Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.1 KB, 2 trang )
Nghị luận về vấn đề Chúng ta không nên
học vẹt và học tủ
Người đăng: Đỗ thắm - Ngày: 31/01/2018
Đề bài: Nghị luận về vấn đề: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ
Học tập là quá trình dài lâu của con người. Để học tập tốt, mỗi người cần có phương pháp học tập đúng
đắn, hiện quả. Song không ít người vẫn chọn cách học vẹt học tủ mà không quan tâm tác hại của nó.
Chúng ta không nên học vẹt học tủ.
Học vẹt là cách học tủ là cách học chay, học thuộc lòng không khoa học, học tất cả như “con vẹt” bắt
chước theo. Đây là cách học thụ động, đọc trôi chảy nhưng không hiểu bản chất. Học tủ là lựa chọn
những phần kiến thức mà bản thân cho là có khả năng xuất hiện cao trong bài kiểm tra, bài thi. Những
người học vẹt học tủ thường không đạt được hiệu quả.
Tại sao không nên học vẹt học tủ? Học vẹt học tủ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho việc học tập.
Học vẹt chỉ là một cách học đối phó, khiến người học không hiểu sâu sắc vấn đề, lan man và hời hợt.
Người học vẹt sẽ nhanh quên kiến thức đã học. Chỉ cần quên đi một phần là có thể quên hết, dẫn đến
kết quả không tốt. Bên ngoài tỏ ra chăm chỉ nhưng bản chất khác sẽ gây cho mọi người hiểu lầm, giáo
viên sẽ không biết năng lực thật để giúp đỡ, bản thân người học vẹt sẽ càng yếu kém. Khi sự thật lộ ra,
học sinh ấy sẽ xấu hổ khi đối mặt với bạn bè, thầy cô.
Học tủ mang tính chất xác suất, nếu may mắn vào đúng phần mình đã học thì đạt kết quả cao. Nếu vào
những phần khác thì học sinh sẽ không đủ kiến thức làm bài vì không học nên không có bất cứ thứ gì để
viết. Từ đó, học sinh dễ hành động sai trái như quay cóp, gian lận trong thi cử ...Hai hình thức học trên
trực tiếp làm gián đoạn quá trình chiếm lĩnh tri thức. Học sinh học vẹt học tủ sẽ không bao giờ tiến bộ,
không biết ứng dụng vào thực tế nên dễ rơi vào thất bại. Tình trạng ấy kéo dài gây chán nản và nhiều
hậu quả khác.
Không phải tự nhiên mà nhiều học sinh lại học vẹt học tủ. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu?
Một trong nhiều nguyên nhân tác động là từ bài giảng khô khan, thiếu trọng tâm, do phương pháp truyền
tải không hiệu quả từ phía thầy cô giáo. Hay sự cứng nhắc, nặng nề về kiến thức trong chương trình học
khiến học sinh khó xoay sở thời gian, lâm vào khủng hoảng. Nhiều phụ huynh học sinh còn đặt nặng vấn
đề thành tích, tạo sức ép và gây áp lực cho con em mình. Tuy nhiên, cũng cần xem xét nguyên nhân chủ
quan từ chính bản thân học sinh. Người học chưa có ý thức tự giác và trách nhiệm với việc học tập.