Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài tập đề thi Lý 9 Năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.64 KB, 4 trang )

Họ và tên :…………………………..
Lớp: 9.1
1. Hai điện trở R1 = 22 Ω, R2 = 28 Ω mắc nối tiếp nhau rồi nối vào một nguồn điện

có hiệu điện thế Um = 12 V.
a. Tính cường độ dòng điện qua mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
b. Tính công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch AB.
c.Thay điện trở R2 bằng bóng đèn (3V – 1,8 W) thì đèn có sáng bình thường
không? Vì sao ?
2. Trên hóa đơn tiền điện tháng 12 của một hộ gia đình có ghi chỉ số cũ 3494, chỉ
số mới 3685. Biết tiền điện phải trả trong tháng 11 của hộ này là 425 856 đồng.
a) Cho bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT
ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Bộ Công Thương. Biết thuế VAT là 10%. Hỏi
tháng nào sử dụng ít điện hơn? Ít hơn bao nhiêu tiền?
Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang
(Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Bộ Công Thương)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 đến 50

đ/kWh

1,484

Bậc 2: Cho kWh từ 51 đến
100

đ/kWh

1,533

Bậc 3: Cho kWh từ 101 đến
200



đ/kWh

1,786

Bậc 4: Cho kWh từ 201 đến
300

đ/kWh

2,242

Bậc 5: Cho kWh từ 301 đến
400

đ/kWh

2,503

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở
đ/kWh
2,587
lên
b) Tại sao nói sử dụng giá bán lẻ điện bậc thang là một biện pháp tiết kiệm điện.
c) Em hãy nêu một biện pháp tiết kiệm điện trong thực tế đời sống.
3. Cho hai điện trở R1 = 30Ω và R2 với R1 < R2 được mắc vào hiệu điện thế U
không đổi. Khi hai điện trở này mắc nối tiếpthì công suất của đoạn mạch là
PNT, khi hai điện trở này mắc song song thì công suất của đoạn mạch là
PSS .Tính R2 biết rằng PSS = 6,25 PNT.
4. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 12 V vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R1 và

R2 = 2 R1 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là I = 0,4 A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch; công suất tiêu thụ của toàn
đoạn mạch; trị số điện trở của R1, R2 và hiệu điện thế giữa hai đầu R2.


b) Bóng đèn sợi đốt Đ (6V – 1,8 W) có điện trở xem như không thay đổi được
mắc song song với R2. Hỏi đèn sáng thế nào? Vì sao?
5. Giữa 2 điểm A,B của mạch điện có mắc R1 = 6Ω , R2 = 4Ω song song nhau. Biết
hiệu điện thế của mạch không đổi bằng 12 V.
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua đoạn mạch?
c/ Tính công suất tiêu thụ của mạch
R1

R2

6. Cho mạch điện như hình 3, gồm hai điện trở R1 = 4 Ω A
B
nối tiếp điện trở R2 = 8 Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi
Hình 3
U = 24 V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương đoạn mạch AB và cường độ dòng điện chạy qua
mạch ?
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1 trong thời gian 10 phút ?
c)Mắc thêm điện trở R3 song song với cả đoạn mạch điện trên thì cường độ dòng
điện trong mạch chính gấp 3 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính điện trở R3 ?
7. Một hộ gia đình tiêu thụ điện năng trung bình
Giá bán lẻ điện
trong một tháng là 540 kWh. Bảng khung giá bán Bậc 1: Cho kWh từ 0-50 : 1400 đ
lẻ điện ở hình 4. Biết tiền điện chi trả phải cộng Bậc 2: Cho kWh từ 51-100 : 1500 đ

3: Cho kWh từ 101-200 : 1700 đ
thêm tiền thuế giá trị gia tăng là 10 %. Em hãy Bậc
Bậc 4: Cho kWh từ 201-300 : 2200 đ
tính:
Bậc 5: Cho kWh từ 301-400 : 2500 đ
a) Tiền điện hộ gia đình này phải trả trong một Bậc 6: Cho kWh từ 400 trở lên: 2600 đ
tháng ?
b) Trong thời gian tới giá tiền điện sẽ tiếp tục tăng,
em hãy đưa ra hai hành động cụ thể để giúp gia đình tiết kiệm điện năng.
8. Hai điện trở R1 = 10Ω , R2 = 15Ω mắc song song giữa 2 điểm MN có hiệu điện
thế 12V không đổi
a/ Tính cường độ dòng điện mỗi điện trở.
b/ Điện trở R1 làm bằng chất có điện trở suất bằng 1,5. 10-6 Ωm, có tiết diện
1,5mm2 Tính chiều dài điện trở R1
b/ Tính điện năng tiêu thụ của mạch điện trong 1giờ
c/ Mắc nối tiếp đèn ( 6V- 3W) vào mạch thì đèn sáng như thế nào?
9. Cho hai điện trở R1 = 40 Ω, R2 = 60 Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện
có hiệu điện thế không đổi 24 V. Tính:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Cường độ dòng điện qua mạch chính, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2.
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong 5 phút.
d) Mắc thêm R3 song song với R2. Lúc này cường độ dòng điện chạy qua
mạch chính là 0,3 A. Tính R3.
10.Hai điện trở R1 = 80 Ω, R2 = 40 Ω mắc nối tiếp và được nối vào hiệu điện thế U
không đổi 24 V.


a. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.
b. Mắc thêmđèn song song R1.Trên đèn có ghi12 V- 3,6 W.Nhận xét độ sáng
của đèn.

11. Giữa hai điểm A và B của một đoạn mạch có điện trở mắc nối tiếp R1 = 15Ω,
R2 = 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B luôn không đổi là 12V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra của toàn mạch trong 20 phút.
c) Mắc thêm điện trở R3 song song với R1. Biết công suất tiêu thụ của R2 gấp 2
lần công suất tiêu thụ của R1 và R3. Tính điện trở R3.
12. Đoạn mạch AB gồm hai điện trở: R1 = 30 Ω mắc song song với điện trở R2
= 60 Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U =12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch trên.
13.Người ta mắc bếp điện( 220V – 880W) vào hiệu điện thế 220 V trong thời gian
10 phút.
a) Hãy cho biết ý nghĩa các số ghi trên bếp điện? Bếp điện đã chuyển hóa điện năng
thành dạng năng lượng nào khi hoạt động?
b) Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra theo đơn vị Jun và đơn vị Calo?
c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp
điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1 kWh là 1300 đồng.
14. Giữa 2 điểm A và B có hiệu điện thế luôn không đổi bằng 36V, người ta mắc




nối tiếp 2 điện trở R1 = 12 , R2 = 24 .
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và tính công suất tiêu thụ của đoạn
mạch.
b) Mắc thêm một bóng đèn Đ ghi (24V – 12W) song song với điện trở R2 ở đoạn
mạch trên. Đèn Đ có sáng bình thường không? Tại sao?
15.Một đoạn mạch gồm R1 = 4 Ω, R2 = 8 Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện có
hiệu điện thế không đổi U = 6 V. Tính:
a)

Điện trở đương đương của mạch
b)
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở
c)
Mắc bóng đèn ghi (2,5 V – 3 W) song song với R1. Đèn sáng bình
thường không? Tại sao?
16. Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 4Ω nối tiếp điện trở R2 = 8Ω. Đặt hiệu
điện thế không đổi U = 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi
điện trở.
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.


c) Mắc thêm đèn (3V-3W) nối tiếp với hai điện trở R1 và R2 rồi đặt vào hiệu điện
thếU = 24V. Hỏi đèn có sáng bình thường không? Giải thích.



×