Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận nỗi gian khổ của ngừi lính trong bài thơ đồng chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.86 KB, 3 trang )

Cảm nhận nỗi gian khổ, hi sinh của người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính
Hữu
Mở bài:
Bài thơ Đồng chí đã khắc họa và đẹp bình dị mà cao cả của người lính vệ quốc
quân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ
thái độ ngợi ca tình cảm đồng chí, đồng đội giữa họ. Vẻ đẹp hình tượng anh bộ đội
cụ Hồ cùng với mối tình gắn bó sâu sắc của họ đã được nhà thơ miêu tả và ngợi ca
đầy ấn tượng…

Thân bài:
Nếu ở đầu bài thơ, hình ảnh người lính gắn bó với quê hương và bước chân của họ
đến với chiến khu với khí thế hào hùng thì đến đây nhịp thơ mang mác, nao nao
bỗng trở nên chậm rãi, trầm lắng, trĩu xuống khi tác giả tái hiện lại cuộc sống kham
khổ nơi chiến trường:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rác vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giầy
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay…

Những người chiến sĩ ấy phải trải qua những cơn sốt rét rừng ác tính “sốt run
người”. Cuộc sống luôn ở trong tình trạng thiếu thốn thuốc men và cả quân trang,
quân dụng. Những bộ quần áo không còn lành lặn: chiếc áo đã “rách vai”, “quần có
vài mảnh vá”. Đôi chân “không giày” vẫn từng ngày dũng cảm dẫm đạp lên tán lá


rừng chứa đầy hiểm nguy. Chữ “biết” trong ý thơ “biết từng cơn ớn lạnh” là sự
nếm trải cay đắng, cùng chung cảnh gian nan. Các câu thơ ngắn gọn, kết hợp với


những hình ảnh chân thực đã khắc họa những nỗi gian nan cay cực đó.

Chính nét trung thực đúng như cuộc sống đời thường của những người lính đã có
sức lôi cuốn và gây xúc động mạnh trong lòng độc giả. Nói như nhà thơ Xuân Diệu
chiếc áo rách, chiếc quần vá thật như ngoài đời này dám đưa vào thơ quả là “như
một tiếng súng bắn đoàng, giản dị lắm mà sâu sắc tới giật mình”

Hình ảnh những người lính ở đây khác hẳn với những sắc áo “hào hoa” với “đôi
giày vạn dặm” của vị khách chinh phu trong bài thơ “Ngày về” mà tác giả đã viết
trước đó:

“Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…”

Trong hoàn cảnh kham khổ, thiếu thốn ấy, những người chiến sĩ này vẫn lạc quan
tươi trẻ, nụ cười vẫn tươi nở trên đôi môi họ: “Miệng cười buốt giá”. Đây không là
cái cười lạnh lùng, thản nhiên mà đây là nụ cười của con người trong cảnh mùa
đông làm giá buốt cơ thể. Cười trong gian khổ – đó là nụ cười của sự lạc quan bình
thản, xem thường gian khổ. Một nụ cười không chỉ gây xúc động mà còn đem đến
cho ta niềm cảm phục… Những câu thơ ở đây đầy xúc động nhưng không bi lụy,
thảm thương….

Ngoài nét đáng yêu có thể nói sức mạnh đã giúp cho người lính vượt qua gian khổ
thiếu thốn ấy đó chính là tình cảm giữa họ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”


Đây có lẽ là hình ảnh xúc động nhất trong bài thơ. Những bàn tay nóng ấm tình
người sưởi cho nhau trong những đêm giá rét. Bàn tay giao cảm thay cho lời nói.
Hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay” không chỉ biểu hiện cho sự yêu thương, cho sự
đoàn kết, gắn bó, cảm thông mà nó còn chứa đựng cả lời động viên nhau vượt qua

thử thách, cả niềm tin hứa hẹn lập công… Cách bộc lộ tình cảm của những người
chiến sĩ ở đây không ồn ào mà thật lặng lẽ, xúc động.

Kết bài:
Khép lại đoạn thơ, hình ảnh người lính ẩn khuất trong rừng xanh, trong cuộc sống
khắc nghiệt,thiếu thốn, trong cuộc truy kích kẻ thù vừa khiến ta cảm thường, vừa
khiến ta phấn khởi và tự hào. Họ chính là những người anh hùng đích thực, biết
vượt lên trên hoàn cảnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu. Lúc nào, họ cũng
kề vai sát cánh che chở cho nhau. Đó chính là nguồn sức mạnh làm nên những
chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến với kẻ thù xâm lược.



×