Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tìm HIỂU về tên các ĐƯỜNG PHỐ ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.46 KB, 53 trang )

TÌM HIỂU VỀ TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI
Có bao nhiêu đường phố mang tên anh hùng lao động? Những
đường phố này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Có 6 đường phố mang tên anh hùng lao động. Các đường phố này
có đặc điểm:
phạm ngọc thạch
Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là bác sĩ, giáo sư, Anh hùng lao
động. Người Phan Thiết; tốt nghiệp Đại học Y khoa ở Pháp (1934), về mở
bệnh viện tư chữa lao ở Sài Gòn; tham gia phong trào Mặt trận Bình dân,
khởi nghĩa tháng Tám được vào ủy ban nhân dân cách mạng Sài Gòn. Sau
năm 1954 ra Bắc làm Bộ trưởng Y tế, Viện trưởng Viện chống lao, Chủ
tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tác giả của vắcxin BCG nổi
tiếng. Để có thực tế phục vụ chiến trường, ông trở về Nam và mất trong
vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ vì bệnh sốt rét ác tính ngày 7 tháng 11
năm 1968. Năm 1995, tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố
Hà Nội.
Phố dài hơn 730m kéo từ đê La Thành đến ngã ba Chùa Bộc - Tôn
Thất Tùng chạy giữa hai khu nhà tập thể Kim Liên - Trung Tự; cũng là
ranh giới của hai phường này thuộc quận Đống Đa.
Tên dân gian gọi là phố Trung Tự.
tôn thất tùng
Tôn Thất Tùng (1912-1982) là Anh hùng lao động, giáo sư - bác sĩ,
nhà bác học Việt Nam, nổi tiếng thế giới về phẫu thuật gan. Người Thừa
Thiên Huế. 27 tuổi đã được Đại học Tổng hợp Paris tặng huy chương bạc
về luận án tĩnh mạch gan. Năm 1939 mổ thành công ca cắt gan đầu tiên ở
Paris. Trong kháng chiến chống Pháp làm Thứ trưởng Bộ Y tế. Xây dựng
trường Đại học Y. Sau hoà bình, ông làm Chủ nhiệm khoa Ngoại trường
Y, Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, cống hiến nhiều công trình cho Ngành
y, đào tạo nhiều lớp bác sĩ; được bầu viện sĩ nhiều Viện Hàn lâm trên thế
giới; giảng dạy nhiều trường đại học lớn của các nước. Huy chương vàng


quốc tế Lannơlônggiơ của Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris (1977), được
giới y học toàn cầu đánh giá cao. Ông mất ngày 7 tháng 5 năm 1982 tại


Hà Nội, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 1900, tên của
ông chính thức được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 610m kéo từ ngã ba Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch đến đường Trường Chinh, qua trước cửa trường Đại học Y khoa.
Về lịch sử, đây là đất trại Khương Thượng, tổng Hạ, huyện Vĩnh
Thuận cũ. Nay thuộc phường Khương Mai, quận Thanh Xuân và phường
Kim Liên, quận Đống Đa.
Phố mới mở, lúc đầu dân tự đặt là phố Khương Thượng.
trần hữu tước
Trần Hữu Tước (1913-1983) là giáo sư - bác sĩ, sinh tại Hà Nội, tốt
nghiệp Đại học Y khoa Paris (1937). Ông là một Việt kiều yêu nước, đã
nghe
theo
lời
khuyên
của
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sang thăm Pháp (1946) trở về nước phục vụ
nhân dân, tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông có công đào đạo lớp
bác sĩ chuyên ngành Tai - Mũi - Họng đầu tiên ở Chiến khu Việt Bắc.
Năm 1954 ông làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, kiêm Chủ nhiệm Bộ
môn Tai - Mũi - Họng của Đại học Y Hà Nội. Từ 1969-1983 là Viện trưởng Viện Tai - Mũi - Họng. Ông còn viết sách, báo phổ biến kiến thức về
y học. Năm 1966, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lao động; là đại biểu Quốc hội các khoá III, IV. Chủ tịch Hội Tai - Mũi Họng Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, ủy viên Đoàn Chủ tịch
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 2005, tên của ông vinh dự đặt cho một đường phố Hà Nội.
Đường phố dài 700m kéo từ phố Nguyễn Lương Bằng, cạnh số nhà
55, qua khu tập thể 103 cạnh hồ Xã Đàn đến phố Hồ Đắc Di.

Về lịch sử, đây là đất phường Xã Đàn, tổng Hữu Nghiêm, huyện
Thọ Xương cũ, nơi thời Lý lập đàn Xã tắc để vua tế thần Đất và thần
Nông. Nay thuộc phường Nam Đồng, quận Đống Đa.
trần đại nghĩa
Trần Đại Nghĩa (1913-1997), có tên chính là Phạm Quang Lễ, quê
ở tỉnh Vĩnh Long, học xong trung học ở Sài Gòn, ông sang Pháp học Đại
học Kỹ thuật điện, Viện Nghiên cứu máy bay và Đại học Xoócbon, sau ra
làm việc ở xưởng chế tạo máy bay và vũ khí quân giới ở Pháp và Đức.
Năm 1946, ông theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, được giao chức Cục


trưởng Cục Quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp ông đã sáng chế ra
súng không giật SKZ, súng badôca… để giết giặc. Năm 1948 ông được
phong Thiếu tướng, năm 1952 được tuyên dương Anh hùng lao động.
Năm 1966 ông là Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Liên
Xô. Ông còn làm Chủ nhiệm ủy ban Khoa học Nhà nước; được Nhà nước
trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. Năm 2007, tên của ông
chính thức được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 1,5km kéo từ đường Đại Cồ Việt (số 115) qua trường Đại
học Bách khoa đến phố Lê Thanh Nghị (số 144), trên địa bàn phường Bách
Khoa, quận Hai Bà Trưng. Lúc đầu dài 800m, tháng 6 năm 2008 điều
chỉnh kéo dài 700m đến 126c Đại La.
lương đình của
Lương Đình Của (1918-1975) là Anh hùng lao động, nhà nông học
Việt Nam hiện đại. Ông sinh ở Sóc Trăng, Nam Bộ, tốt nghiệp trường Đại
học Tổng hợp Kyoto và Kiusiu, trở thành vị tiến sĩ thứ 96 của Nhật Bản.
Sau hoà bình năm 1954, ông cùng gia đình về Sài Gòn làm ở Viện Nghiên
cứu canh nông, rồi ra Chiến khu Nam Bộ, tập kết ra Bắc.
Cả cuộc đời ông cống hiến cho sự nghiệp lai tạo các loại giống cây
trồng, đặt nền móng cho nền khoa học nông nghiệp Việt Nam, làm Viện

trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm. Ông mất ngày 28 tháng 12
năm 1975 tại Hà Nội. Năm 1995, tên của ông vinh dự được đặt cho một
đường phố Hà Nội.
Phố dài 710m kéo từ phố Phạm Ngọc Thạch cắt qua phố Phương
Mai vào đến Công ty giống cây trồng Trung ương I.
Về lịch sử, đất phố thuộc phường Kim Hoa và Hồng Mai, tổng Tả
Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Kim Liên và Phương
Mai, quận Đống Đa.
ngô gia khảm
Ngô Gia Khảm (1919-1990) quê xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc
Ninh. Sinh ra trong một gia đình cách mạng, ông được cậu là Ngô Gia
Tự giác ngộ và tham gia cách mạng từ sớm. 16 tuổi làm thợ nguội Nhà
máy xe lửa Gia Lâm. Năm 1941, bị Pháp bắt đày đi Sơn La. Ra khỏi
ngục, năm 1944 tham gia chế vũ khí cho Việt Minh. Ông là một trong
những người lập xưởng quân khí, làm ra quả lựu đạn đầu tiên. Sau Cách


mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp ông lập xưởng hoá
chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo hạt nổ, ba lần chế thử bị thương nặng
vẫn không nản. Năm 1952 được tuyên dương Anh hùng lao động đợt
đầu tiên. Năm 1954 về tiếp quản làm Giám đốc Nhà máy xe lửa Gia
Lâm, rồi làm Cục trưởng Cục Đầu máy - Toa xe, Tổng cục Đường sắt,
Trưởng ban Thanh tra Bộ Giao thông vận tải. Chưa rõ năm nào tên ông
được đặt cho đường phố Hà Nội.
Phố dài 300m kéo từ cuối công viên thị trấn Gia Lâm, gần cửa ga
xe lửa Gia Lâm, qua cạnh hồ Gia Thuỵ đến đường Nguyễn Văn Cừ.
Về lịch sử, trước kia, đất phố thuộc thị trấn Gia Lâm, nay là phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.
Có bao nhiêu đường phố mang tên danh nhân văn hoá? Những
đường phố này có đặc điểm gì?
Trả lời:

Có 10 đường phố mang tên các danh nhân văn hoá. Các đường
phố này có đặc điểm:
lê văn hưu
Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà văn hoá, nhà sử học nổi tiếng. Ông
người làng Phủ Lý Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đỗ bảng
nhãn năm 1247, làm Thị độc Hàn lâm viện, Giám tu Quốc sử quán, Binh
bộ Thượng thư. Ông từng là thầy dạy học của Trần Quang Khải. Tác giả
nhiều tác phẩm, trong đó có bộ lịch sử Đại Việt sử ký - biên soạn lần đầu
ở nước ta (1272) đời Trần Thánh Tông. Từ sau Cách mạng tháng Tám,
tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài hơn 360m kéo từ ngã năm Lò Đúc đến ngã tư phố Huế Nguyễn Du, cắt ngang phố Ngô Thì Nhậm.
Về lịch sử, đất phố thuộc thôn Tràng Khánh, tổng Hậu Nghiêm,
huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà
Trưng.
Thời Pháp thuộc gọi phố Lavơrăng (Rue Laveran).
Trong phố có ba ngõ cùng tên:
- Ngõ Lê Văn Hưu 1, cạnh số nhà 12 rẽ vào, có tên cũ là xóm Bảo
Hưng (Cité Bảo Hưng).
- Ngõ Lê Văn Hưu 2, cạnh số 61 rẽ vào, trước có tên xóm Khang
An (Cité Khang An).


- Ngõ Lê Văn Hưu 3, cạnh số 88 rẽ vào, thời Pháp thuộc là xóm
Tràng Khánh (Cité Tràng Khánh), sau cách mạng đổi tên là ngõ Cổ Am.
lương thế vinh
Lương Thế Vinh (1442 - ?), tự là Cảnh Nghị, người xã Cao Hương,
huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định),
đỗ Trạng nguyên năm 1463. Ông là nhà văn hoá, nhà toán học nổi tiếng
thời Hồng Đức (1470-1497), đời Lê Thánh Tông, được dân quen gọi là
Trạng Lường. Làm quan Hàn lâm viện Thị giảng, giữ chức Sái phu trong

hội Tao Đàn, ông để lại nhiều sách toán học, được coi như tổ sư nghề toán
ở nước ta. Năm 1986, tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố
Hà Nội.
Đường phố dài trên 700m kéo từ ngã ba vào Đài Mễ Trì (xã Mễ
Trì, huyện Từ Liêm) đến đường Nguyễn Trãi.
Về lịch sử, đất phố thuộc thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn,
huyện Từ Liêm. Nay thuộc xã Trung Văn (huyện Từ Liêm) và phường
Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân.
ngô sĩ liên
Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) là người làng Chúc Lý, huyện Chương
Đức (nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), tham gia khởi
nghĩa Lam Sơn. Năm 1442 thi đậu tiến sĩ, làm ở Hàn lâm viện, rồi giữ
chức Đô Ngự sử. Năm 1480, đời Hồng Đức, theo lệnh vua Lê Thánh
Tông, ông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Thực lục, trở thành nhà
sử học nổi tiếng ở nước ta. Thọ 98 tuổi. Sau Cách mạng tháng Tám, tên
của ông vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 260m kéo từ phố Nguyễn Khuyến đến phố Quốc Tử Giám.
Về lịch sử, đất phố thuộc thôn Ngự Sử, tổng Hữu Nghiêm, huyện
Thọ Xương cũ. Cuối phố có chùa Phổ Giác, di tích đã xếp hạng năm
1991. Nay thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa.
Tên dân gian gọi là phố Hàng Đũa. Thời Pháp thuộc gọi là phố Lý
Thường Kiệt.
Trên phố còn có một ngõ nối phố này với phố Trần Quý Cáp,
ngang qua chợ Ngô Sĩ Liên.
Tên dân gian là ngõ Hàng Đũa. Thời Pháp thuộc là đường 258
(Voie 258).
lê quý đôn


Lê Quý Đôn (1726-1784), tên thật là Lê Danh Phương, hiệu Quế

Đường, người làng Phú Hậu, huyện Duyên Hà, trấn Sơn Nam (Thái
Bình). Đỗ bảng nhãn, vào làm ở Hàn lâm Viện, được giao soạn quốc sử.
Năm 1760 đi sứ Trung Quốc. Năm 1767 chúa Trịnh phong chức Bồi tụng,
làm Hiệp trấn Nghệ An, rồi về triều giữ chức Công bộ Thượng thư. Ông
là nhà bác học, nhà văn hoá lớn, để lại nhiều tác phẩm giá trị về văn, sử,
triết, kinh tế, địa lý... như Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn
tiểu lục, Đại Việt thông sử... mang tính bách khoa toàn thư. Thời tạm
chiếm tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài gần 210m kéo từ đường Trần Khánh Dư đến phố Nguyễn
Cao.
Về mặt lịch sử, đất phố thuộc phường Yên Xá, tổng Hậu Nghiêm,
huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.
Thời Pháp thuộc: phố Mácxen Lêgiê (Rue Marcel Léger).
Sau cách mạng là phố ấu Triệu.
ngô thì nhậm
Ngô Thì Nhậm (1746-1803) là nhà văn hoá - quân sự lớn, người
làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ tiến sĩ, làm
tới Công bộ Hữu thị lang thời Lê Mạt. Quang Trung ra Bắc Hà, trọng
dụng ông, cử ông trấn giữ Thăng Long cùng với Ngô Văn Sở. Quân
Thanh sang xâm lược, ông hiến kế lui quân về Tam Điệp bảo toàn lực
lượng, đợi đại quân Tây Sơn ra, cùng tiến đánh giải phóng kinh thành mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Triều Tây Sơn mất, ông bị nhà Nguyễn bắt, hãm
hại bằng trận đòn ở sân Văn Miếu, về nhà ốm chết. Ông để lại nhiều tác
phẩm giá trị về văn, sử, triết, ngoại giao. Thời tạm chiếm, tên của ông
vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài gần 600m kéo từ phố Hàm Long đến phố Nguyễn Công
Trứ, cắt ngang qua các phố Lê Văn Hưu, Trần Xuân Soạn, Hoà Mã.
Về lịch sử, đất phố vốn thuộc các thôn Hàm Châu, Tràng Khánh,
Hành Môn, Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
Nay đoạn đầu thuộc phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, phần sau
thuộc phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng.



Thời Pháp thuộc: đoạn đầu là phố Mới (Rue Nouvelle), đoạn sau là
phố Giấccanh (Rue Jacquin). Sau cách mạng gộp lại gọi là phố Kinh
Dương Vương.
phan huy chú
Phan Huy Chú (1782-1840) là nhà bách khoa, nhà văn hoá nổi
tiếng; con Phan Huy ích, quê gốc Hà Tĩnh, sinh ở làng Thày (Sài Sơn)
huyện
Yên
Sơn
(nay

Quốc
Oai,
Hà Nội); chỉ đỗ sinh đồ, nhưng có thực tài, hay chữ, mở trường dạy học
và soạn sách. Năm 1821 Minh Mạng bổ ông làm Biên tu Quốc sử giám;
đi sứ nhà Thanh hai lần (1825-1831), Phủ thừa Phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn
Quảng Nam rồi bị cách chức bắt đi phục vụ đoàn thuyền
sang Nam Dương quần đảo. Tác giả nhiều bộ sách giá trị: Lịch triều hiến
chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục...
Phố dài 365m kéo từ phố Lê Thánh Tông đến phố Hàn Thuyên, cắt
ngang qua các phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.
Về lịch sử, đây vốn là đất thôn Hữu Vọng, tổng Hậu Nghiêm, huyện
Thọ Xương cũ và một phần hồ Hữu Vọng bị lấp đi. Nay thuộc phường Phan
Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.
Thời Pháp thuộc là phố Raphơnen (Rue Raffenel).
Trên phố còn một ngõ cùng tên; ở giữa phố bên số lẻ, ngõ cộc. Thời
Pháp thuộc gọi ngõ Vécđoong (Impasse Verdun).
phạm thận duật

Phạm Thận Duật (1825-1885) là người xã Yên Mạc, huyện Yên
Mô, Ninh Bình, làm quan triều Nguyễn, trị nhậm nhiều năm ở Đoan
Hùng, Tuần Giáo, Bắc Ninh. Năm 1856 về Huế làm Tả tham tri Bộ Lại,
kiêm Phó Đô ngự sử rồi là Hà đê sứ sáu tỉnh tả ngạn sông Hồng. Sau về
triều làm Thượng thư Bộ Hình, đại thần Viện Cơ mật, Hiệp biện Đại học
sĩ. Năm 1885 tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, đưa vua Hàm
Nghi ra Quảng Trị, thảo hịch Cần Vương. Việc không thành bị Pháp bắt
đày ra Côn Đảo, sau đưa đi đày ở quần đảo Tahiti và hy sinh trên đường,
thi hài bị ném xuống biển Thái Bình Dương... Ông là nhà yêu nước, chính
trị, quân sự, ngoại giao, thủy lợi, văn hoá, giáo dục ở nước ta thế kỷ XIX.
Tác phẩm có: Hưng Hoá ký tập, Quan thành văn tập, Vãng xứ Thiên Tân


nhật ký, Hà đê tấu tập... Tháng 6 năm 2008, tên của ông vinh dự được đặt
cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 600m kéo từ ngõ 6 phố Doãn Kế Thiện (lối rẽ vào Xí
nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy) hết ngách 6/58 phố Doãn Kế
Thiện, thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
nguyễn văn ngọc
Nguyễn Văn Ngọc (1891-1942), tên thật là Nguyễn Ngọc Nhữ,
hiệu Ôn Như, sinh tại Hà Nội, quê làng Vạc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương. Ông là nhà nghiên cứu văn học dân gian, từng dạy học, thanh tra
sơ học, phụ trách Tư thư Cục Nha Học chính, đốc học Hà Đông. Ông viết
trong nhóm Cổ kim thư xã bằng cả Pháp ngữ và Quốc ngữ. Biên soạn
nhiều sách giáo khoa, viết báo Nam Phong, Đông Thanh; để lại nhiều tác
phẩm giá trị: Cổ học tinh hoa, Đông - Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển,
Tục ngữ phong dao, Nhi đồng lạc viên, Câu đối, Truyện cổ nước Nam...
Tháng 1 năm 1998, tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố Hà
Nội.
Phố dài 500m kéo từ phố Phan Kế Bính (ngõ Liễu Giai trước),

vòng qua cạnh hồ Thủ Lệ đến phố Kim Mã.
Về lịch sử, đây là đất các trại Liễu Giai, Thủ Lệ vùng Thập tam
trại, Tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay thuộc phường Cống Vị và
Ngọc Khánh, quận Ba Đình.
hoàng đạo thuý
Hoàng Đạo Thuý (1900-1994) là người làng Kim Lũ, xã Đại Kim,
huyện Thanh Trì, Hà Nội, sống ở làng Đại Yên, nay thuộc quận Ba Đình.
Trước năm 1945, ông dạy ở Trường Tiểu học Sinh Từ, tham gia ban chỉ
đạo Liên đoàn hướng đạo Bắc Kỳ, hoạt động truyền bá Quốc ngữ và cứu
tế xã hội, viết báo Thanh Nghị, viết sách Trai nước Nam làm gì?, Anh Tư
Bền... Ông là đại biểu Quốc dân đại hội Tân Trào. Sau Cách mạng tháng
Tám, ông gia nhập quân đội, giữ nhiều chức vụ: Cục trưởng Cục Thông
tin liên lạc Bộ Quốc phòng, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Cục trưởng
Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham
mưu... được phong hàm đại tá (1958). Sau hoà bình ông chuyển sang ủy
ban dân tộc Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội khoá I và II. Những


tác phẩm của ông viết về Hà Nội như Người và cảnh Hà Nội, Hà Nội phố
phường xưa, Hà Nội thanh lịch... đã được tặng giải thưởng Thăng Long
của thủ đô năm 1994. Tháng 8 năm 2005, tên của ông vinh dự được đặt
cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 1,1km kéo từ phố mới Lê Văn Lương, qua khu chung cư
17 tầng của đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, đến đường Trần Duy
Hưng; chạy trên đất hai xã Trung Hoà và Nhân Chính huyện Từ Liêm
trước đây. Nay thuộc phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy và Nhân Chính
thuộc quận Thanh Xuân.
đào duy anh
Đào Duy Anh (1904-1988) người Khúc Thủy, huyện Thanh Oai,
Hà Đông, nay thuộc Hà Nội, nhà văn hoá, nhà bách khoa thư hiện đại,

nhà nghiên cứu sử học, văn học, ngôn ngữ học, tác giả nhiều cuốn tự điển
(Hán - Việt; Pháp - Việt, Truyện Kiều) và sách nghiên cứu, lý luận có giá
trị. Ông từng tham gia sáng lập báo Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng,
làm thư ký toà soạn. Năm 1927 vào Đảng Tân Việt, mở Quan Hải tùng
thư - cơ quan tuyên truyền yêu nước của Đảng này. Sau cách mạng ông
giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp, rồi về công tác
ở Bộ Giáo dục, Viện Sử học. Năm 1995, tên của ông chính thức được đặt
cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 610m kéo từ ngã tư Kim Liên, Đại Cồ Việt - Giải Phóng
vào khu tập thể Kim Liên - Trung Tự, đến phố Phạm Ngọc Thạch.
Trước kia, đất phố thuộc phường Kim Hoa (sau đổi là Kim Liên),
tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Kim Liên,
quận Đống Đa.
Phố mới có từ khi xây dựng khu nhà ở Kim Liên, dân tự đặt và có
ghi trên bản đồ là phố Kim Liên.
Câu hỏi 22: Có bao nhiêu đường phố mang tên các nhà thơ?
Các đường phố này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Có 19 đường phố mang tên các nhà thơ. Các đường phố này có đặc
điểm:
nguyễn trung ngạn


Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), tên tự là Giới Hiên, người làng
Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Thông
minh từ nhỏ, 15 tuổi đỗ hoàng giáp cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi, làm
quan ở Ngự sử đài, An phủ sứ Thanh Hoá, Nghệ An, Tào vận sứ lộ Khoái
Châu; có tài tổ chức, kinh tế, giỏi văn - sử. Năm 1341 làm Kinh sư Đại
doãn, cai quản thành Thăng Long; cùng Trương Hán Siêu soạn bộ Luật
hình và Hoàng triều đại điển, tác giả tập thơ Giới Hiên. Về già được triều

Trần phong là Thân Quốc công.
Phố dài 50m kéo từ phố Nguyễn Công Trứ (cạnh số 18 rẽ vào),
trong xóm có ngách thông sang phố Lò Đúc.
Về lịch sử, đây là đất thôn Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ
Xương cũ. Nay thuộc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng.
Thời Pháp thuộc là đường 172 (Voie 172).
Chu văn an
Chu Văn An (1292-1370) là nhà giáo, nhà thơ, hiệu Tiều ẩn, người
làng Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Ông đỗ Thái học sinh đời
Trần Anh Tông (1293-1314) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy
học ở Huỳnh Cung bên sông Tô. Ông có nhiều học trò nổi danh như
Phạm Sư Mạnh, Cao Bá Quát... Vua Trần Minh Tông (1313-1329) vời
ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đến đời Dụ Tông, thấy bọn quan
lại vô đạo, ông dâng sớ xin vua chém bảy tên gian nịnh, nhưng không
được bèn từ quan về ở ẩn và mất ở núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh
(Hải Dương). Ông có tập thơ Tiều ẩn thi tập. Vua Trần cho thờ ông ở Văn
Miếu. Hiện nay, ở huyện Thanh Trì còn có dấu vết nhà dạy học cũ của
ông. ở Thanh Liệt có đền thờ ông. Dân làng tôn ông làm Thành hoàng. Từ
thời tạm chiếm tên của người thầy đạo cao đức trọng Chu Văn An được
vinh dự đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 500m kéo dài từ đường Điện Biên Phủ tới phố Nguyễn
Thái Học, cắt ngang qua các phố Lê Hồng Phong, Trần Phú. Trước kia,
phố thuộc đất Thành Nội Thăng Long cũ. Nay thuộc phường Điện Biên,
quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc là đại lộ Van Vôlenhôven (Avenue Van
Vollenhoven). Sau cách mạng đổi thành phố Nhâm Diên.
hàn thuyên


Hàn Thuyên, thế kỷ XIII tên thật là Nguyễn Thuyên người làng Lai
Hạ, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nay thuộc huyện Lang Tài, Bắc

Ninh, đỗ thái học sinh năm 1247, làm tới Thượng thư Bộ Hình. Nổi tiếng
nhờ bài Văn tế cá sấu (còn có ý kiến cho là Văn tế cá sấu ở sông Lô) thời
Trần Nhân Tông. Ông là người đi đầu làm thơ Nôm theo luật Đường do
Hàn Dũ khởi xướng ở Trung Quốc, nên được nhà vua cho đổi sang họ
Hàn. Sau Cách mạng tháng Tám, Hàn Thuyên chính thức là tên một con
phố Hà Nội.
Phố dài 370m kéo từ ngã sáu phố Trần Hưng Đạo đến ngã năm Lò
Đúc - Phan Chu Trinh, ngang qua ngã tư với phố Hàng Chuối - Phan Huy
Chú.
Xét về lịch sử, đất phố vốn thuộc ven hồ Hữu Vọng, thuộc thôn
Nhân Chiêu, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường
Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng.
Thời Pháp thuộc là phố Pavi (Rue Pavie).
Trên phố còn có số nhà 17B, thờ thần Bạch Mã, bên số lẻ của phố
có một ngõ rẽ vào, thời Pháp thuộc gọi là ngõ cộc Pavi (Impasse Pavie).
nguyễn trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt
Nam, hiệu ức Trai; người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là
Thường Tín, Hà Nội), quê gốc ở Chí Linh (Hải Dương), đỗ thái học sinh
năm 1400 thời nhà Hồ, làm Chánh trưởng Ngự sử đài. Quân Minh xâm
lược, bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu và giam lỏng ông ở
Đông Quan. Ông trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi, dâng sách Bình Ngô,
tham gia cuộc bao vây địch ở Đông Quan; giành toàn thắng, theo lệnh
vua Lê Thái Tổ viết bài Bình Ngô đại cáo, được coi như bản tuyên ngôn
độc lập thứ hai trong lịch sử nước ta. Ông giữ chức Nhập nội Hành khiển,
trở thành nhà chiến lược, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng - văn hoá lớn của
dân tộc; để lại nhiều tác phẩm thơ văn mang tính nhân đạo tiêu biểu. Cuối
đời bị vu oan, ông về ở ẩn tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), rồi chịu
án "Lệ Chi Viên" tru di ba họ. Hai mươi năm sau, Lê Thánh Tông mới
minh oan cho ông. Tác phẩm để lại: Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Quân



trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập... Năm 1980, tên của ông vinh dự
được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Đường gần 2,2km kéo từ Ngã Tư Sở đến giáp ranh với Hà Đông,
đoạn Phùng Khoang.
Về lịch sử, đây là đoạn quốc lộ 6, trước là đường "Thượng đạo lai
kinh" của các trấn xứ Nam về Thăng Long, được nắn thẳng lại. Đất Kẻ
Mọc - Nhân Mục, Thượng Đình, Hạ Đình của huyện Thanh Trì cũ. Thôn
Phùng Khoang nay thuộc xã Trung Văn, huyện Từ Liêm có chùa Thanh
Xuân được xếp hạng năm 1991.
Đường chạy trên đất phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, các
phường Thượng Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân
Nam, quận Thanh Xuân; qua khu công nghiệp Thượng Đình với nhiều
nhà máy cơ khí và hoá chất lớn.
phạm sư mạnh
Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV), người làng Hiệp Thạch, vùng núi
Kính Chủ, huyện Giáp Sơn (nay là Kinh Môn), tỉnh Hải Dương. Tên tự là
úy Trai, đỗ thái học sinh năm 1323 đời Trần; làm quan trải ba triều vua,
đến chức Nhập nội Hành khiển. Đi sứ nhà Nguyên (1354) đã bác bỏ
thành công chuyện cột đồng Mã Viện. Ông còn là nhà thơ yêu nước với
tác phẩm Hiệp Thạch tập đậm đà tính dân tộc.
Phố dài 200m kéo từ phố Phan Chu Trinh đến phố Ngô Quyền, cắt
ngang qua phố Nguyễn Khắc Cần.
Về lịch sử, đây vốn là đất Trường đúc tiền (Bảo Toàn cục) thời
Nguyễn. Nay thuộc các phường Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, quận Hoàn
Kiếm.
Thời Pháp thuộc là phố Xưởng Đúc Tiền (Rue de la Sapèquerie).
thân nhân trung
Thân Nhân Trung (1419-1499) tên tự là Hậu Phủ, quê ở Yên Ninh,

huyện Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1469) năm Quang
Thuận thứ 10 đời Lê Thánh Tông. Ông được cử giữ chức Tế tửu Quốc Tử
Giám, thăng Đông các Đại học sĩ kiêm Thượng thư Bộ Lại. Ông là nhà
thơ, nhà giáo nổi tiếng, là Phó Nguyên soái hội Tao Đàn. Ông tham gia
biên soạn bộ sách Thiên Nam dư hạ tập, viết tựa cho bộ sách này. Khi vua
Thánh Tông mất, ông được cử soạn văn bia Thánh Tông chiêu lăng bi


minh để khắc vào bia đá. Một số bài thơ Nôm của ông trong Hồng Đức
quốc âm thi tập đã phản ánh tấm lòng yêu nước của một trí thức chân
chính đương thời. Tháng 6 năm 2008, tên của ông chính thức được đặt cho
một đường phố Hà Nội.
Phố dài 500m kéo từ đường núi Đôi, chỗ trước Nhà văn hoá huyện
Sóc Sơn, cạnh sân vận động và trường Trung học cơ sở thị trấn, đi đến
đường vành đai khu đô thị mới Sóc Sơn, trên đất thị trấn Sóc Sơn.
phùng khắc khoan
Phùng Khắc Khoan (1528-1613), người làng Bùng (Phùng Xá),
huyện Thạch Thất, nay thuộc Hà Nội; nổi tiếng thông minh từ nhỏ, học
trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, quen gọi là Trạng Bùng. Năm 1550 vào Thanh
phù Lê, diệt Mạc. Đỗ hoàng giáp (1580), làm quan Thượng thư Bộ Hộ,
Bộ Công triều Lê; đi sứ sang nhà Minh (1597), lý lẽ cứng cỏi. Ông còn là
nhà thơ, tác giả tập thơ Nôm Lâm tuyền văn, miêu tả các loài cây cỏ. Ông
đem nghề dệt dạy cho dân vùng quê ông. Thời tạm chiếm, tên của ông
chính thức được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài gần 170m kéo từ phố Trần Xuân Soạn đến phố Hoà Mã.
Nhà số 3 là đình - chùa - đền Hoà Mã có tên chữ là Đổi Mã Cung - nơi
vua thay áo đến tế đàn Nam Giao, di tích đã xếp hạng năm 1986.
Về lịch sử, đây là đất thôn Hoà Mã và Giáo Phường, tổng Tả
Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Ngô Thì Nhậm, quận
Hai Bà Trưng.

Thời Pháp thuộc là phố Anphơrết Logiơrô (Rue Alfred Logerot).
Sau cách mạng là ngõ Hoà Mã.
nguyễn gia thiều
Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) được phong tước Ôn Như Hầu
người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh). Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, từ bé học trong phủ
Âng Trịnh, thông minh, hiểu nhiều ngành nghệ thuật: nhạc họa, kiến
trúc... Năm 18 tuổi làm Hiệu úy rồi thăng Tổng binh, trấn thủ Hưng Hoá,
được phong tước Hầu. Tây Sơn thống nhất đất nước, ông về làng sống ẩn
dật rồi mất. Tác giả Cung oán ngâm khúc nổi tiếng. Sau hoà bình, tên của
nhà thơ vinh dự đựơc đặt cho một đường phố Hà Nội.


Phố dài 350m kéo từ phố Quang Trung đến phố Trần Bình Trọng,
cắt ngang qua phố Liên Trì.
Về lịch sử, đất phố thuộc thôn Liên Thủy, tổng Tiền Nghiêm,
huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn
Kiếm.
Thời Pháp thuộc là phố Bôniphaxi (Rue Bonifacy). Sau cách mạng
đặt tên là phố Ôn Như Hầu.
nguyễn du
Nguyễn Du (1766-1820) là đại thi hào dân tộc, người làng Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra ở phường Bích Câu, thành
Thăng Long. Ông có tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, xuất thân trong một
gia đình quý tộc. Đậu tú tài, làm chức quan nhỏ thời Lê Mạt. Khi Tây Sơn
ra Bắc Hà, ông lánh về quê vợ ở Thái Bình, rồi về quê nội. Thời Gia Long
ông được bố trí làm Tri huyện, Tri phủ, phong hàm Cần chánh Điện học
sĩ, từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông để lại nhiều thi phẩm Hán - Nôm.
Trong đó có tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Ông được UNESCO phong là
Nhà Văn hoá thế giới. Năm 1966, các châu lục đều tổ chức kỷ niệm 200

năm ngày sinh của ông. Sau cách mạng, tên của đại thi hào vinh dự được
đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 1,06km từ phố Huế đến đường Lê Duẩn, cắt ngang qua các
phố Bà Triệu, Quang Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, chạy bên bờ bắc
hồ Thiền Quang.
Về lịch sử, đất phố thuộc các phường, thôn: Phục Cổ, Thuần Mỹ
(tổng Tả Nghiêm), Liên Thủy; Cung Tiến (tổng Tiền Nghiêm), thuộc
huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Bùi Thị Xuân và Nguyễn Du,
quận Hai Bà Trưng.
Thời Pháp thuộc là ba phố: đoạn đầu đến ngã năm Bà Triệu là
đường 88 (Voie 88) sau đổi là phố Rikiê (Rue Riquier). Đoạn giữa cạnh
hồ là phố Hale (Rue Halais). Đoạn cuối là phố Đuyphuốc (Rue
Dufourcq).
nguyễn công trứ
Nguyễn Công Trứ (1778-1858), hiệu Ngộ Trai, Hy Văn, người làng
Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ giải nguyên (1819),
làm tri huyện rồi đến Tổng đốc, Thượng thư nhưng đầy chìm nổi, có lúc


bị cách làm lính. Ông có tài thao lược, có công khai hoang lấn biển vùng
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; lập ra các huyện mới: Tiền Hải, Kim
Sơn... Ông còn là nhà thơ tài hoa, sáng tác nhiều bài ca trù nổi tiếng. Ông
có phong cách sống ngất ngưởng khác đời, khác người nhưng lại chứa
đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc. Thời tạm chiếm, tên của ông vinh dự
được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài hơn 1,2km kéo từ phố Trần Thánh Tông đến phố Huế, cắt
ngang các phố Tăng Bạt Hổ, Lò Đúc.
Về lịch sử, đất phố thuộc các thôn Cảm ứng, Yên Hội, Hàng
Hương, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc các phường
Phan Đình Hổ, Đồng Nhân, Phố Huế, quận Hai Bà Trưng. Phố có nhiều

ngõ nhỏ, chủ yếu đi vào các khu tập thể.
Thời Pháp thuộc, lúc đầu là phố Nghĩa Trang (Rue de la Cimetière)
vì có nghĩa địa Tây ở đây. Sau đổi là phố Đội Larivê (Rue Sergent
Larrivée). Sau cách mạng gọi là phố YécXanh. Trên phố có một ngõ cùng
tên ở số nhà 35 rẽ vào, đi thông sang phố Đồng Nhân.
đặng trần côn
Đặng Trần Côn là người vùng Kẻ Mọc, Hạ Đình, xã Khương Đình,
huyện Thanh Trì. Thời trẻ, ông là danh sĩ nổi tiếng, được nhân dân trong
vùng xếp vào hàng đầu trong số "Thanh Trì tứ hổ" (bốn con hổ huyện
Thanh Trì: Côn, Hiên, Điền, Đẩu). Ông đỗ hương cống, làm tới Tri huyện
Thanh Oai, sống khoảng đầu thế kỷ XVIII. Ông giỏi thơ phú, là tác giả
Chinh phụ ngâm viết bằng chữ Hán sau được nhiều người dịch sang chữ
Nôm. Bản dịch quen thuộc lâu nay vẫn được truyền tụng là của Đoàn Thị
Điểm. Chưa rõ năm nào tên của nhà thơ được chính thức đặt cho đường
phố Hà Nội.
Phố dài 220m kéo từ phố Cát Linh đến phố Đoàn Thị Điểm.
Trước kia, phố là đất thôn An Trạch, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh
Thuận cũ. Nay thuộc phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa.
Thời Pháp thuộc là phố Alếcxăng đờ Rốt (Rue Alexandre de
Rhodes).
cao bá quát
Cao Bá Quát (1808-1855): tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn
Hiên, nhà thơ, người xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, sống ở đất Thăng Long.


Năm 1831 đỗ cử nhân, 1851 làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây), 1854
cùng Lê Duy Cự khởi nghĩa Mỹ Lương (nay là Mỹ Đức, Hà Nội) bị đàn
áp dã man, ông hy sinh vào đầu năm 1855. Cao Bá Quát là nhà thơ có tài
năng và bản lĩnh, được người đời tôn là "Thánh Quát". Ông để lại hơn
1.300 bài thơ. Thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ

phong kiến trì trệ, bảo thủ, lạc hậu và chứa đựng tư tưởng khai sáng, phản
ánh nhu cầu muốn đổi mới xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ
XIX. Cao Bá Quát còn là nhà thư pháp nổi tiếng. Chưa có tài liệu nào ghi
rõ tên của Cao Bá Quát được đặt cho đường phố Hà Nội từ bao giờ.
Phố Cao Bá Quát dài gần 500m kéo dài từ đầu phố Lê Duẩn cắt
ngang phố Hoàng Diệu, ngoặt chéo sang phố Nguyễn Thái Học, cạnh Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trước kia, con đường này chạy men theo hào
phía nam thành Thăng Long thời Nguyễn. Nay thuộc phường Điện Biên,
quận Ba Đình.
Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Tuyên Quang.
nguyễn đình chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tên tục gọi là Đồ Chiểu, người
làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố
Hồ Chí Minh); quê gốc Thừa Thiên. Khi ông đang học ở Huế, sắp thi Hội
thì mẹ mất (1848), ông khóc thương mà bị mù, trở về Gia Định chịu tang
rồi mở trường dạy học. Pháp chiếm Gia Định, ông lánh về Bến Tre, ủng
hộ Trương Định, viết nhiều thơ văn cổ vũ nhân dân chống Pháp, không
chịu hợp tác với địch. Ông còn làm thuốc cứu dân. Tác giả các truyện
Nôm nổi tiếng: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật
vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... Hoà bình lập lại, tên của nhà thi sĩ
mù vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 430m kéo từ phố Trần Nhân Tông đến phố Tô Hiến Thành,
chạy theo cạnh phía đông công viên Thống Nhất.
Về lịch sử, đất phố thuộc thôn Thiền Quang và Thể Giao, tổng
Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Nguyễn Du và Lê
Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.
Thời Pháp thuộc là đường D (Voie D). Thời tạm chiếm là đường
296 (gồm cả đoạn đầu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm).
nguyễn thượng hiền



Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925), hiệu là Mai Sơn, người làng
Liên Bạt, huyện Sơn Lãng (nay là ứng Hoà, Hà Nội); đỗ hoàng giáp năm
1889, bị ép mãi mới chịu ra làm quan ở Quốc sử quán, sau thăng Đốc học
Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định. ủng hộ phong trào Đông Du, ông ra
nước ngoài năm 1908, hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội cùng
với Phan Bội Châu; tổ chức đánh đồn địch ở biên giới Lạng Sơn, Móng
Cái, xong không thành công. Ông đi tu và mất ở Hàng Châu (Trung
Quốc). Ông còn là nhà thơ, tác giả Nam chi tập. Sau cách mạng, tên của
ông vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 250m, kéo từ phố Trần Bình Trọng (bên bờ tây hồ Thiền
Quang), đến đường Lê Duẩn ở ngã tư Khâm Thiên.
Về lịch sử, đây là đất thôn Liên Thủy, tổng Tiền Nghiêm, huyện
Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.
Thời Pháp thuộc là phố Mônggơrăng (Rue Mongrand).
trần tế xương
Trần Tế Xương (1870-1907), tên thường gọi Tú Xương, tên thật là
Trần Duy Uyên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích; người làng Vị Xuyên,
huyện Mỹ Lộc, nay là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Ông chỉ đỗ
tú tài (1894) nhưng có tài văn thơ, nhất là thơ trào phúng - phê phán, đả
kích sâu cay bọn quan tham nhũng, nhà giàu ti tiện và những thói rởm
đời; là tác giả Vị Xuyên thi văn tập. Mộ ông được đặt ở công viên giữa
thành Nam. Thời tạm chiếm, tên nhà thơ chính thức được đặt cho một
đường phố Hà Nội.
Phố chỉ dài 85m kéo từ phố Nam Tràng đến phố Lạc Chính, chạy
ngang bán đảo Ngũ Xã ở phía nam, cạnh hồ Trúc Bạch.
Về lịch sử, đây vốn là đất thôn Ngũ Xã, tổng Yên Thành, huyện
Vĩnh Thuận cũ. Nay thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.
Thời Pháp thuộc là đường 108 (Voie 108). Sau cách mạng gọi là
phố Tú Xương.

nguyễn khắc hiếu
Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939), hiệu Tản Đà, người làng Khê
Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Ông
thuộc dòng họ khoa bảng lâu đời ở làng Lủ (nay thuộc xã Đại Kim,
Thanh Trì). Ông là nhà thơ, nhà báo, những bài viết đầu tiên đăng ở Đông


Dương tạp chí (1915). Ông chủ trương tờ An Nam tạp chí. Tác giả nhiều
tập thơ văn: Thơ Tản Đà, Khối tình con, Giấc mộng con, Thề non nước,
Tản Đà tùng văn... Ông mất tại Cầu Mới - Ngã Tư Sở (nay là số 47
Nguyễn Trãi) ngày 7 tháng 6 năm 1939. Thời tạm chiếm, tên của nhà thơ
chính thức được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 230m chạy dọc chính giữa bán đảo Ngũ Xã ở bên bờ đông
hồ Trúc Bạch cắt ngang qua phố Ngũ Xã.
Về lịch sử, đây là đất thôn Ngũ Xã, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh
Thuận cũ. Nay thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.
Thời Pháp thuộc là đường 103 (Voie 103). Sau cách mạng gọi là
đường Tản Đà.
huỳnh văn nghệ
Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) có bí danh Hoàng Hồ. Ông là chiến
sĩ - nhà thơ, quê Tân Yên, Bình Dương, tham gia quân đội trong kháng
chiến chống Pháp tại Chiến khu Đ, Nam Bộ, làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh
Quân khu VII, được phong quân hàm Thiếu tướng. Hai câu thơ của ông
trong bài Nhớ Bắc viết ở chiến khu năm 1946-1948 được trích dẫn trong
nhiều bài viết ở nhiều nơi, nhưng đôi lúc khác nhau. Nguyên văn của tác
giả là:
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Năm 1953, Trung ương điều ông ra Bắc, lần lượt được giao giữ các
chức Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu, chuyển ngành sang

lâm nghiệp là Tổng Cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, trở lại
miền Nam, ông làm Phó Bí thư Đảng ủy Trung ương Cục miền Nam, Phó
ban Kinh tài, Trưởng ban Lâm nghiệp Trung ương Cục miền Nam, Thứ
trưởng Bộ Lâm nghiệp. Tháng 6 năm 2008, tên của ông vinh dự được đặt
cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 700m kéo từ đường Nguyễn Văn Linh (cạnh số nhà 449)
vào giữa khu đô thị mới Sài Đồng, quận Long Biên.
phạm huy thông
Phạm Huy Thông (1916-1988) là giáo sư - viện sĩ, nhà thơ, nhà sử
học, nhà sư phạm. Ông quê làng Đào Xá, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Tốt nghiệp Cử nhân Luật ở Hà Nội (1937), sang Pháp học đậu Tiến sĩ


Luật (1942), Thạc sĩ Sử - Địa (1944), làm việc ở Trung tâm quốc gia
Nghiên cứu khoa học Pháp (1944-1950), biết nhiều thứ tiếng, đảng viên
Đảng Cộng sản Pháp (1949). ở Pháp, ông hoạt động trong giới Việt kiều
yêu nước, làm thư ký cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn ta sang
Pháp (1946). Ông bị trục xuất về nước năm 1952, và bị bắt giam tại Sài
Gòn hai năm. Ra tù ông làm Tổng thư ký phong trào hoà bình Sài Gòn Chợ Lớn, địch lại bắt đưa ra Hải Phòng, năm 1955 được ta giải thoát.
Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm,
Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Phó Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội
Việt Nam, Viện sĩ Hàn lâm Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội
Liên hiệp Thanh niên, Chủ tịch Hội Du lịch Hà Nội, ủy viên ủy ban Hoà
bình thế giới, Đại biểu Quốc hội khoá II, III, Giải thưởng quốc gia Hồ
Chí Minh (2000). Ông là một trong những người khởi xướng "Thơ mới",
tác giả nhiều tập thơ và kịch thơ, đề xuất nghiên cứu thời Hùng Vương.
Tháng 7 năm 2001, tên của ông chính thức được đặt cho một đường phố
Hà Nội.
Phố dài 800m kéo từ phố Nguyễn Chí Thanh - chỗ Công ty máy tính
- chạy vòng quanh phía tây hồ Ngọc Khánh ra đến vườn hoa Nút Cống,

cạnh phố Nguyễn Chí Thanh.
Về lịch sử, đây vốn là đất thôn Ngọc Khánh tách ra từ trại Giảng
Võ, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận xưa. Nay thuộc phường Ngọc Khánh,
quận Ba Đình.
Trước khi đặt tên chính thức: dân tự gọi là "phố quanh hồ Ngọc
Khánh".
xuân diệu
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (1917-1985), nhà thơ, nổi
tiếng từ phong trào Thơ mới, quê gốc làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh; sinh ở quê mẹ Tuy Phước, Bình Định, đỗ tú tài (1940); làm viên
chức

Mỹ Tho; từ 1943 ra Hà Nội sống, làm thơ. Tập Thơ thơ (1938) là sáng tác
đầu tay. Tác giả 15 tập thơ: Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung
(1960), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca
(1982)...; 14 cuốn phê bình tiểu luận: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Ba


thi hào dân tộc, Phê bình giới thiệu thơ, Dao có mài mới sắc, và Cây đời
mãi mãi xanh tươi... Tham gia Văn hoá Cứu quốc, Thư ký toà soạn Tạp
chí Tiên phong, đại biểu Quốc hội khoá I (1946), ủy viên Thường vụ và
ủy viên Chấp hành Hội Nhà văn khoá I, II, III. Ông mất ngày 18 tháng 12
năm 1985 tại Hà Nội. Tháng 7 năm 1996, tên của ông chính thức được
đặt cho một đường phố Hà Nội.
Đường dài 1,13km kéo từ ngã ba với đường Nghi Tàm đến ngã ba
đầu thôn Quảng Bá, gặp đê sông Hồng, đường chạy qua đầu các đường
Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Tô Ngọc Vân; nơi xưa có rặng ổi kéo dài một
đoạn đầu Nghi Tàm.
Về lịch sử, đây là đất phường Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, tổng
Thượng, huyện Vĩnh Thuận cũ; sau thuộc huyện Từ Liêm; khi lập quận

Tây Hồ, xã Quảng An thành phường (1996). Cạnh đường đi xuống phía hồ
Tây có di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Kim Liên (Hoàng Ân tự) xếp
hạng năm 1962. Nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Dân đặt là
đường Tây Hồ trước khi có tên chính thức.
Có bao nhiêu đường phố mang tên các nhà văn? Các đường
phố này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Có 14 đường phố mang tên các nhà văn. Các đường phố này có
đặc điểm:
trương hán siêu
Trương Hán Siêu (? - 1355), người làng Phúc Thành, huyện Yên
Ninh (nay là Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Thuở nhỏ học giỏi, được Trần
Hưng Đạo nuôi. Sau thành nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Trần, làm
quan tới chức Hành khiển, Tả tham tri chính sự. Đồng tác giả với Nguyễn
Trung Ngạn - biên soạn bộ Hình thư, Hoàng triều đại điển và là người
viết bài phú Bạch Đằng giang. Năm 1353 ông vào trấn Châu Hoá cản
quân Chiêm sang cướp phá. Xong việc, trên đường về Thăng Long thì ốm
chết, được truy tặng Thái Bảo, cho phối thờ ở Văn Miếu.
Phố dài 205m kéo từ phố Ngô Văn Sở đến phố Nguyễn Du, cắt
ngang qua phố Trần Quốc Toản.
Về lịch sử, đây vốn là đất thôn Phúc Lâm, tổng Tả Nghiêm và thôn
Liên Thủy, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc hai


phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm và Nguyễn Du, quận Hai Bà
Trưng.
Thời Pháp thuộc là phố Rôbe (Rue Robert).
trịnh hoài đức
Trịnh Hoài Đức (1765-1825) là nhà văn, nhà địa lý thời Nguyễn;
gốc người Hoa lập nghiệp ở trấn Biên (nay là tỉnh Biên Hoà) đỗ khoa thi

Hương đầu tiên do Nguyễn ánh mở, làm quan đến Hàn lâm Viện, Thượng
thư Bộ Hộ, Hiệp tổng trấn thành Gia Định, từng là Chánh sứ sang triều
Thanh. Tác giả Gia Định thành thống chí. Thời tạm chiếm, tên của ông
chính thức được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 310m kéo từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh,
chạy trước mặt chính sân vận động Hà Nội (trước gọi là sân Hàng Đẫy SEPTO).
Về lịch sử, đây là đất thôn Cổ Thành, tổng Hữu Nghiêm, huyện
Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa.
Thời Pháp thuộc là đường 214 (Voie 214). Sau cách mạng gọi phố
Mạc Đĩnh Chi.
phạm đình hổ
Phạm Đình Hổ (1768-1839), quê làng Đan Loan, huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương; nhưng sống ở phường Hà Khẩu, Thăng Long.
Ông chỉ đỗ sinh đồ, nhưng học rộng, biết nhiều, từng làm Hàn lâm Viện,
sau đến chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Tác giả nhiều sách nghiên cứu về
văn, sử, địa. Ông là một nhà văn với tác phẩm chính: Vũ trung tuỳ bút và
Tang thương ngẫu lục (cùng với Nguyễn án). Sau cách mạng, tên của ông
vinh dự được đặt cho một đường phố Hà Nội.
Phố dài 220m kéo từ phố Tăng Bạt Hổ đến phố Lò Đúc, cắt ngang
qua phố Hàng Chuối.
Về lịch sử, đây vốn là đất thôn Nhân Chiêu, tổng Hậu Nghiêm,
huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà
Trưng.
Thời Pháp thuộc là phố Sêông (Rue Chéon).
phan kế bính
Phan Kế Bính (1875-1921), hiệu là Bưu Văn, nhà văn, dịch giả,
nhà nghiên cứu văn học; sinh tại làng Thuỵ Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh
Hà Đông (nay thuộc phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), trong



một gia đình khoa cử. Đỗ cử nhân (1906), không ra làm quan, hưởng ứng
phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục; làm báo Đăng Cổ tùng
báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn; tác giả nhiều sách văn, sử:
Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương, Việt Nam phong tục, Việt Hán
văn khảo... và dịch nhiều tác phẩm chữ Hán. Ông mất tại Hà Nội ngày 30
tháng 5 năm 1921. Tháng 1 năm 1998, tên của ông vinh dự được đặt cho
một đường phố Hà Nội.
Phố dài 350m kéo từ phố Liễu Giai đến phố Nguyễn Văn Ngọc nối
với phố Linh Lang.
Về lịch sử, đây vốn thuộc đất trại Cống Vị, tổng Nội, huyện Vĩnh
Thuận cũ. Nay thuộc phường Cống Vị, quận Ba Đình.
Năm 1995 đặt tên là ngõ Liễu Giai.
hoàng ngọc phách
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973), hiệu Song An, nhà giáo - nhà văn
- nhà nghiên cứu văn học, người làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, Hà
Tĩnh. Viết tạp chí Nam Phong từ năm 1919. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm
năm 1922. Gắn bó với giáo dục 40 năm, từng làm Giám đốc học khu Bắc
Ninh, Giáo dục Khu XII, Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương,
Ban tu thư Bộ Giáo dục, năm 1959 sang Viện Văn học Việt Nam. Mất tại
Hà Nội ngày 24 tháng 11 năm 1973.
Tác phẩm chính: Tố Tâm (1922), Thời thế với văn chương (1941),
Đâu là chân lý (1941). Văn thơ Nguyễn Khuyến (viết chung 1957), Sơ
tuyển Văn thơ yêu nước và cách mạng (viết chung 1958).
Đường phố không dài, 320m kéo từ ngã tư Láng Hạ - Thái Thịnh
đến đường Nguyên Hồng, chạy qua khu A và giữa hai khu B - C, khu tập
thể Nam Thành Công.
Trước kia, đất đường thuộc trại Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh
Thuận cũ. Nay thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa.
ngô tất tố
Ngô Tất Tố (1894-1954) là nhà báo, nhà văn hiện đại, người làng

Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông đỗ đầu xứ nhưng bỏ
Nho học, đi làm báo, viết văn, dịch thuật. Những tác phẩm nổi tiếng trước
cách mạng như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng... cùng với nhiều bài báo
bình luận xuất sắc ký nhiều bút danh, những sách nghiên cứu phê bình


như Nho giáo, Lão Tử, Mặc Tử, dịch thơ văn Hán - Nôm và truyện Trung
Quốc đã đưa ông thành cây bút hiện thực lớn. Ông tham gia Văn hoá cứu
quốc, đi kháng chiến chống Pháp, làm báo cách mạng và mất tháng 4 năm
1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Năm 1994, tên của nhà văn vinh dự được
đặt
cho
một
đường
phố
Hà Nội.
Phố dài 100m kéo từ phố Văn Miếu chạy vào, có ngách thông sang
phố Ngô Sĩ Liên.
Về lịch sử, đất phố vốn thuộc thôn Ngự Sử, tổng Hữu Nghiêm,
huyện Thọ Xương cũ.
Thời Pháp thuộc là đường 251 (Voie 251). Sau cách mạng gọi phố
Trạng Bùng. Thời tạm chiếm là phố 226.
trúc khê
Trúc Khê (1901-1947) là học giả, nhà văn, tên thật là Ngô Văn
Triện, còn các bút danh Ngô Sơn, Kim Phương. Quê ở làng Canh Thị
Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Học chữ Nho rồi học trường
Pháp - Việt. Làm thợ đóng sách ở nhà in và viết báo, làm thơ từ năm 20
tuổi cho các báo Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Văn học tạp
chí, chủ bút báo Bắc Hà. Từ năm 1935 chuyên giúp Nhà xuất bản Tân
Dân ra Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao Đàn... Ông

còn cộng tác với báo Tri tân, Nước Nam. Khoảng 1927 tham gia Việt
Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học, bị bắt giam ở Hoả Lò, quản
thúc 5 năm ở quê. Sau mở Trúc Khê thư cục xuất bản sách và các báo,
viết sách về danh nhân lịch sử, dịch sách Trung Quốc, viết tiểu thuyết...
Tác phẩm chính: Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Chu Mạnh
Trinh, Đò chiều, Nát ngọc, Trăm lạng vàng, Chợ chiều (thơ); Truyền kỳ
mạn lục, Tang thương ngẫu lục, Lý Bạch, Kinh thi (dịch). Ông mất năm
47 tuổi trong kháng chiến chống Pháp ở Trại Ro, huyện Quốc Oai. Tháng
6 năm 2008, tên của ông được lấy làm tên một đường phố Hà Nội.
Phố dài 300m kéo từ số nhà 2 ngõ 68 Nguyên Hồng đến số nhà
103 đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa.
vũ ngọc phan
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học
dân gian, nhà phê bình, dịch thuật. Sinh tại Hà Nội; quê gốc làng Đông


Cao, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đỗ tú tài, làm báo, viết ký, dịch, phê
bình văn học; tham gia Văn hoá Cứu quốc (1945), Ban Nghiên cứu Văn Sử - Địa (1953-1960), Viện Văn học; sáng lập viên và Tổng thư ký đầu
tiên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (1967). Tác giả bộ sách Nhà văn
hiện đại (1943), Truyện cổ Việt Nam (1955), Tục ngữ - ca dao - dân ca
Việt Nam (1956). Truyện dân gian Việt Nam (1975). Ông mất tại Hà Nội
ngày 14 năm 6 năm 1987. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 1 năm 1998, tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố Hà
Nội.
Phố dài 300m kéo từ phố Láng Hạ đến cuối đường Nguyên Hồng.
Về lịch sử, đây vốn là đất trại Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh
Thuận cũ. Nay thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa.
nguyễn công hoan
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là nhà văn Việt Nam hiện đại,
ông người làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tốt nghiệp

trường Cao đẳng Sư phạm, đi dạy học cho đến Cách mạng tháng Tám.
Viết văn từ năm 1920, nổi tiếng với truyện ngắn mang tính hoạt kê có
phong cách riêng in trong An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy và các tiểu
thuyết hiện thực: Bước đường cùng, Tắt lửa lòng. Lá ngọc cành vàng... từ
trước cách mạng. Dưới chế độ ta. Ông từng làm Giám đốc Kiểm duyệt
báo chí, Sở Tuyên truyền Bắc Bộ, tham gia Văn hoá cứu quốc. Kháng
chiến chống Pháp gia nhập quân đội, tiếp tục làm báo, viết văn; ủy viên
Chấp hành Hội Nhà văn nhiều khoá, Chủ tịch Hội Nhà văn khoá đầu
(1957-1958). Tác phẩm giai đoạn sau có: Hỗn canh hỗn cư, Đống rác cũ,
Đời viết văn của tôi.... Năm 1995, tên của ông vinh dự được đặt cho một
đường phố Hà Nội.
Phố dài hơn 530m kéo từ phố Ngọc Khánh rẽ qua cầu, trên mương
Ngọc Khánh, đến phố Nguyễn Chí Thanh, bên bờ hồ Ngọc Khánh.
Về lịch sử, đất phố thuộc làng Ngọc Khánh, trại Giảng Võ, tổng Nội,
huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.
nguyễn tuân
Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn Việt Nam có phong cách độc
đáo, người làng Mọc Thượng Đình, sinh tại phố Hàng Bạc, nhưng sống
với gia đình thời trẻ ở miền Trung. Làm báo, viết văn, đóng phim từ năm


1930. Nổi tiếng với thể loại tuỳ bút mang phong cách riêng độc đáo cả
trước cách mạng, trong kháng chiến và sau hoà bình. Tham gia chống
Pháp, đi Nam tiến; Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; đi bộ đội tham gia
các chiến dịch Sông Thao, Đường số 4. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị:
Thiếu quê hương, Vang bóng một thời, Tóc chị Hoài, Sông Đà, Hà Nội ta
đánh Mỹ giỏi... Năm 1995, tên của nhà văn vinh dự được đặt cho một
đường phố Hà Nội.
Về mặt lịch sử, đây vốn là đất xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm cũ.
Nay thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

nguyễn huy tưởng
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn Việt Nam hiện đại,
người làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh,
Hà Nội). Lúc đi học đã tham gia phong trào yêu nước của học sinh Hải
Phòng, làm thư ký nhà Đoan, rồi về Hà Nội viết văn để sống. Tác phẩm
của ông phần lớn đều lấy đề tài lịch sử, đăng lần đầu ở Tạp chí Tri tân
(1942) là tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì. Năm 1943 tham gia Văn hoá cứu
quốc, đại biểu dự Hội nghị Tân Trào. Sau cách mạng, hoạt động văn
nghệ. Kháng chiến lên Việt Bắc góp phần thành lập và xây dựng Hội Văn
nghệ Việt Nam. Hoà bình lập lại, ông thành lập và là Giám đốc đầu tiên
của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông là nhà văn Hà Nội viết nhiều tác phẩm
xuất sắc về Hà Nội, nhất là tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô và kịch bản
Luỹ Hoa. Năm 1995, tên của ông vinh dự được đặt cho một đường phố
Hà Nội.
Đường dài 950m kéo từ ngã ba phố Vũ Trọng Phụng, chạy phía
sau trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, song song với đường
Nguyễn Trãi, qua ngã tư với đường Nguyễn Tuân, đến đường bê tông
Thanh Xuân - năm 2001 đặt tên là đường Khuất Duy Tiến.
Về lịch sử, đây là đất xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm. Nay Nhân
Chính thành phường thuộc quận Thanh Xuân.
vũ trọng phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), người làng Hảo, huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên. Sống và gắn bó với Hà Nội từ nhỏ. Mồ côi cha từ bé, 16
tuổi đã phải đi làm đánh máy. Viết báo, viết văn từ năm 1930; viết cho


×