra thường xuyên.



Trong quá trình thi công phải có thước 3m thường xuyên kiểm tra độ bằng
phẳng, để kịp thời bổ xung những chỗ mặt đường bị thiếu, lồi lõm .



Tất cả mọi trường hợp khi thi công các hạng mục của công trình đều phải chú
ý công tác an toàn cho người & phương tiện qua lại, tránh ùn tắc giao thông. Phải có
người hướng dẫn và điều phối giao thông.



Phải có cờ hiệu, bố trí đèn đỏ vào ban đêm. Đặc biệt tại các nút giao thông nên
thi công vào ban đêm; nếu có thể thi công tranh thủ vào ban ngày, phải tránh giờ cao
điểm.



Khi nhiệt độ >25°C: ở nơi kín gió nhà thầu sẽ thi công mỗi vệt rải L = 150 ÷
200m ; ở nơi thoáng gió mỗi vệt rải L = 80 ÷ 100m.




Hết ngày rải bê tông nhựa nhà thầu sẽ thi công hoàn chỉnh toàn bộ bề rộng
mặt đường, không để xảy ra hiện tượng có mối nối dọc sang ngày hôm sau.



Chỉ được thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa,
móng khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới 5°C

7.


Vận chuyển hỗn hợp BTN:
Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp BTN



Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho hỗn hợp đển nơi rải có nhiệt độ không
nhỏ hơn 120oC



Thùng xe phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và
thành thùng (hoặc dầu chống dính bám). Không được dung dầu mazut hay các dung môi
hoà tan được bitum . Xe vận chuyển phải có vải bạt che phủ.




8.

a.

Trước khi đổ hỗn hợp BTN vào phễu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp
bằng nhiệt kế nếu nhiệt độ nhỏ hơn 120oC thì phải loại đi (chở đến một công trình phụ
khác để tận dụng).
Tiến hành thi công lớp bê tông nhựa:
Đối với công tác rải:



Chỉ được rải bê tông nhựa bằng máy chuyên dùng, ở những chỗ cá biệt máy
không thể hoạt động được thì cho phép rải bằng thủ công.



Khi bắt đầu ca làm việc phải cho máy hoạt động không tải 10 ÷ 15 phút để
kiểm tra máy móc, sự hoạt động của guồng soắn và băng truyền, đốt nóng tấm là trước khi
nhận vật liệu từ xe đầu tiên. Đặt dưới tấm là hai thanh gỗ có chiều cao bằng 1,25 bề dày
thiết kế lớp bê tông nhựa.



Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa lùi dần tới phễu của máy rải. Từ từ để hai bánh
sau tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với hai trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng
ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu của máy rải.



Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng soắn của máy rải và ngập tới 2/3
chiều cao guồng soắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt qui định. Trong quá

trình rải luôn luôn giữ cho hỗn hợp ngập 2/3 trục soắn.



Tuỳ bề dày của lớp bê tông nhựa mà xác định tốc độ của máy rải. Trong quá
trình rải tốc độ phải luôn giữ đều.



Phải thường xuyên kiểm tra độ dày lớp rải khi muốn thay đổi độ dày phải thay
đổi từ từ để tránh khấc trên vệt rải.



Trong suốt quá trình rải bắt buộc phải để thanh dầm của máy luôn hoạt động.

− Tuỳ theo độ rộng của mặt đường mà bố trí 2 hay 3 máy rải họat động đồng thời trên 2
hoặc 3 vệt rải các máy cách nhau10 ÷ 20m.
− Độ dài ( L) của mỗi đoạn tuỳ thuộc vào thời tiết, khu vực rải; vào mỗi loại hỗn hợp bê
tông nhựa.
− Cuối ngày làm việc máy rải phải chạy không tải ra cuối vệt rải 5 ÷ 7m mới ngừng hoạt
động. Dùng bàn trang nóng cáo sắt vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành
một đường thẳng góc với trục đường. Đặt thanh gỗ chắn ở mép cuối trước khi lu lèn.
− Cuối ngày làm việc phải sửa lại các mối tiếp giáp vệt. Lu lèn lúc hỗn hợp còn nóng.
− Khi rải vệt mới cần sửa lại chỗ tiếp giáp các vệt và tiến hành quét lớp dính bám vào chỗ
tiếp xúc hay sấy nóng bằng thiết bị chuyên dụng.
− Khi máy rải hoạt động thì bố trí cho công nhân thực hiện các công việc sau:


Sửa lại mối nối

Thay thế những chỗ hỗn hợp có thừa hay thiếu nhựa
Sửa sang mặt rải cho phẳng
Nếu đang rải gặp mưa thì:
Ngừng cung cấp hỗn hợp
Nếu đã lu được 2/3 độ chặt yêu cầu thì tiếp tục lu

Nếu chưa lu được 2/3 độ chặt yêu cầu cần san bỏ hỗn hợp và khi móng đường
khô hết mới được rải tiếp



Nếu rải bằng thủ công thì:
-

Dùng xẻng đổ hỗn hợp thấp tay (tránh phân tầng).


-



Trải đều hỗn hợp có bề dày1,35 ÷ 1,45 độ dày thiết kế.
Nếu rải kết hợp với máy thì phải lu lèn chung cả hai vệt.



Khi vệt rải lớn hơn vệt máy 40 ÷ 50cm liên tục thì cho phép mở má bàn thép
ốp bên đầu guồng soắn để giảm nhân lực xúc hỗn hợp ra khỏi phễu.




Nếu máy rải hỏng thì có thể dùng máy san thay thế (nếu bê tông dày hơn 4cm)
và rải bằng thủ công nếu khối lượng còn lại ít.



Sử dụng máy san thì cần tuân theo qui định sau:
-



Máy san san thành lớp có độ dày bằng 1,3 ÷ 1,35 thiết kế.
Độ dài vệt san bảo đảm hỗn hợp còn nóng khi lu lèn.
Khi san hết một vệt mới san vệt tiếp theo.
Khi rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp) phải tuyân theo các quy định sau:

-

-

Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp phân tầng.
Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt độ dốc ngang theo
yêu cầu, có bề dầy bằng 1,35 ÷ 1,45 bề dầy thiết kế
Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy với
chỗ rải bằng thủ công, đảm bảo mặt đường không có vệt nối

b.

Công tác lu lèn bê tông nhựa:




Lu lèn lu bánh lớp:



Sử dụng lu bánh cứng 8 ÷10T và lu bánh lốp 14 ÷ 24T. Phải thiết kế sơ đồ lu
trước khi lu lèn.



Phải tính toán để có thể đạt được tổng số lượt lu cần thiết trước khi nhiệt độ
của lớp bê tông nhựa giảm xuống tới 70°C.



Khi lu lèn bằng lu bánh cứng cần tuân theo:



Đầu tiên lu nhẹ 8÷10T đi 3 ÷ 4 lần/điểm, tốc độ lu 1,5 ÷ 2 km/h.



Tiếp theo lu nặng 12 ÷ 16T đi 15 ÷ 20 lần/điểm tốc độ 2km/h trong 6 ÷ 8 lượt
đầu về sau tăng dần lên 3 ÷ 5 km/h.



Khi nhiệt độ hạ thấp <15°C hoặc khi rải hỗn hợp hạt trung nhiều đá dăm thì

dùng ngay lu nặng tổng số lượt là 16 ÷ 22 lần/điểm.



Khi lu lèn bằng lu rung phối hợp với lu bánh cứng cần phải:



Đầu tiên lu rung đi 2 ÷ 3 lần/điểm không rung, tốc độ 1,5 ÷ 2 km/h.



Tiếp theo đi 3 ÷ 4 lần/điểm có rung tốc độ 2 km/h.



Cuối cùng lu bánh cứng đi 6 ÷ 10 lần/điểm tốc độ lu 5 km/h.



Không dùng lu rung cho lớp mặt đường rải hỗn hợp bêtông nhựa nóng hạt nhỏ
ít đá dăm hay hỗn hợp bêtông nhựa cát thiên nhiên.



Khi lu lèn bằng lu bánh hơi kết hợp với lu bánh cứng cần tuân theo:



Đầu tiên lu nhẹ bánh cứng đi 2 ÷ 3 lần/điểm, tốc độ 1,5 ÷ 2 km/h.




Tiếp theo lu bánh hơi 14 ÷ 30T đi 8 ÷ 10 lần/điểm, tốc độ lu 5 lượt đầu 2 ÷ 3
km/h về sau tăng lên 5 ÷ 8 km/h.



Cuối cùng lu nặng bánh cứng đi 2 ÷ 4 lần/điểm tốc độ lu 2 ÷ 3 km/h.




Ở chỗ rải bằng thủ công đầu tiên phải lu bằng lu nhẹ đi 3 ÷ 4 lần/điểm tốc độ
lu 1,5 ÷ 2 km/h. Sau đó mới phối hợp với các loại lu khác. Số lượt lu tăng lên 20 ÷ 30%
so với rải bằng máy rải.



Trong quá trình lu lèn phải bôi ướt các bánh lu bằng nước hay hỗn hợp nước
dầu. Khi bị dính phải bóc ngay và thay thế chỗ bị bóc.



Nếu không lu được phải dùng đầm kim loại vệt đầm chồng lên nhau 1/3.



Lu dần từ mép đường vào giữa rồi từ giữa ra mép đè lên nhau >20cm, phải lu
đè ra ngoài lề 15 ÷ 20 cm. Trong lượt lu đầu tiên bánh xe chủ động phải đi trước.




Khi khởi động hay đổi hướng tiến lùi cần thao tác nhẹ nhàng không được làm
xô hỗn hợp. Không được đỗ máy lu trên vệt chưa chặt hay còn nóng.



Sau khi lu lượt đầu cần kiểm tra độ dốc bằng thước mẫu và độ bằng phẳng
bằng thước dài 3m, tiến hành bù phụ ngay.



Sau khi lu xong những chỗ hỏng cục bộ thì đào bỏ ngay, quét nhựa và thay thế
hỗn hợp tốt rồi lu lèn lại.

9.
a.










Kiểm tra và nghiệm thu bê tông nhựa:
Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa vận chuyển đến nơi rải:

Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi đổ vào
phễu máy rải. (nhiệt độ tối thiểu của bê tông nhựa khi đổ vào phễu máy rải: đối với bê
tông nhựa rải nóng là 120°C).
Kiểm tra chất lượng hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt.
Trong quá trình rải hỗn hợp bê tông nhựa, phải thường xuyên kiểm tra độ bằng
phẳng bằng thước dài 3m, và chiều dài lớp rải bằng que sắt có đánh dấu mức rải qui định
và độ dốc ngang của mặt đường bằng thước mẫu.
Bề rộng mặt đường không sai quá thiết kế ± 10cm.
Bề dày không chênh lệch quá ± 10% của thiết kế khi dùng máy rải thông
thường, và không chênh lệch quá ± 5%khi dùng máy rải có bộ phận kiểm tra độ bằng
phẳng tự động;
Độ dốc ngang mặt đường không sai quá ± 0,5%.



Mặt đường 2 làn xe thì cứ 200 md (hoặc 1.500 m2) khoan lấy 3 mẫu thí
nghiệm đường kính 101,6 mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn. Hệ số độ chặt lu lèn K
của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng K ≥ 0,98.



Khoan lấy mẫu xong phải lấp bằng hỗn hợp bê tông nhựa và đầm lèn kỹ ngay.
Nên dùng các thiết bị thí nghiệm không phá hoại để kiểm tra độ chặt mặt đường bê tông
nhựa.



Độ dính bám giữa các lớp bê tông nhựa với nhau và giữa lớp bê tông nhựa với
lớp móng dật yêu cầu (đánh giá bằng mắt khi khoan mẫu để đo bề dày hay để xác định hệ
số độ chặt lu lèn).




Chất lượng các mối nối đạt yêu cầu: bằng phẳng, ngay thẳng, không rỗ mặt,
không có khấc, không có khe hở. Đánh giá bằng mắt.

b.

Nghiệm thu lớp mặt đương BTN: Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường BTN phải
tiến hành nghiệm thu thoả mãn các yêu cầu sau:



Về kích thước hình học :




Bề rộng mặt đường được kiểm tra bằng thước thép



Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt cắt bằng cách cao đạc mặt lớp
BTN so với các số liệu cao đạc các điểm tương ứng ở mặt các lớp móng (hoặc của lớp
BTN dưới )



Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc của tim đường ; từ
tim ra mép (nếu 2 mái) từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở mép phải

lấy cách mép 0,5 m. Khoảng cách giữa 2 điểm đo không cách nhau quá 10 m



Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tại các điểm dọc theo tim đường.


B. Giải pháp thi công hệ thống thoát nước, vĩa hè:
I. Đào đất móng cống – Hố ga:


Trước khi đào đất móng cống cần tiến hành kiểm tra cao độ dọc tuyến đào,
giới hạn phạm vi đào theo mặt cắt ngang. Sau đó dùng máy đào kết hợp với thủ công tiến
hành đào đến cao độ thiết kế. Tận dụng đất tốt để tiến hành thi công nền đất đắp.



Hố móng được đào mở rộng so với móng cống mỗi bên là 30cm đủ rộng để
chống vách hố móng và đào đến một độ sâu và độ rộng cần thiết để đặt ống cống, làm các
mối nối, đổ bê tông lót và bê tông chèn làm tầng phủ bao quanh.

II. Thi công đóng cừ tràm:
1. Yêu cầu của cọc:
− Tràm làm cọc phải là tràm già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi , không cong vênh quá 1cm/
1md cọc.


Đường kính cọc đúng theo yêu cầu thiết kế quy định. Chiều dài cọc : cắt dài
hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.




Đầu trên của cọc ( luôn lấy về phía gốc) được cưa vuông góc với trục cọc, đầu
dưới được vát nhọn trong phạm vi 200mm.

2. Phương pháp đóng cừ tràm (cọc tràm):


Hạ cọc bằng thủ công: Dùng vồ gỗ rắn để đóng , để tránh dập nát đầu cọc phải
dùng bịt đầu cọc bằng sắt. Cọc đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc. Trường hợp
nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng
phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.



Hạ cọc bằng máy: Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể.



Sơ đồ hạ cọc: Nếu là khóm cọc hoặc ruộng cọc gia cố nền thì tiến hành đóng
từ giữa ra. Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự.



Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở
vào.

3. Gia cố nền móng:



Cọc tràm có thể đóng thủ công hoặc đóng bằng máy.



Cọc tràm chỉ thi công được tại những nơi có mực nước ngầm cao, cọc tràm
phải được đóng ngập xuống dới mực nước ngầm để tránh mối, mọt ... gây hỏng cọc trong
quá trình sử dụng.



Cọc tràm chỉ sử dụng tại những công trình có yêu cầu không lớn về tải trọng.





III.


Trình tự đóng cọc tràm:
Cọc đóng theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào
gần tim móng.
Cọc đóng xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh.
Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10 cm rồi
tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.
Thi công bê tông lót:
Trước khi tiến hành thi công Nhà thầu sử dụng phương pháp thủ công vệ sinh
sạch bề mặt hố móng.






IV.

Lắp dựng ván khuôn.
Đổ bê tông lót cống: Công tác trộn bê tông được tiến hành bằng máy trộn bê
tông 250l. Sau đó được đưa xuống vị trí thi công bằng hệ thống máng trượt, dùng thủ công
san rải, đầm lèn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Lắp đặt gối cống và ống cống:



Sau khi thi công xong lớp bê tông lót thì tiến hành lắp đặt gối cống và ống
cống.



Dùng máy đào cẩu cống và lắp đặt ống cống đảm bảo đúng vị trí, đúng hướng,
đúng độ dốc và cao độ.



Sau khi đã lắp đặt ống cống vào đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ tại các mối nối và
được tưới ẩm trước khi dùng vữa xi măng mác M15 để nhét mối nối ống cống. Phía trong
của các mối nối được bảo dưỡng bằng bao tải và giữ độ ẩm thường xuyên ít nhất 3 ngày.

V. Công tác cốp pha thông thường:



Sử dụng cốp pha gỗ dày 3.0 cm hoặc cốt pha thép thi công đúng theo TCVN
4453-87.



Sử dụng phụ gia Sika quét lên bề mặt ván để chống dính bê tông.



Sử dụng phụ gia chống thấm KOVA CT-11 để trám kín kẽ hở cốp pha để
chống mất nước bê tông cũng như chống nước ngầm từ bên ngoài xâm nhập vào nếu có.
Yêu cầu:



Cốt pha đúng hình dáng, kích thước thiết kế.



Đảm bảo độ kín, không cong vênh.



Dễ tháo lắp, không ảnh hưởng đến hư hại cho bê tông khi tháo dỡ.



Kiểm tra độ chính xác của cốt pha so với thiết kế.




Kiểm tra độ cứng, bền vững của cốt pha.



Độ gồ ghề giữa các tấm ván < 3mm



Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau so với chiều thẳng đứng
hoặc độ nghiêng thiết kế tối đa là ± 5mm/mét dài và ± 10mm đối với tường cột, dầm
móng.



Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế tối đa từ (± )8mm ÷ (± )10mm.



Kiểm tra tim, cốt của cốt pha khi lắp đặt.



VI.

Trước khi thi công phần tiếp theo phải báo với Giám đốc điều hành để tiến
hành nghiệm thu xác nhận chất lượng và khối lượng công việc đã hoàn thành nếu được
Giám đốc điều hành nghiệm thu hoặc chấp thuận mới thi công các phần việc tiếp theo.
Công tác gia công lắp đặt cốt thép thường :


− Cốt thép được gia công sử dụng theo TCVN 5574-91 thép được vệ sinh sạch sẽ trước khi
sử dụng, không han rỉ, không dính đất cát, dầu mỡ…
− Thép không bị bẹp biến dạng giảm tiết diện quá 2% đường kính.
− Trước khi đưa vào sử dụng phải được thử kéo, nén để xác định cường độ theo tiêu chuẩn
TCVN197-85 và 198-85.
− Thép được nắn thẳng bằng tời, được uốn nguội theo TCVN 8874-91.


− Cốt thép được liên kết với nhau bằng kẽm buộc 1mm hoặc liên kết hàn.
− Trị số sai lệch của cốt thép sau khi gia công phải tuân theo TCVN 4453-95:
Chiều dài cốt thép chịu lực không được sai số quá ± 5mm/m và ± 20mm cho
toàn bộ chiều dài. Đối với điểm uốn sai lệch không quá ± 20mm.

Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặt riêng biệt đối với dầm, cột
không quá ± 10 mm.

Sai số khoảng cách giữa các cốt thép đai không quá ± 10 mm.


− Cốt thép được đặt trong ván khuôn đúng vị trí thiết kế. Tại các vị trí giao nhau buộc bằng
dây kẽm 1mm đuôi buộc xoắn vào trong,
− Nối thép được thi công đúng thiết kế, chiều dài mối nối ≥ 40d đối với thép chịu lực.
− Hàn thép tuân theo TCVN 5724- 93.
− Trước khi đặt cốt thép vào vị trí phải kiểm tra lại ván khuôn, giữ cốt thép và ván khuôn
đặt các miếng đệm bằng miếng kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế.
− Hình dạng cốt thép đã dựng lắp phải được giữ vững trong suốt thời gian đổ bê tông, không
xê dịch biến dạng.
− Lấy mẫu kiểm tra: Sau khi gia công xong cốt thép phải được lấy mẫu kiểm tra. Đối với cốt
thép đã uốn thì phân thành lô lấy 5 mẫu/ lô = 100 thanh. Đối với mối hàn lấy 3mẫu/lô =
100 mối hàn. Kiểm tra bằng phương pháp đo bằng thước, hay phương pháp siêu âm theo

TCVN 1548-85.
− Trước khi đổ bê tông phải báo với Giám đốc điều hànhđể tiến hành nghiệm thu xác nhận
việc lắp đặt cốt thép đạt yêu cầu.
VII.

Công tác thi công bê tông:

1. Yêu cầu:


Thoả mãn yêu cầu về cường độ.



Chống xói, chống mài mòn tốt



Đông kết nhanh và lượng phát nhiệt ít.

2. Các biện pháp chính để đảm bảo yêu cầu của bê tông:


Chuẩn bị tốt nền, chống thấm, lắp đặt cốt thép và các chi tiết chôn ngầm, máy
móc thiết bị kiểm tra...



Độ chính xác của cốt pha, độ chắc chắn, kín khít của ván khuôn, độ vững chắc
của cọc chống đà giáo giằng néo...




Thiết kế cấp phối hợp lý theo đúng yêu cầu kỹ thuật.



Dùng loại xi măng có mác phù hợp với tính chất của từng loại kết cấu.



Dùng vữa bê tông với tỷ lệ N/X hợp lý tuỳ theo lượng ngậm nước của các loại
vật liệu.



Có thể sử dụng phụ gia đông cứng nhanh... tuỳ từng trường hợp cụ thể.



Bê tông trong các kết cấu công trình đối với gói thầu này bao gồm:
 Bê tông đổ tại chỗ : Bê tông mặt đường, bó vĩa....
 Bê tông đúc sẵn: tấm đan, gối cống, bản đáy hố ga .....




Vữa bê tông được chế tạo bằng máy trộn bê tông có dung tích 250 - 500 lít.
Các loại vật liệu khi đưa vào máy trộn đều được cân đong theo đúng định lượng để đảm
bảo mác bê tông. Việc trộn bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt và được sự

đồng ý của Giám đốc điều hành giám sát.



Vật liệu được đổ vào thùng trộn với một lượng vừa phải theo tính toán của kỹ
thuật, phù hợp với dung tích thùng trộn đang quay. Trước hết đổ 15-20% lượng nước sau
đó đổ cốt liệu và xi măng cùng một lúc, đồng thời đổ dần dần và liên tục phần nước còn
lại.



Thời gian nhào trộn vữa bê tông khô kéo dài hơn vữa bê tông dẻo, nhưng
không nên trộn lâu quá 5 phút. Có thể sử dụng máy nhào trộn có chấn động liên hợp để
giảm thời gian nhào trộn vữa bê tông khô.



Cối trộn đầu tiên nên tăng thêm một lượng vữa xi măng cát mác cao để tránh
hiện tượng xi măng dính vào bên trong thùng trộn và các phương tiện vận chuyển làm hao
hụt nhiều lượng xi măng trong bê tông.Nếu thời gian ngừng trộn lớn hơn 1 giờ thì phải đổ
nước và cốt liệu lớn vào thùng trộn quay cho đến khi bên trong thùng trộn sạch.
Trường hợp phải trộn bê tông bằng tay thì phải theo đúng trình tự sau:



Trước hết trộn khô thật đều hỗn hợp xi măng cát đến khi thành một hỗn hợp
đồng nhất, sau đó trộn hỗn hợp này với đá và một phần nước. Sau cùng trộn toàn bộ hỗn
hợp với phần nước còn lại. Dụng cụ trộn: Xẻng, cào có răng, bàn vét, tưới nước vào hỗn
hợp bằng thùng tưới có ô roa hoa sen. Thời gian trộn ướt không quá 20 phút, không được
trộn hỗn hợp xi măng cát để quá lâu trước khi trộn ướt.




Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông phải được tiến hành theo
tiêu chuẩn TCVN 3105-75.



Lấy mẫu kiểm tra độ dẻo, độ cứng, khối lượng thể tích, giới hạn bền của bê
tông được tiến hành theo tiêu chuẩn 14 -TCVN -65-88.



Việc vận chuyển vữa bê tông tới công trình được thực hiện bằng xe đẩy bánh
hơi, để tránh phân tầng và đổ trực tiếp vào kết cấu. Khoảng cách rơi của bê tông không
được quá 1,5 m. Nếu lớn hơn phải dùng máng trượt hoặc ống vòi voi. Việc vận chuyển
phải nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh bê tông bị ninh kết, phân tầng, tách lớp.



Thời gian vận chuyển từ lúc trút hỗn hợp ra khỏi thùng trộn đến lúc đổ vào vị
trí đổ không được lớn hơn các trị số sau đây:



Nhiệt độ ( oC) ngoài trời

Thời gian vận chuyển cho phép (phút)

20÷ 30


45

10÷ 20

60

5÷ 10

90

Bê tông được đầm bằng máy đầm. Đối với các kết cấu như dầm, cột, thành
cống dùng đầm dùi đầm thành từng lớp 25 - 30 cm. Đối với các kết cấu bản mỏng như
tấm đan cống, bản cầu dùng đầm bàn. Đối với kết cấu dạng tấm có chiều dày >250 mm
hoặc có hai lớp thép thì phải dùng đầm dùi. Chỉ sử dụng đầm tay trong trường hợp những
vị trí không thể dùng đầm máy hoặc những kết cấu nhỏ và phải tuân theo những quy định
sau:


Với khoảnh đổ lớn, bê tông có độ sụt dưới 6cm có thể dùng đầm gang có trọng
lượng 8÷ 10 kg, khi đầm nâng cao 10÷ 15cm đầm liên tục và đều tay.




Với khoảnh đổ nhỏ, độ sụt của bê tông từ 6cm trở lên hay những chỗ có cốt
thép dày phải dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều theo từng lớp 15÷ 20cm.




Độ dày của mỗi lớp đổ cho phép theo từng biện pháp đầm như sau:

Phương pháp đầm bê tông

Chiều dày lớn nhất cho một lớp đổ

Máy đầm dùi

0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy
( Từ 20÷ 60 cm )

Máy đầm bàn kết cấu không cốt thép

25 cm

Máy đầm bàn kết cấu có cốt thép

12 cm

Đầm tay kết cấu cột, dầm

20 cm

Đầm tay kết cấu dạng bản

10 cm



Sau khi đổ bê tông xong phải tiến hành bảo dưỡng liên tục trong thời gian ít

nhất 7 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết tại thời gian bảo dưỡng. Trong thời gian bảo dưỡng
phải tránh mọi tác động va chạm đến nền móng công trình, ván khuôn cọc chống, hoặc di
chuyển trên kết cấu bê tông



Trước khi thi công đáy móng cống, lớp đất dưới đáy móng cống cần được đầm
phẳng, sau đó lót bằng hai lớp giấy xi măng xong mới tiến hành đổ bê tông



Trường hợp đổ bê tông tiếp theo lên bề mặt bê tông cũ thì bề mặt cũ phải được
đánh xờm và xử lý tốt để đảm bảo sự liên kết.



Sau khi bê tông đã đạt cường độ cho phép để tháo ván khuôn, việc tháo vấn
khuôn phải được tiến hành theo đúng quy định của công tác ván khuôn đà giáo. Sau khi
tháo ván khuôn cần tiến hành ngay các biện pháp xử lý khắc phục những khuyết tật trên
bề mặt và bên trong kết cấu bê tông. Trường hợp hư hỏng nặng thì phải phá bỏ và thi công
lại.

3. Biện pháp bảo dưỡng bê tông:


Công tác bảo dưỡng được Nhà thầu tiến hành ngay sau khi đổ bê tông xong:
Giữ các chế độ nhiệt và độ ẩm cần thiết cho quá trình ninh kết của bê tông.




Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót, tác động cơ học dẫn đến hình
thành các vết nứt ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.



Thời gian bảo dưỡng tuỳ theo điều kiện thực tế từng thời điểm nhưng không
được ít hơn 7 ngày.



Việc tháo dỡ ván khuôn được tuân thủ theo đúng trình tự tháo dỡ và chỉ được
tháo khi bê tông đã đạt cường độ cho phép. Không được tác động mạnh trong quá trình
tháo dỡ ván khuôn.

VIII. Biện pháp đắp đất (cát) hệ thống thoát nước + Vĩa hè:


Công tác đắp đất (cát) trả lại chỉ được tiến hành sau khi đã nghiệm thu kết cấu
hoàn thành, vẽ hoàn công và cho phép lấp đất (cát) theo yêu cầu của tư vấn giám sát. Vật
liệu đắp trả lại được đổ thành lớp dày không quá 20cm (sau khi lu lèn) và phải phù hợp
với năng lực đầm nén của thiết bị, đắp cân bằng theo cách sao cho chênh cao độ hai bên
không quá 2 lớp đắp, vật liệu đắp phải đảm bảo độ ẩm để đạt được hiệu quả đầm nén cao
nhất, sử dụng đầm cóc tại các góc cạnh chật hẹp bề rộng nhỏ hơn.

IX.

Công tác xây gạch: Tuân thủ theo TCVN 4085- 95 tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.


1. Yêu cầu về vật liệu:



Gạch xây dùng cho công trình là gạch thẻ và gạch ống.



Cường độ của viên gạch được kiểm tra tại phòìng thí nghiệm và đạt TCVN.



Viên gạch dùng để xây sạch sẽ và được hút no nước trước khi dùng. Có thể
tưới nước rửa sạch bùn và các lớp bụi bẩn trước khi dùng.
2. Yêu cầu về kỹ thuật:



Trong khối xây gạch, chiều dầy trung bình của mạch vữa ngang là 12mm.
Chiều dầy từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Chiều dầy
trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dầy từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn
8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa đứng so le nhau ít nhất 50mm.



Tất cả các mạch vữa ngang, dọc, đứng trong khối xây được chèn đầy vữa (trừ
khối xây mạch lõm). Trong khối xây mạch lõm, chiều sâu không trét vữa của mạch phiá
mặt ngoài được quy định như sau:
-

Không lớn hơn 15mm đối với tường.
Không lớn hơn 10mm đối với cột.




Dùng những viên gạch nguyên đặc đã chọn lọc để xây tường chịu lực, các
mảng tường cạnh cửa và cột. Gạch vỡ đôi, gạch rỗng chỉ được dùng ở những chỗ tải trọng
nhỏ như tường bao che, tường ngăn, tường dưới cửa sổ. Cấm không được dùng gạch vỡ,
gạch ngói vụn để chèn, đệm vào giữa khối xây chịu lực.



Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, gió tây cũng như khi xây dựng các kết
cấu cột, tường gạch chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 0,14m. Khi
ngừng thi công phần tường mới xây được che đậy cẩn thận, tránh mưa, nắng trực tiếp và
được tưới nước thường xuyên. Nếu xây tiếp trên khối xây cũ, rửa sạch và tưới nước lên
khối xây cũ rồi mới tiến hành đặt vữa để xây khối xây mới.



Trong quá trình xây luôn kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng của khối xây,
nếu phát hiện độ nghiên thì sửa ngay, chổ giao nhau chổ nối tiếp được xây đồng thời. Khi
tạm ngừng xây tuyệt đối không để mỏ nanh.



Trong quá trình xây tường lưu ý chừa sẵn các lổ, rảnh đường ống nước, dây
điện, những chổ cho công tác lắp đặt sau này.

X. Công tác láng: TCXDVN 303 - 2004_Công tác lát và láng trong xây dựng



Láng bằng vữa xi măng mác theo đúng thiết kế.



Lớp láng thực hiện trên nền gạch, bê tông các loại hay bê tông cốt thép, trước
khi láng, kết cấu nền phải ổn định và phẳng, cọ sạch các vết dầu, rêu và vết bụi bẩn.



Để đảm bảo độ bám dính tốt giữa các lớp vữa láng và nền nếu mặt nền khô
phải tưới nước và băm nhám bề mặt. Nếu có lớp lót thì mặt phải khía ô có cạnh từ 10 đến
15cm.



Lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng cát với kích thước hạt cốt liệu lớn nhất
không quá 2mm, xoa phẳng theo độ dốc thiết kế. Tùy thuộc vào thời tiết, độ ẩm, và nhiệt
độ không khí ... Sau khi láng xong lớp vữa cuối cùng khoảng 4 đến 6 giờ sau mới có thể
đánh bóng bề mặt láng bằng cách giải đều một lớp bột xi măng hay lớp mỏng hồ xi măng.



Mặt láng phải bảo đảm độ bóng theo thiết kế. Quá trình mài bóng được tiến
hành đồng thời với việc vá các vết lõm cục bộ và các vết sước gợn trên bề mặt. Chất
lượng mặt láng phải bảo đảm các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc...

XI.

Thi công lát gạch vĩa hè: TCXDVN 303 - 2004_Công tác lát và láng trong xây dựng



+

Chiều dày lớp mặt viên gạch không nhỏ hơn 8mm, chênh lệch chiều dày trên
cùng một viên gạch không lớn hơn 1mm, Sai lệch độ vuông góc không lớn hơn
1mm,Cong vênh mặt mài nhẵn không lớn hơn 0.5mm.
+
Sức vỡ cạnh trên toàn bộ chu vi lớp vỡ mặt sâu không quá 1mm, dài không quá
10mm, tính bằng số vết không lớn hơn 1, Không có sứt góc lớp mặt.
+
Độ mài mòn lớp mặt không lớn hơn 0.45g/cm2, độ chịu lực xung kích không nhỏ
hơn 20 lần.
+
Độ cứng lớp mặt đạt yêu cầu ( dộ cứng lớp mặt được xác định bằng cách dùng
chìa vạch bằng đồng có lưỡi vạch rọng 5mm, dày 0.5mm, cạnh không sắt, dùng chìa
vạch lean bề mặt sản phẩm ở các vị trí khác nhau, sau khi vạch không để lại vết hằn trên
bề mặt sản phẩm thì được xem là đạt yêu cầu)
− Gạch loại 1 do các nhà máy sản xuất trong nước và phải được chào mẫu cho chủ đầu tư
lựa chọn trước khi cung ứng đến công trường. Yêu cầu đạt các chỉ tiêu tối thiểu theo quy
định về độ chính xác của kích thước, độ dày men, độ bóng, không rạn nứt, không vết
khuyết, chất lượng đồng nhất.
− Gạch ốp lát trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng phù hợp với chủng
loại vật liệu đã mời và dự thầu.
− Thi công lớp vữa đệm M75 dày 1,5cm làm chất kết dính giữa nền và gạch.
− Đặt các viên gạch khít với nhau và dùng búa gõ đến khi nước ximăng trào lên phía trên
phủ kín các đường kẻ lát
− Lau chùi bề mặt gạch sau khi lát, tránh để vữa ximăng bám trên bề mặt gạch quá lâu gây ố
gạch về sau.
− Không cho đi lại trên khu vực mới lát cho đến khi lớp nền đã đạt đủ độ cứng.
− Vỉa hè phải có độ dốc như thiết kế quy định, không tạo vũng đọng nước và được kiểm tra

độ bằng phẳng bằng thước dài 3m.
XII.

Giải pháp thi công hệ thống cây xanh:

1.

Qui trình kỹ thuật trồng cây xanh bóng mát có tán rộng:

a. Bước 1 : Làm vệ sinh tổng thể mặt bằng, làm cỏ dại, nhặt gạch đá và các vật dụng khác
trước khi thực hiện công tác trồng cây.
b. Bước 2 : Phóng tuyến, định vị : Công việc này được thực hiện bởi nhóm công nhân kỷ
thuật chính .
Công việc được tiến hành như sau : Định vị trí cây đầu hàng và cây cuối hàng theo thiết
kế , dùng cọc sắt định tâm, sau đó dùng dây căng thẳng, dùng thước đo khoảng cách giữa
2 cây ( theo thiết kế ) sau đó dùng cọc sắt định vị trí của từng cây để cây trồng được thẳng
hàng và có khoảng cách điều tạo cảnh quan đẹp mắt .
c. Bước 3 : Đào đất hố trồng cây : Tùy theo cở bầu cây mà chúng ta sẽ đào hố có kích thước
phù hợp.
Ví dụ : Cây có cở bầu 60cmx60cmx60cm ta sẽ đào hố có kích thước 0.8mx 0.8mx 0.8m;
cây có cở bầu 80cmx80cmx80cm ta sẽ đào hố có kích thước 1mx1mx1m ( mỗi bên rộng
hơn 0.1m ) .
d. Bước 4 : Vận chuyển cây đến hố trồng :


Vận chuyển cây từ vườn ươm - trồng đến chân công trình : Cây trồng được
chúng tôi nuôi trong chậu ít nhất 01 năm mới cho xuất vườn ( cây nuôi trong chậu không
bị mất sức và tỉ lệ hao hụt thấp khi vận chuyển đến nơi khác trồng. Khi vận chuyển cây



dược lấy ra khỏi chậu, dùng bao bố bó bầu tránh cây bị vỡ bầu, xe vận chuyển cây phải có
mui ( tránh gió ), cây xếp lên xe phải để nằm nghiêng, cố định ngọn để tránh gãy tàng,
nhánh, cây không được chèn quá chặt tránh bị gãy cành.


Vận chuyển cây từ nơi tập kết đến hố trồng : Vận chuyển bằng xe đẩy có sàn
thấp, khi di chuyển cẩn thận tránh bị vỡ bầu.



Khi vận chuyển + bốc xếp lên xuống xe phải nhẹ nhàng, cẩn thận.

e. Bước 5 : Bón lót phân hữu cơ (gồm: tro trấu, rơm mụt, bột dừa, phân chuồng) mỗi hố cây
phải được cung cấp một lượng phân hữu cơ bón lót phù hợp. Trước khi trồng phải tháo
bao bầu cây , sau đó đặt bầu cây vào giữa hố , cây trồng phải thẳng ,sau cho cổ rễ ngang
mặt đất hoặc cao hơn 5cm là vừa, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn . Sau đó cho đất đen
và phân hữu cơ đã trộn sẵng vào hố, lấp đất đến quá nữa hố dừng lại để nén chặt và tưới
đẩm rồi tiếp tục lấp đất nén chặt và tưới . Không nên đợi lấp đất đầy hố rồi mới nén chặt
và tưới một lược, nước sẽ không ngấm đều khắp bầu cây, đất chung quanh cây không
được dẽ chặt , cây dễ bị nghiên ngã.
f. Bước 6: Sau khi trồng xong dùng 3 nọc chống để cây trồng luôn được thẳng đứng. Quy
cách nọc chóng có thân thẳng chiều dài từ 2m trở lên tuỳ theo chiều cao cây trồng. Thômg
thường ta buột nọc chóng khoảng 2/3 chiều cao thân cây là vừa.
g. Bước 7 : Tưới cây, cây sau khi trồng xong phải tưới ngay , tưới thường xuyên mỗi
ngày(trừ những ngày mưa dầm) từ gốc đến ngọn để đảm bảo cây được xanh tốt.
h. Bước 8 : Bảo dưỡng cây sau khi trồng, cây sau khi trồng xong phải được chăm sóc , cắt
tỉa, bón phân, xịt thuốc sâu, làm cỏ dại thường xuyên theo định kỳ mỗi tháng.
2. Qui trình kỹ thuật trồng cây kiểng, cây tạo hình, cây trổ hoa trang trí:
a. Bước 1 : Trước tiên chúng ta vệ sinh và san lấp mặt bằng, tạo mặt bằng phải có độ dốc
nghiêng về hướng có đường thoát nước, chỉ tạo độ dốc vừa phải, không nên tạo độ

nghiêng nhiều quá sẽ làm cho mặt cỏ không được đẹp.
b. Bước 2 : Dùng máy xới hoặc bàn cào nhiều răng để xới hoặc cào đất và nhặt hết gốc cỏ
dại, đồng thời làm cho đất tơi xốp.
c. Bước 3 : Rãi vôi trắng và xịt thuốc Viphoshap đều trên mặt bằng trồng cỏ, vôi trắng có tác
dụng hạ phèn và khử các loại vi trùng có trong đất, Viphoshap có tác dụng diệt những
mầm cỏ dại còn xót lại trong đất, các loại thuốc này sẽ mất tác dụng sau một tuần sử dụng.
d. Bước 4 : Trước khi trồng chúng ta rãi một lớp phân hữu cơ một lớp dày khoảng từ 5cm
đến 10cm là vừa.
e. Bước 5 : Trồng cây kiểng sau khi lấy từ vườn ươm về phải được trãi đều ra và bảo quản
trong mát, tránh trường hợp để trong bao hay ngoài nắng lâu ngày cỏ sẽ bị chết. Khi trồng
chúng ta xé nhỏ ra thành từng miếng nhỏ khoảng 5cm x 5cm là vừa, sau đó ấn cây xuống
đất sau cho rể cỏ bám vào đất và giữ các miếng cỏ có khoảng cách đều nhau. Sau khi
trồng xong chúng ta tưới cây bằng nước ngọt , khi tưới phải dùng búp sen tưới như mưa
để cỏ khỏi bị văng lên.
f. Bước 6 : Chăm sóc và bảo quản cây kiểng - cây tạo hình - cây trổ hoa. Cây sau khi trồng
xong phải được tưới mỗi ngày, lúc này chúng ta không nên bón phân hóa học vì hệ rể
chưa phát triển, sau một tuần chúng ta có thể xịt thuốc dưỡng cây và sau 15 ngày chúng ta
có thể bón phân URE hoặc DAP, sau một tháng cỏ dại sẽ mọc lẫn với cây kiểng, chúng ta
tiến hành làm cỏ dại đợi một. Cứ như vậy theo chu kỳ mỗi tháng chúng ta tiếp tục bón
phân, làm cỏ dại và cắt tỉa kiểng đến khi cỏ dại không còn xen lẫn cây kiểng mới thôi.


C. Giải pháp thi công hệ thống điện chiếu sáng:
I. Vận chuyển:


Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, vật tư chiếu sáng và các thiết bị khác đến vị trí
tập kết xây dựng.




Quá trình vận chuyển không làm hỏng, bẹp các thiết bị như cột, đèn chiếu
sáng và không làm xước, đứt dây cáp cấp điện.

II. Đào hố móng:


Đào hố móng đúng vị trí xác định trên mặt bằng, đào đúng kích thước, độ sâu,
bề rộng theo thiết kế. Chú ý kiểm tra các công trình ngầm nếu có để tránh làm hư hỏng.


III.

Dọn sạch đất thừa, làm phẳng đáy mỏng và đầm kỹ.
Công tác bê tông:



Bê tông móng cột, móng tủ được đổ tại chỗ bao gồm xi măng, cát vàng, đá,
nước.



IV.

Đổ bê tông đúng khối lượng theo thiết kế với từng loại móng đạt đến cốt mặt
quy định, để bê tông đông cứng đủ 72 tiếng trở lên mới được lắp đặt các thiết bị khác lên
trên.
Dựng cột, lắp chùm:




Dựng cột bằng máy kết hợp với thủ công trên khung móng đảm bảo đúng yêu
cầu kỹ thuật, đúng phương pháp lắp dựng.



Kiểm tra độ thẳng đứng của cột đèn. Yên cầu cột không nghiêng, không lệch.



Chùm đèn được lắp khớp vào thân cột đảm bảo không bị xoay, bị nghiêng khi
có lực khác tác động vào, đúng hướng.

V. Lắp đèn


VI.

Sử dụng máy thi công lắp đặt đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, bộ điện và các thiết
bị khác lên cột đèn, siết chặt các bu lông hãm vào cần đèn, thiết bị gá lắp.
Bảo đảm đèn không bị xoay, quay hướng khi có lực khác tác động lên.
Rải cáp ngầm, dây tiếp địa:



Cáp ngầm được chôn trực tiếp trong đất đặt dưới rãnh cáp. Chú ý tránh đứt,
xước cáp. Không được cắt cáp, đấu nối cáp giữa hai khoảng cột.




Lấp đất rãnh cáp bằng cát đen theo đúng khối lượng và độ chặt yêu cầu. Đầm
chặt và hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng.



Đầu nối đầu cáp vào cửa cột, luồn dây lên đèn. Lưu ý không làm xước cáp
tránh chạm chập khi vận hành.

VII.




Lắp đặt tiếp địa:
Mỗi vị trí cuối cột thép bố trí 1 bộ tiếp địa. Tại các vị trí có tiếp địa lặp lại phải
đóng đủ số cọc theo thiết kế.
Cọc tiếp địa được chôn sâu dưới đất theo thiết kế.
Hàn nối cọc tiếp địa với dây thép tròn (hoặc thép dẹt) phải đảm bảo chiều dài
mối hàn, mối hàn ngấu, chắc, không có sỉ hàn (nếu lắp ghép bằng bulông thì phải dùng
bulông M




Tưới nước, dầm chặt đất và đo lại trị số điện trở từng vị trí. Nếu không đạt
phải đóng thêm cọc, rải thêm tia.


VIII. Sản xuất, lắp đặt biển báo các loại :



Đối với các loại biển báo bằng thép : sử dụng vật liệu, kích thước hình học
đúng theo bản vẽ thiết kế quy định.



Trường hợp bản vẽ không quy định rõ, hoặc có quy định nhưng chưa rõ thì sử
dụng các tiêu chuẩn Việt Nam thì trình tư vấn giám sát hỏi Đơn vị thiết kế.



Về công tác sơn theo thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định.



Công tác lắp đặt biển báo theo bản vẽ thiết kế về kích thước hình học, biện
pháp thi công và chất lượng thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam.

D. Bản vẽ tổ chức mặt bằng thi công:


×