Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Phạm Thị Hải Châu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2017

Formatted: Top: 0.98", Bottom: 0.98", Top:
(Thin-thick small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 1 pt Border spacing: ), Bottom:
(Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 1 pt Border spacing: ), Left:
(Thin-thick small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 4 pt Border spacing: ), Right:
(Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 4 pt Border spacing: )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Formatted: Font: 5 pt


Phạm Thị Hải Châu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1954
Chuyên ngành:
Mã số:

Hồ Ch Minh họ
62 31 27 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa họ : PGS. Lê Mậu Hãn

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tá giả luận án

Phạm Thị Hải Châu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1


Formatted: Line spacing: Multiple 1.43 li

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...................... 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 6
6. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 6
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................................. 7
1.1.1. Công trình khoa học của các tác giả trong nước ..................................... 7
1.1.2. Công trình khoa học của các tác giả nước ngoài ................................... 23
1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu và những nội dung luận án cần tập trung
làm rõ ........................................................................................................................ 29
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố ............................... 29
1.2.2. Những nội dung luận án cần tập trung làm rõ ....................................... 30
Tiểu kết Chương 1................................................................................................ 31
Chương . C

SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 ...................................................................... 32
2.1. Một số khái niệm có liên quanKhái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945- 1954
2.1.1. Khái niệm tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh ............................................. 32
2.1.2. Khái niệm về chiến tranh....................................................................... 33
2.1.3. Khái niệm về chiến tranh nhân dân ....................................................... 35
2.1.4. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong
giai đoạn 1945-1954 .......................................................................................... 36

2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân .................... 38
2.2.1. Tiếp thu và phát triển sáng tạo truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc Việt Nam ............................................................................................ 38

32


2.2.2. Tiếp thu có chọn lọc những nội dung hợp lý, tích cực của tinh hoa
quân sự thế giới..................................................................................................... 41
2.2.3. Tiếp thu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận quân sự mácxít
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam ......................................................................... 44
2.2.4. Từ thực tiễn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
của nhân dân Việt Nam ......................................................................................... 48
2.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 ........................................................................ 52
2.3.1. Bước đầu hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân
(từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1947) ........................................................................ 52
2.3.2. Bước phát triển mới của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
nhân dân (từ năm 1948 đến Thu Đông năm 1950) .............................................. 59
2.3.3. Bước phát triển hoàn chỉnh của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
nhân dân (từ năm 1951 đến tháng 7 năm 1954) ........................................................ 65
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 73
Chương 3. NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG C

BẢN

CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN
GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 ..................................................................................... 74
3.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân
trong giai đoạn 1945-1954 ....................................................................................... 74

3.1.1. Về mục đích của cuộc chiến tranh nhân dân ......................................... 74
3.1.2. Về lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân ........................................ 79
3.1.3. Về hình thức của chiến tranh nhân dân ................................................. 86
3.1.4. Về phương châm tiến hành chiến tranh nhân dân .................................. 93
3.1.5. Về phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân ................................... 99
3.2. Một số đĐặc trưng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân
trong giai đoạn 1945-1954 ...................................................................................... 104
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 114


Chương 4. GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................. 115
4.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân ............................ 115
4.1.1. Giá trị lý luận...................................................................................... 115
4.1.2. Giá trị thực tiễn................................................................................... 123
4.2. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ............................................. 128
4.2.1. Những vấn đề mới đặt ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay .............................................................................................................. 128
4.2.2. Một số đĐịnh hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ........................... 134
Tiểu kết Chương 4.............................................................................................. 147
KẾT LUẬN........................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 152




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chiến tranh nhân dân

CTND

Chủ nghĩa đế quốc

CNĐQ

Chủ nghĩa tư bản

CNTB

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Hà Nội

HN

Kháng chiến chống thực dân

KCCTD

Lực lượng vũ trang


LLVT

Nhà xuất bản

Nxb

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỞ ĐẦU
1. Lý do họn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, chiến
sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng và chiến tranh
cách mạng Việt Nam. Người là lãnh tụ chính trị, đồng thời cũng là nhà quân
sự xuất sắc của dân tộc ta. Tư tưởng quân sự của Người là một di sản quý báu
của dân tộc ta, trong đó, tư tưởng về CTND là một nội dung cốt lõi, có vị trí
xứng đáng và vai trò quan trọng trong chiến tranh cách mạng Việt Nam, tạo
nên những chiến thắng to lớn trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954 hình thành
và phát triển gắn liền với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt Nam. Tư
tưởng đó của Người đã dẫn đường, soi sáng cho nhân dân Việt Nam chiến đấu
và giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc CTND đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
Thắng lợi của cuộc KCCTD Pháp gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh về
CTND: mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố, xí nghiệp là
một pháo đài, lấy yếu chống mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, dùng mưu, lập kế,…để

đánh thắng quân xâm lược. Tư tưởng của Người về CTND giai đoạn 19451954 tiếp tục được vận dụng và phát triển sáng tạo trong kháng chiến chống
Mỹ , cứu nước (1954-1975) cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc từ năm 1975 đến nay với nhiều thành tựu quan trọng: giữ vững độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định để
xây dựng và phát triển đất nước.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước ta đang xây dựng, phát
triển trong cục diện hòa bình, ổn định, tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu của 30 năm đổi mới trên nhiều
lĩnh vực, cả chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an
1


ninh, đối ngoại…đã tạo ra thế và lực lớn mạnh chưa từng có trong lịch sử tồn
tại và phát triển của dân tộc ta, góp phần nâng cao vị thế của nước Việt Nam
trên trường quốc tế. Đây là nguồn nội lực hiện thực chủ yếu nhất để nhân dân
ta khai thác phát huy, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm đã đạt được, nhận
thức và thực tiễn hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ
quốc XHCN vừa qua, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém như:
Nhận thức về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược và việc chỉ đạo tổ
chức thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc XHCN có lúc chưa được quan tâm đúng mức; sự kết hợp giữa xây
dựng nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân dân và thế trận quốc
phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân có lúc còn chưa thật sự đồng
bộ; công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược còn hạn chế; chất
lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT cũng như trình độ, năng lực
tổ chức chỉ huy, quản lý bộ đội, trình độ kỹ thuật, chiến thuật, khoa học công
nghệ có mặt còn hạn chế, chưa ngang tầm đòi hỏi của tình hình.... [70;
tr.217]. Bên cạnh đó, nước ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức,
nguy cơ diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, tiềm ẩn nhiều nguy

cơ khó lường. Đặc biệt , tình trạng tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo,
nhất làđáng chú ý là trên Biển Đông, tiếp tục gây ra những căng thẳng trong
quan hệ khu vực, quốc tế và tác động trực tiếp đến nước ta, đe dọa độc lập,
chủ quyền của nước ta.
Tình hình trong nước và quốc tế nêu trên, đã và đang đặt ra những yêu
cầu mới, rất cao đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
(1-2016) khẳng định “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia,
2


giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”. [46; tr.218]. Do đó, việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954- một nội dung cốt lõi
trong tư tưởng quân sự của Người; qua đó, quán triệt vận dụng vào củng cố,
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thực sự là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng.
Với những lý do căn bản trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954” làm đề tài luận án
Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
. Mụ đ h và nhiệm vụ ủa luận án
2.1. Mục đích của luận án
Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND
trong giai đoạn 1945-1954; qua đó khẳng định giá trị và đề xuất một số định
hướng vận dụng tư tưởng của Người nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc củng
cố nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án

- Làm rõ khái niệm trung tâm của luận án là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954”.
- Luận giải làm rõ cơ sở hình thành và quá trình phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954.
- Trình bày có hệ thống những nội dung và một số đdặc trưng cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954.
- Nêu lên giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND
đối với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng và một số định hướng vận dụng tư tưởng đó của Người trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên ứu ủa luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai
đoạn 1945-1954, cụ thể là gắn liền với cuộc KCCTD Pháp của nhân dân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, nguồn gốc, quá trình
hình thành, phát triển, những nội dung, đặc trưng, giá trị cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945 - 1954 và định hướng vận dụng
tư tưởng đó của Người trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu về không gian
Luận án nghiên cứu những yếu tố dân tộc và quốc tế có ảnh hưởng đến
quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai
đoạn 1945-1954.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND từ năm 1945 đến

1954. Tuy nhiên, để có thể làm sáng tỏ một số vấn đề về giá trị và định hướng
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND, luận án cũng cập nhật thực tiễn
của quá trình 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) và sự nghiệp BVTQ
Việt Nam XHCN hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thự tiễn, phương pháp nghiên ứu và nguồn tư liệu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và
quân đội, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTND, về xây
dựng LLVT nhân dân trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước.
- Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng ta và Hồ Chí Minh trong cuộc KCCTD Pháp (1945-1954).
4


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài luận án là phương
pháp luận sử học mác xít cùng các phương pháp chuyên ngành: phương pháp
lôgíc, phương pháp lịch sử và phương pháp chính trị học.
Phương pháp logic: Phân tích các luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh
về CTND trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn lịch sử và mối liên hệ
giữa các luận điểm cũng như đặc trưng, giá trị cơ bản của tư tưởng đó trong
tiến trình phát triển của cuộc KCCTD Pháp.
Phương pháp lịch sử: Trình bày các sự kiện lịch sử, các quan điểm của
Hồ Chí Minh trong bối cảnh lịch sử cụ thể để làm rõ nguồn gốc, quá trình
hình thành, phát triển tư tưởng CTND của Người trong giai đoạn 1945-1954.
Phương pháp chính trị học: Tiếp cận tư tưởng về CTND của Hồ Chí
Minh từ góc độ chính trị học là làm rõ những luận điểm về mục tiêu, lực
lượng, hình thức, phương châm, phương thức tiến hành chiến tranh; những
giá trị có ý nghĩa định hướng cho việc vận dụng tư tưởng đó của Người trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác, như phân tích và
tổng hợp, thống kê và so sánh nhằm làm sáng tỏ những nội dung của luận án.
4.3. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu, chủ yếu là các
tác phẩm viết về tư tưởng quân sự và tư tưởng CTND, các văn kiện, các bài
viết, bài nói của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1954, về cuộc KCCTD
Pháp, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam, Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...Bên cạnh đó
là các công trình nghiên cứu như luận văn, luận án, các bài báo, hồi ký của
các tác giả trong và ngoài nước.

5


5. Ý nghĩa lý luận và thự tiễn ủa luận án
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ cống
hiến của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND đối với thắng lợi của cuộc KCCTD
Pháp; củng cố, nâng cao niềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Về mặt thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy môn Chính trị học và môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh; cung cấp tư liệu tham khảo cho công tác giáo dục quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân và đóng góp thiết thực vào cuộc vận động “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hiện nay.
6. Những đóng góp mới ủa luận án
- Đề tài góp phần hoàn thiện khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND
giai đoạn 1945-1954..
- Làm sáng tỏ một cách hệ thống cơ sở hình thành, quá trình phát triển,
những nội dung và đặc trưng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND

trong giai đoạn 1945-1954.
- Khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND giai đoạn 1945-1954
và nêu lên một số định hướng vận dụng, phát triển tư tưởng đó của Người trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
7. Kết ấu ủa luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, luận án đuợc kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chiến tranh nhân dân giai đoạn 1945-1954
Chương 3: Nội dung và một số đặc trưng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
giai đoạn 1945-1954
Chương 4: Giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay
6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên ứu liên quan đến đề tài luận án
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị vĩ đại, nhà quân sự xuất sắc
của dân tộc ta. Vì vậy, tư tưởng quân sự của Người, mà nội dung cốt lõi nhất
là tư tưởng về CTND đã được nghiên cứu và giới thiệu trong nhiều công trình
khoa học
1.1.1. Công trình khoa học của các tác giả trong nước
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
quân sự
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Quân đội có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự với
các tác phẩm nổi bật như: Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách
mạng Việt Nam, của Trường Chinh [21]; Những nhận thức cơ bản về tư tưởng

Hồ Chí Minh, của Phạm Văn Đồng [49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên [55]
Tác phẩm “Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt
Nam” của Trường Chinh [21] đã nêu khái quát tư tưởng quân sự của Người
bao gồm “những quan điểm về bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, về
chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về chiến
lược và chiến thuật của chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương của
chiến tranh nhân dân, xây dựng căn cứ địa cách mạng v.v…” [21; tr.15].
Định nghĩa đó giúp người đọc nhận diện rõ thêm về tư tưởng quân sự Hồ
Chí Minh. Đồng thời, từ việc trình bày một cách có hệ thống và khá toàn
diện những quan điểm cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó
có đề cập đến tư tưởng về CTND, tác giả rút ra nhận xét: “Hồ Chủ tịch là
linh hồn của cuộc kháng chiến, của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và
7


lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược được đế quốc Mỹ tích cực giúp đỡ”
[21; tr.11] Cuốn sách vừa có giá trị tổng kết sâu sắc về mặt lý luận, vừa gợi
mở phương hướng nghiên cứu tiếp theochuyên sâu về sự nghiệp và tư tưởng
quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tác phẩm:“Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, của
Phạm Văn Đồng [49] đã nêu quá trình hình thành và nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh một cách toàn diện và có chiều sâu về các vấn đề cơ bản như: về
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về Đảng Cộng sản; về Mặt trận Dân tộc
thống nhất; về Nhà nước; về nhân dân; về chủ nghĩa quốc tế vô sản…Tác
phẩm cũng nêu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ; trong đó xác định đặc điểm nổi
bật của cuộc KCCTD Pháp là cuộc CTND gắn liền với kiến quốc, theo
phương châm lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, vừa đánh vừa xây dựng
lực lượng về mọi mặt, từ nhỏ đến lớn, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đúc

kết một cách ngắn gọn tư tưởng Hồ Chí Minh về hai cuộc kháng chiến, tác giả
rút ra một số điểm chủ yếu nhất là: Đó là một cuộc chiến tranh cách mạng,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì một sự nghiệp chính nghĩa;
đó là một cuộc CTND, đã động viên đến mức cao nhất lòng yêu nước và ý chí
kiên cường của các tầng lớp nhân dân, của cả dân tộc; đó là cuộc chiến tranh
toàn diện, nó diễn ra trên các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
ngoại giao; gắn với sự ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và tiến
bộ trên thế giới.
Tác phẩm:“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”
do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên [55], dựa vào những căn cứ khoa
học, toàn diện và lý luận cơ bản, đã giới thiệu một cách hệ thống những luận
điểm sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp,
về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng cách mạng,
về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ
8


Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh. Cuốn sách khẳng định: Tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh hết sức phong phú, trong đó tư tưởng về CTND giữ một
vị trí hết sức quan trọng, có mối quan hệ biện chứng và thống nhất với tư
tưởng về quân sự, về xây dựng LLVT nhân dân, quân đội nhân dân, về xây
dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng, về khởi nghĩa vũ trang và quốc
phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời về mặt phương pháp luận, cuốn
sách đã chỉ rõ, muốn hiểu sâu sắc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung,
tư tưởng của Người về CTND nói riêng, cần phải đặt vấn đề nghiên cứu, xem
xét theo quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển.
Trên đây là những công trình của các nhân chứng lịch sử, những học trò
xuất sắc, cộng sự thân cận, gần gũi và đã cùng với Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ
đạo, từng bước hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND, đưa đến thắng
lợi của cuộc KCCTD Pháp và đế quốc Mỹ. Những tác phẩm này đã nêu đầy

đủ, toàn diện, trung thực về quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơ
bản của tư tưởng cách mạng, tư tưởng quân sự cũng như đánh giá sâu sắc
cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực quân sự. Tuy vậy, chưa có
công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng CTND của Người
trong giai đoạn 1945-1954.
Một trong những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan mật thiết đến
việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND là cuốn sách Tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [14] đã giới thiệu toàn
diện, hệ thống tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh. Với cách tiếp cận theo góc
độ lịch sử quân sự, tập thể tác giả trình bày tư tưởng quân sự của Người: từ
nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển đến các nội dung tư tưởng về cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc địa; về khởi nghĩa vũ trang; về CTND, về xây
dựng LLVT nhân dân; về nghệ thuật quân sự; về xây dựng căn cứ địa, hậu
phương và nền quốc phòng toàn dân. Từ các kết quả nghiên cứu, cuốn sách
nêu định nghĩa:
9


Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự kết hợp sáng tạo truyền thống quân
sự dân tộc với tinh hoa quân sự nhân loại mà cốt lõi là học thuyết quân sự
Mác-Lênin trong thực tiễn hơn nửa thế kỷ khởi nghĩa vũ trang và chiến
tranh cách mạng ở Việt Nam, bao gồm những quan điểm của Người về
quan hệ giữa chính trị và quân sự, giữa chiến tranh và hòa bình; về chủ
nghĩa thực dân và cách mạng thuộc địa; về khởi nghĩa vũ trang và chiến
tranh nhân dân trong thời đại mới; về xây dựng quân đội cách mạng và vũ
trang toàn dân; về xây dựng căn cứ địa hậu phương và nền quốc phòng
toàn dân; về chỉ đạo chiến tranh và khoa học, nghệ thuật quân sự ở một
nước vốn là thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc [14; tr.419].
Trong Chương IV của sách này, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
nhân dân” được giới thiệu với ý nghĩa là một nội dung cơ bản của tư tưởng

quân sự Hồ Chí Minh; thể hiện ở hai vấn đề chủ yếu là: cơ sở tư tưởng CTND
Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND. trong đó có nêu các quan
điểm của Người trong hai cuộc KCCTD Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam là: cuộc kháng chiến của nhân dân ta là
chính nghĩa; phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến; tiến hành kháng
chiến toàn diện; kháng chiến trường kỳ; kháng chiến dựa vào sức mình là
chính. Những nội dung tư tưởng trên được trình bày theo sự phát triển của
thực tiễn suốt ba mươi năm chiến tranh cách mạng Việt Nam. Do tính khái
quát cao của cuốn sách, tập thể tác giả chưa có điều kiện đi sâu và làm rõ khái
niệm cũng như các bước phát triển, những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí
Minh về CTND trong giai đoạn 1945-1954; cũng như chưa làm rõ giá trị và
định hướng vận dụng tư tưởng của Người vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách“ Tìm hiểu sự nghiệp và di sản quân sự của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” của Đoàn Chương [24], trình bày theo phương pháp luận lý là chủ yếu,
đã nêu lên một số nội dung cơ bản trong di sản quân sự của Người. Đó là tư
10


tưởng khởi nghĩa toàn dân giải phóng dân tộc; tư tưởng CTND; tư tưởng xây
dựng LLVT nhân dân, kết hợp vũ trang toàn dân với xây dựng quân đội
thường trực; tư tưởng quốc phòng toàn dân…Cuốn sách đã nêu nhận xét: tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng là tư tưởng quân sự của Đảng, tư tưởng
quân sự Việt Nam trong thời đại mới. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách chưa đề
cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND với tính cách là một hệ tư tưởng
chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập.
Cuốn sách Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh của
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, do Phạm Chí Nhân chủ biên [12], là một
công trình khoa học được biên soạn công phu, nghiêm túc và có nhiều tư liệu
quý, đã tái hiện được những hoạt động lý luận và thực tiễn về quân sự trong

cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chương III của sách này với tiêu
đề: Phát triển hoàn chỉnh tư tưởng chiến tranh nhân dân, đưa kháng chiến
chống Pháp đến thắng lợi (1945-1954) trình bày quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng về CTND của Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954 gắn liền với
mỗi bước phát triển của cuộc KCCTD Pháp. Do trình bày theo phương pháp
lịch sử là chủ yếu nên chương sách này chưa có điều kiện phân tích sâu các
luận điểm của Người về CTND trong giai đoạn KCCTD Pháp.
Cuốn “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của Hoàng Minh Thảo [115], đã
trình bày tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ sự khơi dậy lòng
yêu nước và tự tôn dân tộc, lấy dân làm gốc, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa,
đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đề ra đường lối CTND, đánh bại kẻ thù bằng
ba thứ quân, kết hợp chiến tranh của các binh đoàn chủ lực với chiến tranh du
kích . Tác giả còn luận giải rõ, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh kế thừa truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự
Đông - Tây, là sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tác giả cho rằng, tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh chứa đựng hạt nhân hợp lý, luôn yêu quý, tập hợp, phát hiện,
11


trọng dụng và phát triển nhân tài, có lòng yêu nước, sáng tạo, hết lòng vì sự
nghiệp của dân tộc. Đặc biệt trong sách có Lời của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp nêu nhận định:
“Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận cực kỳ quan trọng của
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng, là nội dung cốt lõi của đường
lối quân sự của Đảng ta, là ngọn cờ lãnh đạo quân đội và các lực lượng
vũ trang nhân dân ta phát triển lớn mạnh và chiến thắng vẻ vang trong
cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng chống đế quốc xâm
lược vĩ đại của dân tộc”[115; tr.7].
Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh về CTND như là một hệ tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu
độc lập.
Cuốn sách “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của Trần Văn Trà [119]
giới thiệu một cách hệ thống, từ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển,
những nội dung chủ yếu đến giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng quân sự của
Người. Cuốn sách nêu lên nội dung chủ yếu của tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh, bao gồm các quan điểm: về chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh cách
mạng; khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh du kích, CTND và những điều kiện,
nhân tố bảo đảm cho chiến tranh thắng lợi, như quân đội nhân dân, LLVT
nhân dân; hậu phương chiến tranh, hậu phương quân đội, căn cứ địa cách
mạng, căn cứ du kích; về nghệ thuật quân sự, chiến lược, chiến thuật của
CTND. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách cũng chưa đề cập đến tư tưởng Hồ Chí
Minh với ý nghĩa là một hệ tư tưởng chỉnh thể, độc lập.
Cuốn sách Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh của Trần Thị Minh Tuyết
[123], đã giới thiệu một cách khá toàn diện về nội dung tư tưởng quân sự của
Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về CTND và sự vận dụng tư tưởng quân sự
của Người trong giai đoạn hiện nay. Do tập trung nghiên cứu đầy đủ các nội
dung chủ yếu của tư tưởng quân sự, nên tác giả trình bày tư tưởng Hồ Chí
12


Minh về CTND một cách khái quát chỉ với ý nghĩa là một nội dung trong hệ
thống tư tưởng quân sự của Người. Tuy nhiên, với cách tiếp cận tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh theo góc độ chính trị học, cuốn sách trên là một gợi mở về
hướng nghiên cứu cũng như kết cấu và nội dung khoa học phù hợp với đề tài.
Cuốn sách Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự Hồ Chí Minh của
Trần Đình Châu [19] đã tập trung làm rõ sự thống nhất biện chứng giữa tư
tưởng nhân văn và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; trình bày những biểu hiện
của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong khởi nghĩa vũ trang, trong CTND
và trong xây dựng LLVT cách mạng. Cuốn sách cũng chỉ ra sự cần thiết và

những nội dung vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong công cuộc
đổi mới, xây dựng và BVTQ hiện nay. Do mục đích của đề tài, nên các vấn đề
trình bày chỉ giới hạn ở mục đích chính trị và phương pháp tiến hành CTND
theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có khá nhiều các nghiên cứu đã công bố trên các báo, tạp
chí, kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
quân sự, như bài viết Bác Hồ với vấn đề quân sự, của Hoàng Phương [107] đã
nêu: từ con đường cách mạng vô sản, nhà yêu nước Hồ Chí Minh tìm thấy sức
mạnh vô địch để giải phóng Tổ quốc ở quan điểm về bạo lực cách mạng của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Bài viết cũng nêu rõ, nội dung xuyên suốt tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng của Người về CTND. Tuy nhiên, do khuôn
khổ bài viết, các vấn đề liên quan mới chỉ được trình bày ở dạng khái quát
cao. Bài “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - Học thuyết quân sự Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh” của Đoàn Chương [25], nêu ba yếu tố cơ bản tạo
nên học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh:
một là, đường lối phát động chiến tranh toàn dân; hai là sức mạnh của chiến
tranh toàn dân và ba là cách đánh của chiến tranh toàn dân. Từ đó, tác giả rút
ra nhận định: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - tư tưởng quân sự của “dân tộc
nhỏ…đánh thắng hai đế quốc to”- đó chính là học thuyết quân sự Việt Nam
13


trong thời đại Hồ Chí Minh - học thuyết chiến tranh toàn dân. Bài “Dân là
gốc và dân làm chủ - một vấn đề cốt lõi của tư tưởng cách mạng và tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh” của Lê Hai [57], đã nêu quan điểm Hồ Chí Minh về
nhân dân - dân là gốc và dân làm chủ - là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
vào thực tiễn Việt Nam, kế thừa truyền thống dân tộc và tiếp thụ những tinh
hoa của thế giới. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân gắn liền với quan
điểm của Người về dân tộc. Đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc để đấu
tranh bảo vệ chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Quan

điểm Hồ Chí Minh về nhân dân thể hiện rõ nét nhất ở mục đích chính trị của
khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; ở lực lượng khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng; từ lực lượng chính trị và phong trào chính trị
của nhân dân mà tổ chức và phát triển LLVT nhân dân; ở phương thức khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng cũng như nghệ thuật quân sự. Từ đó,
tác giả rút ra kết luận: Nhân dân-chính là nguồn sức mạnh vô địch của khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng Việt Nam. Bài “Quán triệt quan
điểm quân sự lấy chính trị làm gốc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của
Nguyễn Văn Đức (51), đã chỉ rõ là mọi hoạt động quân sự và xây dựng lực
lượng quân sự phải quán triệt đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, mà nội dung xuyên suốt mọi giai đoạn cách mạng của đường lối đdó là
kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc và CNXH. Quan điểm đó không chỉ có ý
nghĩa lý luận, thực tiễn trong chiến tranh, thống nhất với quan điểm chiến
tranh là kế tục của chính trị bằng thủ đoạn khác, mà còn có ý nghĩa chỉ đạo
công cuộc củng cố quốc phòng, xây dựng LLVT trong hòa bình bảo vệ Tổ
quốc kết hợp với xây dựng đất nước hiện nay. Bài “Tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh” của Hoàng Tùng [15], khẳng định tư tưởng đó là tư tưởng quân sự cách
mạng của CTND Việt Nam, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều. Sức mạnh cơ
bản của tư tưởng ấy là con người, trí tuệ, văn hóa, chính trị và thể hiện tư
tưởng chính trị trong chiến tranh.
14


Tóm lại, hầu hết các công trình đã công bố chủ yếu nhìn nhận tư tưởng
Hồ Chí Minh về CTND là một nội dung cơ bản, cốt lõi trong tư tưởng quân
sự của Người. Tuy các công trình có đề cập nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về CTND nhưng mới dừng lại ở việc định danh những quan điểm chủ yếu mà
chưa coi đó là đối tượng nghiên cứu độc lập, nên chưa đi sâu làm rõ sự bổ
sung, phát triển, thống nhất giữa các quan điểm đó, cũng chưa làm rõ được
những đặc trưng riêng và giá trị tư tưởng của Người về CTND.

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh nhân dân
- Các sách liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND
Một công trình nghiên cứu khoa học công phu về CTND trong hai cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ là cuốn sách “Lịch sử tư
tưởng quân sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975” của Viện Lịch sử quân
sự Việt Nam [16] đã tập trung trình bày tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và tư
tưởng quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam qua ba mươi năm chiến tranh
cách mạng. Với cách tiếp cận từ góc độ lịch sử tư tưởng quân sự, cuốn sách
trình bày các quan điểm tư tưởng chủ yếu như: Kháng chiến vì hòa bình, độc
lập, tự do, thực hiện đoàn kết dân tộc và quốc tế; CTND và nghệ thuật quân
sự; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng căn cứ địa - hậu phương và nền
quốc phòng toàn dân, toàn diện; về xây dựng LLVT nhân dân Việt Nam; thể
hiện nội dung rộng lớn, có tính toàn diện và tổng hợp cao, kết hợp lĩnh vực
quân sự với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại. Trên cơ
sở đó, tập thể tác giả đã đưa ra nhận định về tư tưởng quân sự Việt Nam trong
30 năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) là:
Tư tưởng quân sự về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kết hợp
chặt chẽ quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt
địch và phát động quần chúng giành quyền làm chủ, kết hợp đánh du
kích và đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Đó còn
15


là tư tưởng về hoạt động xây dựng hậu phương căn cứ địa kháng chiến;
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVT nhân dân ba thứ
quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc…[16, tr.10].
Cuốn sách đã nêu lên các nội dung cơ bản, cốt lõi, thể hiện “trên nhiều
chiều cạnh” về CTND nhưng mới dừng lại ở góc độ của tư tưởng quân sự
Việt Nam hiện đại, trong đó coi tư tưởng về CTND là một nội dung, lĩnh vực

chủ yếu.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh-Chiến tranh nhân dân Việt Nam” [98], tập hợp
các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về CTND ở Việt Nam. Sách có một nội
dung quan trọng là bài viết “Thay lời tựa” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND tập trung ở các nội dung cơ bản
như: kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân; kháng chiến phải toàn diện; quan
hệ biện chứng giữa tiền tuyến và hậu phương; kháng chiến lâu dài; kết hợp
giữa tinh thần tự lực tự cường của dân tộc với việc tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ và sự giúp đỡ quốc tế; kháng chiến là tiến công; phát triển LLVT quần
chúng mạnh mẽ và rộng khắp đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân chính
quy, hiện đại; phát triển quân đội về số lượng nhưng phải coi trọng nâng cao
chất lượng về mọi mặt; con người là nhân tố quyết định, kỹ thuật là nhân tố
rất quan trọng…Khái quát lại, tác giả bài viết nêu nhận xét: “Tư tưởng chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới chính là cái cơ bản nhất trong tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh cũng như trong đường lối quân sự của Đảng
ta”.[98, tr.6]. Tuy chỉ nêu ngắn gọn, cô đọng một số điểm nổi bật nhất mà
chính bản thân tác giả đã lĩnh hội được qua nhiều năm sống và làm việc gần
gũi với Bác Hồ, nhưng bài viết thực sự đầy tâm huyết này có ý nghĩa góp
phần tích cực vào việc nghiên cứu tư tưởng quân sự nói chung, tư tưởng về
CTND của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam”(1945-1975)
của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam [18], trong đó có nội dung: Xây dựng,
16

Formatted: Font: Not Italic


bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương trong kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954). Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành hậu
phương, nhóm tác giả khẳng định: Đảng ta và Hồ Chí Minh hết sức coi trọng

nhiệm vụ xây dựng hậu phương, coi đó là một trong những nhân tố thường
xuyên quyết định thắng lợi của CTND giải phóng dân tộc. Các hoạt động xây
dựng hậu phương trong KCCTD Pháp đã được trình bày đầy đủ và có hệ
thống trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội. Đó là cơ sở
để các tác giả rút ra kết luận: Thành tựu của hậu phương kháng chiến thể hiện
tài năng lãnh đạo và tổ chức của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đồng thời thể hiện lòng yêu nước, trí thông minh của toàn dân và toàn quân ta
trong KCCTD Pháp. Tuy chưa đề cập trực tiếp các hoạt động chỉ đạo xây
dựng hậu phương kháng chiến của Hồ Chí Minh. song kết quả nghiên cứu đó
đã phản ánh khá sinh động thực tiễn xây dựng hậu phương CTND trong
KCCTD Pháp theo tư tưởng của Người.
- Các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan
Trong bài “Chiến tranh toàn dân - một nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ
Chí Minh trong quân sự” của Lê Khả Phiêu [105], đã nêu rõ: Trong điều kiện
lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, nếu chỉ thuần túy, đơn độc lấy quân đội
chống quân đội, lấy súng chọi súng, thì không thể giành thắng lợi; chỉ có
chiến tranh toàn dân mới có thể đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng đội
quân nhà nghề; chỉ có quốc phòng toàn dân mới bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHXN. Do đó, chiến tranh toàn dân - theo tư tưởng quân sự Hồ
Chí Minh, phải có LLVT nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt; phải có nghệ
thuật quân sự của CTND; phải có hậu phương vững chắc của CTND và phải
gắn với chiến tranh toàn diện, chăm lo bồi dưỡng sức dân. Đó chính là tạo
nên những điều kiện cơ bản để thực hiện toàn dân đánh giặc và giành lấy
thắng lợi trong chiến tranh cách mạng.
17


×