Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kỹ năng giao tiếp: 10 bí quyết giao tiếp phi ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.19 KB, 10 trang )

10 bí quyết giao tiếp phi ngôn ngữ

Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc
sống cũng như trong sự nghiệp. Trong khi kỹ năng giao tiếp nói và viết đều được xem là
quan trọng thì một cuộc nghiên cứu lại chỉ ra rằng cử chỉ phi ngôn ngữ chiếm một lượng
phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để chúng ta
cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? 10 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn
hiểu được các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác để giao tiếp hiệu quả hơn.

1. Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ

Con người có thể có nhiều cách để diễn đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ,
dáng điệu, chuyển động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất
cả những tín hiệu trên đều có thể phát đi những thông tin quan trọng. Chú ý kỹ tới những
hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của
mình.

2. Chú ý tới những hành động mâu thuẫn


Bạn nên chú ý kỹ khi ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn
ngữ của họ. Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của
họ cau có và mắt nhìn xuống đất. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn
khớp với các tín hiệu khi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý
tới các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.

3. Chú ý tới âm lượng của giọng nói

Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự
nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế
nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói


để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt. Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích
thú tới một điều gì đó, hãy sử dụng một giọng nói sôi nổi.

4. Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt

Khi một người không nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp thì anh ta có vẻ như
đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó. Mặt khác, giao tiếp bằng mắt
quá nhiều có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Giao tiếp bằng mắt là một phận
quan trọng của quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm
vào mắt người khác. Giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia về giao tiếp
khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.

5. Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ


Nếu bạn đang phân vân về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi cho
họ. Bạn có thể diễn đạt lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng chưa, chẳng hạn như
hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…

6. Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn

Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một
thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng những
tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách làm
này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông.

7. Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm

Một cử chỉ đơn lẻ có thể có ám chỉ nhiều điều hoặc có thể chẳng là gì hết. Chìa khóa để
đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn

mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu
thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.

8. Xem xét bối cảnh


Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc
đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi cách cư xử trang trọng nhưng trong những tình
huống khác thì cách cư xử đó lại bị xem là lạc lõng. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem những
hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu bạn đang cố
gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới cách làm cho
những tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình huống giao tiếp.

9. Hiểu được rằng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm

Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi một
cái bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém. Đây là một ví dụ minh họa về khả
năng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm. Một cái bắt tay hời hợt đôi khi còn có thể vì một
lý do hoàn toàn khác, chẳng hạn như người đó bị mắc chứng viêm khớp. Hãy luốn cố
gắng nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn
là một hành động riêng rẽ của họ.

10. Rèn luyện

Một vài người dường như rất có tài trong cách vận dụng những kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ và có thể hiểu chính xác người khác. Những người này thường được mô tả “có
thể đọc được tâm can của người khác”. Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng
này cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều
kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác. Chú ý tới những yếu tố phi ngôn
ngữ và rèn luyện những kỹ năng riêng của mình, bạn có thể cải thiện được khả năng giao

tiếp một cách đáng kể.


Bí quyết giao tiếp ứng xử phi ngôn ngữ chuyên nghiệp, hiệu quả.
Theo nghiên cứu của thế giới thì trong quá trình giao tiếp ứng xử thành công cần có
3 yếu tố chính là: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu.Trong đó ngôn ngữ chiếm 7%,
kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm gần 40%, còn lại là giọng điệu.Vì vậy vai trò của
giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng trong quá trình giao tiếp, để giao tiếp ứng xử thuyết
phục cần rèn luyện các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ thường xuyên.
Trong giao tiếp ngôn ngữ nói lên suy nghĩ, tâm trạng, ý thức của người nói,
nhưng có một thứ không nói lên ý thức đó là ngôn ngữ cơ thể, và được thể hiện thông
qua nụ cười, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, cử chỉ,…, đó là những thể hiện của giao tiếp
ứng xử phi ngôn ngữ
Một câu chuyện về nghệ thuật giao tiếp phi ngôn từ: Một lần, trong một cuộc
họp thân mật tại phòng khách sạn của vị chủ tịch tập đoàn một công ty đa quốc gia, với
sự có mặt của nhiều đồng nghiệp các nước Đông Nam Á, một nữ doanh nhân trẻ có
gương mặt dễ nhìn và trang phục sang trọng đã lôi cuốn thiện cảm của mọi người trong
phòng họp ngay giây phút đầu tiên. Khi ngài chủ tịch phát biểu thì mọi người giật mình vì
tiếng chuông điện thoại phát ra từ túi xách của nữ doanh nhân nọ. Ngay lập tức mọi ánh
mắt đổ dồn nhìn về phía chị ta và như hiểu được rằng mình đang được mọi người chú ý,
nữ doanh nhân này bắt đầu cuộc đàm thoại bằng giọng nói hết sức ngọt ngào, trong trẻo
với âm thanh vừa đủ nghe cho cả mọi người.
Sau đó, ngồi trong phòng họp mà dường như gương mặt của chị lúc nào cũng bận rộn,
miệng luôn nhai nhóp nhép kẹo cao su. Đôi lúc chị ta nhìn cô phiên dịch không mấy hài
lòng, thỉnh thoảng còn chỉnh sửa từ ngữ dịch chưa được chính xác với vẻ bực bội ra mặt.
Lâu lâu chị bỗng vươn vai, ưỡn ngực rồi ngáp một cách tự nhiên trước sự bỡ ngỡ của
nhiều nguời.


Vậy làm sao để rèn luyện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả. Dưới đây là 10

bí quyết giao tiếp phi ngôn ngữ gợi ý giúp bạn hiểu được những dấu hiệu của giao tiếp phi
ngôn ngữ cảu người khác để giao tiếp hiệu quả. Nếu không bạn có thể tham gia các khóa
học giao tiếp tại các Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
1. Để ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ

Con người có thể có nhiều cách để diễn đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, dáng
điệu, chuyển động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả
những tín hiệu trên đều có thể phát đi những thông tin quan trọng. Chú ý kỹ tới những
hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của
mình.
2. Hiểu chính xác tín hiệu giao tiếp


Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi một
cái bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém. Đây là một ví dụ minh họa về khả
năng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm. Một cái bắt tay hời hợt đôi khi còn có thể vì một
lý do hoàn toàn khác, chẳng hạn như người đó bị mắc chứng viêm khớp. Hãy luôn cố
gắng nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn
là một hành động riêng rẽ của họ.
3. Theo dõi cử chỉ và lời nói có mâu thuẫn với nhau không
Bạn nên chú ý kỹ khi ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn
ngữ của họ.


Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của họ đệm buồn
và mắt nhìn xuống đất. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với
các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các
biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.
4. Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ
Nếu bạn không hiểu rõ về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi cho

họ. Bạn có thể lý giải lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng không, chẳng hạn như
hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…
5. Chú ý tới âm lượng của giọng nói
Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự
nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào
tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để
nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt.
Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích thú tới một điều gì đó, hãy sử dụng một giọng nói sôi
nổi.
6. Tập trung giao tiếp bằng mắt
Khi một người không nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp thì anh ta có vẻ như
đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó. Mặt khác, giao tiếp bằng mắt
quá nhiều có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Giao tiếp bằng mắt là một phần
quan trọng của quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm
vào mắt người khác. Giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia về giao tiếp
khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.
7. Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn


Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một
thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng những
tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách làm
này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông.
8. Xem xét bối cảnh giao tiếp

Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc
đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi cách cư xử trang trọng nhưng trong những tình
huống khác thì cách cư xử đó lại bị xem là lạc lõng. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem những
hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu bạn đang cố
gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới cách làm cho

những tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình huống giao tiếp.
9. Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm
Một cử chỉ đơn lẻ có thể có ám chỉ nhiều điều hoặc có thể chẳng là gì hết. Chìa khóa để
đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn
mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu
thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.


10. Rèn luyện, rèn luyện, và rèn luyện
Một vài người dường như rất có tài trong cách vận dụng những kỹ năng giao tiếp phi ngôn
ngữ và có thể hiểu chính xác người khác. Những người này thường được mô tả “có thể
đọc được tâm can của người khác”. Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng này
cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu
giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác. Chú ý tới những yếu tố phi ngôn ngữ và
rèn luyện những kỹ năng riêng của mình, bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp một
cách đáng kể.
Tóm lại giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp,
vì vậy để giao tiếp với người nghe hiệu quả và thuyết phục cần rèn luyện khả năng giao
tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể thường xuyên.



×