ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------
TIỂU LUẬN
KẾ HOẠCH CAN THIỆP
Học phần: Tư vấn tâm lý học đường (PSE2006 1)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Kiên
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng
Mã sinh viên: 15010311
Lớp: QH – 2015 – S
Ngành: Sư phạm Hóa học
Hà Nội, tháng 12/2018
0
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ 2
Trường hợp cần can thiệp ..................................................................................................... 3
Kế hoạch can thiệp ................................................................................................................ 4
Đoạn hội thoại phiên 2 theo kế hoạch ................................................................................... 8
1
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù
ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Sự giúp đỡ ấy vô cùng quý giá đối
với chúng em trên con đường tiến tới thành công.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Hồng Kiên đã
tận tâm hướng dẫn chúng em thực hiện tiểu luận. Nếu không có những hướng dẫn, dạy bảo
của cô thì em nghĩ đề tài này của em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được.
Kiến thức của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, những thiếu sót là điều chắc
chắn không thể tránh khỏi, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy cô và các bạn để kiến thức của em trong tiểu luận này nói riêng và kiến thức về kỹ
năng giao tiếp nói chung được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cô thật dồi dào sức khỏe, thành công trong sư
nghiệp cao quý để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho
thế hệ mai sau
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Hằng
2
Trường hợp 21
Lan là một học sinh lớp 12. Gia đình Lan có 3 anh chị em. Lan là con út. Lan luôn là
niềm tự hào của gia đình bởi em là một học sinh giỏi, gương mẫu, luôn đứng trong top đầu
những học sinh giỏi của lớp và của trường.
Thời gian này, Lan liên tục tìm kiếm các thông tin về ngành nghề. Em cảm thấy rất
hoang mang không biết mình nên chọn làm ngành nghề gì trong tương lai. Trong khi đó, các
bạn cùng lớp ai nấy đều có dự định sẵn, em thấy các bạn của mình có định hướng rõ ràng
như du học, học nghề hay làm một ngành nghề nào đó mà các bạn đang tập trung để thực
hiện từ bây giờ.
Việc ôn thi càng làm tăng thêm áp lực cho em. Em thu mình và ít nói hơn, ít quan tâm
đến bạn bè, thầy cô hay người thân trong gia đình. Em thường xuyên bị mất tập trung trong
giờ học. Điểm bài thi thử cho kỳ thi tốt nghiệp của Lan chỉ ở mức trung bình. Bố mẹ em vẫn
ngày ngày động viên và chỉ cần em tập trung vào việc học để chuẩn bị cho các kỳ thi quan
trọng sắp tới. Bố mẹ đăng ký cho em học nhiều lớp học thêm với mong muốn em trúng
tuyển vào trường Đại học Ngoại thương, vì nghĩ kiến thức ở trên lớp là chưa đủ. Nhưng
riêng Lan thì em chưa xác định được gì cả, em hoang mang không biết nên nghe theo lời bố
mẹ chọn ngoại thương hay tiếp tục đi tìm ngành nghề mình muốn làm.
3
Kế hoạch can thiệp
Người đánh giá – phân tích và lập kế hoạch: Nguyễn Thị Thanh Hằng
Thông tin chung
Lan – nữ 18 tuổi, học sinh lớp 12. Em có những biểu hiện về hành vi không bình thường
trong thời gian gần đây: thu mình, ít nói hơn, ít quan tâm đến bạn bè, thầy cô hay người thân
trong gia đình. Em thường xuyên bị mất tập trung trong giờ học. Điểm bài thi thử cho kỳ thi
tốt nghiệp của Lan chỉ ở mức trung bình.
Các mối quan hệ của Lan
Quan hệ gia đình:
o Mâu thuẫn với mẹ: thiếu gần gũi, chưa có dấu hiệu em chia sẻ những lo lắng của mình
với mẹ. Em còn phải chịu áp lực từ phía mẹ về vấn đề định hướng công việc sau này (mẹ
muốn em trúng tuyển vào ĐH Ngoại thương nhưng em không thực sự thích trường này)
o Mâu thuẫn với bố: tương tự với mẹ
o Chưa tìm thấy dấu hiệu mâu thuẫn với các anh, chị của Lan
Quan hệ bạn bè: em không có bạn thân, chưa có dấu hiệu cho thấy em có bạn trai. Em
đang chịu áp lực từ phía bạn bè về vấn đề định hướng công việc sau này (các bạn cùng lớp ai
nấy đều có dự định sẵn, em thấy các bạn của mình có định hướng rõ ràng như du học, học
nghề hay làm một ngành nghề nào đó mà các bạn đang tập trung để thực hiện từ bây giờ)
Quan hệ trong lớp học: thiếu gắn kết với giáo viên (không có dấu hiệu cho thấy sự định
hướng của giáo viên đối với vấn đề việc làm sau này của em).
Vấn đề của Lan hiện tại: Nhiều dấu hiệu cho thấy em đang chuyển từ những rối nhiễu
tâm lý và lo lắng sang trạng thái rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ.
1. Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề
Phương pháp chăm sóc, giáo dục chưa phù hợp: Đây là nguyên nhân chính tác động
không tốt tới việc định hướng nghề nghiệp của Lan và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới
những căng thẳng tâm lý của em trong thời gian gần đây. Em bị áp lực với những yêu cầu
của bố mẹ vì bố mẹ luôn kì vọng vào việc học tập và thành tích học tập của em. Ngoài ra, bố
mẹ em chưa hiểu và không đáp ứng đủ các nhu cầu của em: yêu cầu em tham gia lớp học
4
thêm quá nhiều và tự quyết định tương lai của em (phải trúng tuyển vào ĐH Ngoại thương).
Điều này dẫn tới sự mâu thuẫn, thiếu tin tưởng trong bản thân Lan về mục đích và động cơ
học tập
Mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô: Trong khi Lan không biết mình nên chọn làm ngành nghề
gì trong tương lai thì các bạn cùng lớp ai nấy đều có dự định sẵn, rõ ràng như du học, học
nghề hay làm một ngành nghề nào đó và các bạn đang tập trung để thực hiện từ bây giờ. Bên
cạnh đó Lan không có sự động viên, định hướng từ nhà trường và giáo viên. Điều này dẫn
tới sự hoang mang, lo lắng trong bản thân Lan vì không được bằng bạn bè.
Áp lực sợ gặp thất bại trong học tập: Lan luôn là niềm tự hào của gia đình bởi em là một
học sinh giỏi, gương mẫu, luôn đứng trong top đầu những học sinh giỏi của lớp và của
trường. Điều này ngăn cản em chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh, em lo
lắng về chuyện mọi người đều nghĩ rằng Lan là học sinh giỏi nên không có vấn đề gì trong
chuyện chọn nghề nghiệp tương lai.
Tâm lý lứa tuổi : Em trong độ tuổi vị thành niên. Sự hình thành về tính cách và tâm lý thể
hiện rất rõ. Ở lứa tuổi này, quan hệ với cha me, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do
sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận
của người lớn. Tuy vậy, tính chất ít xác định về quan hệ xã hội vẫn còn. Một mặt học sinh đã
có những sự độc lập nhất định trong tư duy, trong hành vi ứng xử, mặt khác học sinh lại
chưa có đuợc sự độc lập về kinh tế do vẫn phụ thuộc vào gia đình. Trong gia đình, học sinh
có thể có được quan hệ tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. Học sinh có thể
tự quyết định một sổ vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó
như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. Việc can thiệp trực tiếp theo kiểu “ra lệnh”,
“ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể hiệu quả nữa. Do vậy, việc
phụ huynh áp đặt các hành vi và cách suy nghĩ của mình có thể gây ra phản ứng của các em.
Học sinh lớn chủ yếu mong muốn cha mẹ là những người bạn, người “cổ vấn”. Lan mong
muốn được tự quyết định tương lai cho bản thân nhưng không nhận được những sự định
hướng cụ thể, ngoài ra còn chịu áp lực từ phía gia đình, bạn bè và thầy cô ,vì vậy em cảm
thấy lo lắng và mất tập trung trong việc học tập, thi cử. Đó là những biểu hiện không bình
thường nhưng là hệ quả tất yếu của môi trường (gia đình, lớp học, bạn bè) và cách ứng xử
của các thành viên khác trong gia đình với em.
5
2. Biện pháp can thiệp
Sử dụng hình thức can thiệp tâm lý (tham vấn) với sự trợ giúp của một nhân viên
công tác xã hội (Hằng)
3. Hình thức can thiệp
Nhân viên xã hội gặp gỡ và trò chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình để thu
thập thông tin, phân tích và lập kế hoạch can thiệp em Lan thông qua các buổi nói chuyện có
mục đích Nếu thấy cần thiết, nhân viên xã hội sẽ đề nghị can thiệp y tế.
4. Các nguyên tắc cần được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình can thiệp
Về phía gia đình:
o Không áp đặt những mong muốn và cách can thiệp khác.
o Không để xung đột và mâu thuẫn gia đình diễn ra – bất kì là xung đột với ai và thời điểm
nào trong quá trình can thiệp.
o Không tự ý xử lý những vấn đề liên quan tới Lan, bất cứ một hành động hay động thái
nào liên quan tới Lan đều phải trao đổi trước với Hằng.
o Cung cấp những thông tin trung thực, chính xác.
Về phía nhân viên tham vấn : tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc (bí mật thông tin, chấp
nhận thân chủ, thân chủ tự quyết, cá nhân hóa… và quy định của đạo đức nghề nghiệp
5. Những chỉ dẫn cho gia đình để phối hợp trị liệu
Bố, mẹ: có vai trò quan trọng trong thời điểm hiện nay
o Tuyệt đối không được có bất cứ sự so sánh nào giữa Lan và anh, chị của Lan, giữa Lan
và các bạn cùng lớp (điều nàu có thể dấn tới những hệ quả khôn lường – có thể làm tăng
mức độ lo lắng của Lan)
o Tuyệt đối không được nói những chuyện tiêu cực về người khác với Lan
o Chăm sóc, giáo dục em đúng phương pháp: dành thời gian nhiều hơn để giao tiếp, nói
chuyện và chăm sóc cho Lan: đi chơi, thăm thân, uống nước trò chuyện, mua sắm… Ít nhất
trong một ngày phải dành ra 30 phút để trò chuyện, tâm sự với em. Khi trò chuyện, chú ý tập
trung vào những mong muốn của em thay vì động viên em cố gắng học để thi đỗ ĐH Ngoại
thương. Giảm bớt số lượng lớp học thêm của Lan, đăng kí thêm những lớp (hoặc chương
trình) hoạt động ngoại khóa hoặc định hướng nghề nghiệp cho Lan nếu em muốn.
6
Những người khác (2 anh chị, bạn bè, thầy cô). Nếu sự quan tâm của anh/chị không đúng
cách, rất có thể vô tình anh/chị làm cho câu chuyện của cháu theo chiều hướng không tốt.
o Không tự ý gọi điện gặp Lan để: khuyên nhủ, phân tích, so sánh, la mắng … những sai
lầm hiện tại của Lan.
o Khi gọi điện cho Lan, những câu hỏi hay sự quan tâm tốt có thể nói là
Sức khỏe của cháu như thế nào?
Cháu đang nghĩ gì về…
Cháu muốn làm điều gì? Tại sao lại muốn làm điều đó
Cháu có điều gì khó khăn, muốn nói với…
…
(ghi chú: những dòng in đậm và gạch chân là rất quan trọng)
6. Kế hoạch can thiệp
Kế hoạch làm việc này có sự tư vấn, thay đổi thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp
STT
1. 1
2. 2
NỘI DUNG
Thời
Người chịu
Người phối
của Phiên tham vấn
gian
trách nhiệm
hợp
Phiên mở đầu: Gặp gỡ những người trong 60’ hoặc Hằng
Các
thành
gia đình để thống nhất kế hoạch và thời hơn
viên
trong
gian làm việc
gia đình
Phiên 1: gặp và xây dựng mối quan hệ tốt 60’ hoặc Hằng
Các
thành
với Lan.
viên
trong
hơn tùy
Nói cho Lan biết NVXH đang làm gì, làm vào mức
gia đình
như thế nào, những nguyên tắc làm việc. độ tương
Thỏa thuận hình thức tương tác và cách tác
thức tiến hành các buổi trò chuyện
3. 3
Phiên 2: Gặp Lan, tìm hiểu và tác động vào 60’
Hằng
tình cảm, mong muốn của Lan
4. 4
Phiên 3: Đạt được những thỏa thuận với 60’
Lan về những điều gì nên làm và không
7
Hằng
Các
thành
viên
trong
nên làm để cải thiện tình trạng lo lắng của
gia đình
em.
5. 5
6. 6
Phiên 4: Làm việc với gia đình về biện 60’
Hằng
Các
thành
pháp giúp đỡ Lan trong việc định hướng
viên
trong
nghề nghiệp của em
gia đình
Phiên 5: Cùng với Lan lâp kế hoạch cho 60’
Hằng
việc học tập
Các
thành
viên
trong
gia đình
7. 7
Phiên tiếp theo phụ thuộc vào những tiến
Hằng
triển của Lan và sự đáp ứng thích hợp của
gia đình
Đoạn hội thoại phiên 2 theo kế hoạch
Nội dung: Gặp Lan, tìm hiểu và tác động vào tình cảm, mong muốn của Lan
Thời gian: 60’ (bao gồm cả thời gian ghi chép, hệ thống các thông tin, các hoạt động khác)
Chi tiết:
- NVXH: Chào Lan, hôm nay có chuyện gì vui không em?
- Lan: Em chào chị, hôm nay em mới được đi shopping với mẹ chị ạ! Lâu lắm rồi em không
được đi chơi với mẹ, hôm nay em với mẹ đi mỏi chân luôn hihi.
- NVXH: Nhìn em cười toe toét thế kia thì chị biết 2 mẹ con em hôm nay đi vui thế nào rồi.
Hôm nay em có mua được nhiều đồ mới không?
- Lan: Nhiều lắm chị ạ! Em được mẹ mua cho 1 chân váy công chúa xinh ơi là xinh, em định
mua nó từ lâu rồi mà cứ bận học lu bu quá quên xừ mất. Tự dưng hôm nay ghé qua cửa hàng
đó thế là mẹ em mua luôn. Chị xem này xem đẹp không?
- NVXH: Chân váy đáng yêu quá, rất hợp với dáng người nhỏ nhỏ của em nha! Thôi tạm
thời cất váy đi không lôi quần áo ra khoe chị em mình lại buôn hết buổi tối mất.
- Lan: Vâng ạ! Chị đợi em xíu nha!
- NVXH: Bây giờ chị em mình vào vấn đề chính luôn nhé. Hôm trước chị đã đưa cho em
một số kênh để em tìm hiểu thông tin tuyển sinh em đã tìm hiểu chưa?
8
- Lan: Em tìm hiểu các kênh chị đưa rồi nhưng em vẫn hoang mang quá chị ạ! Em không
biết chọn ngành nào vì mỗi ngành đều có cái được cái mất, em nhìn danh sách ngành mà nản
luôn.
- NVXH : Không sao đâu, chị hiểu cảm giác của em mà. Hôm nay chị sẽ giúp em lựa chọn
được ngành nghề phù hợp với em nhé.
- Lan: Vâng ạ !
- NVXH: Hôm trước chị em mình đã thống nhất là mọi công việc mình làm sẽ được ghi
chép trong quyển sổ này, hôm nay mình sẽ thực hiện luôn nhé! Để lựa chọn được ngành
nghề phù hợp với mình chúng ta có 3 bước. Bước đầu tiên, chị cần phải hiểu về em cũng
như em phải biết được bản thân mình hiện tại như thế nào thì mới có thể có định hướng
chính xác được. Bây giờ em hãy kể ra các thông tin về bản thân mình đi.
- Lan : Em hiện tại đang 18 tuổi, cao 1m65, nặng 45kg, sức khỏe của em bình thường, không
mắc bệnh gì chị ạ. Về tính cách thì em nghĩ em khá hướng ngoại, các mối quan hệ bạn bè
hay với người thân, họ hàng khá tốt, không có xích mích gì lớn. Hồi trước em cũng hay tham
gia các hoạt động của khu xóm, các hoạt động ở trường và cả các hoạt động ở ngoài nữa nên
có khá nhiều các mối quan hệ xung quanh. Về học tập thì điểm môn Văn của em cao nhất,
em thích hát nên hồi lớp 10 có tham gia 1 lớp thanh nhạc, nhưng sau đó do bận học nên em
nghỉ rồi chị ạ.
- NVXH: Em hay tham gia các hoạt động như vậy thì em thường giữ vị trí nào trong các
hoạt động đó? Và em thường làm những gì khi tham gia các hoạt động đó?
- Lan: Em tham gia thì tổ chức có việc gì thì em làm việc ấy thôi chị ạ. Nhiều việc em thấy
mọi người ngại không dám làm thì em luôn xung phong làm đầu tiên, cái nào em cũng nhận
hết. Các bác ở khu còn khen em nhanh nhẹn mà em cứ thấy em hậu đậu thế nào ấy, em làm
gì cũng phải mất kha khá thời gian mới xong. Hồi đầu tiên em tham gia thì thường tham gia
ở vị trí thành viên thôi, nhưng sau đó khoảng 1-2 hoạt động lớn sau là em được làm trưởng
nhóm hướng dẫn cho các bạn mới, nhiều lúc hướng dẫn các bạn oai lắm chị ạ.
- NVXH: Ồ vậy khả năng làm việc tập thể của em cũng khá tốt đó chứ, khi làm trưởng nhóm
em có gặp khó khăn gì không ?
9
- Lan: Nhiều lắm chị ạ, em luôn gặp khó khăn khi hướng dẫn các bạn mới. Nhưng em có
nhờ các bậc tiền bối hướng dẫn, cộng thêm việc em hay nói chuyện nhiều với các bạn trong
nhóm em nên dần dần em cũng dễ hướng dẫn các bạn ấy hơn.
- NVXH: Ở tuổi em mà khả năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp được tốt như vậy là tin
đáng mừng đấy! Vậy còn trong học tập, em thấy mình giỏi nhất môn nào?
- Lan: Theo điểm số trên lớp thì em giỏi nhất là môn văn ạ ! Em thích học các môn xã hội
hơn, hồi trước em có từng viết bài được đăng báo đó chị. Em còn viết cả truyện nữa, nhưng
truyện của em được ít lượt view quá, chắc em viết chưa được hay. Từ đầu lớp 12, bố mẹ cứ
định hướng em học khối A, tập trung Toán, Lí, Hóa nên em chẳng còn thời gian viết lách gì
nữa, mấy môn kia thì càng học càng đau đầu.
- NVXH: Ngoài sở thích viết ra em còn thích gì nữa không? Kể cho chị các sở thích của em
đi.
- Lan: Em thích hát, thích diễn kịch, thích tham gia các hoạt động văn nghệ chị ạ. Hồi cấp 2
em được tham gia vào đội kịch của trường, cô bí thư Đoàn trường khen em có khả năng diễn
tốt, lại có giọng nói hay nên cho em đóng vai chính. Lên cấp 3 tập trung vào học nên thỉnh
thoảng em mới tham gia một số hoạt động văn nghệ thôi chứ cũng không nhiều. Chắc lâu rồi
giọng em cũng thành giọng vịt bầu rồi.
- NVXH: Thôi nào đừng suy nghĩ tiêu cực thế chứ, chị thấy giọng em khá trong trẻo đấy, thử
hát chị nghe 1 bài xem nào.
- Lan: (hát)
- NVXH: Hát cũng là 1 thế mạnh của em đấy, nhớ note vào sổ nhé. Ngoài ra em nghĩ mình
còn điểm mạnh nào không?
- Lan: Em nghĩ là không chị ạ, hoặc hiện tại em chưa nghĩ ra được em giỏi gì nữa.
- NVXH: Vậy chị tổng kết lại về điểm mạnh của em bao gồm có viết văn, hát, diễn xuất, khả
năng giao tiếp và làm việc nhóm nhé.
- Lan: Vâng ạ!
- NVXH: Có điểm mạnh rồi, vậy bây giờ giả sử bỏ qua toàn bộ rào cản, em thích gì thì em
sẽ được làm cái đó thì em sẽ lựa chọn ngành nghề gì?
- Lan: Chắc em sẽ làm ca sĩ hoặc diễn viên chị ạ.
- NVXH: Tại sao lại như vậy?
10
- Lan: Em trước giờ vẫn thích hát và diễn kịch nhưng bố mẹ em không thích, với cả em thấy
ngành này nhiều rủi ro quá. Em nghe có nhiều tin xấu trong ngành, mua giải thưởng rồi mua
vai diễn, xong còn mấy chuyện vi phạm pháp luật nữa. Em hơi sợ, nếu bố mẹ em mà biết em
theo ngành này nhiều nguy hiểm như thế thì bố mẹ em không bao giờ cho em theo đâu.
- NVXH: Nhưng quan trọng là em thích đúng không?
- Lan: Vâng em thích lắm chị ạ, ước gì em được làm ca sĩ để thể hiện hết năng lực của mình,
được nhiều người yêu mến.
- NVXH: Rồi oke, sở thích của em là làm ca sĩ và diễn viên, chị sẽ ghi vào nhé. Em đã tham
gia các chương trình biểu diễn rồi, em đánh giá như thế nào về khả năng ca hát và diễn xuất
của mình?
- Lan: Em tham gia các chương trình từ thiện nên không có BGK, nhưng theo em thấy thì
khả năng của em còn kém nhiều, phải rèn luyện thêm. Nhưng hiện tại thời gian học các môn
trên trường rồi đi học thêm của em quá nhiều, thời gian nghỉ ngơi còn ít nên em không dám
nghĩ đến việc tìm lớp học thêm các kĩ năng đó.
- NVXH: Vậy em đã tham khảo ý kiến của bạn bè hay người thân xung quanh về việc em sẽ
làm gì sau này chưa?
- Lan: Em chưa chị ạ. Bố mẹ em từ đầu lớp 12 đã định hướng cho em học ĐH Ngoại thương
ngành Quản trị kinh doanh, họ hàng các cô, các chú, các bác cũng nghĩ là em sẽ học Ngoại
thương nên em cũng chưa hỏi. Cái Hương ngồi cạnh em bảo em có khả năng giao tiếp tốt thì
nên đi học Ngoại thương cũng được. Nhưng vẫn đề là em không thích trường đó, em không
muốn theo quản trị kinh doanh hay là kinh tế tí nào cả, chả hiểu sao cứ nhắc đến mấy ngành
ấy em lại khó chịu nữa.
- NVXH: Chị hiểu rồi, chị em mình vừa liệt kê ra một số ý về bản thân của em, bây giờ trên
cơ sở này chị sẽ hướng dẫn em tự thực hiện bước 2 và bước 3 để tự định hướng nghề nghiệp
cho mình nhé.
- Lan: Vâng ạ!
- NVXH: Bây giờ em giúp chị làm 2 việc. Việc thứ nhất, em hãy đi tham khảo ý kiến của
người thân và bạn bè xung quanh em - những người em nghĩ là thân thiết nhất. Em hỏi họ
xem họ nghĩ em nên làm gì và vì sao em nên làm nghề đó. Việc thứ 2, sau khi em đã đi tham
khảo ý kiến của mọi người rồi thì hãy làm tiếp cho chị bước 2. Bước 2: Em hãy liệt kê ra
11
bảng những ngành nghề phù hợp với em, ghi rõ ưu điểm, nhược điểm, những điều em cần
phải làm để khắc phục nhược điểm và những người có thể giúp em khắc phục nhược điểm
của em khi làm ngành nghề đó. Bước 3 là lựa chọn ngành nghề phù hợp với em nhất thì buổi
sau chị em mình sẽ cùng làm. Em đã rõ chưa nào ?
- Lan: Vâng em rõ rồi ạ. May hôm nay có chị hướng dẫn các bước làm em mới biết chứ từ
trước giờ em cứ tìm hiểu lan man rồi chả biết chọn gì. Em sẽ thực hiện luôn vào ngày mai!
Em cảm ơn chị.
- NVXH: Cố gắng lên em nhé! Nhớ là khi đi tham khảo ý kiến của bạn bè người thân mà
người ta có nói nặng lời thì về nhà không được suy nghĩ nhiều quá, buồn rồi nói chuyện tiêu
cực nha. Việc của em chỉ đi nghe rồi liệt kê lại thôi, cả thế giới để chị lo!
- Lan: Vâng em giao cả thế giới cho chị đấy. Thôi em xuống ăn cơm nha, chị về sớm ăn cơm
đi không đói meo xấu xí bây giờ.
- NVXH: Bye em!
- Lan: Bye chị!
12