GIÁO ÁN SINH HỌC 9
Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU.
- Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất
định.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền
trội hoàn toàn.
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to hình 3 SGK.
- Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức:
9A:
9B:
9C:
9D:
2. Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan
như thế nào? (sơ đồ)
- Giải bài tập 4 SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Lai phân tích
- Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F 2 trong thí - 1 HS nêu: hợp tử F2 có tỉ lệ:
nghiệm của Menđen?
1AA: 2Aa: 1aa
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái - HS ghi nhớ khái niệm.
niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Hãy xác định kết quả của những phép lai
TaiLieu.VN
Page 1
sau:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA
P: Hoa đỏ x
Aa
aa
Hoa trắng
- Các nhóm thảo luận, viết sơ đồ lai, nêu
kết quả của từng trường hợp.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng viết sơ đồ lai.
- Các nhóm khác hoàn thiện đáp án.
aa
- Kết quả lai như thế nào thì ta có thể kết - HS dựa vào sơ đồ lai để trả lời.
luận đậu hoa đỏ P thuần chủng hay không
thuần chủng?
- Điền từ thích hợp vào ô trống (SGK – 1- Trội; 2- Kiểu gen; 3- Lặn; 4- Đồng hợp
trang 11)
trội; 5- Dị hợp
- Khái niệm lai phân tích?
- 1 HS đọc lại khái niệm lai phân tích.
- GV nêu; mục đích của phép lai phân tích
nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang
tính trạng trội.
Tiểu kết :
1. Một số khái niệm:
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
- Thể đồng hợp có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa).
- Thể dị hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa).
2. Lai phân tích:
- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng
lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen
dị hợp.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của tương quan trội lặn
TaiLieu.VN
Page 2
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thồn tin SGK, - HS thu nhận và xử lý thông tin.
thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án.
- Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
- Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn nhận xét, bổ sung.
nhằm mục đích gì? Dựa vào đâu?
- Việc xác định độ thuần chủng của giống
có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- Muốn xác định độ thuần chủng của giống
- HS xác định được cần sử dụng phép lai
cần thực hiện phép lai nào?
phân tích và nêu nội dung phương pháp
hoặc ở cây trồng thì cho tự thụ phấn.
Tiểu kết:
- Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật.
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập
hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
- Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu phải kiểm tra độ
thuần chủng của giống.
Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn(Giảm tải)
4. Củng cố
Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng:
1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả sẽ là:
a. Toàn quả vàng
c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng
b. Toàn quả đỏ
d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng
2. ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với
cây thân thấp F1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là:
a. P: AA x aa
c. P: Aa
x Aa
b. P: Aa x AA
d. P: aa
x aa
TaiLieu.VN
Page 3
3. Trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ 1:1
a. Aa
x Aa
c. Aa
x aa
b. Aa x AA
d. aa
x aa
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 3, 4 vào vở.
- Kẻ sẵn bảng 4 vào vở bài tập.
TaiLieu.VN
Page 4