Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giải pháp làm giảm thiểu hàng giả tại thị xã Từ Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.62 KB, 62 trang )

i


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn nhận một cách tổng thể khi xã hội ngày càng phát triển thì người
tiêu dùng ngày càng được thỏa mãn các nhu cầu của mình. Ở Việt Nam, thành
quả gần 30 năm sự nghiệp đổi mới của Đảng đã chứng minh điều đó. Với sự
chung sức của toàn thể nhân dân cả nước thì đất nước Việt Nam ngày càng thay
đổi rõ rệt kinh tế phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, hành lang pháp
luật thông thoáng… tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, vận chuyển hàng
hóa từ đó góp phần làm đa dạng, phong phú các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu
cầu của mọi tầng lớp dân cư. Bên cạnh mặt tích cực, thì không ít những mặt
trái của nền kinh tế cũng được bộc lộ ra. Người tiêu dùng đã và đang phải đối
mặt với các thách thức của nạn hàng giả, hàng kém chất lượng…với hình thức
lừa đảo tinh vi và thủ đoạn hung hăng bất chấp pháp luật, thậm chí liều cả tính
mạng để chống đối lại cơ quan thẩm quyền chức năng. Đề giải quyết vấn nạn
này cần phải có sự chung tay phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành, với chức
năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, lực lượng Đội
Quản lý thị trường số 2 thị xã Từ Sơn phối hợp với các cơ quan chức năng liên
ngành khác như: Công an, Sở khoa học và công nghệ, Sở Công thương, Sở y
tế… nhằm chống tệ nạn buôn bán lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, chống
gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm … và
các hành vi khác trong hoạt động thương mại, dịch vụ. Hoạt động của lực
lượng quản lý thị trường liên quan mật thiết đến việc bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các nhà sản xuất kinh doanh chân chính.
Với sự làm việc tận tâm để làm tròn trách nhiệm với Đảng, Nhà nước
và toàn thể nhân dân, các cán bộ, kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường thị xã


1


Từ Sơn đã không ngừng cố gắng chống lại các hành vi gian lận trên nhắm bảo
vệ người tiêu dùng là một nhiệm vụ cấp thiết. Tuy nhiên hoạt động của này
chưa đạt được kết quả cao, hàng giả vẫn còn được bầy bán trên thị trường vào
những dịp lễ tết, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh vẫn được lưu hành…
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
làm giảm thiểu hàng giả tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục Tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình hàng giả tại thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nạn hàng giả tại thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hàng giả, giảm thiểu hàng
giả và các giải pháp giảm thiểu hàng giả; các nhân tố thúc đẩy hoạt động sản
xuất hàng giả ở nước ta hiện nay, đánh giá thực trạng sản xuất, buôn bán hàng
giả trong thời gian qua và thực trạng công tác chống sản xuất buôn bán hàng
giả.
- Phân tích thực trạng hàng giả và biện pháp làm giảm thiểu nạn hàng
giả tại thị xã Từ Sơn, qua đó làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống
sản xuất, buôn bán hàng giả giai đoạn 2009 - 20014.
- Đề xuất các giải pháp làm giảm thiểu hàng giả tại thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và buôn bán
hàng giả trên địa bàn thị xã Từ Sơn và công tác làm giảm thiểu hàng giả tại
đội Quản lý thị trường thị xã Từ Sơn trong giai đoạn 2011 - 2014.


2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2014
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2014
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa thị xã Từ Sơn.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp làm giảm
thiểu hàng giả của Đội quản lý thị trường thị xã Từ Sơn, trong đó chú trọng
nghiên cứu hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với hàng giả.
PHẦN II.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM THIỂU HÀNG GIẢ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.
Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh
Kinh tế thị trường như TS. Nguyễn Như Phát nói “ được xem là một
trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của văn minh nhân
loaị khi con người đã phải trải qua sự thống trị của kinh tế tự nhiên làm cho
xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế chỉ huy làm mất động
lực kinh tế, triệt tiêu tính năng động và sáng tạo của con người. Cho đến nay
chúng ta chưa tìm ra một kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả hơn kinh tế thị
trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự nhạy bén
và sáng tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh ”. Tiến sỹ đã đề
cập đến tính chất quan trọng của nền kinh tế thị trường đó chính là tính cạnh
tranh. Đã là kinh tế thị trường thì đương nhiên có cạnh tranh và cạnh tranh
theo nghĩa là tranh giành khách hàng thì chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế
thị trường.


3


Phải chăng cạnh tranh bước đầu tiên bao giờ cũng là sự khẳng định vị
trí của các doanh nghiệp trước những đối thủ trên cùng một thương trường và
người tiêu dùng cùng doanh nghiệp tác động qua lại tạo nên những vị trí đó.
Vì người tiêu dùng chính là đối tượng hướng tới của mọi doanh nghiệp hay
chính xác hơn là sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với mặt hàng mà doanh
nghiệp sản xuất là điều doanh nghiệp mong muốn. Họ phải làm sao để ngày
càng đáp ứng được những sở thích và thoả mãn được thị hiếu của người tiêu
dùng để tìm kiếm số đông khách hàng đến mua mặt hàng của họ. Khi đó vị trí
của họ được hình thành đó chính là thị phần của doanh nghiệp trong thị
trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp. Vị trí như thế nào
thể hiện độ lớn mạnh của doanh nghiệp như thế đó nên khi có sự xuất hiện
của nhiều doanh nghiệp khác cùng sản xuất một mặt hàng hay dịch vụ thì
cạnh tranh xảy ra quyết liệt. Bởi vì lúc này doanh nghiệp không chỉ phải
khẳng định vị trí của mình không thôi mà còn phải đưa vị trí đó lên đầu bảng
tức là có thị phần nhiều hơn và chiếm sự ủng hộ của người tiêu dùng đông
hơn. Đó chính là bước cuối của cạnh tranh và bước này lại chính là khởi đầu
mới cho một việc bước chuyển mới của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
biết cách cạnh tranh sẽ giữ mãi được vị trí và phát triển còn nếu không thì có
nghĩa là tự bước chân ra khỏi cuộc chơi. Nhưng thực tế ít có doanh nghiệp
nào bước chân vào thị trường lại có mong muốn mình bị rút lui cả chính vì
vậy dẫn tới nhiều vấn đề thể hiện đúng bản chất của cạnh tranh.
Điều ta có thể khẳng định rằng cạnh tranh đem lại cho doanh nghiệp
nhiều cái mà trong đó điều đầu tiên đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là cái
đáng quý để tiến tới lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng kinh nghiệm thì được
rút ra từ cả thành công lẫn thất bại .Doanh nghiệp có kinh nghiệm tức là
doanh nghiệp đã nếm trải tất cả và trong họ có tất cả mọi mánh khóe và thủ

đoạn kinh doanh. Họ làm cách nào sử dụng lại nhưng gì họ đã được học để
tìm kiếm lợi nhuận? Cạnh tranh sẽ nói lên điều đó. Cho nên như là một chuỗi

4


quy luật, cạnh tranh đem lại cho doanh nghiệp những bài học kinh nghiệm đắt
giá rồi doanh nghiệp lại áp dụng nó vào cạnh tranh.
Vì vậy cạnh tranh mang trong mình hai bản chất; bản chất kinh tế và
bản chất xã hội.
Bản chất kinh tế khi doanh nghiệp kinh doanh luôn tìm kiếm lợi nhuận
về cho riêng mình và cố gắng chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh
tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh
tranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, quan hệ với người tiêu dùng và các đối thủ cạnh
tranh khác. Dưới tác động điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động
cạnh tranh, cạnh tranh ở mỗi nước còn có bản chất chính trị khác nhau, tuỳ
thuộc vào sự hoạch định và thực thi chính sách kinh tế, chính sách xã hội của
mỗi nước
Doanh nghiệp lúc cạnh tranh với những đối thủ của mình cũng là lúc họ
tạo ra cho cạnh tranh những mặt tốt và mặt xấu. Ta có thể hiểu đó như những
ưu điểm và khuyết điểm.
Ưu điểm của cạnh tranh bộc lộ khá rõ ràng. Doanh nghiệp sẽ thường
xuyên thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã, chất lượng,
chủng loại sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhiều hơn thị hiếu người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành sản
phẩm họ bắt buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của chính mình
như vốn, vật tư, lao động...
Nếu xét trên phạm vi toàn xã hội, cạnh tranh còn có nhiều ưu điểm hơn
nữa, thể hiện ở:

- Điều chỉnh quan hệ cung cầu trên cơ sở quyền tự do lựa chọn của
người tiêu dùng. Người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy hàng hoá, dịch vụ họ
muốn với giá rẻ nhất có thể;

5


- Phân bổ nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả, là động lực bên trong
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thích ứng hàng loạt với sự biến
động của nhu cầu xã hội và đổi mới công nghệ.
- Tạo cơ sở hình thành phương thức hợp lý và công bằng cho quá trình
phân phối lại xã hội.
- Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và đổi mới
tổ chức nền kinh tế.
- Là môi trường đào thải các nhà sản xuất, kinh doanh không thích nghi
được với điều kiện của thị trường. Do đó là nhân tố tự hiệu chỉnh bên trong
của thị trường...
Tuy vậy, cạnh tranh cũng có nhiều nhược điểm. Cạnh tranh dễ dẫn tới
vi phạm pháp luật khi có những doanh nghiệp không từ thủ đoạn nào để loại
trừ đối thủ. Điều này làm các doanh nghiệp bị hạ thấp, bị tha hoá, mất đi tính
công bằng trong mỗi cuộc chơi. Ngoài ra, cạnh tranh còn khiến cho nhiều
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, trắng tay khiến tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng, sự phân biệt giàu nghèo càng lớn gây mất ổn định xã hội, tạo sức ép lớn
đối với chính sách kinh tế và chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Cạnh tranh
không lành mạnh còn tạo ra những hậu quả tiêu cực đối với người tiêu dùng
làm mất lòng tin của họ đối với doanh nghiệp, gây hoang mang cho họ.
Trong thực tiễn xã hội cũng tồn tại những hiện tượng mang tính cạnh
tranh như: thi đua và thi đấu thể thao. Có thể nói, cạnh tranh là hiện tượng xã
hội khác về bản chât so với thi đua xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ đối tượng, chủ thể

và mục đích của hành động thi đua gắn liền với chủ thể không mang màu sắc
kinh tế. Thi đua là “ cùng nhau đem hết khả năng ra làm nhằm thúc đẩy lẫn
nhau đạt thành tích tốt nhất trong mặt hoạt động nào đó”
Cạnh tranh cũng khác với thi đấu thể thao. Trong cơ chế thị trường, con
người được tự do sáng tạo nên không thể có luật chơi cụ thể cho một thành
viên trong mọi điêù kiện, hoàn cảnh. Thi đấu thể thao chỉ là sự đua tranh để

6


đạt giải thưởng trong lần đua nhất định còn cạnh tranh phải diễn ra liên tục
trên thương trường.
Khái niệm cạnh tranh.
Định nghĩa phổ biến về cạnh tranh là:
Cạnh tranh chính là một sự chạy đua giữa các doanh nghiệp cùng sản
-xuất một mặt hàng trên nền tảng là thị trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể để
tiến tới mục tiêu lợi nhuận.
Môt mặt hàng ở đây được hiểu là hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay
có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ : mỳ chính và bột ngọt Knor có thể thay
thế được cho nhau.
Trong từ điển tiếng Việt, cạnh tranh được hiểu là tranh đua giữa những cá
nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình
Bên cạnh đó, cạnh tranh còn rất nhiều cách hiểu khác. Theo một định
nghĩa được Lobe đưa ra gần một thế kỷ nay (mà khoa học cũng không thể
phát triển thêm một cách đáng kể) cạnh tranh được hiểu là sự cố gắng của hai
hay nhiều người thông qua những hành vi và khả năng nhất định để cùng đạt
một mục đích. Theo Lobe, cạnh tranh là hành vi của ít nhất hai nhà cung cấp
hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hoặc có thể trao đổi được, nhằm vào cùng
một loại khách hàng.
Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 đã định nghĩa cạnh

tranh như sau: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuât
hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”
2.1.1.2 Thế nào là hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật.
Thuật ngữ “hàng giả” không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Ở các
nước trên thế giới cũng chưa có định nghĩa tổng quát về hàng giả.

7


Theo Mác-Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất ra để trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị.
Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏa mãn hai thuộc tính vừa nêu.
Theo từ điển tiếng Việt: Giả có nghĩa là không phải thật mà được làm
ra với bề ngoài giống như thật, thường để đánh lừa.
Theo Viện Sở hữu trí tuệ - Liên bang Thụy sĩ: Không có định nghĩa
được công nhận của hàng giả. Định nghĩa về giả của Hiệp định TRIPS (hiệp
định Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thương mại của Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới (WTO)) cũng như Quy chế vi phạm bản quyền sản
phẩm của Liên minh châu Âu (EU): Giả là xâm phạm quyền sở hữu độc
quyền về bằng sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với mục đích bắt
chước các sản phẩm gốc.
Ở Việt Nam có nhiều văn bản đề cập đến thuật ngữ hàng giả, nhưng
hiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm hàng giả.
Theo điều 3 Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán
hàng giả nêu rõ : “Hàng giả là những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra
trái pháp luật có hình dáng giống như sản phẩm hàng hóa được Nhà nước cho

phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm,
hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên
gọi và công dụng của nó”.
Trong quá trình thực hiện những quy định này đã cho thấy hàng giả
được quy định tại Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt bản chất của hàng giả; khái niệm
về hàng giả còn được đề cập chung chung dưới dạng liệt kê. Hoạt động của
thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn về hàng giả giúp cho công
tác đấu tranh ngăn ngừa, chống hàng giả tránh được những khó khăn trong xử
lý các hành vi vi phạm. Đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành.

8


Qua thực tế đấu tranh chống hàng giả, các vi phạm về sản xuất, buôn
bán hàng giả, ngày 27/04/2000, Liên Bộ Thương mại – Bộ Tài chính – Bộ
Công an – Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành thông tư liên
tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiện
Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu
tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả qui định hàng hóa có một trong
các dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
1- Hàng giả chất lượng hoặc công dụng
1.1- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không
đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
1.2- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử
dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược
chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không
đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất
hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
1.3- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng

những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so vớI tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức
khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.4- Hàng hóa thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không
thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực
vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.5- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy
chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hóa bắt buộc).
2- Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa:
2.1- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loạI hàng

9


hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
2.2- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất
xứ hàng hóa được bảo hộ
2.3- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với
kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu
dáng công nghiệp.
2.4- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
3- Giả về nhãn hàng hóa
3.1- Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng
hóa của cơ sở khác đã công bố
3.2- Những chi tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất

lượng hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng
3.3- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, sửa đổi, ghi không đúng
thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng
4- Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng
giả:
4.1- Các loại đề can, tem sản xuất, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu hàng
hóa, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm
lẫn với nhãn hàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ.
4.2- Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có
giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hóa giả mạo khác.
Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng,
công dụng và giả về hình thức. Hàng giả về chất lượng, công dụng thường là
những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với

10


tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật đã
được quy định. Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hàng
hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại quy định hàng giả bao gồm:
- Hàng giả chất lượng và công dụng: Hàng hoá không có giá trị sử dụng
hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và
công dụng hàng hoá;
- Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hàng hóa giả mạo tên, địa
chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa; hàng hóa
giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp

trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa;
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí
tuệ bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt
với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó
mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ
thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
- Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem
chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên,
địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng
hóa (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả);
- Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có
quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
Tóm lại, hàng giả là hàng bất hợp pháp so với hàng thật được pháp luật
thừa nhận và bảo hộ.

11


Từ cơ sở thực tiễn và những phân tích trên, có thể khái quát về hàng giả
như sau: Hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật
có hình dáng giống như những sản phẩm hàng hóa được Nhà nước cho phép
sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản phẩm hàng hóa
không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và
công dụng của nó, là loại sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống
hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản
phẩm hàng hóa thật mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam có tham gia.
2.1.1.3 Quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
- Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 : "Quyền sở hữu trí tuệ là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng".
Một số khái niệm cụ thể:
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc

12


được hưởng quyền sở hữu.
Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
Các loại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định tại điều 213
Luật sở hữu trí tuệ như sau:
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao
gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là
hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao
chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn

nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được
phépcủa chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”
2.1.2 Bản chất, phương thức, đối tượng, đặc điểm của hàng giả và hoạt
động sản xuất, buôn bán hàng giả
Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả
Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị
vật chất và tinh thần của người khác, lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính.
Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả thường tập trung vào sản xuất, kinh
doanh một số hàng hoá có thương hiệu, được thị trường tín nhiệm và người tiêu
dùng ưa chuộng nhằm dễ tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn, bán
hàng nhanh và thu lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuận thông qua việc sử dụng
nguyên liệu cấp thấp, công nghệ sản xuất thủ công, trốn tránh được các khoản
thuế,…nhằm tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra cho sản phẩm hàng hóa của họ. Chính
vì vậy số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để có được loại sản phẩm hàng hóa đó và
giá trị sử dụng của hàng hóa là không tương xứng với nhau.
Sản xuất hàng giả là một hoạt động kinh doanh mang nhiều lợi nhuận nên có

13


sức hấp dẫn lớn nên nhiều người và nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
này bao gồm cả những công ty chính thức, lẫn các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân gia
đình. Cũng vì lợi nhuận đạt được trước mắt mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã từ
bỏ hoạt động đầu tư vốn, đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến,
nghiên cứu sáng tạo hay nâng cao chất lượng, tạo uy tín thương hiệu mà chỉ tập
trung vào làm hàng giả để kiếm lợi nhuận cao trước mắt.
Ở những nước, địa phương có trình độ phát triển kém (thu nhập thấp)

có xu hướng tham gia sản xuất hàng giả càng nhiều, một mặt do sức ép việc
làm, thu nhập dẫn đến việc sản xuất để có thu nhập; mặt khác do thu nhập
trung bình chưa cao nên nhiều người muốn mua hàng rẻ.
Sản xuất hàng giả là vi phạm nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và
nó có nguy cơ phá hoại thị trường và gây nên trì trệ trong sản xuất, làm giảm
tăng trưởng và phát triển, làm triệt tiêu động lực kinh doanh của các doanh
nghiệp chân chính. Sản xuất và buôn bán hàng giả đã và đang trở thành một
thảm hoạ trong hệ thống mậu dịch trong nước và quốc tế. Nó gây thiệt hại lớn
cho nhà sản xuất và nhà đầu tư, họ là nạn nhân của sự cạnh tranh không lành
mạnh, do không thể thu hồi vốn và có được lợi nhuận từ quá trình đầu tư của
mình. Hậu quả là họ có thể bị nản chí và giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế
hoặc số lượng công ăn việc làm bị mất đi, thậm trí có thể dẫn đến bị phá sản
Sản xuất hàng giả là vi phạm luật pháp và phải sử dụng các biện pháp
luật pháp để quản lý chứ không thể dùng các biện pháp kinh tế.
Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả
Phương thức sản xuất
Hàng giả chủ yếu xuất xứ từ nước ngoài, còn ở trong nước, các đối tượng
vi phạm thường chỉ thuê nhà ở những nơi hẻo lánh, ít người, khu vực mới phát
triển đô thị để ở và sản xuất hàng giả, hoặc chỉ thuê trong một thời gian ngắn rồi
đổi địa điểm khác, nhằm tránh bị người dân khu vực xung quanh phát hiện.
Thời gian gần đây, việc sản xuất hàng giả đã có sự phân công chặt chẽ, có

14


đối tượng chuyên sản xuất các loại bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản
quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp sản xuất thành phẩm.
Hàng giả do nước ngoài hoặc trong nước sản xuất đều có nhiều dạng
khác nhau là:
- Sản xuất những loại hàng hoá đang khan hiếm, thị trường có nhu cầu

tiêu thụ lớn, lãi suất cao.
- Sản xuất hàng hoá mang tên thương mại, địa chỉ sản xuất, nhãn hiệu...
hoặc một trong các yếu tố trên của cơ sở sản xuất kinh doanh khác có thương
hiệu nổi tiếng hoặc có chất lượng tốt hơn, thị trường tiêu thụ nhiều.
- Sản xuất theo đơn đặt hàng của các đầu mối tiêu thụ.
- Sản xuất hàng hoá lấy nhãn hiệu, hàng hoá cùng loại của những cơ sở
sản xuất khác đã nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng để tiêu thụ
được hàng hoá của mình sản xuất ra.
- Sản xuất hàng hoá cùng loại, cùng công dụng nhái nhãn hiệu hàng hoá
của người khác đang được bảo hộ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng - đây là
tình trạng vi phạm xảy ra khá nhiều hiện nay. Việc làm giả nhãn hiệu của
người khác rất tinh vi: Có khi nhái toàn bộ, có khi chỉ thay đổi một chi tiết
nhỏ, thêm, bớt một chút... làm cho người tiêu dùng không để ý, dễ nhầm lẫn
với hàng thật.
- Sản xuất hàng hoá có nhãn hàng hoá nhưng không ghi tên thương mại,
địa chỉ, chất lượng, thành phần cấu tạo... hoặc có ghi nhưng ghi không đầy đủ,
không rõ ràng, ghi không đúng sự thật.
- Sử dụng lại bao bì, nhãn hiệu của hàng chính phẩm đánh tráo ruột là
hàng giả, bao bì nhãn hiệu thật... (xi măng, nước gội đầu..)
- Hàng hoá được sản xuất theo phương thức thủ công, không có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật, không tuân theo một quy trình sản xuất nhất định (ví
dụ: đối với một số loại hàng hoá như mỹ phẩm - phải có sổ theo dõi pha chế
thuốc, kiểm tra chất lượng, hồ sơ số lô sản xuất... nhưng người sản xuất hàng

15


giả không tuân thủ quy trình sản xuất trên). Mặt khác người sản xuất mua
nguyên liệu trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng
không đảm bảo để sản xuất... Đây là một phương thức sản xuất hàng giả đang

diễn ra trong giai đoạn hiện nay mà có những mặt hàng giả gây nguy hiểm
cho xã hội, cho sản xuất, cho sức khoẻ con người như thuốc chữa bệnh, thuốc
bảo vệ thực vật, hoá mỹ phẩm.
- Hàng cũ, hàng đã qua sử dụng được tân trang lại, được mông má, lên
đời, đánh bóng như mới; hàng bị tráo đổi các linh kiện, phụ tùng chính hiệu...
chất lượng không đảm bảo như hàng chính hiệu nhưng được đem tiêu thụ như
hàng mới, hàng nguyên gốc.
- Tẩy xoá, sửa lại nhãn hàng đã quá hạn sử dụng, hàng chất lượng
không đảm bảo an toàn thành hàng còn trong thời hạn sử dụng... để tiêu thụ.
Phương thức này chủ yếu tiêu thụ hàng bao gói sẵn, đồ hộp như sữa hộp, thịt
hộp, cá hộp, hoa quả hộp...
- Dùng hàng kém chất lượng hoặc các nguyên liệu rẻ tiền khác pha trộn
với một lượng hàng thật theo tỷ lệ xác định; hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán
nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu cũng rất đa dạng
như vụ đóng gói bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto với công thức dùng bột
ngọt Saji của Công ty Vedan Việt Nam trộn với đường cát Mimosa của Công
ty đường Bourbon Tây Ninh; Công ty CP tân dược Việt - Pháp dùng thủ đoạn
mua thuốc nội về tháo nhãn mác, rồi dập vỉ mới, in hộp giả... "lên đời" thành
thuốc ngoại nhập.
Trong vài năm gần đây hàng hóa do Việt Nam sản xuất “Made in Việt
Nam” đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, tuy vậy việc quản lý
lại lỏng lẻo, đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp trong nước sang Trung
Quốc đặt hàng rồi ghi “Made in Việt Nam” nhưng thực chất sử dụng nguyên
liệu, phụ kiện tại Trung Quốc 100% để sản xuất, xuất khẩu giả thương hiệu,
xuất xứ hàng Việt Nam. Đặc biệt với hàng may mặc, giày dép trước thông tin

16


về mức độ ảnh hưởng và gây hại cho người tiêu dùng của các loại quần áo,

giày dép Trung Quốc, các cửa hàng Made in Việt Nam đã mọc khắp các tuyến
phố nhưng hầu hết là hàng Trung Quốc gắn nhãn mác hàng Việt Nam. Các đối
tượng kinh doanh hàng giả tìm mọi phương thức nhập hàng Trung Quốc về rồi
tháo mác Trung Quốc tự dán mác Made in VietNam vào quần áo, giày dép
nhằm đánh tráo nguồn gốc thực tế của sản phẩm. Đây là vấn đề rất mới trong
công tác chống hàng giả trong tình hình hiện nay cần được quan tâm khi nền
kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực.
Phương thức buôn bán
Phương thức vận chuyển, giao nhận, mua bán hàng giả, xâm phạm
SHTT cũng rất tinh vi, tùy từng chủng loại hàng hóa mà đối tượng vi phạm
chọn phương thức vận chuyển phù hợp cả bằng đường không, đường bộ,
đường thủy, chuyển fax nhanh...
- Hàng giả có giá trị lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, thị
trường tiêu thụ rộng, thì việc sản xuất và tiêu thụ rất tinh vi: Hàng giả rất
giống hàng thật, thậm chí nhìn bề ngoài có khi đẹp hơn hàng thật nhưng chất
lượng kém hơn hàng thật, hoặc giả về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng
hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn thương mại...)
Những loại hàng trên nhiều khi là hàng nhập khẩu, hàng cao cấp, người
tiêu dùng không am hiểu nhiều về nhãn mác, xuất xứ, cấu tạo,... đó là một yếu
tố dẫn đến loại hàng giả này nhiều khi được sản xuất và tiêu thụ công khai.
Sản xuất và buôn bán loại hàng ở dạng vi phạm này nhiều khi công khai
như nhiều loại hàng hoá khác. Những hành vi vi phạm này đã bị phát hiện,
kiểm tra, xử lý, nhiều trường hợp bắt đầu từ khiếu nại, khiếu kiện của chính
nhà sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đang bị làm giả.
- Các loại hàng giả khác, phương thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau:
+ Dùng nhiều hình thức, chiêu thức khuyến mại đánh vào tâm lý người
mua để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như: Giảm giá, mua hàng được tặng quà...

17



+ Giá bán nhiều loại hàng giả rẻ hơn hàng thật để người mua tham rẻ
mà tiêu thụ là phổ biến nhưng cũng có loại để tránh người tiêu dùng nghi ngờ
thì hàng giả lại được bán với giá xấp xỉ hàng thật, thậm chí có loại người tiêu
dùng biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua, vì giá rẻ.
+ Nhiều loại hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhưng
đối với hàng giả, hàng nhái thì không phiếu bảo hành hoặc có nhưng là phiếu
bảo hành giả mạo làm cho người tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng
sản xuất có bảo hành.
+ Lừa dối người tiêu dùng bằng cách quảng cáo sai, quảng cáo quá sự
thật về công dụng, chất lượng hàng hoá, xuất xứ..., hàng chất lượng thấp
nhưng quảng cáo và bán với giá như hàng có chất lượng cao.
+ Lợi dụng người tiêu dùng hiểu biết còn hạn chế về mặt hàng, về chất
lượng, nhãn hiệu hàng hoá... ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để đưa
hàng giả đến tiêu thụ. Thậm chí có loại hàng, có trường hợp đưa cả hàng có
công dụng khác hàng thật nhưng giới thiệu, quảng cáo công dụng như hàng
thật, tráo trộn hàng giả lẫn vào hàng thật để tiêu thụ. Phương thức tiêu thụ này
không những được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn mà ngay
tại thành phố lớn, thị xã cũng có nhiều lọai hàng hoá người tiêu dùng không
am hiểu nhiều, thiếu hiểu biết về công dụng, cách sử dụng, chất lượng, xuất
xứ... thì hàng giả cũng được đưa ra tiêu thụ (thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm...)
+ Có một số mặt hàng giả, hình thức tiêu thụ đa dạng hơn như sắt thép
giả, xi măng giả đưa vào các hộ kinh doanh bán lẻ tiêu thụ; đưa vào chính đại
lý của nhà sản xuất ra hàng hoá chính hiệu để tiêu thụ; các chủ thầu, chủ công
trình lớn vì lợi nhuận đã lợi dụng hoặc móc ngoặc, thông đồng với cơ quan
quản lý, giám sát để tiêu thụ hàng giả.
Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Tham gia vào hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có đủ loại tổ chức
và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước,


18


doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần đông và phổ biến hơn cả
là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể. Có những
tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả gần như mang tính chuyên
nghiệp. Họ tổ chức hoạt động thành những kênh, những đường dây khép kín,
khá chặt chẽ trong việc sản xuất-giao nhận-vận chuyển-buôn bán-tiêu thụ
hàng giả; trong đó có những quan hệ móc nối với các tổ chức, cá nhân người
nước ngoài để sản xuất hàng giả đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam hoặc thậm chí
được sản xuất ở trong nước rồi đưa qua biên giới để sau đó tìm cách nhập trở
lại vào nước ta với nhãn mác hàng ngoại để lừa gạt người tiêu dùng. Cụ thể:
- Đối với các Doanh nghiệp trong nước: Sản xuất nhái mẫu mã, kiểu
dáng công nghiệp, sử dụng thương hiệu hàng hoá... của nước ngoài để tiêu thụ
tại Việt nam và thậm chí đã có trường hợp xuất khẩu hàng vi phạm nhãn hiệu
ra nước ngoài; sản xuất giả hàng của những doanh nghiệp VN có sản phẩm
chất lượng tốt, thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu thụ cao: Rượu bia, nước
giải khát, nước mắm...và nhập khẩu hàng hoá có yếu tố vi phạm về sở hữu
công nghiệp.
- Các loại hình doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam liên kết với doanh
nghiệp, tư nhân nước ngoài để sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập khẩu vào
Việt Nam tiêu thụ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, bao bì giả nhãn và
giả nhãn hiệu hàng hoá.
- Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất và
tiêu thụ hàng giả. Việc sản xuất hàng giả của loại đối tượng này thường ở
dạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dẫn đến tranh chấp nhãn hiệu hàng
hoá, kiểu dáng công nghiệp, sử dụng nhãn hiệu của người khác mà không có
sự đồng ý của chủ sở hữu...
- Hộ kinh danh cá thể sản xuất, tiêu thụ hàng giả: Đối tượng này sản
xuất chủ yếu những mặt hàng tiêu dùng thông thường cho nhu cầu tiêu dùng

hàng ngày của người tiêu dùng: Xà phòng, nước gội đầu, muối I ốt, bột canh...

19


- Đặc biệt, trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta mở cửa hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, xuất hiện nhiều loại hàng giả được sản xuất
ở nước ngoài đưa vào thị trường Việt nam tiêu thụ, đồng thời xuất hiện doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam sản xuất nhái theo mẫu mã, kiểu
dáng, thương hiệu của các sản phẩm hàng hoá nước ngoài gây tranh chấp,
khiếu nại vi phạm sở hữu công nghiệp, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Công ty nước ngoài sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam tiêu thụ: Chủ yếu là
hàng cao cấp, có giá trị lớn như đầu DVD, VCD, Ti vi, các loại đồng hồ đeo
tay đủ các nhãn mác, hàng mỹ phẩm cao cấp..., gắn nhãn hiệu hàng hoá cùng
loại của các hãng nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng, như hàng điện tử, điện
lạnh mang nhãn hiệu Panasonic, Sony... đồng hồ gắn nhãn hiệu Longines,
Omega... nhưng thực chất hàng không phải do hãng có thương hiệu nổi tiếng
đó sản xuất. Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến, loại hàng giả này đã và
đang được bán công khai trên thị trường nước ta mà chủ yếu là hàng Trung
Quốc. Những hàng giả trên xâm nhập thị trường Việt nam bằng các đường:
Nhập lậu, nhập khẩu tiểu ngạch, nhập khẩu chính ngạch, hàng hóa xách tay và
trao đổi của cư dân biên giới.
Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường hàng hóa thì hàng giả
cũng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã với công nghệ sản
xuất ngày càng tinh vi, hiện đại. Từ những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng
thông thường thì trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các loại hàng giả
được sản xuất với công nghệ cao khó phân biệt với hàng thật. Tuy nhiên, ở
thời kỳ nào thì hàng giả vẫn có một số đặc điểm chủ yếu đó là:
Chất lượng mẫu mã kém hơn, sản phẩm trông kém hấp dẫn hơn: kiểu

dáng, đường may, tính hoàn thiện của sản phẩm không được chăm chút như
hàng thật (nhưng đôi khi một số hàng giả lại có vẻ ngoài đẹp hơn hàng thật).
Màu sắc có thể hơi khác. Hàng giả sử dụng chất liệu rẻ tiền hơn, nên có

20


chất lượng kém hơn (giả da, vải nhân tạo...);
Các phụ liệu (lớp lót quần áo, quai túi, khóa) thuộc hàng thứ cấp.
Nhãn hiệu sản phẩm bị bỏ đi, bị thay đổi (thêm một tiền tố hoặc hậu tố
vào tên gốc), sao chép (hình dáng, chính tả...).
Do hàng giả chủ yếu là hàng chất lượng kém được sản xuất với giá
thành hạ nhưng lại ẩn náu dưới danh nghĩa hàng thật có nhãn hiệu của các nhà
sản xuất nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng giả vẫn được tiêu
thụ nhanh, nhiều và mang lại siêu lợi nhuận đặc biệt là tại những quốc gia mà
thu nhập bình quân của người dân còn thấp.
Sản xuất và buôn bán hàng giả là hai khâu có quan hệ mật thiết với
nhau và có tính nguy hại như nhau. Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn
bán hàng giả phục thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa bị làm giả bởi đối với
mỗi loại hàng hóa khác nhau thì phương thức sản xuất, buôn bán hàng hóa
khác nhau. Ví dụ: Đối với các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường như:
Đường kính, Bột ngọt, diêm, bột giặt,…công nghệ sản xuất đơn giản, có cả
hàng xuất xứ từ trong nước, nước ngoài và thường được bán ở các vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa; đối với các loại sản phẩm như: Các mặt hàng điện tử,
tin học, viễn thông, mỹ phẩm …thường là hàng do nước ngoài sản xuất, được
bày bán chủ yếu ở thành thị và một số địa bàn ở nông thôn. Nhưng nhìn chung
hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Hoạt động trái với quy định của pháp luật;
- Thường được thực hiện lén lút nhằm tránh sự quan sát của mọi người
và cơ quan chức năng;

- Thường hoạt động trong điều kiện thiếu thốn về không gian, không
đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn, kỹ thuật, môi trường…;
- Bất chấp mọi thủ đoạn để tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi ích từ việc
sản xuất, buôn bán hàng hóa giả như: Sử dụng công nghệ sản xuất thô sơ, rẻ
tiền, nguyên liệu sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, an

21


toàn…;
- Tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi vì lợi
dụng ở những nơi này trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết, lại có tâm lý thích hàng
ngoại, giá rẻ nên dễ lừa gạt; hơn nữa ở đây sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan
chức năng thường chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở nên dễ trốn tránh.
Có thể khẳng định rằng thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng
tinh vi, đa dạng ; đó là những hành vi gian dối, lừa đảo có tính phổ biến và
nguy hại ở mức cao đối với lợi ích của xã hội và người tiêu dùng và cũng có
thể lên án các hành vi đó vì nó không loại trừ việc thu lợi nhuận từ các hành
vi xâm hại sức khoẻ và tính mạng con người, như sản xuất thuốc chữa bệnh
giả, thực phẩm có chứa các độc tố nguy hiểm...
Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
- Nhân tố rất quan trọng thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả là cạnh
tranh trên toàn cầu và trong nước ngày càng gay gắt, quyết liệt mang tính sống
còn, hệ quả của nó là các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện cạnh tranh
theo pháp luật nảy sinh ra các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo
lợi nhuận bằng mọi giá, không chú trọng xây dựng văn hoá kinh doanh và đạo
đức nghề nghiệp… dẫn tới con đường sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Hiểu biết của công chúng về bảo hộ sở hữu công nghiệp và chống
hàng giả: Một điểm bức xúc hiện nay là sự hiểu biết và quan tâm của doanh
nghiệp, nhất là ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với quyền sở hữu công nghiệp

chưa đầy đủ. Một phần không nhỏ các doanh nghiệp chưa thật quan tâm đến
việc xác lập các quyền về nhãn hiệu hàng hoá và sở hữu công nghiệp của
mình. Vì vậy, khi hàng hoá mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu công nghiệp
của doanh nghiệp bị vi phạm thì doanh nghiệp đó không có cơ sở pháp lý để
kiện tụng hoặc tố cáo. Mặt khác do không quan tâm đến quyền sở hữu công
nghiệp đã được xác lập của người khác nên doanh nghiệp dễ vi phạm quyền
sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp khác.

22


- Nước ta nằm cạnh trung tâm sản xuất, buôn bán hàng giả lớn nhất thế
giới là Trung Quốc, có tác động rất lớn đối với thị trường nội địa. Trung Quốc
đang đối mặt với vấn đề này nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn để hạn chế nó.
- Quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, không chỉ ở
trong nước mà còn phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực;
thông tin, khoa học công nghệ phát triển nhanh, bên cạnh phần tích cực của
nó, thì những kẻ sản xuất - kinh doanh hàng giả cũng triệt để lợi dụng khai
thác lợi thế này. Trong quá trình phát triển kinh tế, trình độ quản lý của các cơ
quan quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế và cuối cùng là hệ thống pháp luật
của nước ta mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa hoàn chỉnh.
- Việc mở cửa phát triển kinh tế đối ngoại thu hút mạnh người nước
ngoài và Việt kiều vào Việt Nam đầu tư, liên doanh, liên kết, tham quan du
lịch,... đồng thời kéo theo hoạt động sản xuất - buôn bán hàng giả, hàng nhái
sản phẩm của các cơ sở sản xuất nổi tiếng trên thế giới và thông qua đó họ lợi
dụng vận chuyển và sử dụng séc chuyển tiền giả, thẻ Master card giả, tiền Việt
Nam, ngoại tệ giả và các loại giấy tờ giả khác.
- Thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi hơn do sự
phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, nhưng phổ biến
nhất vẫn là các loại hàng giả về chất lượng, công dụng, giả về nhãn hiệu hàng

hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ...
- Đối với đa số người tiêu dùng, các hiểu biết về bảo hộ nhãn hiệu hàng
hoá, sở hữu công nghiệp và chống hàng giả cũng chưa được phổ cập; vì vậy
họ thường dễ bị nhầm lẫn khi mua hàng và khi phát hiện ra hàng hoá xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng giả thì thường lúng túng không biết
phải làm gì.
Trên đây là một số nét chung đang tác động mạnh đến sản xuất buôn
bán hàng giả ở nước ta. Dưới đây có thể hệ thống hoá bước đầu những nhân tố
chủ yêu thúc đẩy tình hình sản xuất - buôn bán hàng giả:

23


Các nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều bất cập
(về quy định pháp luật, chính sách chưa đủ và đồng bộ, chưa hoàn thiện; trình
độ nghiệp vụ trong công tác kiểm tra còn hạn chế, chính quyền địa phương
chưa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát
chưa chặt chẽ...)
- Công tác kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan và
chống buôn lậu chưa đủ sức ngăn chặn được nguồn hàng giả từ nước ngoài
xâm nhập vào thị trường nước ta. Hơn nữa công tác chống hàng giả nhập khẩu
qua biên giới chưa được quan tâm đúng mức và chưa gắn với công tác chống
buôn lậu nhằm ngăn chặn từ gốc hàng giả nhập khẩu lưu thông trên thị
trường.
- Cơ chế chính sách và trang bị đảm bảo cho hoạt động chống hàng giả
của các cơ quan thực thi còn thiếu.
- Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm, lợi ích
phát triển trong việc tự bảo vệ sản phẩm của mình tránh bị làm nhái, làm giả.
- Công tác tuyên truyền thu hút người tiêu dùng cùng tham gia vào cuộc

đấu tranh này chưa tốt.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng trên từng địa bàn; giữa cửa khẩu, biên
giới với nội địa và với các doanh nghiệp chưa thường xuyên, chặt chẽ; công
tác đấu tranh chưa triệt để tận gốc, thiếu sự chỉ đạo tập trung thống nhất nhằm
tạo ra sự chuyển biến đáng kể.
Các nguyên nhân khách quan
- Sản xuất, buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao là lực hấp dẫn mạnh
đối với những kẻ làm hàng giả.
- Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam còn ưa chuộng
hàng ngoại và hàng có nhãn hiệu nổi tiếng, trong khi không đủ trình độ, khả
năng phân biệt hàng nội - hàng ngoại, hàng thật - hàng giả đã tạo cơ hội và

24


×