Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bệnh gan thận mủ trên cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.82 KB, 14 trang )

BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gan thận mủ (còn gọi là bệnh mủ gan) là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.
Hiện nay bệnh này gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long. Tỷ lệ cá chết khi bị nhiễm bệnh gan thận mủ có thể lên đến 90%. Cá tra
thường bị nhiễm bệnh vào các tháng cuối năm khi nhiệt độ nước hạ thấp (khoảng tháng 9
đến tháng 1 năm sau). Tuy nhiên hiện nay bệnh này còn xảy ra ở những thời điểm khác trong
năm do việc tăng diện tích và mức độ thâm canh cũng như việc không sát trùng nguồn nước
của những ao nuôi bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Bệnh này thường khó được
phát hiện sớm do cá bệnh ít có biểu hiện bên ngoài. Cá bị nhiễm bệnh gan thận mủ thường
ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Quan sát bên ngoài có thể thấy bụng hơi
sưng to, mắt bị đục. Cá bệnh thường bơi lờ đờ gần bề mặt ao. Khi mổ bụng cá ta thường thấy
những đốm trắng nhỏ trên bề mặt của một số cơ quan như gan, thận và lách (Hình chụp).

Hình 1: Cá bệnh cơ quan nội tạng sưng to, có những đốm trứng nhỏ trên bề mặt gan, thận,
lách
2. Biện pháp phòng bệnh
Cải tạo ao thật kỹ trước mỗi vụ nuôi: Xả hoặc bơm cạn ao, nạo vét bùn đáy ao, chỉ chừa 1
lớp bùn mỏng, bón vôi với liều lượng từ 7-10 kg/100 m2 ao, phơi ao từ 2-5 ngày, lọc nước vào
ao bằng lưới lọc mịn để ngăn ngừa các loại địch hại xâm nhập vào ao nuôi.
Sau khi lấy nước vào ao, cần sát trùng nước bằng AVAXIDE hoặc SUNDINE 57 hoặc
NOVADINE để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn đọng trong ao hoặc xâm nhập từ bên ngoài qua
nguồn nước.
Sau khi dùng thuốc sát trùng 2-3 ngày, dùng NB-25 for Fish hoặc NOVA-PRO VS FISH để
tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi trước khi tiến hành thả giống.
Thả nuôi với mật độ vừa phải để duy trì chất lượng nước tốt trong ao, giúp cá lớn nhanh,
khỏe mạnh, hạn chế bệnh xảy ra.
Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt để giúp cá luôn khỏe mạnh. Nếu sử dụng thức ăn tự chế
biến thì cần nấu chín trước khi cho ăn để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cá qua
đường thức ăn.
Thường xuyên trộn thuốc bổ như PROBIO FISH, NOVITOL, NOVA-ANTI SHOCK FISH,


NOVA-C vào thức ăn để cá lớn nhanh, khỏe mạnh và tăng sức kháng bệnh.
Định kỳ 7-14 ngày dùng men vi sinh như NB-25 for Fish hoặc Nova-Pro VS Fish để phân hủy
lượng phân cá và thức ăn thừa trong ao nuôi, giúp duy trì chất lượng nước, đồng thời ức chế
mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi qua nguồn nước.
1
Sát trùng nguồn nước ao nuôi một cách định kỳ (10-14 ngày/lần) bằng Avaxide hoặc
SUNDINE 57 nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong ao. Cần lưu ý không sử dụng thuốc sát trùng
và men vi sinh cùng một lúc mà chỉ dùng men vi sinh sau khi dùng thuốc sát trùng 2-3 ngày.
Định kỳ dùng thuốc trị ngoại ký sinh trùng (trùng bánh xe, sán lá mang, rận cá, trùng mỏ
neo) và nội ký sinh trùng (sán ký sinh trong ruột, túi mật) như NOVALAN FOR FISH,
NOVA-PRAZI FISH để giúp cá khỏe mạnh, tăng sức kháng bệnh.
3. Trị bệnh
- Bệnh gan thận mủ là bệnh do vi khuẩn gây ra nên phải dùng 1 trong các sản phẩm sau của
Công ty Anova như NOVA-FLOR 500, COTRIMIN, FLOR 2000, NOVA-THIACOL,
NOVA-FLORDOX, NOVA-FLOR 5000 để trị bệnh.
- Cần quan sát hoạt động và sức ăn của cá hàng ngày nhằm phát hiện bệnh sớm (khi cá còn
ăn được nhiều thức ăn). Có như vậy hiệu quả điều trị bệnh mới cao.
- Không nên sử dụng cùng 1 loại kháng sinh trong thời gian dài để tránh hiện tượng lờn
thuốc.
- Khi trộn kháng sinh vào thức ăn phải trộn thật đều và cho ăn ít hơn bình thường để cá ăn
hết lượng thức ăn có trộn thuốc.
- Dùng đúng liều và đúng thời gian ghi trên nhãn thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
- Dùng 1 trong các loại thuốc bổ như NOVA-ANTI SHOCK FISH, NOVITOL, HEPATOL,
NOVA-C kết hợp với kháng sinh để giúp cá mau lành bệnh.
- Có thể kết hợp dùng thuốc sát trùng như AVAXIDE hoặc SUNDINE 57 hoặc NOVALAN
FOR FISH để diệt mầm bệnh trong ao.
BỆNH DO DINH DƯỠNG
Sự mất cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ gây nên nhiều loại bệnh khác nhau. Trên cá nuôi
thường mắc một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như sau:
1.1. Bệnh bướu giáp trạng và bệnh ở mang:

Do thiếu Iode làm tuyến giáp trạng to ra lan tràn ra các mô chung quanh, phát triển thành
khối u, cá bị lồi mắt. Thiếu Pantothenic acid (một loại vitamin nhóm B) gây nên tình trạng
mang bị thoái hóa, tiết nhiều nhớt, cá ăn kém, nổi đầu do thiếu oxy, xuất huyết ở da.
Biện pháp phòng: Dùng NOVAMIN F, NOVIMIX, NOVA PREMIX FISH với liều 1kg/
100kg thức ăn, cho ăn liên tục. Hoặc Dùng sản phẩm AVIFISH.
1.2. Bệnh viêm gan:
Do thức ăn có nhiều độc tố, làm gan bị tổn thương do sự tích tụ chất độc. Cá có dấu hiệu
kém ăn, chậm lớn, bụng to, thịt và mỡ có màu vàng, mổ khám thấy gan sưng to, đôi khi có
mủ.
Biện pháp phòng trị: Dùng thức ăn tốt, không nhiễm nấm mốc, kết hợp sử dụng các sản
phẩm của ANOVA như: HEPATOL, NOVITOL, SORBIMIN, SOVIRIN liều 5g/ kg thức ăn,
cho ăn liên tục trong quá trình nuôi.
1.3. Bệnh do thiếu vitamin:
Vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản được bình thường. Trên cá thiếu vitamin sẽ
gây các triệu chứng sau:
- Thiamin (vitamin B1): Cá ăn kém, sinh trưởng chậm, cơ thể không ổn định và mất cân
bằng, da bị nhạt màu
- Riboflavin (vit.B2): Giảm ăn, thủy tinh thể bị đục, thân có màu tối, xuất huyết ở da
- Pyridoxine (vit.B6): Rối loạn thần kinh, cá dễ bị kích thích và lồi mắt
- Vitamin B12 : Hàm lượng hemoglobin thấp, hồng cầu dễ vỡ, cá chậm lớn
- Nicotinic acid (vit.PP): Lở loét da, màng ruột, dạ dày bị phù
- Inositol: Giảm ăn, chậm tăng trưởng, dạ dày sưng phồng, thương tổn da
- Biotin: Cá ăn kém, chậm tăng trưởng, màu sắc cá nhạt hơn, nhạy cảm với tiếng động
- Vitamin A: Chậm tăng trưởng, lồi mắt, xuất huyết
- Vitamin E: Tổn thương gan, thoái hoá cơ, giảm hồng cầu
2
Hình: Cá bị bệnh thiếu vitamin sinh trưởng không tốt và phát triển không bình thường.
Biện pháp phòng trị: Dùng AVAMIN hoặc BETAMIN hoặc NOVAMIX hoặc NOVAMIN F
hoặc VIMIN hoặc NOVA PREMIX FISH là các sản phẩm vitamin hỗn hợp, trộn cho ăn, 3
tháng đầu nên cho ăn liên tục, các tháng sau mỗi tuần trộn cho ăn 2 ngày.

BỆNH DO MÔI TRƯỜNG
Các yếu tố môi trường dưới đây có htể gây nên tình trạng bệnh tật cho cá:
1.10.1. Độ pH của nguồn nước:
Độ pH của nước ao phải thích hợp, giới hạn trung bình là từ 5-9 (thay đổi theo từng loại cá
nuôi). Nếu dưới hoặc trên mức giới hạn cũng làm cho cá chậm lớn hoặc chết.
1.10.2. Oxygen hòa tan:
Ngoại trừ một số cá có cơ quan hô hấp phụ có thể sống trong nước có lượng oxy hoà tan
thấp, những loại cá khác chỉ hô hấp bình thường khi có đủ oxy trong nước và hàm lượng
CO2 hoà tan trong nước phải thấp. Lượng oxy hòa tan thấp do nhiều nguyên nhân:

Ao có nhiều chất hữu cơ do thức ăn thừa bị phân hủy
Ao có quá nhiều khí độc như: CH4, NH2, SH2 …
Có nhiều rong tảo trong ao
Thực vật thủy sinh ven bờ mọc nhiều làm giảm lượng oxy hòa tan
Cách giải quyết:

Bón phân đúng liều lượng
Vớt bỏ thức ăn thừa của cá
Mật độ thả thích hợp
Cá nổi đầu do thiếu oxy: phải bơm thêm nước mới vào ao hoặc dùng NOVA-OXYGEN
Cung cấp oxy, loại bỏ khí độc: Dùng sản phẩm ZEOFISH với liều 5kg/ 1000m3 nước, mỗi
tuần dùng một lần.
Diệt bớt tảo: Dùng CuSO4 nồng độ 0,5-0,7 ppm, hoặc AVAXIDE 1lít/ 1.000m3 nước ao hoặc
dùng SEAWEED.
1.10.3. Chất dộc:
Cá trúng độc có thể do:

Do thực vật độc: thàn mát, xương rồng, nghể … thả xuống ao với số lượng lớn
Do nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu …
Cách giải quyết:


Dùng nước thải để nuôi cá phải biết được thành phần hóa học, độ ô nhiễm và biết sức chịu
đựng được của cá.
Xử lý nước thải như cho lắng trong bể riêng trước khi cho vào ao nuôi
1.10.4. Nhiệt độ:
Nhiệt độ lớn hơn 40
0
C cá sẽ dễ bị chết.
1.10.5. CO2:
Bình thường hàm lượng CO2 hòa tan trong nước là: 1,5-5mg/ lít. Khi tăng lên 25mg/ lít cá
sẽ trúng độc và gây chết ở 30mg/ lít. Hàm lượng oxy hòa tan cao thường xuất hiện ở những
ao bị ô nhiễm chất hữu cơ, tảo phát triển mạnh. Vào ban đêm tảo hô hấp thải ra nguồn nước
3
nhiều khí CO2 và lấy hết oxy hòa tan, do đó vào buổi sáng sớm cá thường có hiện tượng nổi
đầu.
* Cách giải quyết:
Thay nước mới và diệt bớt tảo trong ao bằng cách dùng AVAXIDE 1lít/ 1.000m3 nước ao.
BỆNH GIUN TRÒN TRÊN CÁ
Giun tròn hay sán lải, thường gây nhiễm với tỷ lệ khá cao trên cá nuôi. Trên các cá thể
nhiễm giun ít, chỉ thấy cá ăn nhiều nhưng chậm lớn. Nếu nhiễm nhiều giun cá có dấu hiệu
yếu ớt, chậm lớn, còi cọc, một số con chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Giun tròn trưởng thành thường được tìm thấy trong ruột cá, tuy nhiên tùy thuộc vào loài
giun tròn, loại cá, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có thể tìm thấy ở các nơi khác của cơ thể
như: bong bóng, cơ quan nội tạng, dưới da hoặc giữa các lớp cơ.
CÁC LOẠI GIUN THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ:
* Giun chỉ (Capillaria): Giun ký sinh trong ruột, giun trưởng thành đẻ trứng và lây nhiễm
trực tiếp nếu cá ăn phải trứng. Thời gian từ khi nhiễm trứng đến khi trứng phát triển thành
giun trưởng thành mất 3 tháng. Giun đực có kich thước nhỏ, màu trong suốt, rất khó nhận ra
khi khám tử. Con cái dễ nhận ra hơn do chứa trứng. Phòng trị bệnh: dùng sản phẩm
NOVADAZOL hoặc NOVA-PARASITE.


Hình 1.10.1: Giun chỉ
o Eustrogylides: Ký sinh ở các xoang của cơ thể, trong gan hoặc các cơ quan khác nhưng
không sống ở đường ruột cá. Cá mắc bệnh có triệu chứng bụng chướng to, giun có kích thước
dài (11-83mm), cuộn tròn lại và có màu đỏ, trong xoang bụng đôi khi có nhiều con. Nếu cá ăn
phải các loại mồi sống có chứa các loại ký sinh trùng này, thì sau khi ăn vào bụng, ký sinh
trùng sẽ chui vào cơ và ký sinh trong cơ của cá. Không có thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh
này.
Hình 1.10.2: Giun ký sinh trong
ruột cá
o Camallanus: Ký sinh trong ruột cá, thường tập trung ở vùng hậu môn, có kích thườc dài,
hình dáng như giun đũa, nhưng chỉ dài khoảng 1cm, đường kính 750µ, con cái đẻ trứng và tự
ấp trứng ở trong cơ thể. Do đó được coi như đẻ ra ấu trùng, từ đó lây nhiễm qua cá khác nếu
ăn phải phân chứa âu trùng. Điều trị: NOVADAZOL, NOVA-PARASITE.
4
o

Hình 1.10.3: Camallanus trưởng thành Hình 1.10.4: Con cái mang trứng và đẻ trứng
o Contracaecum: Có vòng đời khá phức tạp, ấu trùng sống trong cơ gan, tim, và bong
bóng của cá. Giun có kích thước dài nhưng xoắn lại như dạng đồng tiền. Chim ăn cá, ấu
trùng sẽ nở thành con trưởng thành sống ở ruột của chim. Con cái đẻ trứng, trứng nở thành
ấu trùng trong đường ruột chim, cá ăn phải phân chim chứa ấu trùng, ấu trùng sẽ di hành
từ ruột vào cơ, gan, tim, hoặc bong bóng và ký sinh tại đây. Không có thuốc điều trị hiệu
quả.
1.12.1.1.1.1.1.1.1 1.11
Hình 1.10.5 : Contracaecum
* Tapeworm: sán dây ký sinh trên cá.
Phòng trị: Dùng NOVADAZOL hoặc NOVA-PARASITE.
Hình 1.10.6 : Tapeworm
BỆNH RẬN CÁ

1.9.1. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh này do một số loài giáp xác thuộc giống Argulus gây nên. Trùng có chiều dài từ 4-8 mm.
Màu sắc giống ký chủ hình dạng giống con rận nên còn gọi là rận cá. Mặt bụng phía đầu của
rận có một đôi giác hút để bám chặt vào da cá và một gai miệng để chọc thủng da ký chủ.
Phần đầu và phần ngực dính liền nhau ở phía lưng tạo thành cái mai. Phần ngực có 4 đốt,
mỗi đốt có một đôi chân bơi. Rận đẻ trứng, mỗi lần đẻ từ 250-300 trứng. Trứng bám vào một
số loại giá thể như đá và các loài thực vật thủy sinh. Ơ nhiệt độ 300 C, sau 10-14 ngày trứng
nở thành ấu trùng. Sau khi nở ấu trùng phải tìm được ký chủ để bám vào. Sau 48 giờ nếu
không tìm được ký chủ, ấu trùng sẽ chết.
1.9.2. Triệu chứng bệnh lý:
Cá bệnh gồm cá chép, mè, trôi, bống, mè hoa, lóc đen, lóc bông, rô phi … Rận sống ký sinh
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×