Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nhận về tình yêu thương cha tha thiết của bé thu trong truyện ngắn chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.18 KB, 4 trang )

Cảm nhận về tình yêu thương cha tha thiết của bé Thu trong truyện ngắn Chiếc
lược ngà
Mở bài:
Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tập trung miêu tả cuộc sống
và tình cảm của gia đình anh Sáu. Nổi bậc lên trong truyện là nhân vật bé Thu, một
cô bé gan dạ, dũng cảm, có tình yêu thương cha tha thiết. Qua hình ảnh của bé Thu,
Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công đời sống, chiến đấu và tinh thần gan dạ,
dũng cảm, quyết chiến đấu hi sinh của nhân dân miền nam trong cuộc chiến chống
đế quốc Mĩ xâm lược.

Thân bài:
Anh Sáu là cán bộ kháng chiến. Rời gia đình lên căn cứ lúc bé thư chưa tròn một
tuổi, anh Sáu mang theo nỗi nhớ thương con tha thiết. Bé Thu dần lớn lên với mẹ.
Bé chỉ được nhìn ngắm ba của mình trong những bức ảnh và gửi gắm hết tình cảm,
cảm xúc của mình dành cho ba vào đấy. Nhưng trớ trêu thay, năm bé Thu tám tuổi,
anh Sáu đã có dịp quay về quê hương để thăm gia đình, chỉ vì một vết sẹo trên
gương mặt anh Sáu, bé Thu không chịu nhận ba của mình. Trong những ngày anh
Sáu còn ở nhà, nhiều việc đã diễn ra dẫn đến tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé
Thu không hoà hợp được.

Đến khi bé Thu hiểu ra mọi lẽ thì cũng là lúc anh Sáu phải quay về chiến khu. Tình
yêu thương ba mãnh liệt của bé Thu bùng toả dữ dôi lúc chia tay anh Sáu trên bến
sông. Khi trở lại căn cứ, anh Sáu dồn hết tình yêu thương con tha thiết của mình
vào làm chiếc lược ngà tặng con. Nhưng không kết thúc ở đó, tình huống truyện lật
trở một lần nữa. Trong một trận càn quét của địch, anh Sáu đã hy sinh. trước khi
trút hơi thở cuối cùng,anh chỉ kịp gửi gắm lại tình yêu thương của mình dành cho
bé Thu vào một chiếc lược ngà và nhờ đồng đội trao lại cho con gái.

Nếu ai chưa đọc hết câu truyện này mà chỉ nghe kể qua sẽ cảm thấy bé Thu là một
cô bé bướng bỉnh, cứng đầu và bất hiếu với ba. Thật tế, bé Thu là cô bé rất ngoan.



Bé Thu cự tuyệt, không nghe theo lời anh sáu trong lần anh trở về thăm nhà có lẽ là
hành động lần đầu và cũng như lần cuối cùng của em vô lễ như thế. Bởi cái tình
cảm tha thiết quá lớn của một đứa trẻ ngây thơ như em đã dành hết phần cho người
ba trong bức ảnh mẹ vẫn hay cho em xem cùng để gạt bớt nỗi nhớ.

Hình ảnh người cha trẻ với gương mặt điển trai không một vết sẹo trên ảnh mà em
được biết từ khi nào được khắc sâu vào trái tim nhỏ bé của Thu. Vậy mà giờ đây
người đàn ông lạ lẫm nhận làm ba với một vết sẹo dài trên mặt khiến nó kinh ngạc
và sợ hãi.

Hành động và cử chỉ của bé Thu trong những ngày cuối anh Sáu còn ở lại đã dẫn
đến đỉnh điểm. Vào ngày cuối cùng trước khi anh Sáu rời đi, bé Thu vẫn kiên quyết
phủ nhận tình cảm của anh Sáu bằng việc hất miếng trứng cá anh Sáu gắp cho ra
khỏi chén cơm. Cơn tức giận của anh Sáu đã lên đỉnh điểm và trong cơn giận, anh
đã đánh con. Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ khóc và giận hờn anh, nhưng không, một lần
nữa, em lại thể hiện sự bướng bỉnh của mình. Không vùng vằng, không la hét, em
chỉ lẳng lặng bỏ đi. Chúng ta có thể thấy bé Thu thật mạnh mẽ và kiên định,nhưng
em không biết rằng hành động ấy có thể làm em hối hận về sau.

Điều này đối với một đứa trẻ như Thu phản ứng như thế thì không có gì lấy làm lạ
cả. Thu cũng đã rất hối lỗi trước việc làm đáng trách của mình. Nó đã trằn trọc suốt
đêm không ngủ được khi biết rõ sự tình qua lời ngoại kể. Trước khi rời xa ba, nó
ôm lấy ba mình bằng hai tay, hay chân bằng hết thảy sinh lực mà nó có. Thế
nhưng, nó cũng không giữ anh Sáu ở lại được.

Vào những khắc cuối cùng anh còn ở lại quê nhà, điều mà không ai ngờ đến diễn
ra. Bé Thu sau khi nghe lời giải thích từ bà ngoại, đã bừng tỉnh ra và nhận anh Sáu
là ba của mình. Giây phút tình yêu thương cha mãnh liệt của bé Thu được giải toả
ra đều khiến mọi người nghẹn lòng. Ẩn dưới sự bướng bỉnh, mạnh mẽ ấy là một cô

bé hồn nhiên, dễ thương, giàu tình cảm, có niềm yêu thương ba mãnh liệt, da diết.


Một cô bé mạnh mẽ nhưng đầm ấm, kiên quyết nhưng yếu đuối, mong mỏi chờ ba
mình về.

Trong tim mỗi người tất luôn có một hình bóng những người thương yêu đậm sâu
thì khó mà thay đổi được huống chi là trong hoàn cảnh chiến tranh như thế này.
Tuy là buồn khi không nhận ra ba sớm hơn nhưng điều quan trọng là ta biết được
bé Thu vẫn rất yêu thương ba mình nhiều đến thế. Từ việc hiểu ra được nguyên
nhân anh Sáu có vết sẹo trên mặt từ lời kể của bà, Thu còn nhận ra được một điều
sâu xa mà từ trước đến giờ bản thân Thu vẫn không thể nào hiểu đó chính là chiến
tranh thật khốc liệt. Điều này cũng rất ý nghĩa giúp em quyết định hi sinh vì đất
nước giống ba khi chọn công việc làm cô giao liên hiểm trở.

Chỉ mới hai nhân vật thôi cũng đã thấy được chiến tranh tàn ác đến mức nào, nó đã
khiến cho con người ta cách xa nhau, không nhận ra nhau lẫn tình cảm mà mỗi
người dành cho nhau. Không những thế chiến tranh còn là những vết dao găm tàn
nhẫn đâm sâu vào trái tim con người khi khiến người ta phải hi sinh và người nhà
phải đau buồn.

Trước lúc lên đường tiếp tục chinh chiến, anh Sáu cũng đã hứa sẽ mang về cho con
một chiếc lược. Chỉ là một chiếc lược thôi mà lại mang một ý nghĩa rất lớn, là lời
hứa hẹn rằng ba sẽ trở về. Thế nhưng chiến tranh đã ngăn cách hai cha con mãi
mãi. Trong một trận càn khốc liệt của kẻ thù, anh Sáu đã hi sinh.

Chiến tranh đã giết chét anh Sáu, cướp đi của bé Thu người cha nó yêu quý nhất.
Ấy vậy mà tình cha con vẫn chưa dừng lại ở đó, anh Sáu trước khi trút hết hơi thở
cuối cùng đã kịp gửi lại chiếc lược ngà và nhờ bác Ba chuyển lại cho con gái anh.
Đấy có lẽ là kỉ vật quý báu nhất của tình yêu thương mà anh Sáu đã cất công làm

bằng cả tâm hồn, tình yêu thương, nỗi mong nhớ và hạnh phúc của một người cha.


Trong chiến tranh, tình cảm con người thì vẫn được truyền đi khắp nơi kho vẫn có
những thứ tình cảm nhỏ bé mà lại đáng quý. Như tình cảm đồng chí của bác Ba với
anh Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh là không thể thiếu. Bác Ba vẫn không ngừng
giúp đỡ anh Sáu, hai người luôn đi cạnh nhau hỗ trợ nhau trong nhiệm vụ. Cả đến
khi anh Sáu không còn nữa bác Ba vẫn cố để giúp người bạn, người anh em đưa lại
kỉ vật cuối cùng cho bé Thu. Ngoài ra còn một nhắn vật không kém phần quan
trọng trong gia đình, đây chính là mẹ bé Thu. Người đã luôn theo sát con và anh
Sáu. Bà vẫn luôn chăm lo từng chút, cố gắng vượt rừng thăm chồng và làm việc
nuôi bé Thu thay cả phần chồng.

Kết bài:
Chiếc lược ngà là một bài ca cảm động về tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến
tranh. Cho dù trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt đến cỡ nào, hoàn cảnh khó
khăn đến mấy thì trái tim con người vẫn luôn nồng cháy tình thương yêu, vẫn luôn
thấy hạnh phúc và chở che trong tình người. Chiến tranh có thể giết chết họ nhưng
không thể nào hủy diệt tình yêu thương trong trái tim của họ. Nó mãi mãi còn đấy,
mãi lan tỏa và ẩn mình. Nó biến thành sự căm phẫn, nỗi giận dữ, lòng căm thù và
trút lên đầu kẻ thù cơn thịnh nộ dữ dội. Nó làm nên sức sống, sức chiến đấu và
chiến thắng của dân tộc ta.



×